Thuyết domino

Thuyết domino

Thuyết domino là một học thuyết chính trị - đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ trong cao trào của Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng sản để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. Thuật ngữ "thuyết domino" (domino theory) lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam, theo đó: nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Nam Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chìa khóa làm cho Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sụp đổ rơi vào tay cộng sản và sẽ tạo lợi thế lớn cho phong trào cộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực sống còn còn lại của "thế giới tự do" như Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc, New Zealand... Thuyết được đặt tên theo hiệu ứng domino với hình ảnh quân cờ đầu tiên đổ khiến các quân cờ kế tiếp nó đổ và phá hủy toàn bộ trạng thái ban đầu của hệ quân cờ.

Do đó, theo hệ quả của thuyết domino, Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương.

Sau này Tổng thống Ronald Reagan cũng áp dụng thuyết domino này để giải thích cho các can thiệp của Hoa Kỳ giúp đỡ các lực lượng Contras chống lại phong trào của mặt trận Sandinista (thân cộng sản) tại Trung Mỹ.

 Bối cảnh xuất hiện của học thuyết domino

Thuyết domino xuất hiện là hệ quả tất nhiên của tình hình thế giới sau Thế chiến thứ hai khi hai hệ tư tưởng cộng sản và tư bản đều rất bị kích động trong đấu tranh không khoan nhượng, không đội trời chung, ra sức chống phá nhau bằng mọi hình thức đấu tranh xuất khẩu cách mạng và phản cách mạng. Khi phe cộng sản đang trên đà tiến công rầm rộ: liền sau Thế chiến thứ hai là sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và thắng lợi của cộng sản tại Trung Quốc và ngay sau đó là sự phát động Chiến tranh Triều Tiên của cộng sản Bắc Triều Tiên với sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc cộng sản.

Cuộc đấu tranh giữa phe cộng sản và phe Tư Bản đã mang tính toàn cầu một mất một còn, thế giới phân hẳn ra hai trận tuyến với sự căm thù tư tưởng cao độ. Mặc dù chính sách đối ngoại tổng thể của Hoa Kỳ sau thế chiến là phi thực dân hoá nhưng tại Đông Dương tính chất cộng sản của Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho Việt Nam làm cho Hoa Kỳ không thể ủng hộ phong trào này và điều này lại càng làm Việt Minh tìm kiếm sự ủng hộ của phe cộng sản và phong trào này càng cộng sản hoá sâu sắc hơn nữa. Về phía mình, Hoa Kỳ càng giúp đỡ cho Thực dân Pháp chiến thắng Việt Minh. Với thắng lợi của Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương, Nam Việt Nam đã trở thành mũi nhọn đấu tranh của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản mà thể hiện chính trị của nó là học thuyết domino.

Sau đó thuyết domino được chính quyền của Tổng thống John F. Kennedy phát triển với cam kết mạnh mẽ hơn nữa: "Hoa Kỳ sẽ gánh vác mọi gánh nặng, liên kết với mọi đồng minh, chống lại mọi kẻ thù để bảo vệ thế giới tự do của chúng ta" và can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam. Chính sách này tiếp đến được Tổng thống Lyndon B. Johnson đưa lên đỉnh cao bằng cách đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến, tiến hành chiến tranh cục bộ tại Việt Nam.

 Đánh giá về thuyết domino

Sau Chiến tranh Việt Nam, nhất là sau khi Trung Quốc và Việt Nam từ bỏ các luận điểm cộng sản đối kháng, cải cách, đổi mới và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và thế giới tư bản chủ nghĩa, trong chính giới Hoa Kỳ có hai luồng đánh giá trái ngược nhau về thuyết domino:

Phía chỉ trích thuyết domino cho rằng:

Thuyết này đã làm Hoa Kỳ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lâu dài không trực tiếp liên quan đến các quyền lợi của Hoa Kỳ và kết quả thất bại của cuộc chiến tranh này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và sức mạnh của Hoa kỳ trên thế giới.

Sự đe dọa của phe cộng sản đối với châu Á theo thuyết domino đã bị phóng đại: thực tế sau Chiến tranh Việt Nam các chế độ cộng sản chỉ giới hạn tại Đông Dương và các chế độ này không thể có ảnh hưởng lớn lao nào đe dọa các chế độ tư bản chủ nghĩa tại Thái Lan, Miến Điện hay các vùng châu Á xa hơn nữa.

Thuyết này không đánh giá được các mâu thuẫn nội tại ngày càng lớn trong lòng phong trào cộng sản giữa Liên Xô - Trung Quốc, Trung Quốc - cộng sản Việt Nam, cộng sản Việt Nam - Khmer Đỏ. Với những mâu thuẫn này sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á là không nghiêm trọng.

Thuyết domino của chính phủ Hoa Kỳ không nhìn nhận thấy được phong trào Việt Minh có bản chất quyết định là phong trào giải phóng dân tộc, chống thuộc địa thực dân vì sự độc lập của Việt Nam, với sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng được đại đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ do sự lãnh đạo thành công của họ trong kháng chiến chống Pháp.

Mặt khác Những người ủng hộ thuyết domino thì cho rằng:

Thuyết domino hoàn toàn đáp ứng được hoàn cảnh thế giới trong thập niên 1950 - 1960; tình hình khi đó khác xa với những thay đổi của cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vào thập niên 1970 - 1980 và những phản ứng mãnh liệt của Hoa Kỳ theo nguyên tắc của thuyết domino đã góp phần làm nên những thay đổi này.

Nguy cơ bành trướng của phe cộng sản theo hiệu ứng domino là có thật: sau thắng lợi của cộng sản tại Việt Nam năm 1975, phe cộng sản trên đà thắng thế với một loạt các thay đổi chính trị như tại Angola, Mozambique, Ethiopia của châu Phi với sự xuất khẩu cách mạng một cách thẳng thừng của Cuba, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan tại châu Á, phong trào thân cộng sản Sandinista tại Nicaragua, Grenada tại châu Mỹ Latin...

Nhờ có phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ theo thuyết domino, Việt Nam sau thắng lợi đã không thể xây dựng một tiềm lực mạnh mô hình cộng sản rộng ra tại Đông Nam Á. Đồng thời các quốc gia Đông Nam Á liền kề như Malaysia, Thái Lan, Singapore trong thời gian Chiến tranh Việt Nam đã cố kết lại phát triển kinh tế vượt lên làm mô hình cộng sản mất sức hấp dẫn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top