(Dựa theo một tác phẩm nổi tiếng có tên Tiểu Ngã Quỷ Bên Cầu Nại Hà do Trang Hạ dịch) "Tình yêu có thể được coi là một thứ cảm xúc mãnh liệt nhất của loài người. Tình yêu có thể vượt qua được tam giới và hiện diện ở mọi nơi, cho dù đó có là nơi thiêng liêng nhất như tiên giới, hay như là ở tận cùng của sự đau khổ đầy đọa dưới Địa Ngục..." - Quỷ Sai.…
" Đã từ rất lâu rồi, cái thế giới tâm linh, hay nói cách khác là cõi âm luôn luôn ám ảnh trong tâm trí của người sống. Rất nhiều sổ sách, tôn giáo đều cho rằng trên cõi đời này tồn tại tất cả là ba cõi, tiên, trần, và âm. Cõi tiên thì được coi là nằm ở trên giời, nơi thánh thần sinh sống. Cõi trần chính là cái mặt đất này đây, nơi con người cai quản và làm chủ. Vậy còn cõi âm thì nó ở đâu? Liệu có phải đúng như sổ sách nói là nó nằm sâu dưới lòng đất, hay là cái câu "cõi âm nằm ở dưới" còn có một nghĩa bóng khác? Và họa chăng cái câu hỏi mà chúng ta cần phải đặt ra đó là nó nằm ở dưới cái gì hay sao? Cho dù có nói gì đi chăng nữa, thì cá nhân tôi có thể khẳng định được rằng cõi âm cận kề với cõi trần hơn là cõi tiên, chẳng vì thế mà con người ta thường đụng độ với tà ma yêu đạo nhiều hơn là với thần thánh. Dựa vào sự hiểu biết và nhiều năm nghiên cứu, tôi có thể đưa ra được một giả thiết rằng nếu như người âm có thể đi tới cõi trần hay như thế giới của người dương thì bản thân chúng ta cũng có thể đi tới thế giới của họ. Bằng cách nào ư? Theo như những gì mà tôi nghiễn cứu được, não con người bình thường chỉ họat động ở mức trung bình là 10%. Tuy nhiên, nếu như gặp áp lực hay một thứ gì đó sợ hãi, thì não của người bình thường sẽ phát ra một luồng điện lớn chạy dọc khắp các tế bào thần kinh khiến cho công xuất của não họat động nhanh và mạnh hơn. Đến một điểm nhất định, não bộ sẽ sản xuất ra một lường điện đủ lớn để làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, đưa co…
(Xin chân thành cám ơn bạn Nguyễn Thùy Dung đã đóng góp và giúp đỡ cho cuốn sách này) Người xưa có câu, nghề chọn người chứ không bao giờ có chuyện người chọn nghề cũng có cái lí của nó. Con người ta sinh ra trên cõi đời này, phàm là kẻ có tám lỗ thì chắc chắn là có một mục đích riêng mà họ đã được gán vào để sống cho trọn kiếp người. Cũng chính bởi cái lí do đó, mà không ít kẻ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn tự hỏi lòng mình rằng mục đính sống trên đời này là gì? Nhưng ngược lại có những kẻ thì lại nhận ra được múc đích sống của mình trên đời này, để rồi họ phải tốn không biết bao nhiêu nước mắt và máu để thực hiện cái mục đích mà ông trời đã ban cho. Và có đôi khi, những kẻ đã nhìn ra được mục đích tồn tại của mình trên cõi đời này rồi thì họ lại muốn ruồng bỏ nó, thật đúng là cuộc đời đầy éo le mà.…
(Dựa theo truyện cổ tích dân gian Sơn Tinh Thủy Tinh) Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh có thể nói là một trong những truyền thuyết lâu đời của nước Việt Nam ta nói về hai vị thần có mặt từ rất sớm, đó là thần đất và thần nước. Nhưng những gì mà chúng ta biết đến, hay như nghe kể thì chuyện cũng không có gì là đặc sắc hay như chi tiết lắm. Bên cạnh đó, không ít người trong chúng ta vẫn thường tự hỏi Sơn Tinh và Thủy Tinh từ đầu mà sinh ra? Hay họa chăng vì sao khi Vua Hùng mở cuộc kén rể, những đồ sánh lễ lại hiển nhiên là tạo lợi thế cho Sơn Tinh? Và họa chăng, không lẽ nào một câu chuyện tuyệt vời như vậy lại chỉ mang tính chất minh họa việc cha ông ta phòng chống lũ lụt từ xa xưa? Sau đây, tôi xin mạn phép được kể lại câu chuyện trên, nhưng dưới một góc độ khác nhằm phù hợp hơn với lứa tuổi lớn, và đồng thời cũng là để tô mầu và làm sống dậy hai vị thần từ ngày xưa của nước Việt Nam ta. Xin được nói luôn rằng phiên bản Sơn Tinh Thủy Tinh mà tôi sẽ kể dưới đây là một phiên bản hoàn toàn khác, tôi không có ý bịa đặt hay như xuyên tạc truyện cổ tích, mà đơn giản chỉ là muộn nó trở nên sống động hơn để hợp với lứa tuổi thanh niên mà thôi, tôi mong rằng các bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác về truyền thuyết hay như sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh.…
Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, phải nói là có vô vàn câu truyện hay, mang ý nghĩa sâu sắc với nhiều thông điệp gửi tới người đọc, giúp con người ta hướng về cái thiện và sống tốt hơn. Tuy nhiên, đã là truyện cổ tích thì bao giờ cũng là những câu truyện tươi đẹp, trong sáng để dành cho những lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Như chúng ta đã biết, ở những nước phương tây, có những câu truyện cổ tích cũng đẹp và lãng mạn không kém gì truyện của ta. Duy chỉ có một điều, nếu như bạn tìm hiểu nguồn cội của những câu truyện đó thì bạn sẽ phải kinh hãi khi biết được rằng truyện cổ tích thở mộng và tuyệt với đến đâu thì nó lại bắt nguồn từ những câu truyện kinh dị, và bi thương bấy nhiêu. Vậy tai sao những câu truyện cổ tích của ta lại không có nguồn cội như truyện của phương tây? Không lẽ nào truyện cổ tích của nước ta thực sự tươi đẹp như vậy? Hay phải chăng truyện của ta cũng bắt nguồn từ những truyện bị thảm nhưng chả qua là không ai muốn nhắc tới mà thôi? Dù có nói gì đi chăng nữa, thì hôm nay tôi cũng xin mạn phép được viết lại một câu truyện cô tích có thể nói là đã rất quen thuộc với nhiều bạn đọc ở đây, đó là sự tích thánh Gióng. Nhưng một điểm cần lưu ý ở đây, đó là phiên bản này sẽ không phải là phiên bản dành cho thiếu nhi, mà nó là một phiên bản dành cho những ai muốn tìm đến sự thật, hay nói cách khác là phiên bản đời thật. Cung xin nói luôn rằng tôi viết ra phiên bản này chỉ nhằm để giải trí cho bạn đọc, chứ tuyệt đối không ám chỉ bất kì một ai, không bịa đặt, hay…
(Xin gửi lời cám ơn trân thành tới bạn Mẫn đã đóng góp và giúp đỡ cho cuốn sách này) Cứ ngỡ rằng cái nghề làm thầy, làm bà là nhất. Đơn giản không chỉ vì họ có được sức mạnh của bề trên ban cho, ăn lộc của các ngài, mà họ còn được người đời đi theo cung phụng. Mặc dù những người làm thầy, làm bà chưa biết là thật hay giả, buôn thần bán thánh hay như hành thiện tích đức thật thì bọn họ ai cũng ohair gánh lấy một món nợ đời, cái nghiệp mà họ phải trải qua. Một gia đình từ thời cụ đã theo nghê phù thủy, họ chuyên hành thiện tích đức, cứu giúp người đời khoải cảnh bị quỷ ma quậy phá. Thế nhưng đến đời chắt thì cái nghề phù thủy lại mai một. Cứ ngỡ rằng nghề phủ thủy chấm hết thì cái nghiệp cũng tan theo. Nhưng không, gia đình này vẫn phải trả món nợ đời, cái món nợ nghiệp vì đã phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên khi sử dụng phép thuật. Liệu rằng đứa chắt của dòng họ có thể cứu được gia đình mình khỏi cái đại họa diệt vong? Liệu rằng một mình cô ta có thể gánh nổi cái nghiệp của cả dòng họ?…