Quan tri hoc
2.1. Quản trị là một khoa học
• Đối tượng nghiên cứu riêng
Nghiên cứu các mối quan hệ trong quản trị
Nghiên cứu quá trình quản trị trong tổ chức
Đổi mới
• Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học.
Gắn bó chặt chẽ với nhiều môn học kinh tế cụ thể.
Quan hệ chặt chẽ với khoa học thống kê, hạch toán, tài chính, phân tích HĐKT.
Sử dụng thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Là sự tổng kết khoa học của các nhà quản trị giỏi.
Là khoa học liên ngành vì nó sử dụng nhiều kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau.
2.2. Quản trị là một nghệ thuật
• Nghệ thuật là bí quyết, là cái mẹo, là cái làm thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn.
• Nghệ thuật quản trị trước hết là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách có khoa học và hiệu quả.
Nghệ thuật sử dụng lao động,
Nghệ thuật trong kinh doanh,
Nghệ thuật bán hàng ....
• Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên sự hiểu biết khoa học. Khoa học và nghệ thuật quản trị luôn bổ sung cho nhau
2.1.Nhà quản trị
2.1.1. Khái niệm
• Nhà quản trị: Người chịu trách nhiệm điều khiển mọi nỗ lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (giám đốc, hiệu trưởng, trưởng khoa,..)
• Quản trị viên:
Tất cả những cá nhân thực hiện những chức năng nhất định trong bộ máy quản trị ở các cấp.
Những người sử dụng các tài nguyên có tổ chức để đạt được mục đích đạt được.
Những người lãnh đạo đưa ra các quyết định.
Những người làm công tác quản trị của tổ chức.
• Nhà quản trị làm việc cùng hoặc thông qua những người khác.
2.1.2. Phân loại
* Quản trị viên cấp cơ sở
Là những quản trị viên ở cấp cuối cùng trong hệ thống cấp bậc quản trị viên như tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng ca, đốc công...
Nhiệm vụ:
• Hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển nhân viên của mình hàng ngày để hoàn thiện mục tiêu chung của tổ chức.
• Tham gia các công việc như các thành viên của họ.
• Ra các quyết định tác nghiệp tại nơi làm việc, trong công tác hàng ngày, hàng tuần
* Quản trị viên cấp trung gian
• Là những người thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc cần thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung (Trưởng phòng, trưởng ban, chủ nhiệm khoa, cửa hàng trưởng, quản đốc phân xưởng...
• Ra các quyết định mang tính chiến thuật trong nhiêm vụ của mình.
* Quản trị viên cấp cao (top managers)
Là những người quản trị, chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của tổ chức (Chủ tịch hội đồng, các tổng giám đốc, thủ tưởng và các cấp phó cục vụ viện, trường...).
Chức năng:
Xây dựng các chính sách hoạt động, và
Hướng dẫn tổ chức phản ứng với môi trường.
2.1.3. Chức năng của quản trị.
Đó là các công việc khác nhau, những hình thức hoạt động mà các nhà quản trị phải thực hiện (tác động đến đối tượng) trong quá trình quản trị một tổ chức.
a. Theo hướng tác động:
• Hoạch định, định hướng
• Tổ chức
• Điều khiển.
• Kiểm tra và điều chỉnh.
b. Theo nội dung hay lĩnh vực hoạt động của nhà Quản trị.
• Quản trị sản xuất
• Quản trị marketng
• Quản trị nghiên cứu và phát triển (R&D)
• Quản trị nhân lực
• Quản trị tài chính
• Quản trị kế toán
• ........
• 3 kỹ năng cơ bản: Chuyên môn, nhân sự, nhận thức hay tư duy.
1). Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ hoặc kỹ thuật.
• Nắm vững kỹ thuật của chyên môn, tổ chức quản lý sản xuất v.v... như soạn thảo hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch, lập dự án, sử dụng máy tính, thiết kế cơ khí,...
• Rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở.
2). Kỹ năng tổ chức
• Là khả năng cùng làm việc, tập hợp, tổ chức và động viên các nhân viên của mình để hoàn thành các công việc của tổ chức.
• Kỹ năng này ở mọi cấp quản trị đều cần thiết.
3). Kỹ năng nhận thức hay tư duy.
• Là khả năng tổng hợp, suy luận để ra các quyết định.
• Có vai trò đặc biệt với quản trị cấp cao, bởi các nhà quản trị cấp cao cần có tư duy chiến lược, giải quyết các vấn đề chính sách, hoạch định chiến lược cho một tổ chức,...
2.2.1. Nhà doanh nghiệp
• Là những người tạo lập doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Nhà doanh nghiệp là người bỏ vốn vào SXKD một ngành nào đó với mục tiêu sinh lời.
• Các quản trị viên của các cấp làm việc nhận lương,không phải nhà doanh nghiệp
1) Có lợi nhuận:
• Có lợi nhuận, DN mới tồn tại,
Không thể có DN nào tồn tại nếu kinh doanh lỗ triền miên
• Được coi là động lực, là mục đích cơ bản của DN.
2) Được tự chủ trong kinh doanh
• Tự quyết định quá trình KD,
• Tự chịu trách nhiệm,
• Không phụ thuộc vào người khác.
3) Thoả mãn với hoạt động SXKD của mình.
Nhà DN cần có 3 đặc tính hàng đầu:
• Luôn thôi thúc để thành đạt
• Rất tự tin và hoàn toàn làm chủ vận mạng của mình
• Chịu rủi ro ở mức vừa phải.
Nhà DN thành công phải tự tin, chịu khó, có óc quyết đoán và có nghị lực,lứa tuổi từ 25-40 .
Nhà DN
Phải là nhà quản trị
Có tính hướng ngoại: thể hiện ở vấn đề tiên quyết đặt ra cho chiến lược kinh doanh là cơ hội, đi từ ngoài vào trong.
Nhà quản trị
• Có thể không là phải là nhà DN
• Có tính hướng nội:
Lấy nguồn lực làm đối tượng chủ yếu.
Các vấn đề chiến lược đi từ trong ra ngoài, từ gần đến xa.
Để kinh doanh, DN phải thực hiện 5 khâu:
• Có đường lối kinh doanh đúng;
• Có bộ máy quản trị gọn nhẹ;
• Có đội ngũ cán bộ kinh doanh;
• Biết tận dụng và khai thác thời cơ;
• Có phương pháp quản trị kinh doanh thích hợp.
Có cán bộ quản trị kinh doanh
Cán bộ quản trị kinh doanh là gì?
• Là cán bộ làm lao động QTKD trong các DN hoặc các đơn vị kinh tế tham gia SXKD trực tiếp trên thị trường.
• Là một bộ phận của cán bộ quản lý.
2.2.4. Phân loại
• Lãnh đạo (tổng giám đốc, chủ nhiệm, chủ hộ,...).
• Chuyên môn (cán bộ kỹ thuật, cán bộ tâm lý, cán bộ pháp lý, cán bộ tài chính, cán bộ thi trường,...).
• Nhân viên thực hiện (người bán hàng, người phục vụ,...).
Cán bộ lãnh đạo chiếm vị trí quyết định
- Vai trò: Cán bộ QTKD là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại đường lối phát triển doanh nghiệp.
- Vị trí của cán bộ quản trị kinh doanh QTKD:
+ Xét về mặt lao động:
• Là cầu nối các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp.
• Cán bộ lãnh đạo: Phối hợp lao động và công việc chung,... có trách nhiệm dẫn dắt hệ thống đến mục tiêu đã định.
• Cán bộ chuyên môn và nhân viên thực hịên: Hoàn thành công việc được giao.
+ Xét về mặt lợi ích:
Là cầu nối liền giữa các lợi ích xã hội - xí nghiệp và người lao động. Do vậy cán bộ quản trị kinh doanh chỉ chú ý đến một trong các lợi ích đều dẫn đến mâu thuẫn.
+ Xét về mặt nhận thức và vận dụng các quy luật:
Là những người trực tiếp nhận thức các quy luật để ra các quyết định.
- Nhiệm vụ của cán bộ QTKD
Mọi cán bộ quản trị kinh doanh đều có 2 nhiệm vụ quan trọng là:
• Xây dựng tập thể những người dưới quyền thành một thể thống nhất đoàn kết, năng động,có chất lượng cao.
• Lãnh đạo tập thể dưới quyền hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra.
1.2. Chức năng của các quyết định quản trị kinh doanh
• Định hướng
Quyết định QTKD là ý đồ của lãnh đạo nhằm quy tụ mọi nguồn lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung của DN.
quyết định có tính định hướng
• Bảo đảm
Quyết định là chỗ dựa để các đơn vị tiến hành các công việc, thường các quyết định có các điều kiện để thực hiện quyết định.
• Phối hợp
Quyết định là căn cứ để các đơn vị thống nhất thực hiện ý đồ của lãnh đạo, do vậy nó phối hợp được các đơn vị.
• Động viên, cưỡng bức
Quyết định của lãnh đạo là mệnh lệnh, có tính bắt buộc đối với cấp dưới, cấp dưới phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Gồm 6 bước chủ yếu:
• Xác định vấn đề cần quyết định.Quyết định vấn đề gì?
• Liệt kê các yếu tố quyết định. Quyết định những vấn đề gì?
• Chọn lọc các thông tin để ra quyết định? Những vấn đề gì liên quan đến quyết định ?
• Xác định các giải pháp?
Đưa ra các phương án khác nhau để lưa chọn
So sánh và xác định ưu tiên các phương án này.
Lựa chọn phương án tốt nhất thích hợp
Dự liệu phương án thay thế .
• Triển khai thực hiện phương án đã chọn.
• Đánh giá kết quả thực hiện quyết định.
Một quyết định hợp lý cần:
• Nhận ra đúng vấn đề để quyết định.
• Nhận ra đúng thời cơ để quyết định.
• Phải hướng đến các mục tiêu cụ thể.
• Có cơ sở khoa học, tính thống nhất, tính thẩm quyền, tính định hướng, tính trình tự trước sau kết hợp với tính linh hoạt.
• Có tính khả thi nhằm đạt kết quả tối ưu.
4.1 Theo phản ứng của người ra quyết định:
Quyết định trực giác:
- Xuất phát từ trực giác của người ra QD.
- Ưu: Dễ, nhanh chóng,
- Nhược: Dễ bị mắc sai lầm, bảo thủ vì các quyết định loại này dựa vào kinh nghiệm, ít khả năng đề ra cái mới hay cải tiến.
Quyết định lý giải:
dựa trên sự nghiên cứu và phân tích có hệ thống các vấn đề trước khi đưa ra quyết định.
Ưu: Có cơ sở khoa học, thường dựa vào các luận cứ chắc chắn, thường được một tập thể bàn bạc, thảo luận trước khi người thủ trưởng ra quyết định.
Nhược: Chậm, đôi khi mất thời cơ.
4.2. Theo tính chất của vấn đề:
Quyết định chiến lược:
là những QĐ có tính lâu dài, định hướng: Quy hoạch DN, sử dụng các nguồn lực trong dài hạn.
Quyết định tác nghiệp
QĐ trong ngắn hạn, có tính sự vụ: Chọn phương án tối ưu cho sản xuất, sản xuất bao nhiêu hay ngừng sản xuất, mua đầu vào ở đâu, bán sp cho ai, chi quà tết thế nào?....
4.3. Theo thời gian:
• Quyết định dài hạn,
• Quyet dinh trung han và
• Quyết định ngắn hạn
Các cứ phân loại Các loại quyết định
1. Phản phẩn ứng của người ra QĐ QĐ trực giác, QĐ lý giải
2. Theo tính chất QĐ Chiến lược, QĐ chiến thuật, tác nghiệp
3. Theo thời gian QĐ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
4. Theo chức năng QĐ về kế hoach, về tổ chức, về nhân sự
5. Theo phạm vi thực hiện QĐ toàn cục, bộ phận, chuyên đề
6. Theo lĩnh vực hoạt động QĐ kỹ thuật, kinh tế, pháp lý . . .
7. Theo quy phạm QĐ theo chương trình, không theo chương trình
5. Các yêu cầu đối với quyết định QTKD
• Khách quan và khoa học
• Định hướng.
• Hệ thống
• Tối ưu
• Cô đọng, dễ hiểu
• Hành chính
• Cụ thể về thời gian
6. Các căn cứ ra quyết định
• Mục tiêu của tổ chức
• Luật pháp và thông lệ thị trường
• Thực trạng của tổ chức
• Biến động của môi trường
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ra QĐ
• Động cơ của người ra quyết định
• Bản lĩnh của người ra quyết định
Đạo đức
Tài năng và kỹ năng
Kinh nghiệm thực tế
• Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp
• Biến động của thị trường.
8. Thông tin trong quản trị
8.1. Khái niệm:
• Các nhà kỹ thuật: Bất kỳ một thông báo nào được tạo thành bởi một số lượng dấu hiệu nhất định (thông báo, tài liệu, số liệu, chỉ tiêu...)
• Các nhà quản lý: Những thông báo, số liệu có nội dung, có giá trị dùng làm nguyên liệu cho việc ra quyết định.
TT là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một vấn đề nào đó trong quản trị.
5.1. Khái niệm
Lập kế hoạch là quá trình xác lập những mục tiêu của tổ chức và lµ phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đó.
LËp KH bao gồm:
• Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu.
• Triển khai các KH để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
• KÕ hoạch có thể là KH chính thức hay không chính thức.
• Trong KH không chính thức các nội dung không được viết ra, ít có sự chia sẻ mục tiêu với những người khác trong tổ chức.
• Loại KH này thường ở trong các doanh nghiệp nhỏ, KH thường chung chung thiếu tính liên tục.
5.2. Vai trò của việc lập kế hoạch.
• Là công cụ đắc lực để quản trị doanh nghiệp, phối hợp các thành viên trong doanh nghiệp.
• Tăng tính ổn định của doanh nghiệp
• Giảm được sự chồng chéo và các hoạt động lãng phí.
• Tạo nên các tiêu chuẩn để kiểm tra thuận lợi.
5.3.1. Phân theo phạm vi hoạt động
• KH chiến lược: Là KH ở cấp toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập nên những mục tiêu chung, dài hạn của DN.
• KH tác nghiệp: Là KH thể hiện chi tiết công việc cần phải làm, đó là KH hành động.
• KH sử dụng một lần, là những KH cho những hoạt động không lặp lại
5.3.2. Theo thời gian.
• KH dài hạn: có thời gian trên 1 năm
• KH ngắn hạn: có thời gian dưới 1 năm
5.4. Những yếu tố ảnh hưởng trong lập kế hoạch
• . Cấp quản lý
• Kế hoạch của cấp cao
• Kế hoạch của cấp trung gian
• Kế hoạch của cấp cơ sở
• * Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
• Giai đoạn hình thành: kế hoạch định hướng vì mục tiêu có tính thăm dò, thị trường chưa chắc chắn,
• Giai đoạn tăng trưởng: kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và cụ thể vì mục tiêu, thị trường đã rõ.
• Giai đoạn chín muồi: Kế hoạch dài hạn và cụ thể.
• Giai đoạn suy thoái: giống giai đoạn hình thành, các mục tiêu thị trường...cần được xét lại.
• Độ bất ổn định của môi trường.
• Môi trường ổn định: KH càng dài hạn tổng hợp và phức tạp.
• Môi trường không ổn định, KH mang tính chất định hướng và ngắn hạn.
•
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TRONG QUẢN TRỊ
1. Khái niệm
• Chức năng tổ chức trong quản trị là một tiến trình thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, bao gồm các khâu quản trị, các cấp quản trị và các quan hệ quyền hành trong hệ thống quản trị.
• Chức năng tổ chức thể hiện:
Lập nên các bộ phận trong tổ chức để đảm nhiệm những hoạt động cần thiết
Xác định mối quan hệ về nhiệm vụ quyền hành và trách nhiệm giữa các bộ phận đó
• Chức năng tổ chức trả lời các câu hỏi:
Công việc gì cần làm?
Ai làm?
Công việc được phối hợp như thế nào?
Ai phải báo cáo cho ai?
Ai là người ra quyết định?
• Khâu quản trị là các bộ phận chức năng (phòng, ban, phân xưởng, v.v...của đơn vị quản trị (hàng ngang).
• Cấp quản trị: là các cấp quản trị viên theo hàng dọc.
• Quan hệ điều hành có thể trực tuyến hay tham vấn.
• Mục đích của cơ cấu tổ chức:
Thiết lập một hệ thống tổ chức chính thức trong đó xác định rõ vai trò nhiệm vụ của mọi người trong tổ chức để có thể kết hợp với nhau thực hiện tốt nhất mục tiêu của tổ chức đó.
2. Cơ sở thiết lập cơ cấu tổ chức
• Qui mô và mục tiêu của tổ chức
• Chuyên môn hoá các hoạt động qua việc phân chia phòng ban trong cơ cấu tổ chức.
• Tiêu chuẩn hoá các hoạt động thông qua các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận.
• Khả năng phối hợp các hoạt động.
• Phân cấp nhiệm vụ quản trị
• Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của quản trị viên
Gồm 5 bước :
• Phân tích công việc
• Phân công lao động
• Phân chia phòng ban
• Phối hợp công việc
• Thẩm định và tái tổ chức
7.2. Những yêu cầu đối với cơ cấu quản trị
7.2.1. Tính tối ưu giữa các khâu và các cấp quản trị
• Khâu quản trị: Phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang: Quản trị nhân lực, quản trị tài chính,...
• Cấp quản trị: Phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc: Quản trị của cấp cao, cấp trung gian hay cấp cơ sở.
• Tối ưu: Các khâu quản trị hay cấp phải phù hợp với thực tế của tổ chức.
7.2.2. Tính linh hoạt để cơ cấu quản trị thích ứng với bất kỳ tình huống nào xẩy ra.
7.2.3. Tin cậy lớn, các thông tin được bảo đảm tính chính xác.
7.2.4. Tính kinh tế và hiệu quả.
7.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu quản trị
7.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng của quản trị
• Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất.
• Tính chất và đặc điểm sản xuất.
7.3.2. Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản trị
• Quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp.
• Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt động quản trị.
• Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá hoạt động của quản trị.
• Quan hệ giữa số lượng và chất lượng người bị lãnh đạo và tầm quản trị của lãnh đạo.
• Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản trị
1. Kiểm tra và các nguyên tắc kiểm tra
1.1. Khái niệm
• Kiểm tra là quá trình xem xét,đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu,kế hoạch của doanh nghiệp được hoàn thành một cách có hiệu quả.
• H.Fayol: "Trong kinh doanh, kiểm tra là việc kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo như kế hoạch đã được vạch ra, theo những chỉ thị, những nguyên tắc đã được ấn định hay không.Nó có nhiệm vụ vạch ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm. Nó đối phó với mọi sự gồm có sự vật, con người và hành động" (1).
1.2. Mục đích
• Xem xét mọi công việc có được thực hiện như kế hoạch không?
• Nguyên nhân hoàn thành/không hoàn thành KH.
• Xác định những điều chỉnh cần thiết.
• Các biện pháp cần thiết tiếp theo.
• Các nguồn lực đã khai thác hết chưa?
• Kế hoạch xây dựng tốt chưa?
1.3. Vai trò của kiểm tra
• Kiểm tra tạo ra chất lượng tốt hơn cho hoạt động.
• Kiểm tra giúp doanh nghiệp theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường.
• Giúp cho công tác KH của DN tốt hơn.
• Ngăn chặn/hạn chế được những sai lầm
• Giúp cho có biện pháp thực hiện KH tốt hơn
1.4. Sự cần thiết của kiểm tra
• Kiểm tra là cần thiết
Có vai trò rất quan trọng
Kế hoạch tốt nhất cũng có thể không được thực hiện như ý muốn.
Các nhà quản trị cũng có thể mắc sai lầm và kiểm tra cho phép phát hiện sửa chữa các sai lầm.
• Hạn chế của kiểm tra
Gây tâm lý lo sợ, căng thẳng
Gây cảm mất tự do
Tốn kém
Hình thức kiểm tra, mức độ kiểm tra, phương pháp kiểm tra phải linh hoạt, phù hợp.
1.5. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra
1. Cần được thiết kế theo các kế hoạch
2. Phù hợp với tổ chức và con người trong doanh nghiệp
3. Khách quan
4. Phải linh hoạt
5. Hiệu quả
6. Cần phải dẫn đến các tác động điều chỉnh
1.6. Các nguyên tắc kiểm tra
• Nguyên tắc kiểm tra các điểm thiết yếu
• Nguyên tắc về địa điểm kiểm tra
• Nguyên tắc số lượng nhỏ các nguyên nhân
• Nguyên tắc tự kiểm tra
1.7. Nội dung kiểm tra
1) Sản xuất:
• Khối lượng sản phẩm
• Chất lượng sản phẩm
• Chi phí cho sản phẩm
• Mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân
2) Marketing
• Doanh số
• Chi phí bán hàng
• Chi phí quảng cáo
• Việc thực hiện chỉ tiêu bán hàng đối với từng nhân viên
• Thị phần
• .....
3) Quản trị nhân sự
- Năng suất lao động
- Mối quan hệ giữa những người lao động
- Số ngày vắng mặt không có lý do
- Phát triển lực lượng quản trị viên
- ...
4) Tài chính kế toán
• Chi phí sản xuất
• Dự trữ
• Lợi nhuận
• Lưu chuyển tiền tệ
2. Tiến trình kiểm tra và các phương pháp kiểm tra
2.1. Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đo lường
a. Khái niệm tiêu chuẩn kiểm tra
Là hệ thống các chỉ tiêu, các thông số cần đạt được về một đối tượng cụ thể.
b. Các dạng tiêu chuẩn kiểm tra
• Các tiêu chuẩn định lượng
Khối lượng sản phẩm sản xuất
Chi phí sản xuất
Doanh số bán hàng
• Các tiêu chuẩn định tính
Mức độ hoàn thành kế hoạch
Chất lượng sản phẩm
b. Yêu cầu của chỉ tiêu kiểm tra
Rõ ràng, cụ thể
Đo đếm được
Khả thi
Hợp lý, xác đáng
Có thời hạn
1. Lãnh đạo, điều hành
1.1. Khái niệm
Lãnh đạo điều hành là tiến trình lãnh đạo chỉ huy, tác động lên người khác để họ làm tốt công việc được giao, hướng đến hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.
1.2. Vai trò của công tác điều hành
• Tạo điều kiện cho các bộ phận liên kết với nhau
• Các bộ phận ăn khớp khi thực hiện công việc chung
• Điều hành có liên quan đến ra quyết định, tổ chức truyền đạt và thực hiện các quyết định
• Các nhà quản trị điều khiển tổ chức thường gắn liền với một cương vị lãnh đaọ, vì vậy, họ là một nhà lãnh đạo
2. Người lãnh đạo
• Khái niệm: Là nhà chức trách, nắm quyền lực thực tế, có trong tay một số cán bộ, công nhân viên nhất định, có quyền ban hành các quyết định về các vấn đề liên quan đến lợi ích của cơ quan quản lý.
• Phân loại: Có nhiều loại cán bộ lãnh đạo:
Chiến lược
Các ngành: NN, CN, GTVT,...
Chức năng: Các phòng, ban
Lãnh đạo các cấp khác nhau.
• Trung ương
• Cơ sở: Tỉnh, huyện, xã, thôn.
• Người lãnh đạo là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên với tập thể lao động.
Truyền tải thông tin (chỉ thị, nghị quyết,.. ) của cấp trên tới tập thể người lao động.
Lãnh đạo tập thể mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ được giao
Báo cáo kết quả đạt được
Phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
• Người lãnh đạo mang sức mạnh của quyền lực.
Quyền lực của người lãnh đạo được tạo bởi:
- Được nhà nước, cấp trên giao cho.
- Tự tạo cho mình quyền lực
- Quyền lực tạo nên hiệu quả của quản lý.
Về nguyên tắc, ý chí của người lãnh đạo trong quản lý đại diện cho ý chí của Nhà nước.
Tạo ra uy quyền có vai trò rất quan trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top