Câu 2: Luận điểm của HCM: CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS

Câu 2: Anh chị hay phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản".

* Cơ sở lí luận:

- Năm 1892, trong lời mở đầu tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản", Ph.Ăngghen viết "trong tay giai cấp vô sản thì độc lập dân tộc mới giành được vĩnh viễn"

- Tháng 7/1920, V.I.Lenin khẳng định: "Muốn giải phóng dân tộc thuộc địa phải bằng con đường CM vô sản"

CN Mác Lênin đã khẳng định: Các dân tộc thuộc địa muốn giải phóng cho mình không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được áp bức.

* Cơ sở thực tiễn:

1. Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó: khuynh hướng tư tưởng phong kiến, khuynh hướng tư tưởng tư sản, ...

- Khi TDP tấn công VN, với tinh thần yêu nước, truyền thống đánh giặc ngoại xâm. Khắp nơi trên VN đều đứng lên khởi nghĩa chống TDP.

* Phong trào Cần Vương diễn ra vào cuối TK 19, theo hệ tư tưởng phong kiến do các văn thân sĩ phu lãnh đạo, tiêu biểu như là khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiết Thuật, Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng => đều thất bại.

=> Đã cổ vũ tinh thần của nhân dân ta, củng có lòng yêu nước, để lại cho ta nhiều bài học.

=> Chứng tỏ con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến không đáp ứng được nhiệm vụ giải phóng dân tộc do lịch sử đặt ra.

* Đầu thế kỉ 20, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản, với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân...

- Phan Bội Châu: Phong trào Đông Du với chủ trương sang Nhật cầu viện: "Đưa các thanh niên ưu tú sang NB học"=> Thất bại

- Phan Châu Trinh: Phong trào Duy Tân với chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" từ đó hồi phục nền độc lập tự do của quốc gia => "xin giặc rủ lòng thương" => Rời xa thực tế, không phù hợp với hoàn cảnh đất nước, không giải quyết được mục tiêu cơ bản của đất nước.

- Hoàng Hoa Thám với Khởi Nghĩa Yên Thế tuy có thực tế nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến => Không phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.

=> Chứng tỏ con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng không đáp ứng được nhiệm vụ giải phóng dân tộc do lịch sử đặt ra

=> Tất cả các phong trào yêu nước của ông cha ta, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "Người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt cuộc đều bị TDP dìm trong biển máu. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở VN đầu TK XX. Yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ là phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Ngày 5-6-1911, HCM rời đất nước đến nhiều quốc gia khác và châu lục trên thế giới để khảo nghiệm, tìm tòi con đường cứu nước hữu hiệu hơn về giúp đồng bào. Người đã nói: "Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".

2. Cách mạng tư sản là không triệt để

    Trong suốt 30 năm hoạt động, Người đến nhiều quốc gia trên thế giới cả các cường quốc cũng như các nước thuộc địa. Người cũng nghiên cứu, tìm hiểu về các cuộc cách mạng ở các quốc gia đó.

Người nghiên cứu về 2 cuộc cách mạng của Mỹ và Pháp, đây là hai cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới và đã thành công, nhưng Người quyết định không chọn con đường cách mạng tư sản vì cho rằng đây là 2 cuộc CM chưa đến nơi, chưa triệt để: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.Cách mệnh An Nam nên nhớ rõ điều ấy."

- HCM cũng nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản: "nhân dân lao động ở đâu cũng cực khổ, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng ác. Trên TG chỉ có 2 giống người là giống người bóc lột và bị bóc lột". Chính vì vậy, trước khi bắt gặp CN Mác Lenin, HCM vẫn chưa thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Con đường CM tư sản không giải đáp được yêu cầu lịch sửa dân tộc Việt Nam đặt ra.

3. Con đường giải phóng dân tộc

- Năm 1917, CM Tháng Mười Nga thành công, HCM nhận thấy đó không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà đó còn là một cuộc cách mạng giai cấp, đồng thời cũng là cách mạng giải phóng dân tộc.

- Người viết: "Cách mạng Tháng Mười Nga như tiếng sét đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc".

- Người thấy "chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi", vì cách mạng ở Nga đã làm cho những ngươi dân lao động "được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật": "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam...Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin"

- Khi đang hoạt động ở Pháp, Người đã đọc được Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa lần thứ nhất của Lênin, HCM đã tổng kết và rút ra kết luận "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường thắng lợi cho CM giải phóng dân tộc VN.

Đây là con đường CM triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của CM Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

- HCM khẳng định: Trong thời đại ngày nay, con đường CM GPDT muốn thành công phải đi theo con đường CM vô sản.

→ Việc HCM lựa chọn CM VN theo con đường CM vô sản, là cả một quá trình phấn đấu, suy nghĩ về vận mệnh của đất nước; rút kinh nghiệm, học tập các phong trào, các cuộc cách mạng cả trong nước và thế giới; từ những kiến thức lý luận đến những hoạt động thực tiễn. Với những thắng lợi của CMT 8 đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến đã chứng minh việc Chủ tịch HCM chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo CM vô sản là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử.

- Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết. Theo Hồ Chí Minh, thì ở Việt Nam và các nước thuộc địa do hoàn cảnh lịch sử - chính trị khác với châu Âu nên phải là: giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóng con người.

4. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

- Con đường CM vô sản – Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là luận điểm trọng tâm, xuyên suốt toàn bộ TT HCM. Đây cũng là quan điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của HCM với con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...

- Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng định phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Phương hướng này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa hướng tới giải quyết một cách triệt để những yêu cầu khách quan, cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Hồ Chí Minh nêu rõ: Cách mạng tư sản dân quyền trước hết là phải đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập...Cũng theo Quốc tế cộng sản, thì hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến phải được thực hiện đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau, nhưng xuất phát từ một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh không coi hai nhiệm vụ đó nhất loạt phải thực hiện ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân thì sẽ từng bước thực hiện. Cho nên trong Chánh cương vắn tắt , Người chỉ nêu "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo" mà chưa nêu ra chủ trương "người cày có ruộng". Đấy là nét độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh

- Trong suốt quá trình lãnh đạo CM VN, Đảng ta luôn gắn mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH.

- Ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn kiên định con đường CM vô sản – độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà CT HCM đã lựa chọn.

* Nội dung con đường Cm vô sản:

- Về mục tiêu: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức là cách mạng dân tộc - dân chủ) và tiến dần từng bước "đi tới xã hội cộng sản".

- Về lực lượng: Lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.

- Về tổ chức lãnh đạo: Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng cộng sản.

- Về phương pháp: Phương pháp cách mạng là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.

- Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế.

Ý nghĩa:

+ Giải quyết được sự bế tắc đường lối cứu nước Việt Nam, mở ra phương hướng mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

+ Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản.

* Thực tiễn CM Việt Nam: CM nước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác theo con đường CMVS.

+ Thắng lợi của CM T8/1945, đập tan ách thống trị của TD phong kiến, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

+ Kháng chiến chống Pháp: Sau chiến thắng Điện Bien Phủ 1954, hiệp định Gionevo được kí kết, quân Pháp rút về nước => GP miền Bắc.

+ Kháng chiến chống Mỹ: Thắng lợi trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 đã hoàn toàn đánh đuổi Mỹ ra khỏi đất nước ta => Thống nhất hoàn toàn 2 miền Nam – Bắc.

+ Từ 1975 đến nay: Đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH, đất nước ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về KH – KT, VH – XH, KT,.. con người ngày càng phát triển, xã hội văn minh, đời sống ngày càng tiến bộ.

Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì:

- Thứ nhất, vì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam.

- Thứ hai, độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong thời đại mới, chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng; mối quan hệ giữa hai giai đoạn của một quá trình cách mạng. Cách mạng dân tộc dân chủ xác lập cơ sở, tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Theo Hồ Chí Minh, độc lập bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo, lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể đi lên chủ nghĩa xã hội. Do những đặc trưng nội tại của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố những thành quả đã giành được trong cách mạng dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để bảo đảm cho độc lập và phát triển dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (3đ)

- Hiên nay, nước ta đang sống trong thời kỳ hòa bình nhưng tư tưởng Hồ Chí Minḥ về đôc lập dân tộc vẫn giữ nguyên giá trị to lớn.

- Trong thời kỳ công nghiệp hóa,̣ hiên đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nộị dung của đôc lậ p dân tộc được thể hiện là xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự̣ chủ, không phụ thuôc vào quốc gia khác; đảm bảo được cuộc sống ấm no, hạnḥ phúc cho Nhân dân; giữ vững được lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của quốc gia; chống lại các thế lực thù địch, phá tan các âm mưu chia rẽ của chúng...

- Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhân dân Việt Nam thu được nhiều thành tựu vĩ đại trong cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp đổi mới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top