phan 3
Tình yêu ! Sao bất ngờ và đột ngột thế này? Thanh ơi, anh nói thật, anh yêu em?
Thanh gật đầu đầy hy vọng. Nàng hcợt hỏi một câu ngớ ngẩn:
− Thế em có yêu anh không? Tình yêu nó là như thế nào? Sao em thấy hồn lửng lơ như say như tỉnh. Không biết gì cả vậy nè !
Thanh chợt kéo nàng sát vào lòng mình:
− Tình yêu là như thế này đây. Bờ môi chàng chạm nhẹ lên đôi má bầu lạnh ngắt thơm mùi cây cỏ, rồi men men tìm đến môi nàng:
− Không - Hoài Thương chợt la to - Em hiểu rồi. Tình yêu phải là sự rung động của con tim. Thanh ơi ! Em bất ngờ, em bàng hoàng, nhưNg tim em không rung động. Trước nụ hôn của anh, em vẫn dửng dưng. Dường như em chưa yêu anh. Phải rồi, em chưa yêu anh đâu.
− Hoài Thương ! Em đừng nói những lời như vậy mà - Phan Thanh như van vỉ, chồm lên toan nắm lấy tay nàng, nhưng Hoài Thương đã kịp thời lùi lại, nàng đưa tay lên môi, lắc đầu.
− Không, với anh, tình cảm em dành cho anh chỉ là tình bạn. Còn tình yêu, hoàn toàn không có. Em không yêu anh thật mà.
Nói xong, nàng co chân bỏ chạy thật nhanh, tan biến vào giữa rừng đêm tĩnh mịch.
− Hoài Thương ! - Tiếg gọi của chàng biến mất giữa hư vô. Trời ơi ! Sao em nỡ vô tình lắm vậy Hoài Thương ơi, em có biết là từng lời em nói như lưỡi sao cứa nát tim anh? Hoài Thương ! Hoài Thương ! Trời ơi ! Tại sao nàng lại chẳng yêu con? Nàng yêu ai? Nàng yêu ai? Kẻ nào được nàng ban cho cái diễm phúc tuyệt vời kia.
Phan Thanh vật vã giữa rừng đêm, bàn tay chàng đấm mạnh trên thảm cỏ đỏ lừ đau điếng. Trái tim gọi tên nàng đến rô máu đỏ tươi vậy mà Hoài Thương vẫn vô tình, vẫn chẳng chút đoái hoài thương tưởng. Giờ đây, nàng ở đâu? Bàn tay chàng chợt chạm phải chiếc khăn len quàng cổ của nàng rơi trên thảm cỏ. Chàng cúi xuống nhặt nó lên, áp vào môi mà tưởng tượng ra làn da trắng mịn màng của người yêu bé nhỏ.
− Hoài Thương ơi ! Anh yêu em, anh sẽ cưới em làm vợ.
Sao trên trời bỗng vỡ ra nhòe nhoẹt. Thì ra Phan Thanh đã để mềm lòng rơi lệ. Lần đầu Thanh biết được niềm đau của kẻ thất tình.
− Miu, miu, lại đây, lại đây. Giỏi !
Hoài Thương cầm quả cầu lên, dứ dứ trước mặt chú mèo con. Con vật nằm yên không thèm nhìn đến quả cầu trong tay cô chủ, bởi lẽ nó đã quen thuộc với cái trò đùa này của nàng rồi. Đừng thấy nàng cho mà ham, không tin cứ nhảy lên chụp thử đi, nàng sẽ giật quả cầu, bật cười khanh khách, rồi bắt nó rượt theo quả cầu kia đến khi nào mệt bờ hơi tai mới chịu buông tha.
− Miu, miu, chị cho cung nè - Nàng hạ quả cầu xuống thấp hơn một chút nữa. Con mèo ngứa ngáy chân tay quá, nhưng nó vẫn phải kiềm, thè chiếc lưỡi đỏ chót ra liếm nàng, chiếc đuôi dài khẽ quật sang trái rồi sang phải.
Hoài Thương chạm quả cầu vào râu nó, con mèo nghe nóng múi bất thình lình, nó búng mình lên cao, hai tay ôm gọn quả cầu.
Té lăn tròn trên mặt đất, nhưng con mèo chẳng nghe đâu. Nó chỉ kêu "ngheo" một tiếng rồi ôm quả cầu chạy thật xa để nàng khỏi giành lại mất. Nhưng nó đã mắc lừa nàng, vì chạy càng xa, quả cầu càng nhỏ. Cuối cùng trong tay nó còn lại một đầu chỉ nhỏ xíu.
Đầu chỉ đó đột nhiên vuột khỏi tay nó, nhảy xuốt đất rồi bò đi từ từ như trêu chọc. Con mèo điên tiết, quên cả cảnh giác nó đuổi theo chụp bắt cọng chỉ.
Một lần hụt, hai lần hụt, con mèo nóng quá, nó thu mình lại lấy đà rồi phóng nhanh về phía trước, quyết không để vuột nữa thì...
− Miu, miu giỏi quá ! Lại bị lừa nữa rồi.
Sau tiếng nói thanh thanh, con mèo thấy mình nằm gọn trong tay cô chủ. Trên bàn tay nàng còn nắm nguyên một núi len. "Ngheo", nó kêu to một tiếng, nhảy khỏi tay nàng rồi giận dỗi bỏ đi.
Hoài Thương bật lên tiếng cười thích thú, ngồi xuống ghế xích đu, nàng thả hồn theo từng trang thơ tình lãng mạn.
Sau một tàn cây, Quốc Dũng thầm theo dõi từng hạnh động của Hoài Thương, từng cử chỉ hồn nhiên của nàng đã làm cho tim hắn sói lên những dịp đập khác thường. Bây giờ thì hắn có thể nói mình yêu cô gái ấy thật sự rồi. Phải người con gái thiên thần có đôi mắt buồn mọng nước kia, nàng có đủ khả năng và uy quyền để bắt con tim băng giá của bất kỳ ai đập lên chữ tình yêu rộn rã.
Nàng thật tuyệt vời ! Trong ánh sáng ban mai rực rỡ, màu hồng trên chiếc áo nàng càng tăng lên bao nét yêu kiều. Ôi, biết bao giờ, ta mới được ôm lấy cái thân thể ngọc ngà kia? Làm sao hôn được lên môi nhỏ thơm mùi hoa cỏ cho thỏa cơn thèm khát bao ngày?
− Ôi ! Giá mà ta được chở nàng đi khắp mọi nơi để khoe rằng: Nàng là người yêu bé nhỏ của ta. Quốc Dũng thầm mơ đến một ngày, bàn tay nhỏ nềm mại của Hoài Thương ve vuốt khắp người chàng, rồi buông tiếng cười khúc khích ngây thơ để cùng nhau đi vào giấc ngủ.
Nhưng nếu muốn biến tất cả nhưng giấc mơ kìa thành hiện thực, hắn phải chiếm được trái tim nàng. Dĩ nhiên là phải có sự ủng hộ của mẹ ruột hắn. Dưới áp lực của mẹ, Hoài Thương tất phải vâng lời. Đúng rồi, hắn phải chiếm lấy trái tim nàng trước khi Phan Thanh giành mất.
Dũng se sẽ vạch cành lá bước ra. Nhẹ bước đến gần Hoài Thương, nàng vẫn mải thả hồn vào trang sách không hay biết. Hắn mở miệng cất giọng khàn khàn, lòng thầm hỏi sao hôm nay mình run dữ vậy nè !
− Hoài Thương, em đang xem gì vậy?
Nàng ngẩng đầu dậy, hơi ngạc nhiên trước lời nói dịu dàng khác thường này:
− Dạ, em đang xem một quyển truyện của nhà văn Lãng Du.
− Thế à? - Dũng đưa lưới liếm quanh chiếc môi khô khốc - Hoài Thương cho anh ngồi đây nhé. Anh có chuyện muốn nói với em.
Hoài Thương xế sách, ngước nhìn thái độ của Dũng, rồi rút vai cười khúc khích:
− Anh hỏi lạ lùng chưa? Nhà của anh mà, anh muốn ngồi đầu mà chẳng được.
Dũng rụt rè ngồi xuống thành xi măng. Bao nhiêu tánh hung hăng bỗng chốc tan biến. Trước mặt nàng, chàng chỉ là gã tình si không hơn kém. Dũng nhìn trời đất nói bâng quơ:
− Bữa nay trời ấm hơn mọi ngày, em có nhận thấy điều đó không?
Hoài Thương ngước mắt nhìn trời, môi nở nụ cười rạng rỡ:
− À ! Đúng rồi, vậy mà em không biết chứ - Hai bàn tay nhỏ chập vào nhau, nàng reo vui như vừa khám phá ra một điều lý thú. Mà anh có biết vì sao hôm nay trời ấm hơn thường khi không?
− Vì sao? - Anh mắt chàng nhìn nàng đắm đuối.
Chiếc môi nhỏ hơi nhếch lén, nàng làm ra vẻ quan trọng:
− Vì đã sắp đến mùa xuân rồi đấy !
Quốc Dũng phì cười:
− Mùa xuân, thế là anh em mình mỗi người được thêm một tuổi, anh hai mươi sáu, em mươi chín, thích thú thật.
Hoài Thương gật đầu, chợt nàng nhìn chàng chăm chú. Lâu lắm rồi nàng mới nhìn thấy Dũng tươi trẻ, hồn nhiên như thế này. Bao kỷ niệm ấu thơ trở về đầy ắp. Có lẽ trời phât đã nghe được lời cầu khẩn của nàng hàng đêm trong giấc ngủ. Đã khiến Dũng biến đổi tâm tình. Ôi thế này thì tuyệt vời biết bao ! Nàng sẽ có thêm một người anh.
− Hoài Thương ! Sao em nhìn anh ghê vậy? - Giọng Dũng đưa nàng trớ về thực tại. Chớp lẹ đôi mắt đẹp, Hoài Thương nói nhanh:
− Anh hôm nay thật lạ lùng, em như không nhìn ra anh của ngày hôm qua nữa, có cái gì đó biến chuyển trong con người anh phải không?
Quốc Dũng mơ màng:
− Phải. Trong con người anh vừa có một biến chuyển lạ lùng. Em có biết nó là cái gì không? Tình yêu đó.
− Tình yêu ư? - Nàng kêu lên ngơ ngác.
Quốc Dũng nói tiếp:
− Phải. Hai mươi sáu tuổi rồi, anh mới nhận ra tình yêu thực sự. Tình yêu đẹp lắm, phải không em?
− Em cũng không biết nữa. Hoài Thương nói thật lòng mình, tình yêu chưa đến với em, nhu8Ng em tin là tình yêu đẹp lắm.
Đôi mắt chàng nhìn về cuối trời xa:
− Đến bây giờ thì anh biết nguyên nhân nào đã khiến anh cùng Tuyết Lệ ly dị cùng nhau.
Nàng tò mò:
− Nguyên nhân nào?
Chàng quay nhìn thẳng mặt nàng:
− Nguyên nhân đó chính là em.
− Ôi ! - Hoài Thương ôm ngực bàng hoàng - Anh nói gì lạ vậy? Em là nguyên nhân làm anh chị tan vỡ hạnh phúc gia đình? Lúc anh và chị Lệ thôi nhau, em hãy còn nhỏ xíu.
Quốc Dũng trầm ngâm:
− Ba năm về trước, em hãy chỉ còn là đứa trẻ, và anh, anh không hiểu nguyên nhân nào khiến anh chán ghét Tuyết Lệ. Hoài Thương, em biết là anh yêu em, yêu em từ lâu lắm rồi không?
− Yêu em ư? - Hoài Thương giật mình đưa mắt nhìn quanh sợ hãi. Quốc Dũng cười buồn bã.
− Hoài Thương ! Em đừng sợ. Hôm nay anh sẽ nói tất cả cùng em. Em có còn nhớ thưở xa xưa, thưở chúng mình lên năm, lên mười không?
Hoài Thương chớp mắt lắng nghe, Quốc Dũng nói tiếp:
− Lúc đó, chúng ta chơi đóng trò cô dâu chú rể với nhau, và em đã nói gì với anh, em có còn nhớ không?
Giọng nàng nói xa vời:
− Em đã nói là khi lớn lên em chỉ lấy anh làm chồng của em thôi - Đôi má hồng chợt đỏ, Hoài Thương kêu lên bối rối - Nhưng đó chỉ là chuyện trẻ con. Anh nhớ để làm gì?
− Năm tháng trôi qua, ký ức có phai mờ, nhưng câu nói của em cứ vang hoài trong tâm kham. Lúc cưới Tuyết Lệ, anh cứ tưởng vậy là xong, tất cả chỉ là trò đùa lúc trẻ.
Quốc Dũng châm một điếu thuốc:
− Thế nhưng, em dần lớn lên, xinh đẹp, ngây thơ như một thiên thần. Anh thấy mình đã sai lầm và em biết không, chẳng có cái khổ nào hơn phải sống với một người mà lòng không yêu mến.
Hoài Thương rùng mình:
− Chính ra, chỉ vì em mà anh đã hành hạ hất hủi mẹ con chị Lệ một cách tàn tệ, đến nỗi chị ấy phải đem đơn ra tòa đòi ly dị.
Quốc Dũng không trả lời. Hoài Thương lại kêu lên uất ức:
− Thế anh có biết là mình đã nuôi một mối tình tuyệt vọng rồi không? Làm sao mà em lại là vợ của anh được chứ? Anh không biết là mình...
Chàng ngẩng dậy, cất ngang lời nàng:
− Anh biết và anh cũng biết chúng mình không cùng dòng máu. Anh yêu em, anh sẽ xin phép cha mẹ cho chúng mình làm lễ thành hôn, rồi đưa nhau đến một nơi thật xa để dựng xây hạnh phúc.
− Trời ơi! -Hoài Thương lắc đầu sợ hãi- Anh điên rồi, chuyện đó không bao giờ có được đâu, vì...
Dũng chụp tay nàng nôn nóng:
− Vì sao?
Hoài Thương buông thẳng một câu:
− Vì em không yêu anh. Không bao giờ yêu anh cả.
− Thế thì em yêu ai? - Dũng siết chặt tay nàng hét lớn- Có phải Phan Thanh không?
Hoài Thương lắc đầu:
− Không. Em không yêu Phan Thanh mà cũng chẳng yêu anh.
− Không - Dũng gầm lên - Em phải yêu anh, anh đã nói rồi, em phải là vợ của anh.
Reng... reng..
Chuông cửa đột nhiên vang lên dồn dập, kịp thời giải cứu Hoài Thương thoát khỏi cơn nóng của kẻ yêu mình.
Quốc Dũng buông tay Hoài Thương, rít trong cổ họng:
− Em sẽ là vợ của anh, thằng nào dám yêu em, anh giết nó.
− Anh Dũng! - Hoài Thương gọi theo, nhưng chàng đã bỏ thẳng vào nhà, không buồn quay lại. Nàng nhìn theo thẫn thờ như kẻ mất hồn.
− Hoài Thương! Anh lại phải leo rào nhưng lần này lỗi không... - Phan Thanh chợt ngưng lời khi nhìn thấy vẻ mặt của nàng. Chàng chụp lấy bàn tay lo lắng hỏi - Hoài Thương! Em làm sao vậy? Trời ơi! Làm sao mặt em xanh lè, chân tay lạnh ngắt hết trơn vậy?
Hoài Thương đã kịp tinh thần, nàng gỡ tay mình khỏi tay Thanh, mệt mỏi nói:
− Xin lỗi anh. Em nhức đầu quá, không thể tiếp chuyện cùng anh được.
Nói xong, nàng chống tay đứng dậy, dợm bước đi. Thanh chụp tay nàng kéo lại:
− Hoài Thương! Em còn giận anh chuyện hôm ấy sao?
Hoài Thương lắc đầu:
− Không. Em muốn được yên tĩnh. Hôm khác anh đến đây mình nói chuyện nhiều hơn.
− Hoài Thương! - Chàng không buông tay nàng - Anh mang đến đây cho em một tin mừng. Giấy báo vào đại học của em đây.
Mắt nàng chợt sáng lên:
− Ôi! Mơ ước của tôi. Anh Thanh, em cám ơn anh nhiều lắm.
Thanh mỉm cười sung sướng khi thấy nàng vui:
− Có gì đâu mà em phải bận lòng. Miễn sao em hiểu là...
− Cấm nói! - Hoài Thương đặt nhanh một ngón tay vào giữa miệng chàng - Trước sau em vẫn xem anh là một người bạn không hơn không kém.
− Hoài Thương! - Thanh khổ sở kêu lên, nhưng Hoài Thương đã lắc đầu - Thôi, em phải vào nhà lo bữa cơm trưa đây. Anh đừng lôi kéo một hồi là em bị mắng đó.
Đôi chân sáo nhảy nhanh trên thềm cỏ, thanh cúi đầu nhìn xuống đôi bàn tay mình như tiếc ngẩn ngơ, một báu vật quý giá vừa vuột khỏi tầm tay. Không! Chàng ngẩng đầu lên kiên quyết, không thể để nàng vuột mất khỏi tầm tay một cách dễ dàng như vậy được.
Một cảm giác rờn rợn khắp sóng lưng. Thanh quay nhanh người lại, chợt chàng rùng mình nhận ra từ trên lầu cao, một đôi mắt sáng, hừng hực lửa, đang trợn nhìn chàng như muốn ăn tươi nuốt sống.
− Thôi đi! Tao nói không là không, mày đừng có lải nhãi cho mắc công. Dì Hoa hất tay Quốc Dũng, nói lạnh lùng.
Chàng hất chiếc áo lên vai, một tay thọc vào túi, đi vội lên lầu. Đến chân cầu thang, Dũng quay lại nhìn mẹ, thản nhiên nói:
− Tôi nói với mẹ bấy nhiêu đó thôi. Nếu mẹ không làm thì cũng chẳng sao, tôi có cách của tôi.
Nói xong, chàng toan bước lên bậc thang đi tiếp, bà Hoa gọi theo:
− Dũng, cách của mày là cách gì hả?
Dũng quay nhìn lại, tựa lưng vào cầu thang nói vọng xuống:
− Cách nào mà chẳng được. Mẹ hỏi làm chi?
Bà Hoa thở dài, dịu giọng:
− Thôi được rồi, để đó rồi tao nói cho. Nhưng Dũng nè, mẹ thật không hiểu sao con lại đi yêu con nhỏ đó được chứ?
Dũng mỉm cười, đi lại gần mẹ:
− Tại mẹ ác cảm với nàng. Chứ mẹ nhìn công tâm một chút, mẹ sẽ thấy Hoài Thương đẹp tuyệt vời.
Bà Hoa lặng thinh không đáp, thầm công nhận con mình nói đúng. Quốc Dũng lại nói thêm:
− Con cho mẹ hay, thằng Thanh nó yêu Hoài Thương rồi đó.
Bà Hoa giật mình nhảy nhổm:
− Yêu con Thương! Còn Diễm Châu thì sao?
Ngồi xuống ghế salon, hai tay đan vào nhau, Quốc Dũng bàn mưu cùng mẹ:
− Bởi vậy, con nói mẹ gả Hoài Thương cho con. Thằng Thanh không còn ai, phải yêu Diễm Châu thôi. Mẹ thấy một công mà hai chuyện.
Bà Hoa cắn môi:
− Biết vậy rồi, nhưng thấy con yêu thương con nhỏ đó, mẹ ứa gan quá.
Quốc Dũng đến gần mẹ, đặt tay lên vai bà, nói tình cảm:
− Mẹ không thương con sao? Mẹ nỡ để con phòng không lạnh lẽo như thế này hoài sao? Mẹ không có cháu để ẵm bồng với mọi người à?
Bà Hoa quay lại nhìn con:
− Gần một tháng nay, mẹ không thấy con Lệ bế thằng cu Dương lại thăm mẹ.
Quốc Dũng nhăn mặt:
− Thôi đi mẹ Ơi. Hiện tại mẹ không lo, lại đi lo quá khứ.
Bà Hoa xìu theo con:
− Ừ thì mẹ bằng lòng. Mẹ bằng lòng cưới Hoài Thương cho con, nhưng hiện ông Thịnh có chịu gả không?
Quốc Dũng nói kiên quyết:
− Thì mẹ cứ nói với ba đi, nếu không được, con sẽ tính cách khác.
Bà Hoa tò mò:
− Cách khác là cách nào, con kể cho mẹ nghe với.
Dũng cười thâm hiểm:
− Con làm mọi việc đã lỡ dở rồi gạo thành cơm, ván đóng thuyền thì dù cho có trời cũng không cản được.
Bà Hoa cười khoái trá:
− Con của mẹ, con quả là đa mưu túc trí.
Dũng đứng dậy:
− Thôi, con đến nhà thằng bạn một chút đây. Mẹ ráng lo việc này giùm con nhé.
Bà Hoa gật đầu không nói. Tâm trí bà đang mãi bận lo toan tìm mưu giúp cho thằng con ngang bướng của mình. Cưới Hoài Thương cho Dũng, bà không muốn một chút nào. Nhưng bà biết tính con, nếu không làm theo ý nó, nó sẽ bỏ nhà ra đi, sẽ gây ra bao nhiêu điều tác tệ không hay khác.
Nói làm sao? Bằng cách nào? Để ông Thịnh thuận ưng, đó là điều khó, mặc dù cả hai không cùng huyết thống, nhưng con ông, con bà lấy nhau, tránh sao được tiếng đời đàm tiếu? Liệu ông Thịnh có dám vượt qua tiếng đồn mai mỉa? Hoài Thương là đứa con gái duy nhất của ông, làm sao ông chấp nhận một cuộc hôn nhân âm thầm không giá thú?
− Kìa mình, sao ngồi đây buồn thiu vậy? Bọn trẻ đâu cả rồi?
Ông Thịnh đi làm về cất tiếng hỏi vang vang.
Bà Hoa quay sang, mỉm cười:
− Tụi trẻ đi vắng cả. Ông lại đây, có trà nóng, uống một miếng cho khỏe.
Ông Thịnh lột chiếc nón treo lên giá, đến ngồi bên ghế, ông vừa rót nước ra tách, vừa nói với bà:
− Dạo này giá cả biến động ghê quá. Nghe đâu sắp có đổi tiền. Bà có hay chưa?
Bà Hoa gật đầu:
− Rồi. Tôi đã hồi hết mấy dây hụi lớn mua vàng về trữ. Còn trên ông thì sao?
Ông Thịnh cười hề hề:
− Hàng đắt hết biết. Tôi cho tụi nó tăng giá tối đa.
Bà Hoa lo sợ:
− Này ông, sao ông không trữ hàng lại, rủi ro có gì...
Ông Thịnh đưa tách trà lên môi, cười hề hề:
− Bà mà còn hoang mang thì trách gì bàn dân thiên hạ. Làm gì có chuyện đổi tiền, đó chẳng qua là mánh mung của bọn tôi, lâu lâu tung một tin giật gân ra mà hốt bạc.
Bà Hoa cười theo:
− Ai bảo ông không nói, làm cho tôi cũng hoang mang mua mắc hết một mớ đồ.
− Càng tốt chớ sao? Như vậy càng làm cho bọn họ hoang mang nhiều hơn. - Ông chợt quay đầu vào nhà trong gọi lớn - Hoài Thương! Hoài Thương à!
Bà Hoa thở dài:
− Nó có ở nhà đâu mà ông kêu. À, ông nè! Tôi thấy con Thương nó cũng lớn rồi, sao ông không gả nó đi?
Ông Thịnh ngạc nhiên trước cử chỉ chăm sóc của bà:
− Nó mới có mười chín tuổi, lớn lao gì.
Bà Hoa ngồi sát vào ông, thủ thỉ:
− Ông đừng có lạc hậu, con gái đời nay mười bảy, mười tám đã có chồng hết trơn. Ông để con gái lớn trong nhà hoài có ngày nó xì ra là mang nhục.
Ông Thịnh gật đầu:
− Bà nói cũng đúng, nhưng tôi biết gả nó cho ai, hổng lẽ kêu đại ai đó vô mà gả?
Bà Hoa đảo mắt nói nhanh:
− Nhưng tôi hỏi ông, nếu có người yêu thương nó thật tình, ông có chịu gả không?
Ông Thịnh rút tẩu châm thuốc hút:
− Chịu, nhưng với điều kiện: Người thanh niên đó phải biết làm ăn, đàng hoàng, con nhà gia thế.
Bà Hoa mỉm cười:
− Nếu người thanh niên đó xuất thân từ một gia đình giàu có như nhà mình, phẩm chất đạo đức cỡ thằng Dũng nhà mình, ông có chịu không?
Ông Thịnh gật đầu không suy nghĩ:
− Chịu chứ.
Bà Hoa nói tiếp luôn:
− Vậy ông chuẩn bị đi, người thanh niên đó chính là Quốc Dũng con của tôi.
− Cái gì? - Ông Thịnh nhảy nhổm trên ghế salon nhìn bà trân trối - Bà vừa nói cái gì? Bà không định đùa với tôi chứ?
Bà Hoa nói nghiêm trang:
− Tôi không đùa đâu. Tôi đang hỏi cưới con ông cho thằng con trai của tôi đó. Vừa rồi ông đã bảo là chịu gả, sao bây giờ ông có thái độ lạ lùng như vậy?
Ông Thịnh lắc đầu, kêu lên:
− Trời ơi! Bà điên rồi, bà có biết tụi nó là gì của nhau không?
Bà Hoa gật đầu:
− Tôi biết. Tụi nó chẳng là gì của nhau ngoài mỗi việc gọi chúng ta là cha mẹ. Ông Thịnh! Thằng Dũng nó yêu Hoài Thương thật tình, ông đồng ý nghe.
Ông Thịnh quát lên:
− Đồng ý cái gì mà kỳ cục vậy. Tôi với bà ở với nhau chưa đủ sao mà bà còn muốn cho lủ con của mình ở với nhau nữa chứ. Bộ bà muốn cho thiên hạ cười thúi mũi hay sao?
Bà Hoa đanh đá:
− Mặc kệ thiên hạ, mặc kệ lũ vô công rỗi nghề đó. Tôi hỏi ông: Một trai, một gái không phải ruột thịt, gần gũi nhau lâu ngày, tất phải nảy sinh tình cảm. Ông mà cấm đoán, đến ngày mọi việc dở lỡ ra rồi, thì đừng có trách.
Ông Thịnh ngần ngừ:
− Nhưng mà tôi...
Bà Hoa đứng dậy:
− Không có nhưng nhị gì cả. Một là ông gả Hoài Thương cho thằng Dũng. Hai là mẹ con tôi cuốn gói rời khỏi căn nhà này.
− Khoan mà! - Ông Thịnh kéo tay bà ngồi xuống ghế. Nhưng mà con Thương nó có chịu thằng Dũng không đã chứ?
Bà Hoa dịu giọng:
− Chỉ cần ông đồng ý gả. Còn con Thương có chịu hay không là chuyện của nó.
Ông Thịnh thở dài:
− Tôi chịu. Nhưng còn phải hỏi qua ý kiến của Hoài Thương.
Bà Hoa mỉm cười rạng rỡ:
− Dĩ nhiên là phải hỏi qua ý kiến của Hoài Thương rồi! Ép dầu ép mỡ, chứ ai nỡ ép duyên.
Ông Thịnh không trả lời, lim dim mắt mơ màng. Lòng ông cảm thấy an tâm đôi chút. Vì ông biết rằng Hoài Thương sẽ không bao giờ chấp nhận cuộc hôn nhân kia.
Ông nào hay, bên cạnh mình, ba Hoa cũng đang đắm chìm trong cơn suy tưởng. Bà không cần Hoài Thương đồng ý. Bà chỉ cần ông chấp nhận, để con bà dễ ăn, dễ nói khi một mai ván đã đóng thuyền.
Cây kim đồng hồ nhích dần về con số sáu. Hoài Thương nôn nóng nhìn về phía cổng rào. Lạ lùng, sao hôm nay cha nàng về trễ thế này? Bộ Ông không biết là nàng đang nôn nóng lắm sao?
Mở tờ giấy báo, nàng đọc lại lần nữa mảnh giấy trắng xếp tư được ép kẻ càng trong đó, lòng rộn rã niềm vui không tả nổi. Ép mảnh giấy vào lòng, nàng mở miệng cười rạng rỡ.
Mơ ước của nàng đây. Ôi! Niềm mơ ước ngày thơ sắp trở thành hiện thực. Nàng sẽ được hòa nhập vào thế giới huyền diệu của sắc màu rực rỡ. Những nét bút làm xao động lòng người! Rồi đây, nàng sẽ trỡ thành họa sĩ, sẽ sáng tác những bức tranh tuyệt vời mà bấy lâu lòng nàng hằng ấp ủ. Đó là những chiếc tàu mang cánh buồm màu trắng. Giữa gió lộng trùng khơi chở ước mơ xa. Đó là những cánh chim rộng mở, bay về cuối chân trời tìm gặp ánh hoàng hôn. Đó là những nụ hoa hồng e ấp nở, như tình yêu của cô gái đang xuân. Ôi, sắc màu kỳ diệu, sẽ ban cho nàng quyền năng cao cả, sẽ chắp cánh cho nàng bay, bay lên giữa tầng trời.
Hoài Thương lại lim dim mắt mơ màng. Không còn xa nữa, nàng sẽ được lên sống ở Sài Gòn. Thành phố ồn ào, viên ngọc của Viễn Đông. Ở nơi đó, nàng sẽ được tiếp xúc với những họa sĩ tài danh, sẽ được dịp đến câu lạc bộ làm quen một cách thường xuyên hơn. Và biết đâu sẽ có một ngày nàng gặp lại Lãng Du.
Lãng Du! Ôi, sao mà nàng nhớ như in cái dáng của người ngồi giữa hội trường rộng lớn. Tay khảy chiếc đàn guitar cũ kỹ giọng chàng vang thu trọn hồn người:
Thiết tha say sưa êm đềm Tình yêu rực rỡ xóa tan hết ưu phiền Đắm say trong muôn mây hồng Cùng em chìm đắm mối mơ thấm hương nồng.
Tình yêu! Tình yêu là thế nào đây? Sao Phan Thanh lại bảo là trong tình yêu còn nhiều hương vị của đắng cay. Có thật như vậy không hả Lãng Du? Sao trong những trang tiểu thuyết của người, em chỉ thấy tình yêu thật nhẹ nhàng êm ái, chỉ có mây hồng, hương hoa đưa dìu dịu, cùng nỗi đắm say ngây ngất hòa lẫn niềm đam mê rạo rực giữa hồn xuân.
Tình yêu ơi, bao giờ người mới đế? Ta mở cửa tim hồng chờ đón người đây. Hãy đến với ta thật nhẹ nhàng êm ái, đừng đột ngột bất ngờ như của Phan Thanh, cũng đừng mạnh bạo cuồng sôi như Quốc Dũng mà làm cho ta hoảng sợ.
Mãi mơ màng suy tưởng, Hoài Thương không hay cha và dì Hoa đã về đến nhà. Cho đến khi nghe thấy giọng dì Hoa vang lên chát chúa, nàng mới giật mình sực tỉnh.
− Đó! Bây giờ thì ông chịu tinh chưa? Lúc nào cũng mơ mơ màng màng như vậy đấy! Không mơ tưởng đến trai thì tôi đi đầu ngay xuống đất.
Hoài Thương lật đật đứng dậy, mỉm cười thật tươi:
− Dạ thưa cha, thưa dì mới về. Để con vào hâm lại thức ăn.
Ông Thịnh khoát tay:
− Khỏi đi con, hôm nay cha với dì ăn ở nhà hàng no rồi.
− Ôi! - Nàng vỗ tay reo vui - Cha và dì sướng quá! Mà cha ơi! - Hoài Thương kêu lên nũng nịu.
Ông Thịnh ngồi xuống ghế, lơ đãng hỏi:
− Hả? Gì vậy con?
Hoài Thương cắn môi, đưa mắt nhìn dì Hoa một cái thật nhanh, rồi đến ngồi bên cha vui vẻ nói:
− Cha biết không. Con đã vào đại học rồi.
− Thế à? - Ông Thịnh quay sang nhìn con mỉm cười - Con đậu vào trường nào? Y khoa hay Kinh tế?
Hoài Thương lắc đầu:
− Hổng phải. Con đậu vào trường Mỹ thuật. Giấy báo họ gởi về cho con nè. Cha xem đi.
Ông Thịnh đón lấy tờ giấy từ tay con, đeo kính vào xem chăm chú. Xem xong, ông hơi ngạc nhiên:
− Con thi vào trường này hồi nào? Mà học trường này ra làm gì?
Nàng đặt cằm lên vai cha, cất giọng trong veo:
− Con thi một lượt với hai trường kia. Còn sau khi tốt nghiệp ra trường, con sẽ trở thành một họa sĩ. Một họa sĩ có thích không cha? Lúc đó, con sẽ vẽ chân dung cha và mẹ đẹp tuyệt vời.
Bà Hoa chợt sen vào:
− Thôi đủ rồi. Gạo tiền đâu mà nuôi cô học ba cái nghề vô tích sự đó.
Ông Thịnh gật đầu:
− Đúng rồi đó con. Đời nay nên thực tế một chút.
Hoài Thương phụng phịu nói:
− Nhưng con thích họa, sau khi ra trường, con sẽ tự vẽ kiếm sống, không làm phiền đế cha mẹ nữa đâu.
Ông Thịnh phì cười:
− Đừng bướng!
Thấy đôi mắt nàng long lanh ngấn lệ, ông Thịnh dỗ dành:
− Thôi đừng buồn. Ở nhà luyện thi rồi năm sau thi nữa. Cha hứa nếu con đậu Y khoa, cha sẽ cho con đi liền.
Hoài Thương tấm tức khóc:
− Nhưng con không thích học Y khoa, con chỉ thích học hội họa thôi.
Dì Hoa lại nói mát một câu:
− Dễ thường cô đem nước mắt ra hù dọa tôi với cha cô đấy à? Cô có thấy Khánh Dung không? Người ta cũng bằng tuổi với cô. Vậy mà người ta biết vâng lời cha mẹ. Nay mai trở về làm bác sĩ, rỡ ràng cho dòng họ. Còn cô chỉ được có nước mơ màng.
Hoài Thương nắm áo cha, năn nỉ:
− Cha ơi! Khánh Dung khác, con khác. Mỗi người co một thiên hướng riêng. Con không thể nào giống như chị ấy được. Cha! Cha cho con đi học nghe cha. Con van xin cha.
Giọng ông Thanh lạnh tanh:
− Từ trước đến nay, cha nói một là một, hai là hai không có việc đổi dời. Nếu con đậu Y khoa thì cha cho con học ngay lập tức, còn mọi ngành vẩn vơ khác, cha cấm!
Toạc.
Mảnh giấy báo trên tay bị Ông xé toạc làm đôi. Hoài Thương giằng lấy tay cha kêu lên nức nở:
− Cha! Trời ơi! Sao cha lại xé của con?
Ông Thịnh xoa xoa hai bàn tay vào nhau:
− Vì cha không muốn con thành họa sĩ. Hãy ôn luyện bài vở năm sau thi lại.
− Không! - Hoài Thương đột nhiên đứng bật dậy, hét lớn - Con chỉ học hội họa, không học bất cứ một ngành nào khác.
Bốp!
Một cái tát như trời giáng khiến nàng té nhào xuống ghế. Hoài Thương đưa tay ôm má, ngước mắt nhìn cha kinh hãi:
− Cha!
Ông Thịnh bước tới nắm tay nàng, kéo dậy:
− Hoài Thương! Con phải học, học cho đến khi nào lấy được cái bằng bác sĩ như Khánh Dung.
Đôi mắt mờ lệ thảm, Hoài Thương lặng lẽ lắc đầu:
− Cứng đầu hả? - Ông Thịnh gầm lên vung tay tát ngược hai cái vào giữa mặt nàng - Hoài Thương! Tại sao con cãi lời cha hả?
Ông lại nắm tay nàng lôi dậy. Hoài Thương cất giọng nghẹn ngào:
− Vì cha đã giết chết mơ ước của con rồi.
− Khốn! - Bàn tay của ông lại giơ cao nhưng dì Hoa đã kịp thời đỡ lấy.
− Ông! Con nó không muốn học, ông ép nó làm gì?
Ông Thịnh ngồi xuống ghế salon thở lên hồng hộc:
− Nhưng tôi không chịu nổi cái cảnh nó ngang bướng với tôi. Ngày xưa mẹ nó cũng đã từng...
− Ông chợt ngưng lời nói khi trông thấy đôi mắt Hoài Thương nhìn mình chăm chú. Ông hét lớn:
− Mày làm gì mà nhìn tao ghê vậy hả? Trời ơi! - Ông ôm lấy ngực kêu lên đau đớn - Nó muốn giết tôi mà.
Bà Hoa lật đật dùng tay xoa ngực cho ông, dịu dàng nói:
− Thôi, ông à. Giận để làm gì! Hãy ráng tịnh dưỡng sống với tôi thêm vài năm nữa. Con cái lớn cả rồi, mình lo cho nó, nó không chịu thì thôi. Học hay không tùy nó. Mà tôi thấy con gái học nhiều cũng chẳng hay đâu. Ông cứ gả phứt đi cho rảnh nợ.
Ông Thịnh chợt chống tay ngồi dậy nhìn Hoài Thương. Nàng đang ngồi trong ghế salon, thút thít khóc:
− Hoài Thương! Thôi được rồi, con không học nữa thì thôi, cha không ép. Nhưng con phải nghe đây, cha quyết định gả chồng cho con đó.
Hoài Thương rùng mình ngẩng dậy:
− Lấy chồng ư? Không, cha ơi! Con...
− Là sao? - Ông Thịnh vỗ mạnh bàn, hét lớn - Con muốn chống lại tôi nữa phải không? Tôi quyết định rồi. Một, cô phải học để lấy bằng bác sĩ. Hai là lấy chồng. Cô chọn đi!
Hoài Thương nhắm mắt nghẹn ngào. Trời ơi! Sao cha nàng lại bắt nàng phải chọn một trong hai điều mà nàng ghê sợ. Làm bác sĩ, có nghĩa là ngày ngày nàng phải tiếp xúc với bao nhiêu bệnh tật, đau khổ của bệnh nhân rên xiết vì những căn bệnh thập tử nhất sinh. Là vĩnh viễn rời xa cây cọ, là không còn vươn đến những mơ ước xa vời. Là chấm dứt thời thơ mộng. Không... Hoài Thương cắn môi mình đến bật máu tươi để khỏi phải gào lên tiếng kêu phẫn nộ: Trời ơi! Tại sao số mệnh không thử chiều đến một lần theo ý muốn? Tại sao cảnh trái ngang cứ đeo theo nàng mãi thế này? Còn chồng, nàng phải có chồng trong cái tuổi hồn nhiên mười chín này ư? Khi nàng còn chưa biết hương vị tình yêu là thế nào nữa kia mà! Rồi chồng, rồi con, rồi cuộc sống của người đàn bà sẽ gắn chặt nàng vào bao nhiêu nồi niêu, xoong chảo. Không... Không. Cha ơi! Con không thể chọn bất cứ điều kiện nào của cha được cả.
− Hoài Thương! - Ông Thịnh chợt chụp lấy vai nàng - Con nói đi, con chọn điều kiện nào của cha đưa ra hả?
Hoài Thương mở mắt, thì thào:
− Nhưng cha ơi! Ai sẽ là chồng của con kia chứ?
Bà Hoa cất giọng ngọt ngào:
− Chẳng có ai xa lạ đâu. Anh em với nhau cả mà. Thằng Dũng đó con.
− Hả? - Tưởng chừng nghe tiếng sấm nổ giữa thinh không, Hoài Thương té phịch xuống ghế sững sờ. Hồi lâu, nàng kêu lên phẩn hận.
− Không. Trời ơi! Cha ơi! - Nàng sụp quỳ dưới chân ông Thịnh - Con không chịu làm vợ của anh Dũng đâu.
Dì Hoa nghiến răng ken két:
− Sao, cô nói sao? Cô chê thằng Dũng hả? Vậy chứ cô chịu ai? Thằng Thanh phải không?
Hoài Thương lắc đầu đau đớn:
− Không! Con không chịu ai cả! Con chỉ muốn đi học thôi. Cha ơi, con lạy cha, con năn nỉ cha, cha cho con học họa nghe cha.
Ông Thịnh hất mạnh tay nàng:
− Không nhiều lời, chọn đi, tao cho mày ba ngày suy nghĩ.
Nói xong ông quay lưng đứng dậy bỏ đi thẳng về phòng mình, bỏ mặc Hoài Thương té nằm dài trên đất lạnh. Dì Hoa bước lại gần nàng, bà đá mạnh bào hông nàng nói lớn:
− Suy nghĩ đi! Tôi nghĩ là cô nên sáng suốt chọn thằng Dũng làm chồng. Đừng dại dột chọn điều kiện đi học. Năm sau không đậu Y khoa là khó sống với ông nghe con!
Nói xong bà ngúng nguẩy đi theo ông, bỏ mặc nàng nằm đó.
Phải một lúc lâu, Hoài Thương mới có thể chống tay ngồi dậy nổi. Nước mắt tuôn tràn trên má, nàng ngồi yên trong bóng đêm nghe từng giọt lệ luôn rơi khóc cho đời mình nhiều lận đận.
Còn đâu mơ ước hôm nào? Nàng cúi nhặt mảnh giấy báo đậu vào đại học của mình lên tay nghe rưng rưng buồn tủi. Ngày mai này, Trường Đại học Mỹ thuật khi điểm danh, sẽ thấy vắng mất một thí sinh. Họ chỉ biết rằng thí sinh đó có cái tên là Vũ Thị Hoài Thương, chớ làm sao họ có thể biết rằng, giờ đây trong bóng tối cô đơn, người thí sinh đó ôm cuộc đời mình trong lòng bàn tay mà khóc.
Hoài Thương chợt đưa tay lên ôm má. Ba cái tát của cha còn hằn sâu trên đó. Trong lớp da mỏng, từng tế bào thịt chuyển động, nóng bừng bừng đau nhức. Đây là lần đầu tiên Hoài Thương bị cha đánh. Nàng chợt nghe đau đớn rã rời. Phải chăng vì tình thương của cha vừa sụp đổ trong nàng? Hay do cha giết chết giấc mơ đầu đời đẹp nhất của nàng?
Trời ơi! Nàng phải chọn điều kiện nào đây? Đi học để lấy bằng bác sĩ, nàng sẽ được khỏi cái không khí ngột ngạt này những bảy năm trời. Nàng cũng sẽ được lên Sài Gòn trọn tuổi sinh viên thơ mộng. Nhưng điều đó chẳng dễ dàng đâu, làm sao nàng đậu nỏi vào trường Đại học Y khoa khi cả ba môn: Toán, Hóa, Sinh đều dở tệ? Những căn bản sơ cấp nhất về nó nàng đều không nắm vững. Đi học lại từ đầu ư? Hoài Thương cảm thấy muốn nổ tung đầu óc khi nghĩ đến cảnh mình phải ngồi yên hàng giờ để nghe thầy giãng về những con số khô khan. Và chắc gì nó chịu chui vào đầu óc nàng kia chứ! Nếu thi rớt! Ôi! Hoài Thương chợt rùng mình kinh sợ. Cha nàng sẽ chẳng bao giờ chịu tinh là sức học nàng không đạt đến, mà ông sẽ nghĩ rằng nàng giả vờ thi rớt. Lúc đó hậu quả sẽ khó mà lường được.
Vậy là... Vậy là nàng phải chọn điều kiện thứ hai của cha ư? Lấy Dũng làm chồng? Trời ơi! Còn khủng khiếp nào hơn? Nàng phải cận kề bên gã đàn ông cục cằn, hung bạo đó ư? Không! Không! Trời ơi! Rồi còn dư luận, còn bạn bè, thầy cô. Tất cả sẽ nghĩ sao khi nhìn vào cuộc hôn nhân này. Trời ơi, nhục nhã, xấu hổ biết bao nhiêu!
Mẹ Ơi! Trong cơn tuyệt vọng Hoài Thương lại kêu đến hồn linh của mẹ. Mẹ Ơi! Hãy cứu con! Con phải làm sao bây giờ? Làm sao con thoát được vòng tay Quốc Dũng? Mẹ Ơi! Hoài Thương chớp mắt nhớ lại, hình như lúc nãy trong cơn giận dữ, cha nàng có nhắc đến mẹ nàng. Sao cha lại bảo ngày xưa mẹ cũng từng...mẹ đã từng...như thế nào mà cha nàng bỏ lửng giữa câu? Nét mặt đớn đau sầu khổ. Nhưng đó là chuyện xa xưa, còn hiện tại, nàng phải quyết định. Lẽ nào khi thời hạn ba ngày của cha cho đã hết, nàng trở thành vợ Quốc Dũng sao?
Có tiếng chân ai đi nhè nhẹ tiến về phía mình Hoài Thương hốt hoảng lùi vào sát chân ghế khi nhận thấy một bóng trắng lù lù tiến dần về phía mình một cách tự tin chậm chạp.
− Mạ. ạ. Mạ..
− Hoài Thương! - Giọng bóng trắng thì thầm - Em đừng la, anh đây không phải là ma.
− Hả? - Hoài Thương nhoài chân lùi về phía sau, đẩy cái ghế chạy két trên nền gạch.
Hắn ngồi xuống bên nàng:
− Làm sao mà anh ngủ được, khi dưới này tiếng nức nở của em như dao cứa nát lòng. Hoài Thương! - Hắn đưa tay lên lau lệ cho nàng, Hoài Thương rùng mình kinh sợ khi nàng chợt nhận ra Quốc Dũng trần trùng trục, chỉ độc một chiếc quần đùi.
− Anh Dũng, anh về phòng ngủ đi! Em về phòng em, em hứa là không khóc nữa đâu.
Dũng tiến lại gần nàng thêm chút nữa, bàn tay hắn nhẹ vuốt lên tóc nàng.
− Hoài Thương, em định lẽ nào?
Hoài Thương khẽ gỡ tay hắn không nói, Dũng vụt ôm cứng nàng vào lồng ngực:
− Hoài Thương! Sao em từ chối tình cảm của anh? Bộ em không biết là anh yêu em đến mức độ nào sao?
− Không! - Hoài Thương vùng vẫy trong vòng tay nóng ấm của hắn - Quốc Dũng, buông ra. Anh không được quyền làm như vậy?
− Sao không được? - Hơi thở hắn gấp bên tai nàng nóng hôi hổi - Cha mẹ đã thuận ưng rồi! Hoài Thương, em phải là vợ của anh.
− Không! Hoài Thương lắc đầu tránh khỏi nụ hôn của Dũng rồi dùng hết sức bình sinh nàng chống tay ngồi dậy, nhưng không làm sao thoát được vòng tay cứng như gọng kìm của Dũng.
− Cha ơi! - Hoài Thương vụt hét to - Cứu con với...
Dũng dùng hai tay ấn vai nàng xuống đất cười gằn:
− La đi, la lớn nữa đi, la làm sao cho tiếng của nàng chui vào những căn phòng cách âm kia.
Hoài Thương tuyệt vọng đưa mắt nhìn về phía căn phòng kín bọc nhung của cha. Nàng biết mình đã phí công vô ích. Vì trong lớp kính cách âm kia, dù nàng có la hét hơn thế này gấp một trăm lần đi nữa cha nàng vẫn không nghe thấy một chút gì đâu. Không, trời ơi, Dũng đã cúi xuống môi nàng lấy mất nụ hôn.
− Anh Dũng! - Qua phút giây hổ thẹn. Hoài Thương vụt hét to - Nếu anh còn chạm đến người tôi, tôi sẽ cắn lưỡi chết ngay.
Lời nàng nói có hiệu lực ngay lập tức. Dũng không dám tiến sâu hơn vì hắn biết rằng Hoài Thương không phải kẻ hù suông.
− Hừ, hắn đưa tay quẹt môi rồi quay lưng bước đi nhanh trước khi bỏ lại sau lưng một câu nói hầm hầm - Rồi cũng có ngày mày thuộc về tao. Cứ chờ xem!
Phải thật lâu Hoài Thương mới thoát khỏi cơn kinh hoàng sửng sốt, nàng từ từ bước về phòng riêng với những bước chân như say như tỉnh.
Thả người nằm xuống giường với tất cả nỗi chán chường tuyệt vọng Hoài Thương tự hỏi: Nước mắt của mình chạy đi đâu mất cả? Để giờ đây đôi mắt này ráo lệ, khô khốc trước bao nhiêu biến cố dập dồn? Trời ơi! Ghê sợ biết bao nhiêu, Hoài Thương đưa tay lên môi nhắm mắt hãi hùng, nàng đã biết hương vị của nụ hôn rồi đó, nó không ngọt ngào đam mê như nàng đã tưỡng, mà nó là một sự nhục nhã ê chề cay đắng.
Một cảm giác buồn nôn dâng tràn lên cổ họng, Hoài Thương nhăn mặt nhổ toẹt xuống nền phòng. Thường khi nàng rất kỹ lưỡng, sạch sẽ, nhưng gình giữ để làm gì? Hoài Thương bỗng mỉm cười chua chát.
Một cảm giác nóng ấm dưới bàn chân. Hoài Thương đưa mắt nhìn xuống, chợt nàng kêu lên xúc động:
− Miu miu ơi, có lẽ trên đời này chỉ có mày hiểu được ta thôi. Nàng cúi xuống bế con mèo lên, vuốt nhẹ lên bộ lông mượt của nó thì thầm: Mày đừng giận tao miu nhé. Tao chết rồi mày có nhớ tao không?
− Meo! Con mèo ngước mắt nhìn nàng rồi đưa lưỡi dịu dàng liếm liếm bàn tay nàng như nói lời từ giã.
Hoài Thương ôm bức thư trắng vào lồng ngực, trái tim non đập dồn cảm xúc. Lệ tuôn trào ước má. Nàng khóc, khóc thật say sưa, khóc như mưa bất. Thật lâu, nàng mới từ từ cúi xuống phong thư run rung đọc tên người gởi.
Bản nhạc vừa dứt lời là Lãng Du cầm đàn đứng dậy thật nhanh. Vội vã cúi chào khán giả chàng bước thật lẹ vào cánh gà, trước khi ánh đèn phlash của các phóng viên kịp thời lóe sáng.
Vậy mà vẫn không kịp. Từ một góc nào đó của sân khấu, ánh đèn đã kịp thời lóe lên ghi lại một bóng hình đang vội vã. Lãng Du nhăn mặt chẳng hài lòng, dù bức ảnh đó chỉ ghi được phần phía sau của chàng thôi, nhưng Lãng Du biết, dù bức ảnh đó có xấu đến cỡ nào vẫn được đăng ngang đầu tờ báo với một tít đề thật to, thật hấp dẫn.
− Nhà văn Lãng Du, thật hân hạnh được gặp ông - Một bàn tay chìa ra trong bóng tối giữa lưng chừng cầu thang, kèm theo một câu chào hỏi thật hồ hởi, vồn vã.
Lãng Du đành phải chia tay ra trước đáp lại câu chào xã giao của một anh chàng phóng viên trẻ tuổi, thầm than: Làm một con người nổi tiếng thật khổ, trốn đường nào cũng không tránh khỏi người hâm mộ vây lấy quanh mình.
− Chào cậu. Sao lại đứng một mình trong bóng tối vậy nè? Ở ngoài kia có nhiều cô bé lắm đấy.
Đó là một câu đuổi khéo, nhưng Tân - chàng phóng viên đâu dễ bỏ qua cơ hội ngàn năm một thưở này, vội bám theo đuôi nhà văn nổi tiếng nhưng khó tính, cười nói:
− Lãng Du, anh làm ơn cho em xin một kiểu ảnh nhé!
Lãng Du vội xua tay:
− Ấy đừng, không được đâu.
Tân đưa tay gãi tóc rồi chợt cười ngay chạy bám theo gót Lãng Du:
− Nhưng mà... À! Em vẫn lấy làm lạ, vì sao một người nổi tiếng như anh lại sợ bị đăng hình lên báo vậy?
Lãng Du hơi mỉm cười, vì chàng biết chắc câu trả lời của mình sẽ được đăng lên báo nay mai.
− Sợ! Sao cậu lại nghĩ là mình sợ chứ?
Tân lém lỉnh tấn công luôn:
− Thế sao anh không cho ai chụp hình mình vậy?
Lãng Du hơi cúi xuống:
− Đơn giản là mình không thích như vậy thôi.
− Mà anh Lãng Du nè! - Đường xuống cầu thang đã gần hết. Tân tranh thủ làm thêm một câu phỏng vấn - Em nghe đồn là hơn mười năm nay anh từ chối tất cả những lời mời, những cuộc vui, những cuộc hội thảo, không tham gia vào bất cứ tổ chức nào. Mà sao hôm nay anh lại xuất hiện giữa câu lạc bộ làm quen một cách bất ngờ như vậy?
Lãng Du chợt dừng lại ngó sững người phóng viên trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi một câu đáng hỏi, một câu hỏi làm đau đầu mọi người từ mười mấy năm nay. Vì sao nhà văn Lãng Du lẩn tránh thế giới loài người? Vì sao một chàng trai hào hoa, nổi tiếng giàu có như chàng lại chọn cho mình cuộc độc thân? Đó là điều bí ẩn, là tấm màn bí mật mà tất cả mọi phóng viên của tất cả các tòa soạn báo đều ước ao, thèm muốn được vén lên. Mà Lãng Du là một con người quá ư kín tiếng.
Thế cho nên việc chàng xuất hiên giữa đám đông ở câu lạc bộ làm quen chiều nay. Quả là một sự kiện quan trọng, đáng làm xôn xao dư luận với những tít thật lớn. Phải chăng Lãng Du bắt đầu trở về với thế giới loài người? Chàng đã chán rồi những nhân vật huyền hoặc trong mơ? Hay "Lãng Du đã hồi xuân?".
Tội nghiệp cho mọi người! Lãng Du cuối nhìn đôi giày bóng loáng dưới chân tự hỏi: Mình đã trở thành thần tượng của mọi người từ bao giờ vậy? Và chàng cũng tự ân hận trách mình vì quá nể nang một người bạn cũ, nay đã trở thành giám đốc Nhà văn hóa, xuất hiện một lần giữa chương trình tọa đàm tại câu lạc bộ làm quen. Nhằm thu hút sinh hoạt thanh niên đang trên đã xuống dốc.
− Lãng Du! Anh nghĩ gì mà lâu vậy? - Tân khẽ nhắc. Lãng Du giật mình sực tỉnh. Cố nén tiếng thở dài, chàng cất giọng trầm trầm:
− Xin cậu đừng tìm hiểu làm gì? Cái gì đã qua xin hãy để cho nó qua luôn. Từ nay, các cậu sẽ chẳng bao giờ thấy mình xuất hiện giữa đám đông nữa đâu.
Nói xong, Lãng Du áo đi như cơn gió cuốn. Anh phóng viên chưa kịp tinh thần thì chàng đã mất hút sau dãy hành lang. Tân xốc lại máy ảnh, đuổi theo, quyết không để mất con mồi. Nhưng muộn rồi, chiếc Cadillac của Lãng Du đã lăn bánh, hòa vào dòng xe cộ chen chút trên đường.
Thế là thoát! Lãng Du thở phảo đưa tay nới chiếc Cravate trên cổ cho lỏng ra thêm một chút. Vòng xe vào một đại lộ vắng người, Lãng Du cho xe chạy chậm dưới hàng me nghe lòng thanh thản.
Mặc dù giàn máy lạnh trong xe hoạt động tối tân, chàng vẫn cho hạ hết cửa kính, để nghe gió thổi vào lồng lộng, hất tung mái tóc bồng. Lãng Du thích dạo xe trên phố vắng mỗi chiièu, để ngắm nhìn ánh hoàng hôn dần dần lặn tắt. Những lúc đó, tâm hồn chàng bỗng có những biến chuyển lạ lùng. Mênh mông, xa vắng như luyến lưu, như đợi chờ náo nức. Một ký ức mơ hồ ẩn hiện. Và bao giờ cũng vậy, khi ánh tà dương lặn tắt cuối chân trời xa lạ từ lồng ngực vạm vỡ kia phát ra một tiếng thở dài như vô tận.
Ô, một căn biệt thự cô đơn đang đợi chờ chàng với màu xanh xám u buồn muôn thưở.
Đã quen lệ, không chờ đến hồi kêu thứ hai, ông Tư, người làm vườn đã mở toang cửa rào, cho chiếc xe của chàng lăn bánh chầm chậm trên hàng sỏi trắng. Dừng xe bên một khóm hoa, Lãng Du thờ ơ bước vào nhà. Vẻ buồn như còn in đọng trong đôi mắt sâu vời vợi xa xăm.
Vừa bước chân vào phòng khách, Lãng Du chợt kêu lên một tiếng ngạc nhiên:
− Cô Xuân! Cô chưa về nhà nghỉ nữa ư?
Hương Xuân đang loay hoay làm một cái gì đó. Nghe bước chân chàng vào, nàng vội giấu nó ra sau lưng, mỉm cười, nói:
− Tôi cũng sắp về rồi.
Lãng Du bước hẳn vào nhà, chàng hỏi cho có hỏi:
− Sao hôm nay cô về trễ vậy? Cô đang làm gì đó?
Xuân hơi bối rối:
− Chẳng làm gì cả. Ông uống nước nhé?
Chàng ngồi xuống ghế, lắc đầu:
− Thôi, cảm ơn cô. Tôi không khát lắm.
Lãng Du ngẩng lên hỏi ngạc nhiên:
− Mà cô giấu cái gì ở sau lưng thế?
Nàng đỏ mặt đưa ra một lẳng hoa tươi:
− À! Hoa đấy, ông biết không?
Lãng Du kêu lên một tiếng thích thú:
− Ồ! Lẳng hoa đẹp quá. Hẳn là cô Xuân tặng cho một anh chàng nào đó phải không?
Nàng lắc đầu, khẽ ngước nhìn chàng bằng đôi mắt long lanh:
− Không. Lẳng hoa này tôi tặng cho ông đó. Bộ Ông không nhớ hôm nay là ngày sinh nhật thứ bốn mươi ba của ông ư?
Sinh nhật! Lãng Du bàng hoàng chợt nhớ: Vậy là chàng, đã bốn mươi ba tuổi rồi ư? Ôi! Thời gian sao mà trôi qua như gió thoảng, chỉ mới có một cái chớp mắt mơ màng....
− Ông, ông không giận tôi chứ? - Hương Xuân cất tiếng hỏi e dè.
Lãng Du chớp mắt sực tỉnh:
− À, không. Làm sao mà tôi giận cô kia chứ. Cô làm tôi cảm động quá đi thôi.
Xuân chớp mắt bẽn lẽn:
− Ông chờ nhé. Tôi có làm một vài món ăn để đãi ông đây.
Nói xong, nàng bước nhanh ra sau. Lãng Du chống tay lên cằm nhìn theo bóng cô thư ký thoáng qua. Có lẽ gần mười rồi, nàng đến đây làm thư ký cho chàng. Lặng lẽ, âm thầm.
Cứ mỗi sáng, nàng đến bàn làm việc, rồi chiều chiều vội vã trở về nhà, đến tháng lãnh lương. Thế thôi.
Sao mình lại vô tâm thế nhỉ? Lãng Du tự hỏi mình: Mười năm rồi mà ngoài cái tên gọi Hương Xuân, chàng chẳng biết gì thêm về nàng cả? Nhà ở đâu, chồng con thế nào? À, mà cô ta có chồng chưa nhỉ? Lãng Du nhớ đến ngày đầu tiên nàng đến xin nhận việc, lúc ấy nàng chỉ mới là một cô gái rất trẻ. Mười năm trôi qua, có lẽ nàng đã có chồng, có con rồi. Thế sao nàng chẳng mời mình? Chàng hơi ngẩn ngơ rồi cũng tự cười mình lẩn thẩn. Tại sao nàng phải mời chàng, một ông chủ khô khan, ngoài việc làm, chẳng biết nói gì hơn. Kể cả gương mặt của nàng, chàng cũng chưa có một lần nhìn kỹ để biết rằng cô thứ ký của mình thuộc vào diện nào, đẹp hay xấu nữa.
Nàng không trách được vì từ lâu rồi, Lãng Du quên mất cuộc đời hiện tại, với chàng giờ đây chỉ có thế giới trong mơ là tồn tại. Cái thế giới mờ mờ, ảo ảo, lung linh, huyền hoặc đã làm chàng quên đi tất cả. Kể cả tên, cả tuổi. Nếu Hương Xuân không nhắc thì chàng chẳng biết mình năm nay được bốn mươi ba tuổi đời.
− Ông, chỉ đạm bạc vậy thôi, tôi vụng về lắm. Ông đừng cười tôi nhé.
Nàng khẽ đặt lên bàn mâm thức ăn bốc khói. Lãng Du chồm hẳn người dậy, ngạc nhiên:
− Ồ! Tuyệt thật! Hương Xuân! Sao cô biết tôi thích những thứ này mà làm chứ?
Nàng không trả lời, trao cho chàng đôi đũa:
− Ông dùng đi, có lẽ ông đã đói bụng rồi đấy!
Chàng gật đầu:
− Phải. Đói đến chết đi được. Cô Xuân, sao cô chỉ dọn có một chén một đũa thế này? Cô không dùng bữa với tôi sao?
Xuân lắc đầu, mỉm cười:
− Không. Tôi phải về dùng cơm với mẹ tôi. Ông dùng thử đi.
Lãng Du chống đũa ngạc nhiên:
− Cô vẫn ở với mẹ cô à? Thế còn chồng cô đâu?
Hương Xuân cố nén tiếng thở dài:
− Tôi chưa có chồng.
− Ủa! - Chàng kêu lên một tiếng ngạc nhiên, rồi đứng dậy bước vội ra sau. Hồi lâu, chàng cầm lân một cái chén và một đôi đũa đặt xuống trước mặt nàng.
− Cô Xuân! Cô ăn với tôi cho vui nhé.
− Dạ - Nàng cầm đũa lên nhẹ nhàng gắp lấy miếng thịt bỏ vào chén cho chàng. Bây giờ Lãng Du mới nhận ra cô thư ký của mình đẹp lắm. Một vẻ đẹp u buồn, trầm lắng. Dường như nàng đang mang một tâm sự gì u ẩn, sau đôi mắt nàng như phủ một lớp mây đen.
− Hương Xuân, nếu tôi không lầm thì năm nay cô đã ba mươi sáu tuổi?
Nàng khẽ gật đầu không nói. Lãng Du lại cất tiếng lạ lùng:
− Tại sao cô chưa lập gia đình?
Hương Xuân trả lời chàng:
− Thế sao ông cũng chưa lập gia đình?
Lãng Du chợt buồn. Chàng không muốn ai khơi vào vết thương sâu kín nhất của lòng mình:
− Vì tôi không thích thế thôi.
− Vậy thì tôi cũng như ông vậy - Hương Xuân trả lời.
Bữa ăn bỗng trở nên nhạt nhẽo chán chường. Hương Xuân nấu ăn thật khéo, nhưng những món ăn của nàng đã gợi cho chàng nhớ về bao kỷ niệm. Lãng Du buông đũa, bàng hoàng hối hận vì mình nói hơi nhiều hơn mọi bữa. Chàng rất sợ thân mật, lúc nào chung quanh người chàng cũng phải giương lên bức tường thành lạnh lùng, xa cách, tách hẳn với thế giới loài người.
− Thưa ông, có nho tươi đây - Hương Xuân đã dọn dẹp xong xuôi, nàng đẩy đến trước mặt chàng một dĩa nho mọng nước.
Nho! Trời ơi! Sao lại là nho? - Lãng Du bỗng quay mặt đi, nói lạnh lùng.
− Hương Xuân! Có lẽ trời cũng khá tối rồi đấy.
− Vâng - Giọng nàng như muốn khóc. Hồi lâu, dường như lấy hết can đảm, nàng run run cất tiếng - Lãng Du, tôi muốn nói với ông một việc.
− Việc gì? - Lãng Du hơi ngạc nhiên - Nàng muốn được tăng lương ư?
− Không - Hương Xuân lắc đầu - Lẽ nào mười năm rồi mà ông vẫn không hiểu gì ư?
Lãng Du nhíu mày khó hiểu:
− Nàng muốn nói... - Chàng chợt dừng lời khi nhìn thấy đôi mắt nàng long lanh mọng nước.
Chàng rùng mình, lắc đầu:
− Không. Hương Xuân, tôi van cô đừng nói nữa. Tôi sợ lắm.
− Lãng Du! Hương Xuân không còn e dè nữa. Nàng bật khóc - Em biết! Em biết địa vị của em thấp kém hơn anh nhiều lắm. Nhưng xin anh cho em một lần được nói, còn hơn ôm mãi trong lòng suốt mười năm dài đăng đẳng.
− Hương Xuân ơi! - Lãng Du ôm đầu kêu lên đau đớn - Nếu thương tôi, tôi van cô hãy lặng yên. Tôi mong cô chớ hiểu lầm, tôi không phân biệt giai cấp, tôi không phải là thần tượng, tôi chẳng khinh khi rẻ rúng ai cả. Nhưng tôi sợ, Hương Xuân ơi, tôi van cô hãy giữ kín giùm tôi hai chữ đó. Tôi không bao giờ muốn nghe tới nó. Cô hiểu chưa?
Đôi mắt Hương Xuân mở to vì kinh ngạc. Nàng không hiểu vì sao một nhà văn từng viết chuyện tình yêu lại sợ nghe hai tiếng tình yêu? Bao nhiêu hy vọng đợi chờ trong suốt mười năm dài, bỗng chốc tan thành mây khói, nàng gật đầu nói nghẹn ngào:
− Vâng, tôi sẽ không bao giờ nói nữa. Vĩnh biệt ông.
Nói xong, nàng đâm đầu bỏ chạy đi nhanh. Lãng Du gục đầu buông xuống bàn, không buồn ngẩng dậy.
Chuyện gì xảy ra thế này? Mình nói gì với Hương Xuân? Phải chăng chàng đã vô tình làm nàng đau khổ? Mình vô lý quá đi thôi. Lãng Du tự trách mình: Chàng có quyền gì cấm nàng nói chữ yêu đương. Nàng có trái tim, nàng có quyền yêu, yêu bất cứ người nào cũng được. Tội của chàng lớn lắm. Chàng đã vô tình làm một trái tim tan nát. Lẽ ra chàng không nên làm thế, sự tế nhị thường có của chàng biến đi đâu?
Nhưng Hương Xuân ơi, nàng hãy hiểu cho ta. Từ sau đêm hôm đó, mười lăm năm rồi ta đoạn tuyệt chữ yêu đương. Trái tim này thành băng đá từ lâu, không một ai có thể đánh thức tình yêu trong lòng ta nữa. Hương Xuân ơi, nàng chỉ hoài công vô ích. Mười năm rồi, nàng chờ đợi ta, nàng có biết mình đã làm một việc vô ích rồi không? Lẽ ra trong mười năm qua, nàng phải yêu và thành vợ một người đàn ông nào đó. Nàng đẹp biết bao, sao lại chôn vùi tuổi thanh xuân vào một ước mơ vô vọng?
Trời khuya lắm rồi. Lãng Du ngồi dậy, anh lặng lẽ bước vào phòng tắm, đầu nhức bưng bưng như búa bổ. Chàng đút đầu vào nước xả mạnh. Dòng nước lạnh đã làm chàng thấy tinh thần sảng khoái hơn. Vùi đầu vào chiếc khăn lông, chàng tự hỏi: Hôm nay là ngày gì, sao dồn dập biết bao nhiêu chuyện? Phải chăng chàng đã phạm sai lầm khi xuất đầu lộ diện giữa đám đông.
Mở cửa bước vào phòng riêng, lập tức Lãng Du thấy nhẹ nhõm cả người. Đây mới thật sự là giang san riêng của chàng. Đây mới là lúc chàng trở lại chính mình. Buông thả người trên tấm nệm êm ái, Lãng Du thả lỏng thần kinh không suy nghĩ mấy phút rồi lặng lẽ đến ngồi vào bàn làm việc. Trước mặt chàng, bản thảo hãy còn nguyên là trang giấy trắng.
Lãng Du với lấy cây bút, mở nắp vẽ nguệch ngoạc lên trang đầu tiên của bản thảo. Viết gì đây? Sao đầu óc rỗng không, buồn bã. Chàng đứng dậy mở tung cửa sổ, nghe hương hoàng lan tỏa vào thơm ngát. Mùi hương gợi nhớ gợi thương, gợi cho chàng một cảm xúc rạt rào để bắt tay vào viết nên thiên tiểu thuyết diễm tình?
Hai mươi năm viết văn, chàng đã viết được bao nhiêu tác phẩm? Một trăm! Hai trăm hay nhiều hơn thế nữa? Chàng cũng chẳng nhớ làm gì. Những tác phẩm viết ra, đem dến nhà xuất bản là xong, chàng không còn nghĩ gì về chúng nữa. Đắt ế chẳng màng, muốn in bao nhiêu tùy ý. Trả bao nhiêu phần trăm cũng được.
Thế nhưng thật lạ lùng, càng không quan tâm, sách chàng càng đắt. Để câu chàng, các nhà xuất bản chẳng một ai ăn gian chàng về số lượng. Số tiền nhuận bút mỗi lúc một nhiều hơn, nhiều đến đỗi Lãng Du phải lúng túng không biết làm gì với các khoản mục càng lúc càng tăng trong các ngân hàng.
Giờ đây chàng viết, không phải vì lý do kinh tế nữa, viết để mà viết. Viết vì một cái gì đó thôi thúc không ngừng, Lãng Du tự nghĩ rằng nếu rời cây viết ra, có lẽ chàng sẽ không làm sao sống nổi, văn đã là lẽ sống của cuộc đời chàng từ ngày ấy. Cái ngày mà lần đầu tiên chàng được gặp nàng, người con gái dịu hiền, có cái tên đẹp như một bài thơ trong như dòng suối mát. THỦY TiÊN, cái tên của một loài hoa.
Ngày đó cách đây hai mươi ba năm.
Đà Lạt lạnh thật đấy. Trần Hoài xoa xoa hai bàn tay vào nhau thầm nghĩ: Chàng đã mặc một hơi ba cái áo mà vẫn cứ phải rùng mình. Còn cái khu ký túc xá chết tiệt kia, sao lại nằm một mình biệt lập trên đồi vắng thế này?
Thái độ lạ lùng của chàng đã làm những người đi đường chú ý. Họ dừng lại nhìn chàng, mỉm cười tội nghiệp cho một chú thỏ con lần đầu tiên đặt chân lên vùng đồi núi cao nguyên. Chốc chốc, lại có những cô gái Đà Lạt xinh xinh dừng lại nhìn chàng một cách lạ lùng. Dường như tất cả muốn hỏi rằng: Ở đâu mà lại lòi ra một thằng khờ đẹp trai thế này?
− Anh ơi! Làm ơn cho em hỏi.
Hoài đặt valy xuống đất, hỏi một thanh niên trạc tuổi mình, thoáng ngang qua. Người đó dừng lại sốt sắng trả lời bằng một giọng Huế nghe là lạ:
− Anh muốn hỏi chi?
Hoài lúng túng:
− Dạ, đây có phải là ký túc xá của trường Cao đẳng sư phạm không vậy anh?
Chàng trai gật đầu nhanh:
− Phải rồi đó. Anh là học sinh mới phải không?
− Dạ, đúng rồi - Hoài trả lời.
Anh thanh niên giới thiệu:
− Mình là Tuấn, cậu là sinh viên mới nhưng ở lớp nào vậy?
Hoài móc áo lấy tờ giấy báo đưa cho Tuấn:
− Tôi được tuyển vào lớp Văn ba. Phòng tôi ở chỗ nào, anh có biết không?
Tuấn kêu lên mừng rỡ:
− Ồ! Hay quá! Vậy là chung lớp với tớ rồi. Về phòng ở chung với tụi mình đi.
Nói xong, Tuấn cúi xuống xách hộ valy cho Hoài. Vừa đi, anh vừa hỏi:
− Sao cậu lên trễ vậy? Nhập học gần một tuần rồi đó.
Hoài chợt buồn, anh không biết có nên kể cho người bạn mới quen về hoàn cảnh của mình không. Có lẽ không thì hay hơn, ai lại kể với bạn rằng: Phải đợi má tôi bán được lúa rồi mới có tiền đi học. Kỳ chết!
Thấy Hoài không trả lời, Tuấn tinh ý chuyển sang câu hỏi khác:
− Cậu lên hồi mấy giờ mà hơn sáu giờ mới đến đây được vậy?
Câu này thì Hoài trả lời một cách dễ dàng:
− Tôi lên sớm lắm, nhưng vì không biết đường cứ hỏi người này, người kia. Mãi hai giờ trưa mới đến được trường, làm thủ tục nhập học xong, các thầy cô chỉ đường cho tôi đến ký túc xá.
Tuấn ngạc nhiên:
− Ủa! Không biết đường sao cậu không kêu xe để đi cho lẹ chứ?
Hoài quay mặt đi, không nhìn bạn. Làm sao mà Tuấn hiểu là chàng phải tiết kiệm từng đồng xu nhỏ. Số tiền ít ỏi mẹ cho chàng phải nhín nhút, dành giụm sống hết một năm dài.
− À! Đến phòng rồi.
Thấy Tuấn dắt một thanh niên lạ về phòng, các bạn chàng nhao nhao lên hỏi:
− Ai vậy Tuấn! Lính mới có phải không?
Tuấn gật đầu, cười nói:
− Phải. Xin trân trọng giới thiệu tài tử điện ảnh Trần Hoài.
Hoài kéo tay bạn:
− Kìa Tuấn! Cậu nói gì mà nghe ghê vậy? Các bạn cười cho bây giờ.
Nhưng tất cả không cười. Dường như họ vừa nhận ra Tuấn nói không ngoa. Ở chàng trai lạ kia có một nét gì mà ngồ ngộ thường có ở các tài tử đẹp trai. Ở mái tóc xoăn bồng lên chăng? Hay ở đôi mắt sâu, buồn buồn xa thẳm? Chiếc mũi cao hay bờ môi mỏng mím chặt cương nghị? Không phải. Chỉ biết là chàng đang tỏa hào quang lấp lánh, một Đông Joăng sẽ làm rơi rụng bao trái tim thiếu nữ. Nhân vật này hứa hẹn sẽ có nhiều chuyện để luận bàn đây.
Tuấn đưa Hoài đi một vòng giới thiệu cho biết tên tất cả bạn bè rồi kéo chàng về giường mình, nói:
− Hoài à! Đêm nay cậu ngủ đỡ giường của mình nhé! Ngày mai, tớ sẽ nhờ một cô bạn gái đi chợ mua giùm cậu chiếc chiếu. À, mà cậu đã có gối mền mùng gì chưa?
Hoài mỉm cười ngượng nghịu khẽ gật đầu. Quả thật chàng có đem theo một chiếc mùng rách đã được mẹ vá lại đàng hoàng, một mảnh vải mỏng để làm chăn, nhưng xem ra, so với cái lạnh này, chiếc chăn kia kể như vô dụng.
− Thôi, cậu mới đi vào, có lẽ mệt lắm, ngủ đi, tớ còn đi tán gẫu với các cô nàng đây.
Nói xong, Tuấn buông mùng bỏ đi, còn lại một mình giữa căn phòng trống, Hoài ngỡ ngàng đưa mắt nhìn quanh. Tất cả bạn bè của chàng đã thích nghi với cuộc sống tập thể, những giá sách gọn gàng, những chiếc mùng mới tinh giăng thẳng tắp. Có lẽ trong tất cả bọn họ, chẳng ai nghèo khó như chàng. Hoài móc hết tiền trong túi ra đếm. Chàng bỗng giật mình mồ hôi tuôn nhanh trên trán.
Trời ơi! Toàn bộ số tiền mà mẹ chàng dành dụm được, cộng thêm với số tiền bán lúa đủ cho chàng sống đạm bạc một năm nơi đất lạ đã không cánh mà bay. Bên hông túi còn một vết rạch kéo dài.
Kẻ nào đã nhẫn tâm móc túi chàng? Kẻ đó thật sự chẳng còn chút lương tâm nào! Chúng phải biết rằng số tiền đó là toàn bộ sự sống, tương lai và sự nghiệp của chàng. Chàng phải làm sao với một năm dài nơi đất lạ quê người không một đồng một cắc trong tay. Có muốn về quê chàng cũng không có tiền để mua vé xe nữa. Làm sao? Làm sao chàng có thể viết thư báo cho mẹ biết chuyện này? Chàng sẽ làm cho mẹ khổ, mẹ chàng quýnh quáng lên để kiếm tiền, mà liệu mẹ còn có thể kiếm vào đâu được nữa.
Mẹ Ơi! - Hoài chảy nước mắt. Cuộc đời sao mà cay nghiệt. Cha chàng mất sớm, một mình mẹ hai công ruộng lao khổ nhọc nhằn nuôi đứa con duy nhất thành người. Vậy mà.... Không. Con không thể nào làm khổ mẹ, con phải ráng sức học thành một người thầy như lòng mẹ chờ mong.
− Hoài ơi! Cậu ngủ chưa vậy? - Tuấn bước vào phòng gọi lớn.
Hoài lau vội nước mắt, nhóng cổ dậy, nói:
− Chưa, mình chưa ngủ.
− Dậy, ra đây chơi với bọn mình. Tụi con gái nó đòi gặp cậu ở ngoài kia.
Hoài chống tay ngồi dậy, bối rối:
− Thôi Tuấn à. Mình ngại gặp các nàng lắm.
Tuấn phì cười:
− Có gì mà nhát như thỏ vậy. Các cô gái học cùng lớp với mình dễ thương lắm. Ra làm quen đi, kẻo không thôi bị gọi là lập dị bây giờ.
Hoài thở dài, đứng dậy bước theo bạn. Tuấn chợt kêu lên:
− Hoài, áo ấm của cậu đâu?
Hoài nói nhanh như cơn gió:
− Mình không có áo ấm.
Tuấn hơi sửng lại vì ngạc nhiên, nhưng chàng trấn tĩnh được ngay, nắm tay Hoài kéo ào qua khu nhà bên cạnh.
Trước cửa phòng nữ, các bạn của chàng đang tề tựu với nhau ở đấy, cùng các cô gái đùa giỡn với nhau thật hồn nhiên tươi trẻ:
− Đây, mình đã lôi được diễn viên điện ảnh đến đây - Tuấn đẩy Hoài vào giữa phòng nói vang vang. Hoài đứng sững người như phỗng đá giữa vòng vây, không biết mình nên khóc hay cười.
− Anh Hoài ngồi xuống đi.
Giọng một cô gái vang lên, Hoài giật mình, anh ngồi xuống ngay như một cái máy. Ngay lập tức, một tràng cười nổi rộ lên.
Một thằng bạn đặt vào tay chàng cái bánh.
− Ăn bánh đi Hoài, rồi nghe mình giới thiệu.
Hoài cầm lấy chiếc bánh ngượng ngùng, tâm trí còn bận lo về cuộc sống ngày mai không tiền, không gạo, người bạn bên cạnh chàng vẫn vô tình nói tiếp:
− Tớ tên là Minh, đây Thanh, đây Sơn, đây Hải.... và năm ngũ long công chúa này là Duyên, Hạnh, Hằng, Tuyết, Lê. Chúng tớ đều là dân tỉnh, ngoại trừ thằng Tuấn là dân Đà Lạt. Ủa! Cậu làm sao vậy?
Minh bất chợt vỗ mạnh lên vai bạn.
− Nãy giờ cậu có nghe mình nói gì không?
Hoài giật mình đáp nhanh:
− Có, mình có nghe. Nhưng xin các bạn thông cảm, tôi nhức đầu quá,xin được vào trong nghỉ trước.
− Í! Đâu có được. Bọn con gái nhao nhao lên - Anh Hoài kỳ quá đi, ăn bánh uống nước đi anh Hoài.
Tuấn đặt tay lên vai Hoài, nói nhỏ:
− Hoài ngồi lại chơi một chút với bạn bè, đừng làm như vậy.
Nể lời Tuấn, Hoài đành ngồi lại với bọn họ mà lòng thì nhấp nhổm không yên. Nhai khoai lang mà chàng cứ ngỡ mình nhai cây cỏ, trí thức như xa rời, lòng nặng trĩu âu lo. Ăn ở đâu? Ngủ ở đâu? Tiền đâu mà đóng cho trường. Ôi! Trăm muôn ngàn điều khó nghĩ lại thêm cái lạnh như xé nát thịt da.
Tuấn lặng lẽ cởi áo khoác lên cho bạn. Hoài ngước lên nhìn bạn như muốn cảm ơn. Bởi vì hai hàm răng của anh đang va vào nhau lập cập.
− Ủa! Áo ấm của anh Hoài đâu? - Duyên chợt lên tiếng hỏi.
Hoài cúi đầu bối rối chưa biết trả lời sao thì Tuấn đã trả lời ngay:
− Sáng mai, bạn ấy mới mua lận - Hằng tỏ vẻ quan tâm.
− Vậy để mình mua giùm cho, bạn ấy lạng quạng bị lầm ngay. Nghe anh Hoài?
− Dạ - Hoài trả lời lí nhí.
Lê vỗ tay cất giọng dễ thương:
− Mình đề nghị anh Hoài trổ tài riêng đi.
− Đúng đó. Đúng đó.
Cả bọn nhao nhao đồng tình, ở đây mọi người ai cũng trổ tài cả rồi, bây giờ đến anh Hoài đi.
Hoài khổ sở, không phải là chàng không có tài riêng, nếu đừng bị mất tiền nếu lòng chàng không bận băn khoăn trăm điều lo nghĩ, thì chàng sẵn sàng làm hài lòng các bạn ngay, nhưng khốn nỗi, lòng chàng đang như tơ vò trăm mối:
− Tôi.... các bạn thông cảm cho mình dịp khác.
− Không, không được. Anh Hoài phải trổ tài liền bây giờ cơ.
− Đúng rồi. Hát đi anh Hoài.
− Hày là kể chuyện cũng được.
− Chiều mấy nàng đi Hoài.
Thấy bạn khó xử quá, Tuấn thương tình gỡ bí:
− Thôi thôi, cho bạn mình thiếu nợ lại đi mà.
Hằng lắc đầu nguầy nguậy:
− Hông! Đâu có phá lệ như vậy được chứ. Nếu muốn được tha phải có ý kiến của đức vua đã chứ.
− A! Đúng rồi.
Cả bọn lại nhao nhao lên đồng ý.
Hoài ngẩng đầu dậy nhìn quanh ngơ ngác.
Đức vua, đức vua nào? Các bạn chàng muốn giở trò gì nữa đây? Chàng khều vai Tuấn hơi e dè:
− Tuấn, vua nào nữa vậy?
Tuấn hấp háy đôi mắt tinh nghịch:
− Một lát rồi biết ngay mà. À! Thôi, được rồi. Chàng hét lớn: Bệ hạ Ơi! Người tha cho bạn của hạ thần một lần này nhé?
Mọi tiếng cười đều nín bặt, những cặp mắt tròn háo hức nhìn vào chiếc mùng tuyn nằm sát góc tường.
Đức vua ngự Ở trong đó ư? Hoài hoang mang tự hỏi, thầm lo sợ đức vua nào đó hung hăng chẳng chịu thông cảm mà thứ tha cho.
Tim chàng như thắt lại khi nghe tiếng Lê vang lên:
− Đừng tha nghe bệ hạ.
Tự dưng Hoài nghe giọng mình vang lên một cách run run:
− Bệ hạ Ơi! Tha cho hạ thần nghe.
− Ơ! - Mọi cặp mắt quay lại nhìn chàng thích thú. Họ ngỡ là chàng đã hòa mình vào cuộc vui của họ rồi. Bỗng nhiên trong bóng tối, chiếc mùng tuyn lay động nhẹ nhà rồi một giọng Đà Lạt cất lên, trong vút và đáng yêu một cách lạ lùng.
− Ừ, ta tha cho khanh đó, hãy về phòng mà nghỉ đi cho khỏe.
Mừng quá, Hoài quên mất đây là trò đùa của các bạn, quên mất mình đang sống trong thời dân chủ, mọi người có quyền bình đẳng như nhau, cất giọng cảm ơn rối rít.
− Đa tạ bệ hạ, thần xin lui gót.
Nói xong, chàng lĩnh thật lẹ về phòng mình, bỏ lại sau lưng từng tràng cười vui như pháo nổ.
Đức vua là ai nhỉ? Hoài ngẩn ngơ tự hỏi khi đã yên vị trên giường. Ắt hẳn nàng là một cô gái vô cùng kỳ lạ. Tại sao nàng lại tha cho mình? Hoài nhớ lại lời đối thoại của mình và nàng lúc này mà không nén được nụ cười. Thật hay, như trong những câu chuyện đời xưa. Một linh cảm mơ hồ Hoài cảm thấy ấm lòng khi nhận ra ngoài Tuấn, mình còn có một sự cảm thông nhẹ nhàng, êm dịu khác.
Nỗi lo về cơm áo gạo tiền, lắng dịu đi một chút lo, vì chàng còn có đôi tay.
− Hoài! Cậu nghĩ gì vậy? Chuẩn bị học chứ. Tuấn vỗ tay lên vai bạn, cười, nói:
− Cậu không có xe chứ gì? Đừng ngại, mình có xe đây. Hai đứa đi chung cho vui.
Hoài khẽ mỉm cười:
− À không! Mình chưa định đi học sáng nay. Cậu đến lớp đi, mình còn một số việc phải làm.
Tuấn gật đầu đặt vào tay chàng chiếc chìa khóa:
− Ờ, vậy thì mình đi nhé. Chìa khóa phòng đây. Đi đâu thì khóa lại nhé.
Hoài ngẩng đầu dậy:
− Rồi làm sao cậu và các bạn về được?
Tuấn phì cười:
− Cậu ngớ ngẩn vừa thôi. Dĩ nhiên là bọn tớ còn chìa khóa khắc để vào chứ.
Nói xong, chàng vội bỏ đi nhanh. Hoài ngồi xuống giường, hai tay ôm đầu lo nghĩ. Muốn sống muốn học, chàng phải làm ra tiền, nhưng biết làm gì ở đây, khi trong tay không một đồng làm vốn.
Ngồi mãi, nghĩ mãi, buốt cả óc mà vẫn không tìm ra cách nào nuôi sống bản thân. Chàng đứng dậy khóa cửa, lang thang thả bách bộ cho lòng vơi buồn bã. Làm gì nhỉ? Gía như đây là thành phố, chàng sẽ chẳng ngại ngần tìm một góc đường ngồi sửa xe cho người qua lại. Hoặc giá đây là quê chàng, chàng sẽ bỏ công ra làm cỏ mướn cho người đổi lấy bữa cơm. Một chiếc xích lô hay một cây viết chì chàng cũng có thể sống qua ngày. Còn ở Đà Lạt, chàng biết làm sao để nuôi sống bản thân mình?
− Kìa Hoài! Cậu không đến lớp học sao mà lang thang ở ngoài này?
Nghe tiếng gọi phía sau, Hoài giật mình quay lại, chợt chàng kêu lên thảng thốt:
− Kìa thầy! Em chào thầy.
− Ừ - Thầy Cường gật đầu nghiêm trang hỏi - Em vào trễ, sao không tranh thủ đến lớp?
− Dạ! - Hoài cúi đầu sợ hãi vì người đang đứng trước mặt chàng là người thầy chủ nhiệm mà chàng chỉ vừa được gặp có một lần.
− Sao? - Thầy Cường có vẻ lạ lùng trước thái độ của người học trò mới. Kinh nghiệm báo cho thầy biết, học trò mình đang gặp điều chi khó xử, ông dựng xe trước một chiếc quán đơn sơ kéo tay chàng, nói - Vào đây thầy hỏi chuyện một chút. Em ăn gì chưa?
− Dạ... - Hoài càng thêm lúng túng, anh vụng về từ chối - Dạ, em không vào quán đâu thầy.
Cường chợt nhìn sửng vào người thanh niên trẻ tuổi, vẻ bối rối như in đậm trên đôi mắt sâu thăm thẳm. Chiếc áo đã sờn vai, ông chợt hiểu, mỉm cười ấn Hoài ngồi xuống ghế.
− Ngồi xuống đây! Em ăn phở nhé? Dì ơi, cho hai tô bình dân thôi nhé.
Người bán quán chừng như đã quen với túi tiền của người thầy giáo, nên nhanh chóng đem ra hai tô phở bốc khói nghi ngút:
− Ăn đi em - Cường trao cho chàng - Ăn cho lẹ, kẻo lạnh mất ngon đấy!
Hoài đưa hai tay đón đũa. Mùi phở thơm ngon bay lên khiến cho dạ dày của chàng sôi lên ùng ục. Từ hôm qua đến giờ, chàng có đụng đến món gì đâu.
Sống mũi cay cay, Hoài đưa mắt nhìn thầy. Lòng chàng chợt ấm với tia nhìn bao la rộng lượng của thầy. Mất hết sự e dè, chàng cũi xuống ăn một cách ngon lành.
− Hoài! Em đã ổn định chỗ ăn ở rồi chưa? - Giọng thầy ấm như một người cha. Hoài ngước lên nhìn thầy, tự dưng chàng không kiềm nổi lòng mình để rơi giọt nước mắt. Là con trai, Hoài không hiểu sao mình lại hay mủi lòng trước những tình thương.
− Hoài, sao em khóc?
− Thầy ơi! Em khổ lắm! Thầy có cách gì để giúp em được không?
Chàng đem tất cả sự việc của mình kể cho thầy nghe. Nghe xong, Cường ngậm ngùi nói:
− Em thật là vô ý, nếu em không đánh mất số tiền của mẹ cho thì tình hình đâu đến nỗi nào.
Thấy chàng cúi đầu lặng yên, thầy đặt tay lên vai chàng, nói tiếp:
− Nhưng em cũng đừng buồn, thầy hứa là sẽ tìm giúp cho em một việc làm. Còn bây giờ, em hãy quay về, chuẩn bị tinh thần ngày mai đến lớp.
Hoài đứng dậy, cúi đầu:
− Em cảm ơn thầy. Thưa thầy, em về.
− Khoan đã - Cường chợt kêu lên khi Hoài ra đến cửa. Ông bước ra đặt vào tay chàng một số tiền - Em cầm lấy.
− Ôi! Không.... thưa thầy... - Hoài đẩy tay thầy không nhận - Em...
− Đừng ngại Hoài à!
Cường bẻ cụp những ngón tay chàng xuống xấp tiền:
− Thầy không giàu đến mức có tiền để cho em đâu. Đây là thầy cho em mượn tạm. Bao giờ có thì trả lại cho thầy.
Hoài không biết nói gì, chàng cúi nhìn xấp tiền, lòng bồi hồi, cay đắng. Hai mươi tuổi đầu, vừa bước ra đời đã phải nhận sự bố thí từ lòng thương hại của người khác. Liệu rồi đây chàng có đền đáp lại những tấm lòng hay cứ tiếp tục sống nhờ vào lòng thương hại?
Đà lạt sương mù, thành phố của mộng mơ, của những thi nhân, mặc khách. Có phải vậy không? Sao Hoài chỉ thấy Đà Lạt vào mỗi chiều hoàng hôn lịm tắt. Ngồi trên đồi cao, nhìn ánh tà dương dần buông màu bàng bạc. Nghe nỗi buồn gặm nhấm tim gan. Thường thức cái lạnh se sẻ mơn man lên da thịt, hồn lâng lâng trong cảm giác xa vời.
Hai tháng đã qua rồi, từ cái buổi chàng đặt bước chân bỡ ngỡ đầu tiên vào ngôi trường sư phạm, đến giờ đây, tất cả mọi việc đã ổn định.
Nhờ thầy, chàng đã có một việc làm nuôi sống bản thân. Số tiền kiếm được cộng chung với số tiền học bổng hàng tháng có thể giúp chàng vững tâm trong việc học. Tuy nhiên, muốn học lâu dài, chàng phải hết sức cần kiệm việc chi tiêu. Bạn bè không hiểu đôi lúc còn cho chàng là người bần tiện không thèm chơi với chàng. Chỉ có Tuấn là người cho chàng vay mượn. Và thầy Cường là người cha ân cần giúp đỡ. Khi thì cây viết, khi thì quyển sổ đơn sơ, nhưng đậm đà nghĩa tình.
Hoài cũng đã biết mặt "Đức vua", người đã ban ơn cứu chàng dạo nọ. Nàng có cái tên đẹp tuyệt vời, cái tên mà ai cũng muốn uống trọn vào lòng. Chỉ có chàng là không muốn thôi. Từ lúc biết mặt nàng, Hoài nghe rã rời bao nhiêu hy vọng. Cái ý niệm làm bạn với nàng tan thành mây khói. Bởi vì nàng đẹp biết bao, nàng đẹp tuyệt vời lại là con một thương buôn giàu có.
Bao lần rồi, Hoài chỉ biết ngắm trộm nàng qua khung cửa hé. Nàng giỡn, nàng cười tinh nghịch với tất cả mọi người và chỉ trừ có chàng. Phải, hai tháng rồi, từ sau hôm Đức vua ra lệnh ân xá đến nay, hai người chưa có một lần trò chuyện với nhau. Nàng quá kênh kiệu hay chàng quá mặc cảm tự ti? Chỉ biết là cả hai chưa có một lần nhìn thẳng mặt nhau, có chăng là những giây phút bâng quơ ngồi trong lớp học, tia mắt họ vô tình giao nhau rồi quay đi vội vã.
Hoài đứng dậy thở dài, chàng phải đưa củi về nhà trước khi trời tối, sáng mai bài vở thật nhiều mà đến giờ chàng chưa có tí gì vào đầu cả. Phải cố gắng Hoài à. Chàng tự động viên mình xách dao bước đến một nhánh cây khô. Khi những nhát dao chặt xuống thân cây, Hoài bồi hồi nhớ đến những món tiền bất ngờ, xuất hiện đột ngột giữa những trang tập trắng. Y như câu chuyện thần tiên, những số tiền đó xuất hiện thật đúng lúc. Kịp thời cứu chàng thóat khỏi những cơn bối rối như khi phải đóng tiền quỹ, tiền bảo trợ....
Số tiền nhỏ đó, bao đêm rồi làm đầu óc chàng đau buốt, cứ trằn trọc nghĩ suy nghĩ mà vẫn không sao đoán được vị ân nhân vô hình đó. Tuấn ư? Không. Chàng quá hiểu bạn. Nó không tinh tế đến mức đó. Hơn nữa, nó không đủ giàu để giúp chàng như vậy.
Vậy thì ai? Từng khuôn mặt trong lớp lại hiện ra, nhưng không có gương mặt nào nhìn Hoài thiện cảm cả. Hoài ngừng tay dao, đưa tay quẹt ngang dòng mồ hôi tuôn tràn trên trán, đưa mắt nhìn quanh. Cũng tàm tạm đủ. Có thể trở về được rồi. Chàng bước đến bên hốc cây tìm lấy sợi dây thừng đã đem theo. Chợt chàng lạnh toát cả người. Sợi dây đã biến mất.
Rừng có ma chăng? Hoài đưa mắt nhìn quanh hoang mang tự hỏi. Vì từ nãy đến giờ, ngoài chàng ra còn có ai đến đây đâu. Toàn thân nổi da gà, Hoài đưa lưỡi liếm môi. Ai mà ác thế này, lấy cái gì không lấy lại lấy mất sợi dây, làm sao mà chàng đem củi về nhà được chứ? Đang mải đưa mắt nhìn quanh chợt sau lưng chàng bật lên tiếng cười khanh khách.
Có tiếng chân đi nhè nhẹ sau lưng, rồi sợi dây hất vòng qua người chàng từ từ chặt lại. Hoài hốt hoảng kêu lên:
− Trời ơi! Ai làm gì vậy?
Không có tiếng trả lời. Hoài nghe như nó sắp trói cứng mình lại. Sợ quá, chàng quay nhanh người lại, dùng một thứ võ chàng ôm chặt đối thủ, quăng vèo xuống đất.
− Ui da! Sao anh lại đánh tui?
Một giọng nói trong trẻo, khiến Hoài mở mắt tĩnh thần. Chợt anh điếng hồn chạy đến bên xin lỗi rối rít.
− Cô Thủy Tiên! Sao lại là cô?
Thủy Tiên vùng vằng trong bộ đồ lụa trắng thướt tha.
− Không phải là tui chứ là ai? Anh dữ quá đi, người ta giỡn có một chút xíu mà quăng người ta gãy xương rồi nè. Hổng biết đâu, đền đi.
Nhìn nàng giẫy nẩy, nằm vạ dưới đất, Hoài chỉ còn biết đưa tay gãi tóc. Trời hỡi trời, nàng ở đâu mà chui ra thế này? Thấy chàng cứ đứng yên như phỗng đá, Thủy Tiên lại kêu lên:
− Anh còn đứng đó nữa phải không?
Hoài lúng túng ngồi xuống cạnh nàng, hỏi ngẩn ngơ.
− Chứ tôi biết phải làm gì bây giờ?
− Ư.... - Đôi môi cong của nàng trề ra nũng nịu - Anh hổng biết đỡ người ta dậy rồi xin lỗi sao?
Ừ há! Sao mà mình đoảng thế này? Hoài đưa tay ra toan đỡ nàng đứng dậy, nhưng chàng bỗng giật tay lại như chạm vào lửa đỏ.
− Cô, cô không tự đứng dậy được ư?
Thủy Tiên tròn mắt nhìn chàng rồi lắc đầu nguầy nguậy:
− Hổng được, sao anh hổng đỡ tui dậy chứ?
Hoài xòe tay ra trước mắt nàng:
− Tội sợ bàn tay mình làm lấm tay cô.
Thủy Tiên chớp mắt nhanh, vẻ tinh nghịch bỗng dưng biến mất. Là một tiểu thư, quen được nâng niu chiều chuộng. Ta đã nghe bao lời tâng bốc đủ điều. Nhưng chưa bao giờ nàng được nghe một câu nói chân thành mộc mạc như vậy. Cố nén cơn xúc động, nàng chống tay ngồi dậy, dùng hai bàn tay nhỏ xíu trắng muốt của mình đánh mạnh vào lòng bàn tay, nàng kêu lên:
− Hổng sợ, hổng sợ, cho nó lấm luôn.
Rồi nàng lại giật tay về, đưa mắt nhìn quanh, như hối hận việc mình làm. Đôi má hồng hây hây trong nắng chiều vừa tắt.
Hoài nhìn sững người con gái đẹp nhất lớp mình, bỗng dưng chàng đưa tay dụi mắt tưởng mình mơ ngủ, ngỡ ngàng trong câu chuyện liêu trai.
− Sao anh nhìn tôi hoài vậy? - Nàng quay lại sinh sự với chàng.
Hoài chớp mắt hỏi ngẩn ngơ:
− Sao cô lại đến đây?
Nàng đến ngồi trên một gốc cây nhìn chàng ngổ ngáo:
− Rừng là của thiên nhiên, tui đến đâu mà chẳng được - Nàng chợt quay mặt đi cười khúc khích - Nói chuyện với con gái mà anh cũng không chịu mặc áo vào ư?
Hoài nhìn xuống người chợt giật mình hổ thẹn. Mặt đỏ bừng anh chạy đi tìm chiếc áo mặc vội vàng, miệng ấp úng:
− Xin lỗi cô nhé, tại tôi chặt củi nên sợ bị rách áo. Hồi nãy tôi làm cô té có đau không vậy?
Nàng phụng phịu, đôi má bầu có đôi lúm đồng tiền thật đáng "thơm".
− Sao hổng đau. Anh coi nè, trầy tay người ta hết trơn.
Hoài chạy vội đến bên nàng:
− Đâu? Chỗ nào đâu?
Thủy Tiên cắn môi, chỉ vào một chỗ trên tay:
− Chỗ này nè!
Hoài mở mắt to ngơ ngác vì làn da nàng vẫn trắng mịn màng có xây xác gì đâu.
− Đâu nào, sao tôi không thấy? - Nàng mỉm cười, đưa tay tát nhẹ vào mặt chàng.
− Sẽ thấy ngay.
Theo phản xạ, Hoài đưa tay lên chụp lấy tay nàng. Rồi chàng chợt buông ra bối rối:
− Xin lỗi cô.
Thủy Tiên cúi nhìn cườm tay trắng của mình giờ hằn sâu dấu năm ngón tay chàng đen ngòm trong đó. Không biết nàng nghĩ gì mà lại tủm tỉm cười. Hoài đứng lên cầm lấy sợi dây đi bó củi. Nàng chạy theo:
− Anh cho tui phụ với nghen.
Hoài hốt hoảng lắc đầu:
− Không được đâu.
Nàng hất mặt lên:
− Sao vậy?
Chàng bẻ rắc một cây củi:
− Củi cứng lắm, nó sẽ làm trầy bàn tay đẹp của cô.
Nàng lại đưa hai bàn tay lên ngắm nghía rồi nói một cách tự tin:
− Nhưng mà tôi thích.
Hoài nhăn nhó:
− Đã bảo là không được rồi, khổ quá.
Thủy Tiên bướng bĩng lượm một cành cây:
− Anh dám chống lại lệnh của vua à?
Hoài không biết nói sao đành cúi đầu phủ phục:
− Dạ thần xin tuân lệnh.
Thủy Tiên hớn hở chạy đi nhặt củi phụ chàng.
Nhìn nàng đỏ mặt tía tai, bặm môi trợn mắt để bẻ một thanh củi nhỏ mãi không xong, Hoài bỗng dưng không nén được nụ cười:
− Này! - Nàng vừa thở hào hển, vừa hất mặt sang, hỏi - Anh cười gì tui đấy?
Hoài vội chối ngay:
− Đâu có. Tui đâu có cười cô. Tôi cười tôi đấy mà!
Nàng lườm chàng một cái rồi gật đầu nói:
− Anh cũng đáng bị cười lắm. Tui chưa thấy ai ngốc hơn anh, cứ chạy vòng vòng tìm củi khô trông mà tội nghiệp.
Hoài ạ lên một tiếng:
− Thì ra cô theo dõi tôi?
Thủy Tiên nhướng mắt không đáp, Hoài lo lắng hỏi thêm:
− Rồi cô có thấy gì thêm không?
− Có - Nàng gật đầu - Tôi thấy cứ ba bốn giờ sáng là anh dậy đi mua hàng cho tiệm cơm Khánh Hòa, chiều hai giờ đi hái củi cho bà Tám. Tối anh học bài tới khuya nè, phải không?
Hoài gật đầu:
− Phải nhưng cô theo dõi tôi để làm gì?
Nàng mân mê suối tóc:
− Tui hổng biết nữa. Mà anh Hoài à! Để tui chỉ cho anh cách lấy củi không mệt nhé? Anh khỏi phải chạy đi xa kiếm cành khô làm gì cho mệt. Mỗi lần đi hái củi, anh chặt chết một vài cây ở quanh mình. Hôm sau là anh có củi khô ngay.
Hoài lắc đầu:
− Cảm ơn cô Tiên, tôi cũng biết cách này, nhưng tôi không làm.
Thủy Tiên ngạc nhiên:
− Sao vậy?
Hoài đáp nhẹ nhàng:
− Vì làm như vậy sẽ hết cây rừng đấy.
Nàng cố giấu nụ cười:
− Rừng của thiên nhiên, lại nhiều bạt ngàn như vậy làm sao mà hết được?
Chàng siết mạnh sợi dây buộc những thanh củi lại với nhau:
− Có thể cô nói đúng, nhưng tôi yêu rừng. Tôi không muốn chặt hết cây rừng. Nó sẽ không còn vẻ huyền bí đáng yêu mà tôi thì thèm cái không khí ấy lắm.
Thủy Tiên nói nhẹ nhàng:
− Anh thật khác người - Nàng chợt ngẩng đầu dậy - Trời gần tối rồi. Tui về nhé!
Hoài chưa kịp trả lời, nàng đã vụt chạy đi. Được một quãng xa, nàng chợt quay lại la lớn:
− Ngày mai, tui lại nữa nhé.
Tiếng của nàng vang dội cả rừng xanh, bay xa đến muôn cùng trời đất, đậu vào tim Hoài một rung cảm mơ hồ. Anh ngẩng nhìn theo hướng nàng đang chạy. Một chiếc bóng nhỏ nhoi thoăn thoắt giữa âm u rừng núi. Cuối chân trời, hoàng hôn vừa lim tắt. Hoài chợt có ý nghĩ: Nàng là tia nắng cuối cùng của ánh hoàng hôn. Một ánh tím nhẹ nhàng, sưởi ấm lòng người cô bé.
Hoàng hôn đã tắt hẳn rồi. Lãng Du rời cửa sổ, cũng như rời khỏi cơn suy tưởng. Chàng ngồi xuống bàn. Cây viết bắt đầu chạy trên trang giấy trắng. Những dòng chữ đầu tiên của tác phẩm hiện ra một cách không tự chủ:
HOÀNG HÔN TÍM.
Chuyện ta viết ra để dành tặng riêng nàng Lãng Du....
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top