tai biến mạch máu não và chăm sóc
Câu 25:Trình bày định nghĩa,nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị tai biến mạch máu não
a) Định nghĩa:
TBMN là những thiếu sót chức năng thần kinh xẩy ra đột ngột với các triệu chứng thần kinh khu trú tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ (không kể nguyên nhân chấn th ương sọ não).
b)Nguyên nhân
-3 yếu tố cơ bản:tăng huyết áp,tiểu đường và bệnh tim mạch
-các yếu tố khác:
+thuốc lá
+tiêm chích ma túy
+béo phì
+lối sống ít vận động
+rối loạn chuyển hóa lipit
+vỡ dị dạng mạch não
c)triệu chứng
bệnh cảnh điển hình thường xảy ra trên BN có tiền sử tăng HA,tiểu đường hoặc xơ vữa mạch não. BN tai biến mạch máu não đột quỵ có thể có các triệu chwungs sau
-liệt nửa người
-liệt các dây TK sọ não
+liệt dây VII gây liệt mặt
+liệt day IX, X,XI BN ăn nghen,uống sặc
-nói khó,nói ngọng hoặc không nói được
-rối loạn cơ tròn:đái ỉa không tự chủ,bí đái,táo bón
-nặng hơn BN có thể hôn mê
d)Điều trị
Càng sớm càng tốt
*hồi sức toàn diện gồm
-hô hấp:hút đờm dãi,đặt nội khí quản,thở máy
-duy trì HA ở mức 150/90mmHg,không nên hạ HA quá nhanh
-chống phù não:truyền nhanh dd manitol 20%
*tăng cượng chăm sóc và nuôi dưỡng:cho ăn qua sonde nếu BN không ăn được
*giải quyết các biến chứng như nhiễm trùng,loét
*dùng thuốc
+ Thuốc chống đông: Heparin, Wafarine, Aspirin.
+ Thuốc giãn cơ trơn mạch máu não: Nimodipin ...
+Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng tb não: Cerebrolysin, Nootropyl, Tanakan...
Câu 26: Lập kế hoạch chăm sóc BN tai biến mạch máu não
1. Nhận định chăm sóc:
Điều dư ỡng cần khai thác ngư ời nhà bệnh nhân và các nguồn thông tin khác để có một lịch sử bệnh chi tiết vì biết đư ợc lịch sử bệnh chi tiết có thể biết được vùng não bị tổn thư ơng và cả nguyên nhân của cả đột quị nữa.
Cần lần l ượt thu thập các thông tin về:
- Mức độ tỉnh táo (ý thức) của bệnh nhân.
- Các dấu hiệu sinh tồn.
- Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết.
- Khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực?
- Ăn uống: Nuốt có khó; ngẹn; sặc hay không? Tình trạng dinh d ưỡng?
- Tình trạng bài tiết: Bí đại, tiểu tiện ? Đại, tiểu tiện không tự chủ?
- Phát hiện các yếu tố nguy cơ...
- Trình độ học vấn? Hoàn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình? Điều kiện sống và làm việc...
2. Chẩn đoán chăm sóc:
Dựa trên các thông tin thu đ ược qua phần nhận định có thể đưa ra một số chẩn đoán chăm sóc cho bệnh nhân TBMN là:
- Rối loạn t ưới máu não do giảm dòng máu tới não hoặc do tăng áp lực nội sọ.
- Giảm hoạt động thể lực và giảm khả năng tự chăm sóc do liệt, do giảm nhận thức.
- Giảm thông tin bằng lời nói do tổn th ương bán cầu đại não trái.
- Nuốt khó do yếu cơ, do giảm phản xạ nuốt.
- Rối loạn đại, tiểu tiện do mất phản xạ, rối loạn nhận thức.
- Nguy cơ bị loét ép do nằm bất động, do giảm cảm giác.
3. Lập kế hoạch chăm sóc:
Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được là:
- Duy trì đ ược dòng máu não thoả đáng.
- Ng ười bệnh sẽ dần dần cải thiện đ ược khả năng hoạt động thể lực và tự chăm sóc bản thân, ngăn ngừa được các biến chứng.
- Ngư ời bệnh sẽ thông tin đ ược bằng cách thay đổi phư ơng pháp thông tin và luyện tập phục hồi đ ược tiếng nói.
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh d ưỡng cho ng ười bệnh.
- Ngư ời bệnh sẽ đại, tiểu tiện đ ược bình thư ờng.
- Ngư ời bệnh sẽ không bị tổn thư ơng da hoặc sẽ phục hồi tổn th ương da nhanh chóng nếu đã có.
4. Thực hiện chăm sóc:
* Duy trì dòng máu não thỏa đáng bằng các biện pháp:
(Đặc biệt là trong giai đoạn cấp)
- ít nhất cứ 4 giờ điều d ưỡng phải nhận định về nhận thức của ngư ời bệnh theo thang điểm Glasgow (điểm tối ưu là 15, càng thấp thì sự tư ới máu não càng kém).
- Trong trường hợp có phù não, tăng áp lực nội sọ thì để ngư ời bệnh nằm đầu cao 300 nhằm làm tăng dẫn lư u tĩnh mạch não, giảm bớt áp lực nội sọ tạo điều kiện tốt cho tư ới máu não.
- Trong khi chăm sóc, tránh tất cả các hoạt động có thể gây tăng áp lực nội sọ
cho ngư ời bệnh nh ư:
+ Tránh để ngư ời bệnh bị cong gập nhất là đoạn hông, cổ.
+ Hạn chế ho của ngư ời bệnh.
+ Giữ bệnh phòng tuyệt đối im lặng.
- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn ít nhất là 4 giờ/1 lần.
(Cho phép giữ huyết áp ở mức 150/100 mmHg để duy trì áp lực tư ới máu não)
- Thực hiện một số thuốc nhằm cải thiện tư ới máu não:
+ Thuốc chống đông: Heparin, Wafarin, Aspirin.
+ Thuốc giãn cơ trơn thành mạch não: Nimodipin ...
+ Thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não: Cerebrolysin ...
* Cải thiện khả năng hoạt động thể lực:
- Tập vận động với các nguyên tắc sau:
+ Luyện tập thụ động nếu mất hoàn toàn vận động (lúc đầu).
+ Luyện tập chủ động khi đã hồi phục một phần (giai đoạn ổn định).
+ Luyện tập tất cả các cơ và các khớp bên liệt tuần tự từ gốc đến ngọn (kể cả ngón tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co, duỗi, dạng, khép và quay). Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5 lần.
- Cung cấp cho người bệnh các ph ương tiện hỗ trợ như ghế ngồi, xe đẩy, gậy chống ...
- Chú ý cách vận chuyển người bệnh để hạn chế tiêu hao năng lư ợng cho điều dưỡng và tránh biến chứng (ngã, gẫy x ương ...) cho người bệnh.
Các can thiệp chăm sóc trên nếu đư ợc thực hiện triệt để ngư ời bệnh sẽ phục hồi khả năng vận động, tránh đư ợc các biến chứng do bất động (thoái khớp, cứng khớp, loét ép, viêm phổi ...)
* Cải thiện khả năng tự chăm sóc:
Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, trang điểm...
- Muốn phục hồi khả năng tự chăm sóc nên khuyến khích ngư ời bệnh tự làm càng nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi ng¬ười bệnh không tự làm đ ược.
- Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo, vệ sinh cá nhân ...)
- Cung cấp cho ngư ời bệnh các phư ơng tiện trợ giúp: Ghế ngồi đại tiện, gậy chống, xe lăn...
- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng l ượng để ngư ời bệnh có thể tập luyện.
* Cải thiện khả năng giao tiếp:
- Trư ớc hết cần thay đổi cách thông tin với ngư ời bệnh bằng các phương pháp thông tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu không liệt tay).
- Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu dài hơn bằng cách:
Điều dư ỡng ngồi đối diện với ng ười bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng từng từ rồi dần dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại. Luyện tập nhiều lần trong ngày.
* Giúp cho ngư ời bệnh nuốt dễ dàng, đảm bảo đủ dinh d ưỡng:
- Trư ớc hết nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giư ờng hoặc trên ghế tựa cho khỏi ngã. Trong t ư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn.
- Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde). Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lư ợng, ăn làm nhiều bữa.
- Cách cho ăn: Đư a miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt.
- Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt.
* Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường:
- Trư ớc hết cần lập lại phản xạ đại, tiểu tiện cho ngư ời bệnh bằng cách: Cứ 4 giờ/lần cho ngồi bô tiểu tiện và ngày/1lần ngồi bô đại tiện (vào đúng giờ đại tiện đã hình thành từ trước khi bị tai biến).
- Khuyến khích ngư ời bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nư ớc để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang.
- Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng.
- Kích thích bàng quang và hậu môn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng nhiệt, bằng thuốc đặt hậu môn.
- Thông đái và thụt tháo nếu cần thiết.
* Hạn chế tổn th ương da:
- Thay đổi tư thế cho ngư ời bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần.
- Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tì đè để ngăn ngừa loét, nhiễm khuẩn: Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn mềm, bôi chất thơm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Dinh dưỡng thật đầy đủ giúp cho việc phục hồi, làm lành vết th ương (nếu đã bị loét). Đặc biệt không để thiếu Protit.
- Cung cấp cho ngư ời bệnh các phư ơng tiện bảo vệ cơ học nh ư đệm hơi; đệm xốp; tốt nhất là đệm nư ớc. Tuyệt đối không để da bị sây xư ớc mất sự toàn vẹn của da.
- Chăm sóc tại chỗ loét (nếu đã bị) bằng thuốc kháng sinh, đắp đư ờng; mật ong cho vùng da bị loét.
5. Đánh giá chăm sóc:
Xem có đạt được các mục tiêu đã đề ra:
- Cải thiện được dòng máu tới não: Biểu hiện bằng cải thiện đ ược mức độ nhận thức, không xuất hiện thêm các tổn th ương thần kinh.
- Phục hồi dần hoạt động thể lực. Dần dần tự chăm sóc được bản thân.
- Thông tin được bằng một hình thức giao tiếp khác hoặc phục hồi được tiếng nói.
- Không bị các biến chứng như gẫy xương, cứng khớp, viêm phổi, loét ép ...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top