qlnn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

PHẦN DÂN SỐ

Câu 1:

 Trình bày khái niệm cơ cấu dân số? Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu.

Tlời:

Cơ cấu dân số là sự phân chia dân số thành các bộ phận theo những tiêu chí nhất định, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, nghiên cứu sinh học.

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác (Khoản 3 điều 3 PLDS)

Theo cách xác định trên, cơ cấu dân số nhằm phản ánh các đặc trưng của mỗi người dân và của toàn bộ dân số. Các đặc trưng về giới tính, độ tuổi phản ánh về nhân khẩu học, các đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn phản ánh về mặt kinh tế. Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hội nhằm phân loại tập hợp người theo các khía cạnh của đời sống xã hội.

Trong thực tế, khi phân loại dân số theo các đặc trưng khác nhau với các mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng ta thường gặp khái niệm về cơ cấu dân số xã hội như cơ cấu giai cấp bao gồm địa chủ, phú nông, bần cố nông, tư sản, tiểu tư sản, dân sinh nghèothành thị, công nhân hoặc cơ cấu lực lượng sản xuất bao gồm nông dân, thợ thủ công, công nhân, cán bộ, công chức.

Cơ cấu dân số phản ánh xu hướng nhân khẩu và phan ránh sự tiến bộ xã hội, đồng thời cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển và duy trì ổn định xã hội. Cơ cấu dấn số hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển duy trì sự ổn định xã hội. Ngược lại, mất cân đối về cơ cấu dân số thì sẽ tác động tiêu cực tơớiquaátrình phát triển kinh tế và gây mất ổn định trong xã hội.

Cơ cấu dân số theo nam, nữ nhìn chung chênh lệch không nhiều. Nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới ở độ tuổi dưới 15; từ 65 tuổi trở lên nữ giới có tỷ lệ cao hơn hẳn nam giới. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở các nước đang phát triển nhìn chung là trẻ. tại các nước này tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi đạt mức kỷ lục vào thời kỳ 1975 – 1990, số lượng vị thành niên chiếm 45% dân số, hiện nay khoảng 43%; các nước phát triển 19%. Năm 1998 còn khoảng 71 quốc gia có trên 40% dân số dưới 15 tuổi.

Tình trạng dân số trẻ ở các nước chậm phát triển là hệ quả cvủa mức sinh cao trong những năm trước đây. Năm 1998 thế giới có khoảng 1,05 tỷ người từ 15 đến 24. Ở các nước thuộc khu vực đang phát triển, số dân trong độ tuổi này đạt tỉ lệ cao nhất vào năm 1985 với 20,6% (769 triệu người), đến năm 1995 với 19,1% (863 triệu người), dự báo đến năm 2050 giảm xuống mức 14,1% (1,16 tỷ người). Ở các nước phát triển quá trình già hoá dân số có nguyên nhân chủ yếu do mức sinh thấp và tiếp tục giảm. Các yếu tố kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khoẻ, y tế cũng góp phần quan trọng làm kéo dài tuổi thọ của người dân ở các nước này.

Vài thập kỷ đầu của thế kỷ 21, ở hầu hết các quốc gia sẽ diễn ra sự thay đổi nhân khẩu học dần đần từ dân số trẻ sang dân số già hơn. Số người già trên thế giới hiện tăng 9 triệu người mỗi năm (chiếm trên 10% số lượng dân số tăng mỗi năm) dự báo giai đoạn 2010 – 2015 số người già tăng mỗi năm ở mức 14,5 triệu người . Thời kỳ 2045 – 2050, khi dân số thế giới tăng 50 triệu người mỗi năm thì số người già tăng khoảng 21 triệu người, trong đó 97% ở các nước thuộc khu vực đang phát triển.

Khi cuộc sống được kéo dài hơn, sức khoẻ tốt hơn, khả năng lao động vẫn được duy trì thì nhu cầu làm việc chính đáng của người cao tuổi cũng cần thoã mãn. 

Nghiên cứu cơ cấu dân số có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Quản lý về dân số tiến tới đạt được dân số hợp lý trong đó có cơ cấu dân số.

Trong cơ cấu giới tính đạt được sự công bằng giữa giới nam và giới nữ, ở Việt Nam trong thời gian dài nữ nhiều hơn nam, do đó ta có thể dựa vào đó để xem xét phát triển kinh tế- xã hội cho phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do chiến tranh kéo dài. Hiện nay đang có sự cân bằng trở lại, tuy nhiên lại có chiều hướng ngược lại là nam nhiều hơn nữ, do sinh con ít, và muốn có người nối dõi. Nghiên cứu cơ cấu giới tính giúp ta điều chỉnh phát triển nền kinh tế- xã hội để phù hợp với tình hình của đất nước.

Nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi, nó giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu nguồn lao động cung ứng cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và có hướng giải quyết những vấn đề nảy sinh do sự tăng nhanh của lực lượng lao động.

Ở Việt Nam mỗi năm có thêm khoảng 1,39 triệu trẻ em. Nhà nước cần có chính sách đáp ứng nhu cầu giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em..Bên cạnh đó cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức sinh thay thế. Tỷ lệ nam, nữ nhìn chung chệnh lệch không lớn. nữ giới VN có tuổi thọ bình quân 69 tuổi trong khi năm giới 64 tuổi. Chính sách dân số cũng như các chính sách xã hội khác cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ học vấn cho nữ giới, thực hiện bình đẳng đối với nữ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Việc nghiên cứu cơ cấu dân số giúp Chính phủ đề ra các chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình dân số của cả nước.

Tuổi thọ bình quân của nước ta khá cao so với mức thu nhập thấp của nền kinh tế và tiếp tục tăng từ 66 tuổi năm 1989, lên 68 tuổi năm 1999 và 71 tuổi năm 2002. Tuổi thọ bình quân của nam thường thấp hơn nữ 4 tuổi, trong khi mức chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ ở Nhật bản là 6 tuổi, ở các nước Châu âu tới 8 tuổi. LHQ đánh giá VN là 1 trong 10 nước có tuổi thọ tăng nhanh nhất trong thời kỳ 1950 - 2000. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của nước ta lại thấp đi rất nhiều, chỉ là 58,2 tuổi và xếp thứ 116 so với 174 nước trên thế giới. Tính đến thời điểm 01/4/1999, cả nước vẫn còn 6,8 triệu người từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường, trong đó có 5,3 triệu người hoàn toàn không biết chữ. Tỷ lệ số người đã qua đào tạo ngề nghiệp và chuyên môn kỹ thuất chiếm 7,6% dân số từ 13 tuổi trở lên, trong đó có 2,3% là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có bằng cấp, 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 0,7% cao đẳng, 1,7% đại học và 0,1% có trình độ trên ĐH. Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, quan hệ tỷ lệ đào tạo giữa 3 loại trình độ chuyên môn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế là đại học và trên đại học 1; trung học chuyên nghiệp 4; công nhân kỹ thuật 10, thì nước ta là 1-1,13-0,92. Để tránh nguy cơ tụt hậu, cùng với việc giải quyết vấn đề quy mô dân số đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực thi 1 chiến lược dài hạn nhằm nâng cao chất lượng dân số VN cả thể lực và trí lực.

Câu 2:

 Nêu khái niệm và cách tính tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi? Ý nghĩa thực tiễn?

Tlời:

Khái niệm:

 Biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em sinh ra (còn sống) của phụ nữ trong độ tuổi X hoặc nhóm tuổi A trong một năm nào đó với số phụ nữ độ tuổi X hoặc nhóm độ tuổi A trong một năm.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: 

ASFRx=Bx / Wx x 1000

Trong đó ASFRx (Age Specific Fertility Rate) tỷ suất sinh đặc trưng ở độ tuổi x; Bx số trẻ em sinh ra trong năm của những người phụ nữủơ độ tuổi x; Wx phụ nữ ở độ tuổi x

Ý nghĩa thực tiễn:

 Phản ánh mức độ sinh đẻ của từng độ tuổi phụ nữ, thông thường tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi phụ nữ, tòan bộ số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh đẻ được chia thành 7 nhóm tuổi, mức độ sinh đẻ ở từng nhóm tuổi rất khác nhau. (15-19; 20-24; 25-29; 30-34; 40-44; 45-49)

Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và ảnh hưởng rieêg biệt của từng yếu tố cũng thể hiện ở các mức độ khác nhau giữa các quốc gia và giữa các thời kỳ của một quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh bao gồm:

Các yếu tố tự nhiên sinh vật: Mọi sinh vật, trong đó có con người, theo quy luật tự nhiên đều trải qua các giai đoạn sinh ra, trưởng thành, phát triển và diệt vong. Khả năng sinh sản chỉ có ở 1 nhóm tuổi nhất định. Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của phụ nữ được xác đinh từ 15 đến 49 tuổi. Nơi nào số người trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ con, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại. các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn, đó là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh cao.

Tập quán và tâm lý xã hội: Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên cơ sở thực tế khách quan nhất định. Khi những cơ sở này thay đổi thì tập quán và tâm lý xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo. Tâm lý muốn có nhyiêù con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm... đó là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ đặc biệt ở vùng nông thôn truyền thốn đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội là tiêu biểu của tập quán và tâm lý xã hội mới. Những yếu tố này đã tạo điều kiện cho quá trình sinh giảm mạnh.

Những yếu tố kinh tế: Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với mức sinh. Trên bình diện chung đã chứng minh rằng, đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại. tuy nhiên, ở cấp độ hộ gia đình, đời sống vật chất đâyd đủ có tác động trực tiếp làm mức sinh cao hơn và tác động gián tiếp làm mức sinh giảm đi. khi phân tích ảnh ưởng của các yếu tố kinh tế đến mức sinh phải thấy mối quan hệ phức tạp, tác động lẫn nhau giữa yếu tố này với yếu tố khác, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuận và nghịch.

Chính sách dân số: là những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số. Đây là công cụ quan trọng và thực tế đã phát huy tác dụng rất to lớn trong việc điều tiết quá trình biến động dân số theo hướng cần thiết. Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh, tuỳ theo điều kiện của từng nước trong từng thời kỳ. Một số quốc gia Châu âu có chính sách hoặc chủ trương khuyến khích sinh đẻ, trong khi đó đa số các nước đang phát triển có chính sách điều tiết và giảm sinh như Trung quốc, Thái Lan, Việt Nam...

Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nó vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định, có tính quy luật. Trong cùng một thời kỳ, đối với các nước, các vùng khác nhau, sự biến động mức sinh cũng khác nhau. Các chỉ số về tỷ suất sinh thô và tổng tỷ suất sinh của các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước đều có xu hướng giảm mạnh nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm nước trên vẫn chưa thu hẹp nhiều.

Ở VN sau ngày hoà bình lập lại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, những tập quán và tâm lý lạc hậu về số lượng con và con trai đã có tác động đến mức sinh cao. đánh giá mức sinh không chỉ căn cứ vào tỷ suất sinh thô, mà còn phải dựa vào tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi; năm 1999 so với năm 1989, mức sinh ở tất cả các độ tuổi đều giảm, đặc biệt từ sau tuổi 30 mức sinh giảm khá nhanh, do vậy tỷ suất sinh cũng giảm khá mạnh.

15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49

1989 35 197 209 155 100 49 14

1999 29 158 135 81 41 18 6

Câu 4:

 Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết của trẻ sơ sinh.

Tlời:

-Yếu tố sinh học: Sự khác biệt mức chết có thể do những sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ: cơ cấu giới và tuổi khác nhau.

-Yếu tố môi trường: đây là điều kiện trực tiếp tới sức khỏe của người dân và ảnh hưởng mức chết của trẻ sơ sinh...

-Trình độ phát triển kinh tế- xã hội

Mức sống: mức sống càng cao -> thể lực càng tăng trưởng, con người càng có khả năng chống đỡ bệnh tật -> mức chết giảm và ngược lại.

Trình độ dân trí: trình dộ dân trí cao, tiếp thu được khoa học, y học hiện đại, biết nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, mức chết giảm.

Trình độ phát triển của y học: mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường... góp phần làm giảm dịch bệnh, giảm mức chết.

Tâm lý tập quán lối sống: nó có sự tác động khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng đất nước.

+Tỷ suất chết trẻ sơ sinh ảnh hưởng như thế nào đến gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội.

-Ảnh hưởng đến gia tăng dân số: tỷ suất chết của trẻ sơ sinh càng giảm thì gia tăng dân số càng nhanh và ngược lại tỷ suất chết trẻ sơ sinh càng nhanh thì gia tăng dân số chậm.

-Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội: Tỷ suất chết trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế- xã hội. Nếu tỷ suất chết trẻ sơ sinh càng thấp thì nó thể hiện một nền kinh tế phát triển, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo mạng lưới y tế công cộng phát triển rộng khắp, cuộc sống của người dân được đảm bảo và được nâng cao. Nền kinh tế phát triển và trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, chăm sóc sức khỏe con cái một cách khoa học, giảm tỷ lệ chết. và ngược lại nếu tỷ suất chết trẻ sơ sinh cao thì nó thể hiện đó là một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, đời sống của người dân quá thấp, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em không đáp ứng được nhu cầu do đó mà tỷ suất chết trẻ sơ sinh cao. 

Ví dụ: ở các nước Châu Phi có mức chết trẻ sơ sinh cao, do đó nghèo đói và thiếu dinh dưỡng.

+Giải pháp nào làm giảm mức chết:

-Thực hiện mạnh mẽ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh dần dần tiến tới mức sinh ổn định, dân số ổ định.

-Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống cho người dân.

-Tăng cường các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

-Tuyên truyền cách sống khoa học, chăm sóc con cái đúng cách để giảm tỷ lệ chết.

Câu 5 :

 Công bằng giới có ý nghĩa lớn vì vậy giải quyết các vấn đề dân số đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dân số như thế nào ?

TLời:

Bình đẳng giới là tạo ra những điều kiện cơ hội ngang nhau để cả nam và nữ thể hiện được khả năng của mình mà không là triệt tiêu những sự khác biệt tự nhiên giữa giới nam và nữ.

Công bằng giới phải được thiết lập ở mọi lĩnh vực của đời sống, từng giai đoạn cũng như toàn XH. Nó có ý nghĩa lớn đối với việc giải quyết vấn đề dân số. Bởi vì số lần sinh con khoảng cách sinh con sử dụng các biện pháp tránh thai, nuôi dạy con cái có chất lượng. Một phần lớn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm khả năng tham gia và sự hợp tác chặt chẽ của hai chủ thể chính trong quá trình phát triển dân số là nam và nữ.

Cả nam và nữ đều là chủ thể quyết định quá trình phát triển dân số, nhưng do sự tồn tại những suy nghĩ lệch lạc về giới của XH và trong bản thân mỗi con người cũng làm tăng sức ép tâm lý của phụ nữ về trách nhiệm của người dân. Và sự gia tăng dân số vẫn là gánh nặng đè trên vai người phụ nữ, làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, làm cho người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi bất công hơn nam giới.

Qua các cuộc điều tra khảo sát cho thấy nếu nam giới chung gánh nặng với gia đình về sinh con đẻ cái thì người phụ nữ sẽ bớt được phần nào gánh nặng gia đình.

Cần tập trung quan tâm đến trẻ em gái, bảo đảm cho các trẻ em gái được chăm sóc tốt các điều kiện sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục đề các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Xây dựng một cơ chết quản lý để tăng cường sự tham gia bình đẳng và đại diện của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực giáo dục chuyên môn việc làm.

Các chính sách phát triển văn hoá giáo dục và chăm sóc sức khoẻ phải lồng ghép với các chính sách về giới. Phụ nữ cần phải được bảo vệ về các quyền và khả năng của mình. Tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ kết hợp giữa gia đình và xã hội.

Câu 6 :

 Nêu các đặc điểm cơ bản về qui mô và cơ cấu theo tuổi của dân số Việt Nam hiện nay ? Thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế XH nước ta .

TLới : 

Thuận lợi :

-

Cơ cấu dân số theo tuổi:

Theo khoảng cách đều.

Theo khoảng cách không đều:

0 đến 14 tuổi

15 đến 59 tuổi, >= 30%

60 tuổi trở lên <10%, -> dân số trẻ

0 đến 14 tuổi <30%

60 tuổi trở lên >10%, -> dân số già.

Tuổi trung vị :

Md =<20 tuổi -> dân số trẻ

= 20 -> 29 tuổi, trung bình

=>30 tuổi, rất già.

# Qui mô dân số :

Theo tổng điều tra dân số 1999 qui mô dân số nước ta là 76.327.919 người. Nước ta là nước đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng hàng thứ 13 trên Thế giới.

Qui mô dân số nước ta ngày càng lớn và nhịp độ tăng trưởng dân số ngày càng tăng nhanh, đặc biệt thời gian để dân số tăng gấp đôi luôn được rút trong những năm gần đây.

Với qui mô dân số và cơ cấu dân số như vậy có một số khó khăn và thuận lợi phát triển kinh tế XH

Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở VN đang biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi và tăng tỷ trọng người già trong tổng số dân. tuy nhiên về cơ bản, VN có kết cấu dân số trẻ. Tỷ số giới tính liên tục tăng từ 94,2 năm 1979 lên 96,7 năm 1999 nhưng vẫn còn mất cân đối giữa nam và nữ trong tổng số dân.

1/ Thuận lợi :

- Với qui mô dân số đông nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng cho việc phát triển KT-XH.

- Với qui mô dân số trên, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, do đó thu hút được đầu tư nước ngoài vào VN, đặc biệt là ở những ngành công nghiệp cần nhiều công nhân.

- Cơ cấu dân số trẻ, có người lao động trẻ, khoẻ dễ tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, hăng say làm việc.

- Tạo lợi thế cho nước ta về lao động, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, thu hút đầu tư, giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạng tranh của sản phẩm. Sản phẩm của VN thường có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng với sản phẩm của các nước trong khu vực.

2/ Khó khăn :

- Với qui mô dân số quá đông như vậy đã gây sức ép về lao động và việc làm, với sự tăng nhanh của lực lượng lao động, mỗi năm tăng thêm 1,2 triệu lao động mà trong đó tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng tương xứng với tăng dân số, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao (khoảng 68%) đặc biệt là thất nghiệp ở lứa tuổi trẻ.

- Mặc dù lực lượng lao động của ta trẻ, khoẻ tuy nhiên lực lượng lao động này lại chưa được đào tạo, tay nghề chưa cao do đó không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

- Cơ cấu đào tạo bất cập, không đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến một số đào tạo rồi nhưng khó tìm được thị trường cho lĩnh vực được đào tạo đó, một số lĩnh vực cần nhiều lao động nhưng lại ít lao động đáp ứng được dẫn đến việc đề ra các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.

Câu 7 :

 Trình bày quan điểm của Đảng trong chính sách dân số giai đoạn hiện nay và làm rõ quan điểm “ Đầu tư cho công tác dân số KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao”

TLời :

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân số :

- Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để na7ng cao chiến lược chính sách của từng người, từng gia đình và toàn XH, góp phần để thực hiện CNH-HĐH.

- Thực hiện dồng bộ từng bước và có trọng điểm việc điều hoà giữa số lượng và chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển Kt-XH là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số. Tập trung ưu tiên cho các vùng khó khăn, có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống cho người dân.

-Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả KT-XH trực tiếp và rõ rệt. Nhà nước cần đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời qui động sự đóng góp của công đồng và tranh thủ sự viện trợ của Quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong việc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp trên cơ sở có bộ máy chuyên trách đủ mạnh và đẩy mạnh XH hoá là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của chương trình dân số và phát triển.

Làm rõ quan điểm “ Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả KT-XH trực tiếp và rõ rệt”

Đầu tư cho con người là một việc rất tốn kém, trong suốt quá trình phát triển của một con người ngay từ khi còn trong bụng mẹ trẻ em phải được chăm sóc một cách tốt nhất về thể chất, đến khi được sinh ra thì nhu cầu đòi hỏi trong việc hình thành nhân một con người hoàn chỉnh từ nhu cầu ăn mặc, chăm sóc sức khoẻ, học hành đến giải trí, do đó việc giảm dân số là một chiến lược lâu dài và bền vững, giảm đầu tư của gia đình, xã hội. trong điều kiện kinh tế hạn hẹp muốn nâng con chất lượng dân số, cuộc sống thì phải giảm dân số mới tạo điều kiện phát triển bền vững. 

Câu 8 :

 Nêu các mục tiêu và biện pháp thực hiện chính sách dân số VN hiện hành, các giải pháp nào là giải pháp cơ bản

.

Mục tiêu :

Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chát lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Mục tiêu cụ thể: là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 02 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc để quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội vào năm 2010; nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

Giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục, hạn chế các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (HIV)

Mở rộng nâng cao chất lượng các chương trình sức khoẻ sinh sản KHHGĐ.

Trong chiến lược dân số VN có 08 giải pháp: Lãnh đạo, tổ chức , quản lý; truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi; Chăm sóc SKSS và KHHGĐ; Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu thông tin;Nâng cao trình độ dân trí tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới; Xã hội hoá và cơ chế chính sách; Tài chính và hậu cần; Đào tạo và nghiên cứu; trong các giải pháp trên có 1 số giải pháp cơ bản:

# Nâng cao chất lượng truyền thông dữ liệu.

- Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu dân cư dùng chung, là hệ thống động và Tin học hoá đảm nhận vai trò nồng cốt trong trao đổi thông tin dữ liệu với các dữ liệu chuyên ngành liên quan đến dân cư.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành có chứa đựng các chỉ số dân số, các chỉ báo giám sát nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược chương trình dân số tại các cấp quản lý.

- Lồng ghép yếu tố dân số trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững với cơ cấu dân số và phân bổ dân cư hợp lý

Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò gia đình, bình đẳng giới.

- Tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao dân trí.

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo bình đẳng giới.

- Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo dạy nghề và phân công lao động.

- Củng cố thiết chế gia đình và nâng cao phúc lợi gia đình.

# XH hoá và cơ chế chính sách.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến dân số.

- Vận động và tổ chức thu hút sự tham gia rộng rãi của nười dân và toàn XH đối với công tác dân số, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, tạo sự phối hợp liên ngành theo kế hoạch dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng.

- Huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, công đồng và người dân đối với công tác dân số.

# Tài chính và hậu cần.

- Huy động sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và chính quyền các cấp.

- Sử dụng và quản lý nguồn lực.

- Chủ động sản xuấtt, nhập khẩu và cung ứng các phương tiện, dụng cụ tài liệu.

- Nâng vao hiệu quả hệ thống hậu cần về CSSKSS/KHHGĐ từ trung ương đến địa phương

# Đào tạo và nghiên cứu .

- Nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo chuyên ngành dân số theo hướng đổi mới cả về phương pháp và nội dung phục vụ thjiết thực các yêu cầu mới của công tác dân số.

- Gắn nghiên cứu với thực tế, triển khai đồng bộ các loại hình nghiên cứu, thừa kế vốn sản có, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm tạo ra những nghiên cứu có chất lượng, vừa phục vụ công việc trước mắt, vừa chuẩn bị cho các bước phát triển của chương trình.

Câu 9 :

 Nêu nội dung quản lý Nhà nước về công tác dân số và KHHGĐ của nước ta .

TLời : Được quy định tại điều 33 PLDS

1/ Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án về dân số trình chính phủ phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình dự án đó trong phạm vi cả nước.

2/ Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các dự án luật, pháp lệnh văn bản dân số luật chính sách về dân số KHHGĐ để trình Chính phủ, ban hành theo thẩm quyền qui định, Thông tư, để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Nhà nước, qui chế quản lý của các chương trình dự án dân số KHHGĐ. Tham gia xây dựng các công tác có liên quan đến dân số KHHGĐ.

3/ Tổ chức phối hợp giữa các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể, nhân dân và tổ chức XH thực hiện việc cung cấp thông tin và dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân xây dựng các qui chế thực hiện chính sách dân số KHHGĐ của Nhà nước đối với các Cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thề, Nhân dân và tổ chức XH.

4/ Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và trình Chính phủ kế hoạch tài chính đảm bảo cho chương trình dân số KHHGĐ.

5/ Hướng dẫn kiểm tra các ngành, địa phương tổ chức công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước các văn bản về dân số KHHGĐ do Uỷ ban ban hành.

6/ Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức Quốc tế, việc ký kết tham gia các điều ước quốc tế về dân số KHHGĐ, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế điều ước quốc tế theo qui định của Chính phủ.

7/ Quản lý tổ chức viên chức đào tạo, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành theo qui định của Chính phủ quyết định việc truyền dẫn sử dụng khen thưởng kỷ luật nghỉ hưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với viên chức do Uỷ ban trực tiếp quản lý.

8/ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác dân số KHHGĐ.

9/ Tổ chức việc thu thập xử lý lưu trữ và phổ biến thông tin dân số KHHGĐ, đáp ứng yêu cầu quản lý điều phối và thực hiện công tác dân số KHHGĐ.

10/ Phối hợp với các cơ quan thẩm tra các điều kiện cho phép sản xuất, nhập khầu, xuất khẩu các phương tiện thiết bị KHHGĐ.

Theo các quy định trên, xác định rõ nội dung quan rlý nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả công tác dân số, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước về dân số thực hiện

Câu 10 :

 Trình bày thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó đến qui mô chất lượng nguồn nhân lực và vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Trả lời: 

Thực trạng dân số Việt Nam:

- Quy mô dân số ngày càng lớn và nhịp độ tăng dân số ngày càng nhanh chóng, đặc biệt thời gian để dân số tăng gấp đôi luôn được rút ngắn.

-Tổng điều tra dân số năm 1999 nước ta có tổng dân số là 76.327.919 người.

-Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi đang biến đổi theo hứơng giảm tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi và tăng tỷ trọng người già. Tuy nhiên nhìn chung dân số nước ta vẫn là dân số trẻ.

-Tỷ số giới tính liên tục tăng từng 94,2 (năm 1979) lên 96,7 (năm 1999) nhưng vẫn mất cân đối giữa nam và nữ.

-Mật độ dân số Việt Nam tăng lên nhanh chóng và thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng.

-Vùng đất hẹp thì tập trung nhiều: đồng bằng chiếm 24,3% diện tích lãnh thổ nhưng lại có tới 56,26% dân số.

-Dân số Việt Nam đại bộ phận sống ở nông thôn (76,5%).

Từ thực trạng dân số VN có ảnh hưởng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

-Với dân số tới dưới 80 triệu người đây là nguồn hình thành nguồn nhân lực tự nhiên của nước ta, nước ta có quy mô nguồn nhân lức đông đảo có khoảng dưới 40 triệu trong độ tuổi lao động.

-Dân số nước ta là dân số trẻ, do đó có nguồn nhân lực dồi dào, mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 đến 1,2 triệu lao động, hiện nay nước ta có khoảng 40 triệu người trong độ tuổi lao động.

-Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào tạo động lực để phát triển đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài do giá nhân công ở nước ta tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, đồng thời nguồn nhân lực nước ta có sức khỏe, ham học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến rất nhanh của thế giơ.

-Ngoài ra cũng có những tác động tiêu cực, với dân số động và tăng nhanh trong đó kinh tế lại chưa phát triển tiến kịp với phát triển dân số do đó đã tạo ra sức ép về việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp còn cao dưới 6% số người chưa có việc làm trong tổng số người lao động. Từ không có việc làm kéo theo những vấn đề xã hội.

-Nguồn lao động nước ta tương đối dồi dào tuy nhiên nguồn lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn do đó chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế XH.

-Cơ cấu dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn ảnh hưởng tới việc làm ở nông thôn. tình trạng thanh niên không có việc làm ở nông thôn đổ dồn ra thành thị kiếm việc làm nhiều khó khăn trong việc quản lý ở thành thị.

PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

Câu 1: Nội dung các chính sách vĩ mô phát triển nguồn nhân lực xã hội? Liên hệ thực tiễn việc thực hiện một trong những chính sách vĩ mô đó để phát triển nguồn nhân lực xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tlời:

#Nội dung chính sách vỉ mô:

Chính sách vĩ mô bao trùm nhất về giáo dục đào tạo

-Xác định vị trí giáo dục đào tạo trong tổng thể những vấn đề kinh tế xã hội trong sự phát triển đất nước. Giáo dục đào tạo là vấn đề quốc sách hàng đầu của sự phát triển đất nước.

-Mục tiêu giáo dục đào tạo: Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

-Mở rộng các hình thức giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hóa xã hội hóa giáo dục...

-Chính sách cụ thể: Nâng cao dân trí, chính sách cơ cấu đào tạo, chính sách ưu đãi đối với lực lượng làm công tác giáo dục, chính thi tuyển vào giáo dục đào tạo.

-Chăm sóc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: tạo ra lớp người cường tráng, yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực, đàp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Chính sách phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân.

-Chính sách đa dạng hóa các hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ người dân, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục y tế.

-Chính sách đầu tư cho y tế, sử dụng ngân sách sự nghiệp.

-Chính sách bảo hiểm y tế.

-Chính sách phòng trừ các tệ nạn xã hội và các dịch bệnh.

-Chính sách về thể dục thể thao, phát triển cộng đồng.

Rèn luyện thể dục thể thao, không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giáo dục tin thần ý chí tập thể, đồng đội một phẩm chất quan trọng nguồn nhân lực.

Một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đầu tư nhiều nhất là vấn đề giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực VN để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Đảng và nhà nước coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Do đó đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước và sẽ thu được những thành quả to lớn từ sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua chúng ta đã chúng trọng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo từ công lập dân lập, bán công, tư thục... các cơ sở trường lớp dụng cụ giảng dạy được đầu tư tăng cường đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn... Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Do đó chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, số người lao động qua đào tạo đã tăng lên đáng kể, đáp ứng được ngày càng nhiều yêu cầu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Ngân sách đầu tư cho giáo dục vẫn còn rất hạn chế, chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều điều cần phải bàn, sự quản lý của nhà nước đối với giáo dục vẫn chưa sát sao và không có hiệu quả, các chương trình đào tạo có rất nhiều bất cập so với sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực VN vẫn còn một số lượng lớn lực lượng lao động chưa qua đào tạo không có tay nghề tình hình thất nghiệp tăng nhanh, trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Câu 2: Trình bày và phân tích các đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực VN hiện nay, ảnh hưởng của nó đến công cuộc HĐH-CNH như thế nào? Tiến trình hội nhập của VN như thế nào?

Tlời

1/Đặc điểm nguồn nhân lực

VN có nguồn nhân lực dồi dào

VN là nước có dân số đông thứ hai Đông nam á và thứ 13 thế giới ở thập niên 90 nước ta có 35 triệu lao động đến đầu thế kỷ 21 là 40 triệu lao động. Do dân số tăng nhanh từ trước cho nên nguồn nhân lực tiếp tục tăng với tốc độ cao. Hàng năm có từ 1 đến 1,2 triệu lao động gia tăng. Nguồn nhân lực trẻ tăng nhanh là một lợi thế đối với sự phát triển của đất nước.

-Nó đảm bảo yếu tố cơ bản cho đầu tư phát triển, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

-Lao động trẻ có sức bật nhanh thuận lợi cho sự phát triển chuyên môn, có sức khỏe dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Thuận lợi phát triển hoạt động xuất khẩu lao động, một dạng đặc thù của kinh tế đối ngoại.

Tuy nhiên điều đó cũng đặt ra sự thách đố gay gắt đối với vấn đề giải quyết việc làm trong điều kiện nước ta còn kém phát triển, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo việc làm còn hạn hẹp.

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật vẫn còn thấp kém phần lớn là lao động phổ thông.

-Do nước ta đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, đồng thời trãi qua các cuộc chiến tranh kéo dài, đầu tư cho giáo dục đào tạo vẫn còn hạn hẹp do đó chất lượng nguồn nhân lực bị hạn chế do không được đào tạo. Tỷ lệ lao động không qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động. Năm 2000 không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 72% cả nước. Trong đó ờ nông thôn chiếm 84%.

-Đặc điểm này của nguồn nhân lực VN có ảnh hưởng rất lớn không tốt đối với quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của nước ta. Nó tạo ra khoảng cách giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới> Lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không làm chủ được các công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới, không cạnh tranh được với thị trường lao động của khu vực và trên thế giới do đó nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước.

-Cơ cấu nguồn nhân lực VN vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới, đặc biệt so với các nước phát triển. Người lao động VN còn tập trung quá nhiều ở khu vực nông nghiệp, chiếm tới 62,56%.

Trong đó ở các nước phát triển thì tỷ lệ này là rất thấp.

Tỷ lệ ở các ngành công nghiệp và dịch vụ thì lại chiếm rất ít: 13,5% và 24,29%. Trong đó ở Anh công nghiệp 30%, Nhật 34%.

Có tình trạng phân bố cơ cấu nguồn nhân lực như vậy là do kinh tế của ta chưa phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ mới đang bước đầu phát triển .

Trong những năm tới cơ cấu nguồn nhân lực sẽ có sự thay đổi tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vu, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá .

Muốn làm được điều đó thì chúng ta phải phát triển đồng bộ tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội văn hoá, ytế giáo dục ... Để đưa đất nước ta lên. Phân công lại lao động trong các thành phần kinh tế, ngành kinh tế, vùng kinh tế để phát triển phù hợp với tình hình mới. Chính vì nguồn nhân lực là mục tiêu và là động lực chủ yếu của sự phát triển, nên trong nghị quyết đại hội VIII đã nêu: nâng cao dân trí, phát huy nguồn nhân lực to lớn của Việt Nam là nhân tố quyết định nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nguồn nhân lực thể hiện rất rõ qua các chủ trương, chính sách nhằm tác động đến nguồn nhân lực như kế hoạch hoá gia đình, xuất khẩu lao động, đào tạo và đào tạo lại với chương trình ngắn hạn, dài hạn cho phù hợp và cân đối, cùng với tính cần cù chịu khó, thông minh, sẽ tạo ra nguồn lực trong tương lai có đủ khả năng đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.

Câu 3 : Phân tích vai trò chính sách giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực. Liên hệ thực tiển thực hiện chính sách đó nhằm nâng cao phát triển nguồn nhân lực 

Trả lời : 

Vai trò chính sách giáo dục đào tạo

Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra lớp người có trí tuệ, sưc khoẻ và đạo đức trong sáng. Do đó Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của Quốc gai, cần tiến nhanh hơn nữa xã hội hoá giáo dục.

Trong những năm qua hệ thống đào tạo giáo dục nước ta phát triển tương đối mạnh mẽ có nhiều loại hình trường lớp được m

ë

 rộng, cơ cấu giáo dục cũng được thay đổi, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao.

Xuất phát từ vai trò to lớn của Nhà nước đối với GDĐT, NN phải đảm bảo công bằng cho các hoạt động GD, phát triển GD, đảm bảo chất lượng giáo dục; thông qua mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo từng bước nâng cao dân trí đào tạo NNL, bồi dưỡng nhân tài nhằm đào tạo ra lớp người có trình độ, sức khỏe phẩm chất đạo đức tốt. Coi đầu tư cho GD là một hướng cơ bản đầu tư cho phát triển, làm cho GD đi trước một bước, tạo điều kiện cho GD phát huy vai trò tác dụng của nó trong sự phát triển XH. Cần ưu tiên đúng đắn cho GD tạo cho đội ngũ giáo viên an cư lạc nghiệp, từng cơ quan, từng xí nghiệp phải có ý thức đầu tư, quan tâm đến GD. Bên cạnh đó, NN đã xác định được trách nhiệm là phải tổ chức xã hội hóa đối với sự nghiệp GD và ĐT; khẳng định 1 cách rõ ràng GD là sự nghiệp của toàn dân, huy động toàn xã hội làm GD, XHH GD, tạo cơ hội cho người dân tham gia giáo dục đào tạo theo cơ chế hợp lý.

Trên nền tảng những định hướng trong chính sách GD ĐT nêu trên, CP hoạch định hàng loạt các chính sách cụ thể về giáo dục ĐT như: Chính sách nhằm nâng cao dân trí, chính sách phổ cập giáo dục, chính sách xóa mù chữ và chống tái mù chữ, chính sách giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, chính sách cơ cấu đào tạo, chính sách ưu đãi đối với người làm công tác giáo dục và ĐT, chính sách thi tuyển vào các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.

Chúng ta đã phát triển nhiều loại hình đào tạo rất đa dạng cả công lập lẫn dân lập, bán công tư thục , đây là những cơ sở đào tạo tay nghề chính cho nguồn nhân lực nước ta.

Chúng ta đã cơ bản xoá được nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học, đây là tiền đề quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ có chất lượng và tiếp thu nhanh được khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực và Thế giới ,

Các cấp bậc học, ngành học ngày càng được mỡ rộng, các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được phát triển rộng khắp, đây là cơ sở để đào tạo tay nghề trực tiếp cho nguồn nhân lực nước ta .

Đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng được nân cao về trình độ chuyên môn đây là đội ngũ rất quan trọng để phát triển chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam .

Cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực .

Các chương trình giảng dạy ngày càng được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới, đây là điều kiện để nước ta hội nhâp với khu vực và trên thế giới 

Liên hệ thực tế :

Tuy nhiên trong thực tiển hiện nay thì vấn đề giáo dục đào tạo còn có rất nhiều điều cần phải bàn về chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, chính sách, ngân sách .

- Tuy chúng ta đã phát triển mỡ rộng được các loại hình đào tạo, tuy nhiên chất lượng của các trường dân lập, bán công bổ túc vẫn còn rất nhiều hạn chế 

- Mặc dù các cấp học bậc học đã được mỡ rộng tuy nhiên hệ thống các trường Trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề vẫn còn thiếu rất nhiều, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo 

- Chế độ đào tạo giảng dạy đã rất củ mà chưa được đổi mới về giáo trình, bài giảng vẫn đến không tiếp cận những chương trình giảng dạy của khu vực và thế giới .

Hướng giải quyết : 

- Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhanh hơn nữa trong thời gian tới, khuyến khích các thành phần tham gia vào sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, dưới sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, nguồn nhân lực có thể đào tạo từ những hướng khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá .

- Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhiều hơn nữa và có trọng điểm để có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học của người dân. Tất cả mọi người đều có thể đi học.

- Tiến hành hơn nữa việc cải cách các chương trình giáo dục đào tạo.

Câu 4: Anh ( Chị ) hiểu như thế nào về câu nói ‘’Trong bối cảnh nền sản xuất hiện đại ngày nay vốn con ngừơi trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển ‘’

Trả lời : 

Trong bối cảnh ngày nay thời đại của công nghệ thông tin tuy nhiên dù công nghệ cao đến mấy thì cũng đều do con người ta nghĩ ra, sáng tạo ra nó . Do đó có thể coi vốn con người là yếu tố quyết định của sự phát triển .

Đối với các nước có trình độ phát triển cao và tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh ...... mặc dù họ đã có trình độ phát triển cao nhưng họ vẫn đặc vấn đề con người đào tạo phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu . Nó được thể hiện ở trình độ phát triển giáo dục đào tạo ở mức rất cao và có chất lượng, do đó chất lượng nguồn nhân lực của các nước này rất cao, Họ sẽ dễ dàng làm chủ được các công nghệ hiện đại và tiên tiến .

Đối với nước ta một nước đang phát triển tuy nhiên Đảng và Nhà nước ta đã xác định đào tạo nguồn nhân lực là sự nghiệp hàng đầu và quan trọng nhất trong sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá . Coi sự nghiệp giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nước ta là nước tuy diện tích không lớn nhưng có quy mô dân số tương đối đông và số lượng lao động dồi dào. Mỗi năm số lượng lao động được bổ sung thêm từ 1 đến 1,2 triệu lao động mới . Nước ta có lực lượng lao động hùng hậu và rất trẻ . Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để quyết định mọi sự phát triển của đất nước .

Với lực lượng lao động vừa đông vừa trẻ tạo điều kiện cho chúng ta chủ động được nguồn lực , không phải phụ thuộc vào nước ngoài, nó gíup cho chúng ta phát triển toàn diện mọi mặc kinh tế xã hội .

Lực lượng lao động nước ta ngày càng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật do đó chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá .

Giá nhân công nước ta tương đối rẽ do đó tạo điều kiện thu hút được sự đầu tư nước ngoài .---> Xuất khẩu lao động 

Lực lượng lao động đông trong khi kinh tế chưa phát triển kịp so với sự gia tăng dân số . Hiện nay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải chú ý tới những giải pháp sau : 

+ Tăng cường giáo dục đào tạo

+ Phát triển kinh tế xã hội.

+ Xuất khẩu lao động .

+ Giảm tỷ lệ sinh .

Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực .

Câu 5: Tại sao nói nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá .

Trả lời : 

Nguồn nhân lực là mục tiệu tác động chính của sự phát triển.

Nói đến vai trò nguồn nhân lực là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển. Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mọi sự phát triển đều hướng vào mục tiêu duy nhất là phục vụ con người .

Vai trò của con người được thể hiện ở hai mặt : Trước hết con người là người tiêu dùng đồng thời con người cũng là chủ thể sản xuất ra các sản phẩm .

Sự tiêu dùng của con người là nguồn góc của sự phát triển, với nhu cầu ngày càng phát triển và đòi hỏi đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, Sản xuất là để phục vụ tiêu dùng và tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản xuất .

Con người thông qua quá trình lao động sản xuất đã ngày càng đáp ứng hơn nhu cầu tiêu dùng của mình, thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, chỉ có thông qua lao động sản xuất con người mới sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, lao động của con người đóng vai trò quyết định. 

Vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa :

- Nghị quyết Đại hội Đảng VIII khẳng định “ Nâng cao dân trí và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi CNHHĐH.”

- Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã đem lại những bước tiến thần kỳ cho sự phát triển kinh tế , thực tế đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của những Quốc gai có chiến lược về công nghệ đúng đắn. Tài nguyên tri thức là nguồn tài nguyên vô giá mà quốc gia nào sử dụng được tài nguyên này thì quốc gia đó đã nắm được chìa khóa của sự phát triển .

- Những tri thức và công nghệ chính là sản phẩm sáng tạo của con người hay nói cách khác chính là sản phẩm của nguồn nhân lực qua quá trình lao động, Con ngừơi chính là chủ thể của quá trình CNHHĐH, việc thực hiện sự nghiệp CNHHĐH có thành công hay không là do chính sách sữ dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không, có làm phát huy mọi tiềm năng của con người để sáng tạo và cống hiến cho đất nước hay không .

- Mọi sự phát triển phải lấy con người làm trung tâm là tác nhân và mục đích của sự phát triển .

Con người đi đến sự phát triển là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt về trình độ khoa học kỹ thuật và bản sắc văn hoá tốt đẹp, phù hợp. Trong đó khâu cải tiến đột phá quan trọng nhất là cải tiến giáo dục đào tạo .

Câu 6:

Trình bày khái niệm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội? Tại sao sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội?

Tlời

Khái niệm:

-Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội và của mỗi thành viên trong xã hội.

-Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội không chỉ là mức độ thu hút lao động vào sản xuất xã hội mà còn thể hiện ở trình độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng lao động trong quá trình hoạt động.

-Theo nghĩa hẹp thì sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội là được thể hiện các chỉ tiêu mức độ sử dụng thời gian lao động và mức tăng năng suất lao động cá nhân.

Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là đề cập người lao động có việc làm trong xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội không chỉ là mức độ thu hút lực lượng lao động vào sản xuất xã hội, là thu hút khả năng sẵn có của mọi lực lượng lao động sản xuất trong xã hội.

#Tại sao lại sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội:

-Thứ nhất: Công nghiệp sản xuất hiện đại luôn đòi hỏi đội ngũ lao động phát huy cao độ trí tuệ và óc sáng tạo. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cách thức và hình thức sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Tổ chức lao động không tốt trước hết không phát huy được trí tuệ của con người đã được đào tạo và thiếu sáng tạo.

-Cùng với vai trò to lớn của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có trí tuệ ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển sản xuất xã hội. Tuy nhiên lực lượng lao động có trí tuệ có được đưa vào phát triển kinh tế xã hội hay không lại phụ thuộc rất lớn vào tổ chức lao động xã hội. Thực tiễn nhiều quốc gia cho thấy hiện tượng chảy máu chất xám, sự lệch lạc trong phân công lao động xã hội gây ra những tổn thất đáng kể các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ.

-Tính tích cựa và hoạt động sáng tạo của con người lao động một yếu tố cơ bản của tăng năng suất lao động và là yếu tố không thể thiếu được của sự phát triển hiện đại, chỉ có được bởi việc quản lý và sử dụng con người một cách khoa học, dân chủ, nhân văn...

-Một trong những con đường tạo nên sức mạnh cạnh tranh hàng hóa thị trường trong nước khu vực và thế giới là hạ thấp chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Điều đó chỉ có được khi sử dụng ngày càng cao có hiệu quả hơn sức lao động xã hội. Để có được những điều trên thì nguồn nhân lực không chỉ được khác với tư cách là động lực sự phát triển mà quan trọng phải lấy con người là mục tiêu của sự phát triển.

Câu 7: Phân tích vai trò chính sách y tế và chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân trong phát triển nguồn nhân lực xã hội. Liên hệ thực tiễn trong thực hiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực...

Tlời

#Vai trò y tế:

-Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của xã hội, do đó chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế xã hội của đất nước.

-Sức khoẻ tốt được thể hiện ở thể lực cường tráng và không bệnh tật, cùng với trí lực và tâm lực là yếu tố quyết định để mỗi cá nhân tạo ra xã hội ngày càng văn minh. Không có sức khỏe tốt sẽ không có điều kiện để phát triển thể lực, trí lực và tâm lực. Không có sức khỏe là không có gì.

-Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chính sách cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội.

-Việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tốt, y tế tạo ra nguồn lực cơ bản cho sự phát triển của tương lai.

-Đối với nguồn nhân lực quốc gia thể lực của người lao động là một trong 3 phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực. Sức khỏe tốt là nhân tố nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm giáo dục, là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH.

-Vai trò to lớn của y tế như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến hoạt động y tế tăng cường đầu tư nguồn lực cho sự phát triển sự nghiệp này. Trong thời gian qua hoạt động sự nghiệp y tế đã được những thành tựu đáng kể, tuổi thọ bình quân và thể lực người VN đã tăng lên đáng kể, góp phần đưa chỉ số phát triển con người VN (HDI) lên vị trí hàng đầu, đáng khích lệ trên thế giới.

#Liên hệ thực tiễn thực hiện chính sách.

Trong những năm qua cùng với sự đi lên của đất nước, sự nghiệp y tế, vhăm sóc sức khỏe cho người dân đã đạt được những thành công đáng kể góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân và ổn định xã hội, đã cải thiện đáng kể chất lực nguồn nhân lực VN.

-Mạng lưới y tế đã được củng cố và phát triển mạnh mẽ từ TƯ đến địa phương, tận thôn bản. Cuối năm 2002: cả nước có 9/61 tỉnh thì có 100% số xã phường có Bác sĩ, 23/61 tỉnh thành đạt được 100% số xã phường có y sĩ <40% số thôn bản có cán bộ y tế.

-Ngành y tế tích cực pgối hợp với chính quyền đòan thể trong việc tuyên truyền đẩy mạnh vận động giáo dục vệ sinh phòng bệnh.

-Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng cao.

-Hệ thống các bệnh viện phòng bệnh được đầu tư, nâng cấp các cơ sở chữa bệnh tăng lên ngòai công lập.

-Hệ thống y dược học cổ truyền phát triển rất mạnh, sản xuất cung ứng thuốc trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chữa bệnh cho người dân, trình độ chuyên môn của các Bác sĩ được nâng cao.

-Những thành tựu trên của hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên hoạt động y tế vẫn còn rất nhiều thách thức cho sự phát triển.

-Sự eo hẹp về đầu tư tài chính cho y tế trong khi yêu cầu đối với khám chữa bệnh ngày càng cao.

-Tính nhân đạo và mục tiêu phấn đấu để có một nền y tế công bằng luôn luôn bị tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường.

-Làm thế nào vừa phát triển y tế phổ cập vừa phát triển y tế chuyên sâu tránh cho y học VN không bị tụt hậu.

-Vấn đề hệ thống Bảo hiểm y tế hiện nay mới đảm bảo 1 phần số lượng, (12 -> 13% dân số). Đối tượng có Bảo hiểm y tế không là người nghèo, mà là những người có thu nhập cao.

-Sự mất cân đối trong phân bố cán bộ y tế về các tuyến tạo nên sự quá tải cho các tuyến y tế cấp trên.

-Sự quản lý nhà nước còn kém hiệu quả.

-Thiên tai, các dịch bệnh lớn xảy ra làm khó khăn cho hoạt dộng y tế.

-Ngân sách cho y tế còn quá ít, 3.5 USD một người/ năm.

-Những thách thức trên của ngành y tế đã và đang ta7o nên những sức ép về chính sách sức khỏe cho người dân.

Câu 8: Trình bày và phân tích những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế xã hội VN hiện nay? Liên hệ thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực hiện nay?

Tlời

Sự nghiệp CNH-HĐH đặt ra những yêu cầu cao đối với sự phát triển nguồn nhân lực, trên cả phương diện thể lực, trí lực và cả phẩm chất tâm lý xã hội.

Về thể lực:

-CNH-HĐH gắn liền với việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản xuất công nghiệp, các thiết bị và công nghệ hiện đại do đó đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng của người lao động trên các mặt.

-Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng được quá trình sản xuất liên tục kéo dài.

-Có các thông số nhân chủng học đáp ứng hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới. Việc thiết kế và sản xuất riêng các thiết bị công nghệ đáp ứng các yếu tố nhân chủng học.

-Luôn có sự tỉnh táo, sản khoái tinh thần, những điều này phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái sức khỏe của người lao động.

Về mặt trí lực:

-Đáp ứng được sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi đội ngữ nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nguồn nhân lực phải được đào tạo có tay nghề chuyên môn cao trước hết ở các loại.

-Đội cgũ càng đông đảo trí tuệ, có trình độ quản lý chuyên môn và kỹ thuật cao, có khả năng đảm nhận kỹ năng quản lý ngày càng phức tạp và các phương pháp quản lý hiện đại, nắm bắt và phát triển các công nghệ hiện đại trong tất cả lĩnh vực của sản xuất xã hội. Nâng tỷ lệ người được đào tạo có kỹ năng lên 40% (hiện nay là 21%).

-Đội ngũ đông đảo công nhân kỹ thuật được đào tạo kỹ lưởng, có chất lượng tay nghề cao. Hiện nay nước ta phần động là lao động phổ thông không qua đào tạo. Số lượng lao động được đào tạo mới chiếm 10%, phấn đấu đạt 25% vào năm 2000.

-Sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực trước hết phải dựa vào đội ngũ huấn luyện có số lượng đông đảo và có chất lượng cao.

-Nâng cao ý thức công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và phong cách làm việc công nghiệp của người lao động.

#Về phẩm chất tâm lý xã hội:

-Có tác phong công nghiệp.

-Có ý thức kỷ luật tự giác cao.

-Có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn.

-Sánh tạo năng động trong công việc.

#Liên hệ thực tiễn:

Chất lượng NNL trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên chất lượng NNL VN vẫn chưa được đáp ứng yêu cầu của sự CNH-HĐH của nước ta.

-Về mặt thể lực: NNL VN tuy đã được nâng cao về mặt thể lực, sức khỏe, sự chịu đựng dẻo dai đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên người VN vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu về thể lực của tình hình mới và còn xa kém so với các nước trên thế giới và khu vực.

-Về mặt trí lực: NNL tuy đã được đào tạo và nâng cao về trình độ và tay nghề, tuy nhiên nhìn chung NNL vẫn là người lao động phổ thông, thủ công chưa qua đào tạo, số lượng lao động phổ thông vẫn chiếm 72%, số người được đào tạo vẫn còn thấp và chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, công nghệ cao...

-Về tâm lý: Nhìn chung người lao động VN vẫn còn giữ tác phong làm việc nông nghiệp lạc hậu, khả năng làm việc độc lập kém, không chịu năng động sáng tạo, sức ỳ vẫn còn rất lớn.

Câu 9: Tại sao nói NNL con người VN là lợi thế và nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội (tương tự câu 5).

Câu 10: Phân tích tình hình lao động việc làm ở nước ta hiện nay? Quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm.

Tlời

Phân tích tình hình lao động việc làm:

-Nước ta là một nước đông dân thứ hai Đông Nam á và đứng thứ 13 trên thế giới.

-Hiện nay nước ta có khoản 40 triệu người lao động trong đó là lao động trẻ, hàng năm tăng thêm từ 1 – 1,2 triệu lao động.

-Lực lượng lao động đảo tạo điều kiện cho phát triển, thực hiện CNH-HĐH. Tuy nhiên lực lượng lao động quá đông trong khi đó kinh tế thì chưa phát triển tương xứng với sự gia tăng của dân số và lực lượng lao động đông tạo ra sức ép về việc làm.

-Hàng năm nước ta có khoản 7 triệu lao động không có việc làm, một con số đáng báo động.

-Tình trạng thất nghiệp diễn ra ở hầu hết các khu vực vùng miền, thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là thất nghiệp ở nông thôn chiếm 67,3% trong tổng số thất nghiệp, do lực lượng lao động ở đây chưa được đào tạo chủ yếu là lao động phổ thông, thủ công.

-Những người thất nghiệp chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, khỏe do đó đã để lãng phí một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.

-Tình trạng thất nghiệp vô hình vẫn còn rất nhiều và phổ biến chủ yếu xảy ra ở lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn, vẫn có việc làm nhưng việc làm không đúng chuyên môn, sở trường, gây ra tình trạng không hưng phấn trong công việc, năng suất lao động thấp.

#Quan điểm của Đảnh và Nhà nước ta:

-Cần có quan điểm đúng đắn vế việc làm, lao động không chỉ trong biên chế mà còn ngoài biên chế, không chỉ ngoài xã hội mà còn tại gia đình.

-Tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật theo tinh thần đổi mới. Nhà nước tạo ra môi trường và điều kiện để mọi người lao động tự lo làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người.

-Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất.

-Phương hướng có tính chiến lược để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động tiếp tục phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng kinh tế đối ngoại.

-Thực hiện phương châm nhân dân tự lo việc làm trong các thành phần kinh tế là chính, khắc phục tâm lý ỷ lại trông chờ vào nhà nước.

-Nhà nước có trách nhiệm chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động.

-Để có việc làm bản thân người lao động phải tự thay đổi nhận thức về việc làm, trực tiếp liên hệ để tìm việc làm tuỳ theo nguyện vọng, khả năng trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

-Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm đối việc làm của người lao động, doanh nghiệp có thể nhận người vào học nghề để làm cho doanh nghiệp.

Câu 11: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá phát triển NNL. Dựa vào các chỉ tiêu đó đánh giá chất lượng NNL trong giai đoạn hiện nay.

#Về mặt thể lực:

-Sức khỏe là mục đích của sự phát triển đồng thời là điều kiện của sự phát triển. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần.

-Việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng NNL cả trong hiện tại lẩn trong tương lai. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ em là nền tảng để có chất lượng NNL trong tương lai. Chăm sóc sức khỏe tốt kéo dài tuổi lao động.

Việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cũng có thể cải thiện nâng cao hiệu quả của các nguồn lực khác.

-Nâng cao sức khỏe là 1 đòi hỏi chính đáng mà xã hội phải đảm bảo.

-Đánh giá chất lượng NNL và thể lực dựa trên 2 chỉ tiêu:

+Chiều cao trung bình;

+Cân nặng trung bình của thanh niên.

Về mặt trí lực của người lao động: được đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu:

+Trình độ văn hóa;

+Trình độ chuyên môn.

#Phẩm chất tâm lý xã hội:

-Khả năng quyết định những ứng xử cá nhân trong xã hội, tạo ra các giá trị con người, cộng đồng.

-Đảm bảo quyền cơ bản của con người hệ thống các giá trị tập tục, tín ngưỡng.

-Khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội và có sự phát triển tâm lý hài hòa.

-Khả năng tự giáo dục trở thành con người vừa có năng lực vừa có trình độ, đạo đức.

Chỉ tiêu tổng hợp:

Sức khỏe;

Trình độ học vấn;

Thu nhập.

#Giải pháp nâng cao chất lượng NNL:

-Phát triển mạnh mẽ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tạo điều kiện để mọi người dân đều được khám chữa bệnh đầy đủ.

-Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo. Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

-Phát triển mạnh kinh tế để đáp ứng được yêu cầu việc làm của người dân, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống ổn định xã hội...

-Giáo dục truyền thông tự lực tự cường ham học hỏi của người dân để có thể đáp ứng được yêu cầu của phát triển đất nước.

-Giảm tỷ lệ gia tăng dân số để có tỷ lệ sinh thích hợp với sự phát triển kinh tế xã hội tiến tới mức sinh ổn định.

Câu 12: Quan niệm về lực lượng lao động ở nước ta có gì khác so với các tổ chức lao động quốc tế.

Tlời

-Tổ chức lao động quốc tế (ILO) lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp.

-Lực lượng lao động bao gồm cả những người có việc làm và những người thất nghiệp.

-Theo quan điểm này thì lực lượng lao động của ta rộng hơn so với các nước khác, tổ chức lao động vì nó bao gồm những người cò việc làm và chưa có việc làm không ở độ tuổi lao động. Vì ở nước ta số trẻ em chiếm tỷ lệ lớn chưa đến tuổi lao động vẫn phải đi làm. Và những người đã quá tuổi lao động nhưng vẫn phải đi làm.

-Khái niệm thị trường sức lao động, ca'1c đặc điểm thị trường sức lao động VN.

-Là không gian diễn ra sự mua bán hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động, là nơi thực hiện các giá trị sức lao động.

-Đặc điểm thị trường lao động: Khu vực thành thị chính thức là nơi hầu hết mọi việc làm nếu như có khả năng, khu vực này bao gồm các tổ chức kinh tế lớn như: Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, nhà máy... giữa người lao động luôn chò đóng sức hấp dẫn đối với họ là trả lương cao và công việc ổn định. Lý do cơ bản để họ được trả lương cao là gì nơi đó thuê nhân công với trình độ chuyên môn cao, có trình độ ĐH, THCN. Vì vậy khu vực này thường xuyên có 1 dòng người lao động chờ việc làm.

-Khu vực thành thị không chính thức: là những cơ sở nhỏ hơn ở khu vực thành thị d0ó là những cửa hàng và cơ sở kinh doanh bên lề đường, sản xuất và buôn bán bằng nhiều loại hàng hóa và đôi khi cũng có thể cạnh tranh được với những khu vực lớn hơn.

-Khu vực nông thôn: Lao động ở khu vực này thường làm việc trong phạm vi gia đình mà mục đích không phải là để lấy tiền công mà để đóng góp phần của mình vào sản lượng trong gia đình. Tuy vậy vẫn thuộc thị trường lao động làm thuê, nhất là theo mùa vụ, những người làm thuê thường là do những hộ gia đình đông con đất trồng trọt lại thiếu.

TIỀN LƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 1: Bản chất của tiền lương trong kinh tế thị trường, vai trò tiền lương trong phát triển kinh tế xã hội.

Tlời

Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền lương. Đó là khoản tiền mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người lao động sau giờ làm việc.

-Là kết quả phân phối của cải xã hội ở mức cao. Kinh tế thuộc phạm trù lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của 1 bộ phận dân cư trong xã hội, còn một bộ phận dân cư khác do không có vốn chỉ có sức lao động phải đi làm thuê cho những người có vốn và đổi lại họ nhận được 1 khoản tiền gọi là tiền lương.

-Bản thân tiền lương có liên quan đến vấn đề lý luận lợi ích, kỷ luật về sự phân phối và thu nhập của nhà nước, nhà kinh doanh và người lao động. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ. Mối quan hệ giữa sản xuất và nâng cao đời sống, giữa tích luỹ và tiêu dùng.

Vai trò tiền lương trong kinh tế thị trường.

-Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan tâm đặc biệt hàng ngày đối với họ. Vì tiền lương luôn là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Sự phân công lao động công bằng hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đó đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

-Tiền lương trong cơ chế thị trường: tiền lương tiền công là giá cả hàng hóa sức lao động, tiền lương vừa là yếu tố phân phối vừa là yếu tố sản xuất tiền lương .

-Liên hệ thực tiễn việc thực hiện chính sách tiền lương. Hiện nay chính sách tiền lương ở nước ta theo đánh giá của nhiều nhà khoa học thì vẫn còn nhiều bất cập. Chi trả tiền lương vẫn chưa hợp lý và vẫn còn rất thấp.

-Trong những năm trước nhà nước ta theo cơ chế quản lý quan liêu bao cấp chi trả tiền lương không theo công việc mà theo quy định của bản lương, không cần tính đến sức lao động, tình trạng ỷ lại, không hăng say trong công việc.

-Trong những năm gần đây chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường giá cả tiền lương được trả theo sức lao động mà người lao động bỏ ra. Do đó đã khuyến khích được người lao động làm việc, phát huy trí tuệ năng lực nâng cao năng suất lao động.

Câu 2: Dựa trên yêu cầu của tổ chức tiền lương hãy phân tích tiền lương thỏa đáng là điều kiện tiên quyết để đánh bật nạn tham nhũng khi con người không thể chống lại sự quyến rũ của những khoản tiền hối lộ khổng lồ?

Tlới

Tiền lươnh là thước đo sức lao động của người lao động. Do đó tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với người lao động, có là nguồn sống chính của họ, do đó tiền lương đáp ứng thỏa đáng sẽ làm giảm tỷ lệ các tệ nạn tiêu cực trong xã hội, đặc biệt trong đó đơn vị hành chính sự nghiệp.

Khi tổ chức tiền lương cần đáp ứng yêu cầu sau:

-Đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động cho người lao động và gia đình họ.

-Làm cho tiền lương trở thành 1 động lực thật sự mạnh tác động đến năng suất lao động, hiệu suất công tác.

-Đảm bảo tính đơn giản rõ ràng dễ hiểu.

-Xóa bỏ các biểu hiện tiêu cực, rối loạn tiền lương, thu nhập, gây khó khăn cho quản lý nhà nước và tạo ra bất bình đẳng trong lĩnh vực phân phối thu nhập của xã hội.

Nước ta là nước được thế giới đánh giá là nước có nạn tham nhũng đứng thứ 10 trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự chi trả tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Mức lương của cán bộ công chức còn quá thấp so với khu vực và trên thế giới. Nhu cầu của con người ngày càng tăng mà thu nhập của chính họ lại không được như ý muốn, dẫn đến những việc làm thu nhập thêm những móc ngoặc...

Ở nước ta tiền lương chưa được coi là động lực mạnh tác động đến người lao động vì nó quá thấp, nếu chỉ dựa vào lương hành chính nhà nước thì không thể có được những nhu cầu mong muốn.

Cách tính chi trả tiền lương của chúng ta vẫn còn thống nhất giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Một số quốc gia đã sử dụng chính sách tồ chức tiền lương làm động lực nâng cao năng suất lao động và là công cụ chống lại tệ tham nhũng. Ở Pháp lương công chức hành chính rất cao chỉ sau Bác sĩ, lương của họ không chỉ nuôi sống họ mà còn nuôi cả gia đình với mức sống dư giả. Ở Thuỵ Sĩ cũng áp dụng chính sách tiền lương rất hợp ký, lương công chức mỗi tháng khoảng 18 đến 20 nghìn france.

Câu 3: Phân tích “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các hoạt động khác nhau có tầm quan trọng khác nhau và giữa các vùng có điều kiện sinh hoạt, mặt bằng giá cả khác nhau”. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện nhận thức này trong thực tiễn chính sách tiền lương của nước ta như thế nào?

Tlời

Trong xây dựng chế độ tiền lương của tổ chức tiền lương về cơ bản không để xảy ra chênh lệch bất hợp lý về tiền lương giữa người lao động khi họ có cùng đóng góp sức lực trí tuệ tương đương nhau trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên không có nghĩa là cao bằng nhau mọi điều kiện, mọi vị trí có tầm quan trọng khác nhau do đó cần quan tâm tới các yếu tố sau:

-Tính chất phức tạp về kỹ thuật giữc các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi trình độ lành nghề của lao động giữa các ngành khác nhau.

-Điều kiện lao động khác nhau.

-Xét tới ý nghĩa và vị trí kinh tế của từng ngành trong nền kinh tế, tuỳ từng thời kỳ khác nhau có các ngành chủ yếu đóng góp quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Những ngành này cần được khuyến khích tiền lương cao, tạo điều kiện ổn định về nguồn lực để phát triển theo yêu cầu của nhà nước.

-Sự phân bố theo địa lý của các ngành, các doanh nghiệp khác nhau, các vùng địa lý khác nhau có sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt, tiền lương tính đến các yếu tố giá cả, điều kiện khí hậu, vùng xa hẻo lánh ở các nơi này.

-Ở nước ta nhìn chung thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này. Trong các ngành kinh tế đòi hỏi sự phức tạp tay nghề cao thì học được trả lương cao hơn đối với các ngành khác và người lao động khác, ở những nơi công tác khác nhau cũng có sự trả lương khác nhau. Ví dụ: Giáo viênở vùng sâu, vùng xa được trả lương cao hơn so với giáo viên đồng bằng thành thị.

-Ở vị trí các ngành kinh tế ở các thời kỳ khác nhau cũng có sự trả lương khác nhau, ở nước tatrong những năm trước thì ngành công nghiệp nặng được chú trọng và phát triển và là động lực chính để phát triển đất nước, tăng trưởng kinh tế thì những người làm việc trong lĩnh vực này được trả lương cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển công nghệ thông tin, công nghệ cao để phát triển đất nước và tăng trưởng kinh tế thì những người làm việc ở lĩnh vực này lại được trả lương cao hơn và có những ưu đãi.

-Những người làm việc trong các điều kiện làm việc khác nhau cũng có điều kiện khác nhau.

-Tuy vậy chính sách tiền lương vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ của sự phát triển, vẫn có sự mất cân bằng trong sự phân phối tiền lương và các khoản nợ cấp ưu đãi khác. Những người làm việc ở vùng sâu, vùng xa hải đảo tuy được trả lương cao nhưng nhiều người không muốn tới đó làm việc. Do nhà nước chưa chú trọng tới các điều kiện của họ và chưa quan tâm thỏa đáng tới cuộc sống của họ, mức sống và điều kiện sinh hoạt ở đây khác xa so với đồng bằng và thành thị. Vì vậy ngoài chính sách tiền lươnh nhà nước cần có các biện pháp trợ cấp, hỗ trợ, khuyến khích ưu tiên hơn nữa để thúc đẩy người lao động tới những nơi còn chậm phát triển để làm việc.

Câu 4:Trình bày các nguyên tắc tổ chức tiền lương. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện các nội dunh cơ bản trong tổ chức và quản lý tiền lương.

Các nguyên tắc tổ chức tiền lương:

-Trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau. Nó thể hiện sự phân phối theo lao động. Trả lương không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác. Trả lương theo đúng số lượng và chất lượng lao động đòi hỏi xây dựng cấp bậc của từng công nhân, kiểm tra chất lượng và số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra...

-Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương. Tăng năng suất lao động là nhân tố cốt lõi để phát triển của nền kinh tế, đối với sản xuất kinh doanh có điều kiện tăng cường tăng phúc lợi cho người lao động. Đòi hỏi tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tăng tốc độ tiền lương bình quân.

-Đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ hợp lý về tiền lương giữa các hoạt động có điều kiện khác nhau có tầm quan trọng khác nhau và giữa các vùng có điều kiện sinh hoạt và mặt bằng giá cả khác nhau 

(câu 3).

#Liên hệ thực tiễn :

-Trả lương ngang nhau cho các hoạt động như nhau: ở nước ta hiện nay việc trả lương vẫn còn có sự phân biệt đối xử đặc biệt là ở khu vực tư nhân, cùng một công việc như nhau mà giữa nam và nữ lại trả lương khác nhau thường thì lao động nam thường cao hơn lao động nữ. Giữa các dân tộc khác nhau cũng có sự trả lương khác nhau.

-Tốc độ tăng năng suất tăng nhanh hơn tốc độ tiền lương. Điều này vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính nhà nước. Có nhiều cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp hầu như không phát triển hoặc phát triển rất chậm, nhưng tăng lương thì cứ đến hẹn lại lên, ai cũng như nahu, tính theo thâm niên vì vậy mà không tạo được động lực cho sự phát triển, dẫn đến ỷ lại, lười lao động, sáng tạo. Có nhiều người trong cơ quan hành chính nhà nước làm việc hàng mấy năm trời hầu như không thay đổi, không sáng tạo, không năng động cứ bình quân hoặc thậm chí không đi lên, nhưng tăng lương thì cứ đều đều, 3 năm 1 bậc, 9 năm một ngạch theo quy định của bậc lương nhà nước.

Đây là một trong những bất cập hiện nay trong chính sách tiền lương của nước ta, nhà nước cần có những chính sách thích hợp để tổ chức, cài cách tiền lương hợp lý, phù hợp với kinh tế thị trường và phù hợp với sự thay đổi đi lên của thế giới.

Câu 5: Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu và mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và thực tế, ý nghĩa nghiên cứu mối quan hệ đó?

Tlời

Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ítphụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc trong quá trình làm việc.

Tiền lương thực tế: là số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.

Vậy tiền lương thực tế không những phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua.

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức:

Đây là mối quan hệ phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa và giá cả còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.

Trong xã hội tiền lương thực tế là mục tiêu trực tiếp của người lao động được hưởng lương.

Ý nghĩa nghiên cứu mối quan hệ trên: nếu ta nắm được mối quan hệ trên sẽ giúp cho chúng ta điều chỉnh được chính sách tiền lương hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Xác định mối quan hệ đúng đắn giữa 2 loại này thì sẽ giúp ta điều chỉnh được tiền lương danh nghĩa cho phù hợp với sự tăng giá của giá cả và các dịch vụ và sự trượt giá của đồng tiền.

Thường thì người lao động chỉ quan tâm tới tiền lương thực tế do đó mà nhà nước có các chính sách thích hợp để chi trả tiền lương phù hợp với sức lao động của người lao động và phù hợp với yêu cầu giá cả của thị trường.

Nghiên cứu mối quan hệ này cũng cho thấy được tiền lương thực tế của người lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào giá cả và các dịch vụ.

Câu 6: Các nguyên tắc Bảo hiểm xã hội? Nội dung quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội.

Tlời

-Nguyên tắc sự Bảo hiểm xã hội: để có người lao động có thể duy trì và ổ địng chính sách khi bị mất sức lao động tạm thời hoặc hết tuổi lao động. Nguyên tắc này đảm bảo cả về mặt vật chất và về mặt xã hội. Về xã hội theo nguyên tắc này thì Bảo hiểm xã hội lấy số đông bù số ít, lấy quãng đời lao động thực tế có thu nhập là cơ sở để đảm bảo cho quãng đời không tham gia lao động.

-Bảo hiểm xã hội có 2 loại là bắt buộc và tự nguyện: bảo đảm cho bảo hiểm xã hội phát triển và mở rộng thêm.

-Xác định đúng mức tối thiểu: mức tối thiểu cần chính xác và nội dung cụ thể của từng chế độ bảo hiểm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: