THUOC CHUA BENH

Chữa lỵ ở trẻ em: Rau sam tươi 250 g (rau sam khô 50 g), đun hoặc sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, uống hết trong ngày, đối với trẻ em, cần cho uống 4 lần/ngày. Liều dùng mỗi lần là:

• Dưới 6 tháng tuổi: 5 ml.

• 6-12 tháng tuổi: 10 ml.

• Từ 2 tuổi trở lên: thêm 5ml/tuổi.

Hoặc: Rau sam và cỏ sữa tươi, mỗi vị 100 g, nếu đi ngoài ra máu thì thêm 20 g cỏ nhọ nồi và 20 g rau má. Cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trong 5-7 ngày. Liều dùng mỗi ngày là:

• 2 tuổi: 5-10 thìa cà phê.

• 3-5 tuổi: 3 thìa canh.

• 10 tuổi: 5 thìa canh.

• 15 tuổi: 150 ml

• Người lớn: 2 bát

- Trừ giun kim: Rau sam tươi 50 g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, uống liên tiếp 3-5 ngày. Có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống.

- Chữa bạch đới: Giã nát rau sam, vắt lấy nước, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100 g rau sam tươi.

- Chữa chốc đầu ở trẻ em: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc để bôi (hoặc đốt ra than, hòa với mỡ lợn để bôi). Nếu bị mụn nhọt, dùng rau sam tươi giã nát, đắp lên cho ngòi mụn dễ ra.

- Chữa tiểu ra máu: Rau sam nấu canh ăn hằng ngày, liên tục trong một tuần.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.

Nước cốt rau sam không chỉ đem lại cảm giác mát dễ chịu cho làn da mà còn khiến các nốt mụn lặn dần. Người bị nám, da mặt đen sạm cũng có thể dùng nó để da sáng hơn

Rau sam (còn gọi là mã xỉ hiện) có vị chua, tính hàn không độc. Ngoài việc trị giun kim, rau sam còn có tác dụng trị mụn trứng cá:

Rau sam tươi 1 nắm (30-50 g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng.

Rửa mặt sạch, lau khô.

Dùng bông y tế thấm nước cốt rau sam bôi lên mặt mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô là bôi tiếp.

Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ.

Với cách làm này, làn da không chỉ man mát dễ chịu mà các nốt mụn cũng sẽ lặn dần. Người bị nám, da mặt đen sạm cũng có thể dùng cách trên để có làn da trắng hồng tươi sáng hơn.

Những công trình nghiên cứu cho thấy rằng: trong rau sam có chứa các chất dinh dưỡng (protid, glucid), sinh tố (B1, C, B2, PP, caroten), các yếu tố vi lượng (sắt, canci, kali) có khả năng diệt và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, thương hàn, coli... Từ lâu người dân đã biết dùng rau sam để trị các loại bệnh sau:

Điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu dắt, tiểu buốt, táo bón: luộc rau sam ăn hằng ngày hoặc nấu canh đều được với số lượng không hạn chế. Canh rau sam thường được nấu với tôm, cua, hoặc xương.

Đi lỵ ra máu: Dùng rau sam tươi hay khô đều được (nếu tươi 100g, khô thì 30g) nấu với 200ml nước còn khoảng 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, để dễ uống có thể cho thêm 5-10g muối ăn.

Bị mụn nhọt: Rau sam không kể số lượng giã nát với vài hạt muối, đắp vào vùng sưng đau. Nếu mới sưng (còn đỏ tấy, chưa có mủ), chỉ vài ba lần là khỏi. Nếu đã có dấu hiệu có mủ thì mụn xẹp đi và vỡ mủ nhanh hơn, đỡ nhức hơn.

Rau sam rất dễ trồng và dễ chăm bón. Dùng rau sam hoang dại trồng trên đất mùn, hằng ngày tưới bằng nước. Có thể trồng trong chậu nếu nhà ở thành phố không có đất trống để vừa có rau ăn, vừa làm

Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.

Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.

Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.

- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).

- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.

Làm thuốc

Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.

Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...

Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.

Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.

Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.

Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).

Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.

Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.

Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.

Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.

Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).

K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.

K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.

20 cách đơn giản chống ung thư

Ung thư là nỗi lo sợ đối với rất nhiều người. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nó bằng những thói quen đơn giản như đánh răng đúng cách, không ăn đồ ăn nhanh, và tích cực tập thể dục.

. Chải răng thường xuyên

Chải răng đúng cách là một cách để ngăn chặn ung thư tuyến tụy. Bệnh về lợi do việc chải răng không đúng gây ra có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư lên 63%.

2. Uống trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nó giúp ngăn ngừa ung thư da, phổi, thận và gan. Chỉ cần 2 cốc mỗi ngày làm giảm nguy cơ bị ung thư về đường tiêu hóa tới 32%. Đàn ông uống hơn 5 cốc mỗi ngày cũng giảm nửa nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.

3. Dùng aspirin

Loại thuốc này giảm 20% nguy cơ ung thư vú. Aspirin còn giảm khả năng bị ung thư da và u vú.

4. Ăn rau quả

Ăn ít nhất 5 suất rau củ và trái cây mỗi ngày là một yếu tố ngăn ngừa bệnh hữu hiệu. Các loại rau quả bao gồm cải xong, mâm xôi, cà rốt, cây việt quất, rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải.

5. Tránh khói xe cộ

Tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông có thể làm tổn hại ADN, gia tăng nguy cơ bị ung thư. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sống trong thành phố đông đúc sẽ tăng gấp 1,5 lần nguy cơ bị ung thư so với những ai sống ở vùng nông thôn.

Tránh khí thải bằng cách đóng cửa sổ, đi trên những con phố vắng, đặc biệt vào buổi sáng khi không khí còn trong lành.

6. Tập thể dục đều đặn

Các môn tập như thể dục thẩm mỹ, chạy bộ hay bơi đều bảo vệ phái nữ khỏi bị ung thư vú, nhưng cần phải tập ít nhất 5 tiếng mỗi tuần. Những hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, chơi golf không có hiệu quả bằng.

Tập thể dục làm giảm hàm lượng hoóc môn cần thiết để tế bào ung thư phát triển.

7. Không nhậu nhẹt

Mỗi ngày một vại bia hay một cốc rượu to sẽ làm tăng 10% nguy cơ ung thư ruột. Với phụ nữ, uống rượu hằng ngày cũng làm tăng khả năng bị ung thư vú lên 2%. Ngoài ra quá nhiều chất cồn cũng làm hại gan.

8. Không dùng giường sưởi nắng

Những loại đèn công suất cao hiện đại tỏa ra các tia tử ngoại có hại, làm tăng nguy cơ bị ung thư da đối với những ai dùng thường xuyên.

9. Hạn chế thịt đỏ

Ăn thịt đỏ sẽ tạo ra các phân tử nguy hiểm trong mô cơ thể, làm tổn hại ADN, và tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Phụ nữ ăn thịt đỏ nhiều hơn 3 lần/tuần dễ bị ung thư vú hơn, đặc biệt là những ai đã mãn kinh.

10. Không lo lắng

Những người hay lo âu tăng 50% nguy cơ bị chết sớm vì mọi loại bệnh, trong đó có ung thư. Stress và sự lo lắng làm tiết ra hoóc môn có hại cho cơ thể. Stress cũng làm gấp đôi nguy cơ bị ung thư vú đối với phái yếu.

11. Không ăn đồ ăn nhanh

Ăn những món chế biến sẵn như hamburger, thịt hun khói hay xúc xích mỗi ngày sẽ đẩy nguy cơ bị ung thư ruột lên 21% và khả năng bị các bệnh ung thư khác như thực quản, phổi, dạ dày, tuyến tiền liệt.

12. Ăn trứng

Những cô gái ăn 6 quả trứng mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vú tới 40%. Sphingolipid - chất can thiệp vào sự phát triển tế bào ung thư - là vũ khí bảo vệ chủ đạo.

13. Tránh nơi có khói thuốc

Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ tăng 20-30% nguy cơ bị ung thư phổi.

14. Theo dõi cân nặng

Sau hút thuốc, béo phì là yếu tố nguy hiểm hàng đầu gây ung thư. Lượng mỡ thừa trong cơ thể có thể gây ra 6 loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng tới vú, ruột và lá lách.

15. Uống sữa

Uống mỗi ngày một cốc sữa ít béo sẽ giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng ở phụ nữ tới 40%. Bởi nó tác động tới việc sản xuất protein parathyroid liên quan tới việc phát triển ung thư.

Nhưng uống quá nhiều sữa cũng tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Nghiên cứu trên 60.000 phụ nữ tìm thấy uống hơn 2 cốc sữa mỗi ngày đẩy mạnh nguy cơ bị bệnh này.

16. Tránh quan hệ tình dục bằng miệng

Dùng công cụ tránh thai khi dùng miệng quan hệ là nguyên tắc hàng đầu để tránh bị ung thư vòm họng. Căn bệnh này bị gây ra do sự lây nhiễm virus HPV, tác nhân chính của ung thư cổ tử cung.

17. Cho con bú

Việc cho con bú ít nhất 6 tháng sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng ở các bà mẹ khoảng 7%. Còn nếu bạn đang mang thai, hãy đón nhận cơn buồn nghén, bởi nó có nghĩa là bạn đang tạo ra hoóc môn ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

18. Dùng thuốc tránh thai

Dùng loại thuốc ngăn ngừa thụ thai trong thời gian ngắn có thể giảm khả năng bị ung thư của phụ nữ. Nhưng dùng quá 8 năm sẽ lại gây hại.

Khả năng bảo vệ sẽ kéo dài 30 năm sau khi phụ nữ ngừng dùng thuốc uống. Nó giúp làm giảm 20% nguy cơ bị ung thư ở vùng kín.

19. Không quên dùng kem chống nắng

Không chỉ dùng kem khi đi tắm biển mà còn bôi cả khi bạn tập thể dục ngoài trời. Khoảng 44% những người đi tập thể dục quên bôi kem chống nắng, khiến họ dễ bị ung thư da.

20. Sử dụng điện thoại di động không sao

Việc dùng điện thoại cầm tay không làm tăng nguy cơ ung thư, ít nhất trong 10 năm đầu sử dụng.

Tuy nhiên, trẻ con không nên được phép có phương tiện này bởi những tác hại tiềm ẩn lâu dài.

3 món canh giúp điều hòa kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ phải tìm đến cơ sở y tế phá thai bởi "đèn đỏ" phập phù khiến họ bị "vỡ kế hoạch". Một số món ăn như canh thịt lợn ngó sen, canh mộc nhĩ đường đỏ... có thể giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.

Canh mộc nhĩ nấu đường đỏ

Mộc nhĩ 20 g, đường đỏ 40 g, nước đủ dùng. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cho mộc nhĩ, đường đỏ vào nồi, đổ nước, đun 20 phút là dùng được, ăn cả nước và cái, liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Mộc nhĩ có tác dụng hoạt huyết, chữa các bệnh khí hư, tăng huyết áp... Đường đỏ bổ huyết hoạt huyết, chữa các bệnh đau bụng sau sinh, thống kinh, bế kinh.

Canh thịt lợn nấu ngó sen

Thịt nạc thăn 200 g, ngón sen 300 g, nước, gia vị đủ dùng. Thịt lợn, ngó sen rửa sạch, thái miếng. Phi thơm hành mỡ rồi đổ thịt nạc vào xào qua, sau đó cho ngó sen vào rồi đổ nước sâm sấp đun chín nhừ, nêm gia vị, ăn ngày một lần, liên tục trong vòng 1 tuần. Món canh này có tác dụng cầm máu, bổ huyết, phù hợp cho những người hành kinh dài ngày.

Canh thịt dê nấu với câu kỷ tử, đương quy

Thịt dê 200 g; câu kỷ tử, đương quy mỗi thứ 20 g; gia vị, nước đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, câu kỷ tử, đương quy rửa sạch.

Cho cả 3 thứ trên vào nồi nấu chín nhừ, nêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món canh này có tác dụng điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều.

Rau sam trắng và rau sam tía đều dùng chữa bệnh. Nhưng rau sam tía có tác dụng mạnh hơn. Cả Đông y và y học hiện đại đều chứng minh rau sam có những dược tính rất hữu hiệu, nên ta đừng lầm tưởng nó là một loài cây hoang dại, tầm thường. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây rau sam:

Phòng chống dịch:

Trong những mùa hay có dịch truyền nhiễm, nên lấy rau sam luộc chín ăn như những loại rau thường trong bữa ăn sẽ có tác dụng rất hữu hiệu trong phòng dịch bệnh.

Chữa đau mỏi gân xương:

- Không cần phân biệt là chứng đau mỏi đó do nguyên nhân gì, đều có thể theo phép điều trị sau đây: rau sam khô (1 ki-lô), rau sam tươi (2 ki-lô), thương truật 200 gam, vỏ cây chân chim (gọi là ngũ gia bì) 500gam. Tất cả các thứ đem giã nát cho vào với lưng thùng nước đun sôi kỹ, múc lấy một bát uống nóng; chỗ nước còn lại để cho bớt nóng sẽ đem tắm. Tắm xong ăn một bát cháo có trộn lẫn gừng và hành, rồi ở trong nhà kín gió, cho ra mồ hôi. Sau khi ra mồ hôi có thể sẽ bớt đau

Chữa sán xơ mít:

- Lấy lưng rổ rau sam cho vào nồi đun kỹ, gạn lấy một bát nước đặc hoà vào một thìa dấm to và một chút muối . Đợi cho khi thật đói sẽ uống cả một lần, sán sẽ ra.

- Chữa giun kim:

Rau sam tươi 50 g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, uống liên tiếp 3-5 ngày. Có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống.

- Chữa sưng loét ngón chân:

Lấy một ít lá rau sam với một miếng mộc hương giã nhừ rồi cho vào chút muối để đắp. Mỗi ngày đắp và thay một lần, bao giờ khỏi thì thôi.

Chữa lỵ ở trẻ em: Rau sam tươi 250 g, rau sam khô 50 g, sắc với 600 ml nước, chỉ lấy 100 ml, uống hết trong ngày, đối với trẻ em, cần cho uống 4 lần/ngày. Liều dùng mỗi lần là: 5ml cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; 10ml cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi; và từ 2 tuổi trở lên: thêm 5ml/tuổi

Chữa chốc đầu ở trẻ em:

- Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc thật đặc để bôi hoặc đốt ra than, hòa với mỡ lợn để bôi. Nếu bị mụn nhọt, dùng rau sam tươi giã nát, đắp lên cho ngòi mụn dễ ra.

- Chữa tiểu ra máu: Rau sam nấu canh ăn hàng ngày, liên tục trong một tuần.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.

Chữa sán sơ mít.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.

Chữa bệnh giun kim.

Rau Sam tươi 80gr

Giả nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sang độc.

Rau Sam tươi một nắm.

Giả nát đấp lên mụn nhọt băng lại

Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận

Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.

Rau Sam tươi 100gr

Gừng sống 3 lát

Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày

SÀI ĐẤT

Tên khoa học: Wedelia calendulacea Less

Họ Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: cả cây (bỏ rễ). Có nhiều loại, thường dùng là cây có hoa vàng, cuống dài, lá nhám có lông, mỗi bên rìa có 2 - 3 răng cửa nhỏ, thân nõn cũng có lông, toàn cây có mùi thơm như rau ngò om cho nên có người còn gọi là cây Ngổ đất. Không nhầm với cây có hoa giữa vàng, lá to mà hoa nhỏ, cũng có lông nhưng dài hơn.

Cây khô, nhiều lá, hoa, không mốc ẩm là tốt.

Ở Trung Quốc có cây Lỗ địa cúc (W.prostrata hemsley) giống cây Sài đất của Việt Nam.

Thành phần hoá học: chưa nghiên cứu.

Tính vị: vị the, thơm, hơi đắng.

Công dụng: trị rôm sẩy (tắm), phòng chạy sởi, trị báng, sốt rét. Còn dùng chữa viêm tấy ngoài da (sưng khớp, sưng nước răng, sưng vú, sưng bắp chuối) trị lở loét, mụn nhọt.Ở Trung Quốc còn dùng trị bạch hầu, amidan.

Liều dùng: Ngày dùng 100g tươi, hoặc 50g khô.

Cách bào chế:

Theo Trung Y: Dùng nước sắc uống hoặc chỉ dùng lá tươi giã nát hoặc hoà với giấm.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng tươi: bỏ gốc rễ, rửa sạch, giã nát với nhúm muối ăn, vắt lấy nước uống, làm 1 - 2 lần trong ngày, bã đắp lên chỗ bị đau.

Dùng khô: sắc với 500ml nước, cô còn 200ml uống 1 - 21ần. Có thể làm viên.

Dùng tươi có công hiệu nhanh hơn dùng khô.

Bảo quản: tránh ẩm mốc, thường đem phơi để nơi khô ráo.

Để chữa viêm nhiễm phần mềm, đầu đinh, áp-xe, lấy sài đất tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương. Tuy nhiên, với viêm nhiễm đã hóa mủ, nếu chỉ đắp ngoài sẽ không có tác dụng.

Sài đất còn có tên là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc... Tên khoa học Wedelia calendulaceae L., thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể tới 50 g).

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau...

Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.

Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.

Tác dụng kháng khuẩn

Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.

Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.

Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.

- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).

- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.

Làm thuốc

Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.

Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...

Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.

Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.

Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.

Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).

Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.

Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.

Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.

Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.

Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).

K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.

K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.

ÁC TI SÔ

Tên khoa học: Cynara Scolymus L.

Thuộc họ Cúc (Compositae).

Phần dùng làm thuốc: Thân, lá bắc, đế hoa và rễ.

Thành phần hóa học: Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Ác ti sô chứa:

1. Acid hữu cơ bao gồm:

- Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

- Acid Alcol.

- Acid Succinic.

2. Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarozid (Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid

(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3' - Glucozid).

3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng , thuộc nhóm Guaianolid.

Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất, 1,23% Polyphenol, cho,4% hợp chầtlavonoid, sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%).

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Tác dụng dược lý:

+ Dùng dung dịch Artichaud tiêm tĩnh mạch , sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần (M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929) .

+ Uống và tiêm Artichaud đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng Urê trong nước tiểu cũng tăng lên , hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống . Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De Sèze M.Erk và Picard. 1934 - 1935).

+ Ác ti sô không gây độc.

Liều dùng: Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.

Công dụng: Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .

Chủ trị:

- Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

- Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

- Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

- Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

- Đơn thuốc kinh nghiệm:

* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tươi Ác ti sô (tương đương 20mg Cynarin).

Người lớn dùng 2-4 viên trước bữa ăn. Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều người lớn. Ngày uống 2 lần.

* Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ 40%, Hoa 20% + hương liệu thiên nhiên vừa đủ. Mỗi túi chứa 2g trà. Số lượng trà uống trong ngày không hạn chế.

Bào chế: Sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô ráo

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #health