13. Mâu thuẫn
[Tôi có thói quen ngắm mưa.
Những chiều mưa nặng hạt, tôi hay ngồi bên khung cửa sổ, lặng lẽ nhìn dòng người vội vã qua lại trong màn mưa trắng xóa. Ngắm mưa rơi cũng như soi phản chiếu của mình trong đó, vừa gần gũi lại vừa xa vời.
Mưa đẹp nhất là khi ta đứng dưới mái hiên ngắm nhìn, nhưng nếu bước chân ra đó mà lội bì bõm dưới làn nước lạnh, thì chẳng mấy ai thấy vui. Cuộc đời cũng vậy thôi. Có những lúc nhìn qua thì thơ mộng lắm, nhưng chỉ khi ta bước vào, cố gắng hết sức để vượt qua từng khó khăn một, thì mới hiểu rằng, có những gian nan làm cuộc đời này đáng sống hơn biết bao nhiêu.]
Cơn mưa mùa thu kéo dài hơn tôi nghĩ, mới hôm qua nắng vẫn còn to đến gây gắt. Cả ngày chẳng dám hoạt động gì nhiều, tôi cứ chạy một chút là mồ hôi tuôn như tắm. Vậy mà hôm nay mây đen từ đâu kéo đến, cơn mưa tuôn như thác đổ.
Nguyên lớp bị mắc kẹt trong cơn mưa, không thể nào về được. Huyền bận rộn nhất, nào là tháo đôi giày búp bê bằng da đang mang dưới chân cho vào túi ni lông, rồi lại cẩn thận bỏ cái cặp của nó vào chung, xong moi đâu ra hai cái áo mưa bịch đưa cho tôi.
"Đợi trời bớt mưa chút rồi tao chở mày về.” Huyền chạy ra ban công coi tình hình, tôi cũng vội chạy theo ra đứng cạnh nó.
Mưa rơi ngày càng nặng hạt, trắng xóa khoảng sân phía trước. Mặt trời bị mây che mất, ánh nắng không thể chiếu rọi nên đành phải nhường chỗ lại. Các phòng học đều đã bật hết đèn, học sinh vẫn ở lại trường trú mưa rất đông. Nước mưa tạt ướt hết mặt nhưng nhỏ Huyền và tôi vẫn đứng đó ngắm cảnh.
“Mát ghê ha mày.” Nó giơ tay ra hứng những giọt mưa. Bỗng nó khều vai tôi rồi chỉ về hướng sân trường, miệng liên tục kêu: "Thắng kìa, Thắng kìa.”
Ngay giây phút nó kêu lên, tôi muốn trốn luôn xuống dưới đất. Trần đời ai lại kêu to như thế, nó như muốn để toàn trường biết tôi mến Thắng.
Ngồi thỏm xuống, tôi cố tránh né để không bị cậu ta nhìn thấy, cô bạn thân đứng cười khà khà rồi lại kéo tôi vào lớp. Nó đưa một cái áo mưa ni lông cho tôi xong mới hỏi: "Mày muốn tao chở về không?” Còn chưa kịp trả lời, tôi đã nhìn thấy ba đứng ở cửa. Ba tôi chào cô chủ nhiệm rồi vẫy tay với tôi.
"Thôi ba đón rồi.” Nói rồi, tôi lấy cặp sách và bước thoăn thoắt ra về.
Đi ngang sân trường, tôi không quên tìm kiếm bóng hình cậu ta, nhưng có lẽ cậu ta về rồi.
* * *
Mấy ngày sau thi cử kết thúc thì sức nóng của cuộc thi văn nghệ lại phừng phừng. Lớp nào lớp nấy đều đẩy nhanh tiến độ tập luyện. Hết giờ học là các học sinh ùa nhau ra tranh giành chỗ trống. Âm nhạc, tiếng cười và giọng nói xen lẫn vào nhau làm không khí sôi động hơn hẳn.
Tôi vội ăn hộp nui xào mua trước cổng trường, liền phóng như bay tới chỗ tập quen thuộc của lớp. Lúc này Ngọc đang ngồi ung dung trên bậc tam cấp, tay đang cầm quyển sách, tựa là “Gió lạnh đầu mùa”. Mắt liếc dọc trên xuống, trái phải, đăm chiêu như vậy nên tôi không muốn làm phiền. Nhưng Ngọc đã kịp nhận thấy có người đứng gần mình, nên hạ sách xuống, vui vẻ vẫy tay tôi, nói:
“Trang tới rồi hả?”
“Mình… ới… ồi…” Tôi vừa nói, vừa đang nhai nốt nui xào còn sót lại trong miệng.
Ngọc nhìn tôi, túm tím che miệng cười, rồi rút chai nước từ trong bịch ni lông ra đưa cho tôi:
“Uống đi, kẻo mắc nghẹn.”
Tôi nhận chai nước, uống một hớp dài hết nửa chai, hít thà một tiếng, thở phào sảng khoái:
“Đã quá đi mất!” Nói xong, tay đưa lại chai nước cho Ngọc đáp. “Cảm ơn Ngọc nha.”
“Không có chi.” Ngọc doẻn miệng cười hì hì.
Tôi ngắm nhìn Ngọc, nụ cười trong sáng của bạn ấy tưởng như có thể cảm hóa bất kỳ sinh linh nào chờ để được ban phước bởi thánh thần. Sau bao nhiêu chuyện xảy ra vào thời tiểu học, cái nhìn về cuộc đời của tôi có vẻ đã thay đổi đi phần nào. Khi cười vì điều gì đó thật hài hước, nó cũng chỉ xoa dịu đi những tổn thương đã phải chịu trong quá khứ, chưa chắc là một nụ cười chân thành.
Bất chợt ở đâu ra, nhỏ Huyền nhảy từ sau lưng, hù tôi một cái. Nó thấy vẻ mặt tôi hoảng hốt tột độ, cười hi hi ha ha:
“Làm gì đó! Tao thấy mày suy tư quá nên hù mày một tí.”
“Làm giật cả mình! Con nhỏ này!”
Tôi đánh vai nó một cái, nó cười xuề xòa như muốn thứ lỗi cho cái hành động tinh nghịch đó. Ngọc quan sát thấy chúng tôi như vậy, cười dịu dàng nói với theo:
“Hai cậu thân nhau thật đó.”
Huyền chỉ vào mặt tôi, bĩu môi:
“Ngọc đừng có mà bị đánh lừa. Nhỏ này thấy ghét lắm. Mỗi lần đi học là phải chở nó. Mà nó thì thây mập như heo vậy, đạp không nổi đâu!”
Tôi mặt đỏ bừng, nhéo tay Huyền thật mạnh. Cái con nhỏ này hay trêu đùa tôi như vậy đó, nhưng tôi biết nó chả có ý gì quá đáng, chỉ đơn giản là trêu chọc. Nó đau la oai oái, xoa xoa cái vết đỏ mà tôi vừa nhéo, miệng giả bộ mếu máo:
“Oaa! Bớ người ta, con heo này nó ăn hiếp tôi! Oaaa!”
Tôi vờ làm mặt lạnh, nói bâng quơ:
“Không biết chủ nhật này có ai muốn mượn ‘con heo’ này truyện để đọc không ta?”
Mắt nó sáng rỡ như gặp phải của lạ, nó liền chồm tới, năn nỉ:
“Thôi mày cho tao mượn đi mà… tao xin lỗi!”
Tôi cười hì hì, vui vẻ đáp:
“Được rồi, để chủ nhật tao đem cho. Thôi vô đây lẹ tập văn nghệ đi. Tập sớm về sớm.”
Sau đó, cả ba đứa cùng đi tới cái sảnh tập của lớp. Nói là sảnh chứ nó là một khoảng sân nhỏ được chừa ra để dành làm lối ra vào của cổng sau. Ban đầu, Ngọc không muốn các bạn nam trong lớp phải vất vả khiêng bàn ra vô để tạo khoảng trống trong lớp, nên nó đã liên hệ với bên giám thị để xin được một chỗ tập đẹp như này, vừa gần chỗ gửi xe ra về, vừa gần căn tin, tiện cho việc mua đồ ăn một thể.
Bấm cái nút trên máy cát-xét to tướng, tiếng nhạc “Bèo dạt mây trôi” lại một lần nữa được cất lên, vang vọng ra khắp sân trường.
Mặc dù tôi là người cũng được gọi là biết múa, không thua kém gì Ngọc, nhưng bản thân là người hướng nội, lại còn là người sợ đám đông nên chỉ chọn vị trí ở phía bên ngoài. Vừa có thể tránh được sự chú ý của mọi người, vừa để đỡ bị xấu hổ nếu như lỡ bị quên một vài động tác. Thế mới nói áp lực của người đứng ở giữa đáng sợ đến nhường nào. Thật tình từ lúc sinh ra tới giờ, tôi không mảy may muốn được làm trung tâm của mọi sự chú ý, đặc biệt là những cái nhảy múa như thế này. Vậy mà nhỏ Ngọc với nhỏ Huyền lại múa đôi một cách ăn ý. Vừa nhìn tụi nó tôi vừa trầm trồ, Huyền lúc múa khác hẳn với cái dáng vẻ mà nó dùng để trêu chọc mỗi ngày. Nó học chậm nhưng chắc, nên bây giờ đứa tỏa sáng đang là nó.
Cũng được nửa tiếng trôi qua, cả lớp chúng tôi có vẻ như đã thành thuận điệu múa này, đứa nào đứa nấy cũng đều hứng khởi, cầu mong cho phần trình diễn lớp mình có thể diễn ra suôn sẻ. Đột nhiên từ đâu tới, một đám học sinh lớp khác kéo ùn ùn qua tới sân tập của lớp tôi. Dẫn đầu là cô gái cao lớn, dáng người khỏe khoắn, tóc xõa dài, áo thì hở nút ở cổ, mí mắt được kẻ bằng bút đậm, bặm trợn không khác gì dân anh chị ở ngoài khu chợ Lớn.
Bảng tên trên áo được thêu chữ “Ngọc Tú” đỏ chót. Nhỏ hậm hực, đứng trước mặt chúng tôi, giọng lớn ra oai:
“Đứa nào lớp trưởng đâu? Ra đây tụi tao muốn nói chuyện.”
Ngọc bước ra trước mặt chúng tôi. Dáng vẻ của cậu ấy vẫn tự tin như lúc nào, khuôn mặt vẫn điềm tĩnh không tỏ ra chút sợ hãi nào.
“Bạn tìm mình?”
Tú quát lớn:
“Ai cho phép lớp mày ăn cắp bài múa của lớp tao?
Ngọc vẫn thản nhiên như không, đáp:
“Lớp mình không có ăn cắp của ai. Tất cả đều là công sức của cô Văn nghĩ ra.”
Tôi cười thầm, vốn không lấy làm lạ, Ngọc vẫn như mọi lần không hề đề cập tới công lao của mình. Có vẻ như cậu ấy sợ phiền phức xảy ra với bản thân nên giấu nhẹm chuyện đó đi. Đương nhiên câu trả lời của Ngọc chẳng thể nào làm hài lòng được cái đám kiêu ngạo kia. Nó liền tiến tới thêm một bước, đứng cách gần Ngọc chỉ hai bước chân, giọng điệu xấc láo:
“Ai làm chứng cho tụi mày?”
Thấy điệu bộ của Tú như vậy, miệng tôi không kiềm được nên buông lời châm chọc:
“Đúng là cái quân vừa ăn cắp, vừa la làng.”
Con nhỏ đó hướng mắt về phía tôi, cái mặt nó tức lên rồi chạy lại đẩy vai tôi một cái. Cú đẩy hơi mạnh làm tôi mất thăng bằng, ngã xuống đất cái bịch. Nhỏ Huyền ngồi thấp xuống đỡ tôi dậy, mặt nó lo lắng hỏi:
“Mày có sao không?”
“Tao không sao.” Tôi hờ hững nói.
Nhỏ Huyền toan đứng dậy để đôi co, nhưng tôi đã kịp thời kéo cánh tay nhỏ lại, thì thầm:
“Không cần đâu.”
Lúc này, hai bên không giữ được sự bình tĩnh, liền lao vào nhau xô xát, cảnh tượng ấy không khác gì tụi con trai hay chia phe đánh nhau vào giờ ra chơi. Nhỏ Tú ỷ được thân hình cao lớn nên hống hách xô hết đứa này tới đứa kia trong đám con gái lớp tôi. Con My bị nó đẩy ra, loạng choạng xém té. Mặt nó hoảng sợ, chạy đằng sau lưng tụi lớp tôi đứng núp. Mỗi nhỏ Ngọc vẫn đứng đó bình tĩnh quan sát. Đứng bên cạnh nhìn nó như vậy thì trong đầu tôi nảy lên một ý nghĩ. Nếu nó xô Ngọc, tôi sẽ liều mạng mà đánh lại nó.
Giằng co hồi lâu, bất thình lình, tiếng của giám thị vang lên văng vẳng sau lưng:
“Này! Các em kia làm gì vậy? Sao giờ ra về rồi còn không về nhà mà còn tụ tập?”
Tụi lớp 6A4 hùa nhau chạy toán loạn, đứa nào đứa nấy tranh thủ ồ ra như ong vỡ tổ. Nhỏ Tú không quên gằn giọng cảnh cáo chúng tôi:
“Chuyện này chưa xong đâu!”
Nói rồi, nó phóng thật nhanh ra khỏi cổng trường, không còn thấy dấu tích gì của tụi con gái lớp 6A4 ở đây nữa.
Thầy giám thị với gương mặt hung dữ tiến về phía chúng tôi, la mắng:
“Tụi em còn ở đây la cà? Còn không mau về nhà?”
Bên lớp kia hiển nhiên gây sự trước, vậy mà giờ lớp tôi bị la rầy như vầy, không can tâm chút nào. Tôi càm ràm:
“Thầy đúng là có mắt mà không thấy Thái Sơn.”
Thầy giám thị như không tin vào mắt mình, nghiêm nghị nhìn tôi:
“Em… em vừa nói cái gì? Nói lại xem nào?”
Nhỏ Huyền thấy điềm chẳng lành, vội vàng giơ tay bịt miệng tôi lại, cười cười ái ngại nói:
“Dạ bạn em nó bị sốt nên nói sảng thôi thầy.”
Ngọc cũng tham gia vào, nói với theo:
“Dạ chúng em đang tập văn nghệ thì có lớp khác kiếm chuyện và xô đẩy Trang và một vài bạn khác, nên nhất thời bạn ấy bị hoảng sợ thôi ạ.”
Khuôn mặt đang co dúm bỗng những nếp nhăn được giãn ra. Đôi mắt thầy nhìn hết mấy đứa bị Tú va chạm lúc nãy, trên mặt tụi nó đều đang mang đầy sự sợ hãi. Tôi cũng giả vờ trưng ra khuôn mặt tương tự. Cuối cùng thầy cũng hiểu được phần nào, chỉ xua xua tay nói:
“Thôi được rồi. Các em mau chóng về nhà kẻo tối.”
Đợi thầy giám thị đi khuất bóng dáng, Huyền mới buông tay ra khỏi miệng tôi, thở phào nhẹ nhõm, nó mắng:
“Mày có bị khùng không? Ông thầy đó được mệnh danh là Hít Le nổi tiếng khắp trường.”
Ngọc cũng gật đầu đồng tình với Huyền nhẹ nhàng nói:
“Huyền nói đúng đó. Dù sao cũng không nên chuốc họa vào thân. Thôi, tụi mình cùng về nhà.” nói rồi quay sang tụi lớp tôi, “Mọi người ơi, hôm nay lớp chúng ta nghỉ tập sớm hơn mọi khi nhé.”
Mấy đứa trong nhóm văn nghệ giải tán, mạnh ai về nhà người nấy, thoáng chốc sân trường đã không còn ai. Hôm nay Huyền lại đóng vai “bạch mã” để chở tôi về nhà như mọi khi. Trên đường đi, tôi hỏi:
“Huyền ơi, bộ ông thầy Hít Le đó dữ lắm hả?”
Nó im lặng một lúc, rồi ngập ngừng nói:
“Ổng dữ lắm. Để tao kể mày nghe. Ổng tiền thân làm cấp úy trong bộ đội, nên tính tình rất cục mịch. Tao từng nghe kể là có thằng lớp 9 nó kéo người đánh hội đồng thằng lớp 8, dẫn tới chấn thương thần kinh. Chuyện xảy ra sau đó thì tao nhớ là thằng đó bị đình chỉ 5 năm, gia đình thằng đó tự nguyện thôi học. Còn đứa lớp 8 ấy cũng vì bị tâm lý mà phải chuyển trường.”
“Vậy… thằng lớp 8 đó ra sao rồi?” Tôi tò mò hỏi.
“Tao nghe nói là chuyển qua trường khác rồi nhưng mà chuyện đó còn xảy ra không thì tao không biết.”
Đúng là số phận thường sẽ bám đuổi theo một người nào đó, đến khi nó cảm thấy thỏa mãn khi đã nuốt chửng cái sự yếu đuối. Nếu thoát được thành công thì sẽ hình thành nên một tính cách mạnh mẽ hơn, hoặc là nếu thất bại thì nó sẽ nuốt chửng tất cả.
Huyền kể tiếp:
“Sở dĩ ông giám thị này có biệt danh là Hít Le bởi vì với thầy nội quy sinh ra là để tuân theo. Ai sai phạm sẽ bị áp dụng chế tài ngay lập tức. Ví dụ nếu mà vô trường trễ hơn hai phút, là phải xếp hàng đứng ngoài cổng trường. Mấy đứa đi trễ phải lao động trong một tiết và được ghi vào sổ rồi mới được đi lên lớp. Không những vậy, cuối tuần tụi nó còn được nêu tên trên giờ sinh hoạt chào cờ.”
Tới giờ tôi mới ngộ ra lý do tại sao thầy được đặt với cái tên này rồi. Xem chừng còn tàn ác hơn cả bà cô Xuân. Dù sao cô Xuân cũng là “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” còn đối với thầy thì “Luật là luật”, không có chỗ cho tình thương.
* * *
Đúng như dự đoán, sáng hôm sau đám nam nữ lớp 6A4 với đứa dẫn đầu là Ngọc Tú đã tới lớp tôi. Tụi nó đứng trước cửa gọi to tên Ngọc. Cả đám con trai lớp tôi thấy vậy nào chịu để yên, đã thế nhỏ Huyền còn mới nói cho cả lớp nghe chuyện đó.
Nhỏ bạn tôi có thể xét vào hàng “những đứa nhiều chuyện nhất lịch sử trường Trần Văn Ơn” và nên được đóng khung vào trong cái bảng vinh dự gắn trong phòng truyền thống của trường.
Sau giờ học, trong khi các lớp khác đang tập văn nghệ thì hai lớp chúng tôi lại đứng ở một góc khuất nói rõ thực hư mọi chuyện. Tụi con trai lớp đó cũng hung hăng không kém gì Tú, mặt đứa nào đứa nấy muốn gây sự tới nơi. Nhỏ Tú đối diện với Ngọc, nhìn chầm chầm không rời mắt, rồi cất tiếng:
“Giờ lớp mày ăn cắp cả bài múa của lớp tao, mày tính làm sao?”
Ngọc vẫn giữ phong thái của nữ thần, dửng dưng đáp gọn lỏn:
“Bạn muốn vấn đề gì thì có thể gặp cô chủ nhiệm lớp mình để phàn nàn. Còn mình thì không có gì để nói.”
Nó giơ tay lên định đánh Ngọc, tôi bất ngờ với hành động đó nên sẵn sàng lấy cơ thể để húc vào nhỏ Tú. Nào ngờ bỗng nhiên có một cánh tay khác thoắt cái đã chộp lấy cánh tay của Ngọc. Theo quán tính hai mắt tôi nhìn theo hướng cánh tay ấy. Thì ra đó là Thắng. Anh hùng quả nhiên xuất hiện đúng lúc!
Nụ cười ranh ma xuất hiện trên môi cậu ấy, kèm theo đó là mùi hương hoa nhài quen thuộc lại phảng phất trước mũi tôi. Cậu ấy hất cánh tay của Tú ra, cười nói:
“Nè nè có gì từ từ, không nên động tay động chân.”
Nói xong lại quay sang Ngọc, giọng nói không thể nào nhỏ nhẹ hơn:
“Cậu không sao chứ?”
Cái chất giọng ngọt lịm đó lọt xuyên qua tai tôi. Bất giác tôi cũng đáp lại một cách âm thầm trong tim: "Mình không sao.”
“Mình không sao.” Ngọc đáp ngắn gọn.
Tú đứng hình vài giây, chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Tụi con trai trong lớp 6A4 rôm rả mạnh đứa nào đứa đó nói, mỗi đứa một ý.
“Đồ ăn cắp!” Một đứa con trai trong lớp bên đó bắt đầu mắng trước. Vẻ mặt của Thắng có vẻ không vui lắm, cậu ấy cau mày rồi giận dữ quát lớn:
“Thằng nào mới vừa nói! Có ngon thì ra đây đối chất! Núp như vậy có phải hèn nhát không?”
Đứa con trai từ trong đám học sinh bên kia bước ra Gần đây tôi có nghe ngóng được từ nhỏ Huyền thì cả lớp 6A5 sẽ thể hiện một màn hát tốp ca, đặc biệt là Thắng còn đứng ở giữa mà hát.
Tôi còn nghe loáng thoáng nhiều lớp chuẩn bị kỹ càng cho tiết mục của mình mặc dù chỉ là một cuộc thi nhỏ.
Cơ mà nếu nói về sự chuẩn bị đạo cụ, cô Văn cũng đã cho tụi con gái lớp tôi xem qua đồ để mặc lúc múa trên sân khấu. Tổng thể là một chiếc áo tứ thân màu trắng, bên trong vận cái yếm hồng cánh sen, kèm theo cái thắt lưng vải xanh lá thuê hoa, tóc của mỗi đứa được vấn bằng một cái khăn hồng, đứa nào tóc ngắn thì sẽ được đội thay bằng cái mấn cùng màu. Có thêm cái quạt màu hồng được làm bằng vải lụa rất mềm mại. Cô Văn rất tâm huyết cho sự kiện này, bởi vì đây cũng là ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam.
Tuy rằng ấn tượng của tôi về giáo viên thật sự không được đẹp đẽ, nhưng người làm nghề giáo khá chi là nhiều vất vả, nên dù gì cũng phải “Tôn sư trọng đạo”.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top