lsd4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

1. Phân tích hệ thống quan điểm về con đường cách mạng giải phóng của NAQ (1920 -1930)

2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích nội dung của bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12/3/1945) của Thường vụ Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.

3. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách Mạng Tháng 8/1945. và phân tích nội dung cơ bản của bản chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25/11/1945) của Ban thường vụ Trung ương Đảng.

4. Trình bày tình hình nước ta sau khi hòa bình lặp lại (1954) và phân tích đường lối Cách Mạng Việt Nam do Đại Hội III (9/1960) của Đảng đề ra.

5. Trình bày ý nghĩa lịch sử và phân tích bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

6. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích nội dung cơ bản đường lối đổi mới do Đại Hội IV (12/1986) của Đảng đề ra.

7. Phân tích những đặc trưng và phương hướng cơ bản của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ do Đại Hội IIV (6/1990) của Đảng đề ra.

8. Phân tích bài học kinh nghiệm, nắm vững mục tiêu độc lập và CNXH trong tiến trình Cách mạng Việt Nam.

ĐỀ CƯƠNG

Câu 1:

- Xác định con đường giải phóng dân tộc là con đường CMVS, gắn độc lập dân tộc với CNXH. Đây là con đương phù hợp với thời đại mới: quá độ từ CNTB -> CNXH, mở đầu là CMT10 Nga (1917), phù hợp với quy luật phát triển:

- Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ của CM gpdt ở VN là : đánh đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

=> Đây là sự lựa chọn qua tổng kết thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta những năm đầu thế kỉ 20. => Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân : Độc lập dân tộc, có cơm ăn, áo mặc, có đời sống ấm no. Trong thực tiễn, con đường đó là hoàn toàn đúng đắn, đưa CM nước ta đi lên CNXH

- Xây dựng lực lượng CM gpdt: toàn dân, trong đó công nông là lực lượng chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo

+ Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin và kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, Lênin "CM là sự nghiệp của quần chúng".

+ Sự tổng kết sâu sắc kinh nghiệm CMTG và quá trình đấu tranh giải phóng trên thế giới.

+ Chỉ rõ Công nông là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Xây dựng con đường giành chính quyền là : "Cách mạng bạo động". Bạo lực là bạo lực của quần chúng được tổ chức, giác ngộ, giáo dục. Đây là tư tưởng xuyên suốt đem sức ra giải phóng dân tộc.

+ Xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là ở một nước thuộc địa nửa phong kiến: "Không bao giờ giai cấp thống trị tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình cho GCVS".

+ Tổng kết quá trình đấu tranh của nước ta những năm đâu thế kỉ:

VD: Cụ Phan bội châu: "Bạo động là tắc tử" => cải lương.

Cụ Phan châu Trinh: "Bạo động đi vào ám sát" => ko đi vào giác ngộ quần chúng.

- Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với CMTG.

+ Bắt nguồn từ bản chất của cách mạng vô sản: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại.

+ Tổng kết quá trình tìm hiểu con đường cứu nước : "trên đời này chỉ có 2 giống người: người áp bức và người bị áp bức...."

- Cách mạng việt Nam muốn thành công phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo:

+ Đảng có vai trò lãnh đạo, tổ chức, đưa cách mạng đi đến thắng lợi.

+ Đảng tập trung lực lượng......

Câu 2:

(Hoàn cảnh lịch sử)

Cuối năm 1944 đầu năm 1945, bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc. Quân đội Liên Xô tiến về phía BécLin. Nhiều nước Trung và Đông Âu được giải phóng . Tháng 8/1945 Pari được giải phóng, tướng Đờ Gôn lên cầm quyền. Đêm 8/8/1945 phát xít Đức đầu hàng Đhông điều kiện.

Ở châu Á Nhật liên tiếp thất bại trên liên tiếp. Ở Đông Dương, quân Pháp đang ráo riết hoạt động, chờ thời cơ quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương sẽ nổi dậy tiến công quân Nhật. Trong tình hình ấy Đảng ta đã nhận định rằng: " Mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật ngày càng sâu sắc, nhất định xung đột sẽ xảy ra".

Đúng như nhận định của Đảng, biết rõ những âm mưu của thực dân Pháp nên quân Nhật đã quyết định hành động trước. Vào 20h 20 phút ngày 9/3/1945, quân đội Nhật nổ súng đồng loạt, thực dân Pháp chống cự yếu ớt ở vài nơi rồi nhanh chóng đầu hàng.

Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương nổ ra giữa lúc Ban thường vụ Trung ương Đảng đang họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh). Trong điều kiện đó, Hội Nghị làm việc khẩn trương, nhận định về cuộc đảo chính và khả năng diễn biến của tình hình. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

(Nội dung)

Bản chỉ thị đã nhận định rằng cuộc đảo chính đã gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện Tổng khời nghĩa chưa chín muồi. Đối tượng cách mạng đã có sự thay đổi, giờ đây kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

Bản chỉ thị cũng đã chỉ rõ, với tình hình mới, khẩu hiệu : "Đánh đuổi Pháp Nhật" không còn phù hợp nữa. Thay vào đó sẽ là : " Đánh đuổi phát xít Nhật".

Bản chỉ thị cũng phát động phong trào kháng Nhật cứu nước rộng rãi dưới nhiều hình thức : bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách , biểu tình, thị uy, vũ trang du kích .... Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

Và quan trọng hơn cả, chỉ thị đã dự kiến được thời điểm tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền

- Khi quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương, phát xít Nhật sẽ đưa quân ra ngăn cản, lợi dụng những sơ hở, từ phía sau ta sẽ tiến hành tổng khởi nghĩa.

- Nếu cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền về tay nhân dân, hoặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, quân Nhật ở Đông Dương sẽ trở nên hoang mang, rối loạn, lợi dụng thời cơ đó để ta tiến lên khởi nghĩa.

Vậy bản chỉ thị có một ý nghĩa hết sức to lớn:

- Là sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời, kiên quyết của Đảng. Bản chỉ thị là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân hành động, thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa mau chín muồi

- Chỉ thị đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của cách địa phương, góp phần vào thắng lợi của CMT8/1945.

Câu 3:

Hoàn cảnh lịch sử:

1. Thuận lợi:

Ở nước ta, thành công của Cách mạng tháng 8 đã dẫn đên sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, còn rất non trẻ nhưng đã nhanh chóng thành lập bộ máy cơ quan từ trung ương đến địa phương, kịp thời lãnh cách mạng dân tộc.

Bên cạnh đó, mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công - nông ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần đoàn kết, giác ngộ quần chúng nhân dân.

Chúng ta có Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, được quần chúng tin yêu, quyết tâm xây dựng đất nước

2. Khó khăn:

Sau chiến tranh thế giới II, tình hình các nước đế quốc có nhiều chấn động: Đức, Ý, Nhật đã bị quân đồng minh đánh bại, Anh, Pháp thì suy yếu nhiều, riêng đế quốc Mỹ đã vượt lên sau chiến tranh, đang ra sức lôi kéo, tập hợp các thế lực phản động ở các nước, có âm mưu làm bá chủ thế giới.

Ngược lại với các nước đế quốc, các lực lượng yêu chuộng hoà bình và dân chủ đang tiến công mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và bắt đầu hình thành hệ thống thế giới. Mâu thuẫn trên thế giới đang diễn ra ngày một gay gắt.

Việt Nam là một bộ phận chịu ảnh hưởng rất lớn của sự mâu thuẫn trên. Các nước chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đã cấu kết với nhau, bao vây, chống phá quyết liệt. Với danh nghĩa vào giải giáp quân đội Nhật, các nước Đồng Minh đã dồn dập kéo quân vào Việt Nam.

+ Ở miền bắc có hơn 20 vạn quân Tưởng lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, với mục đích thủ tiêu Đảng Cộng Sản, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp bọn phản cách mạng đánh đổ chính quyền nhân dân, lập một chính quyền phản động làm tay sai cho chúng. Dựa vào Tưởng, một số người Việt Nam phản động sống lưu vong ở TQ bao gồm cách lực lượng Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam dẫn đầu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thần cầm đầu đã trở về nước, ra sức chống phá cách mạng. Chúng chiếm giữ một số nơi, cướp bóc, giết người, rải truyền đơn và xuất bản báo nhàm nói xấu, vu cáo Việt Minh, chúng đòi gạt các bộ trưởng là Đảng viên ra khỏi chính phủ. Lực lượng của Tưởng và bọn tay sai phản động là kẻ thù nguy hiểm đe doạ hàng ngày, hàng giờ tới cuộc sống nhân dân và chính quyền cách mạng.

+ Ở miền nam mọi việc còn nghiêm trọng hơn, quân đội Anh đồng loã giúp cho Pháp trở lại xâm lược Việt nam lần thứ 2. Ngày 2/9/1945, giữa lúc nhân dân ta đang mittinh chào mừng ngày quốc khánh, thực dân Pháp đã núp trong các toà nhà, bắn xối xả làm nhiều người chết và bị thương. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai.

+ Ngoài ra lực lượng Anh, Pháp trong nước ta vẫn còn khoảng 6 vạn quân Nhật sẵn sàng nghe lệnh của quân đội Anh đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn đường cho thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Miền Nam. Một số lực lượng phản động khác trong nước cũng lần lượt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng.

=> chưa bao giờ mà nước ta lại có nhiều kẻ thù đến vậy.

Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của nước ta vẫn chưa được phục hồi, nước Việt nam Dân chủ cộng hoà chưa được một nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao nên không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Cơ cấu bộ máy nhà nước còn non trẻ, trình độ cán bộ thấp. các lực lượng vũ trang còn yếu, trang bị kém, thiếu thốn mọi bề, kinh nghiệm chưa có nhiều, cần tiếp tục củng cố và mở rộng.

Về mặt kinh tế, nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu nay càng kiệt quệ hơn sau chính sách bóc lột của Pháp và Nhật, công nghiệp lạc hậu, đình đốn, nông nghiệp tiều điều, ruộng đất bị bỏ hoang và lũ lụt hạn hán liên tiếp. Thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc, hành hoá khan hiếm. Tài chính kiệt cạn: kho bạc gần như trống rỗng, ngân hành nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng còn tung ra đồng quan kim và Quốc tệ làm lũng đoạn nền tài chính...

Nạn đói năm 1945 cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu đồng bào vừa chấm dứt thì một nạn đói mới đang đe doạ.

Văn hoá lạc hậu, 90% dân số không biết chữ, tệ nạn nghiện ngập, rượu chè, mê tín dị đoan... rất trầm trọng và phổ biến.

Khó khăn chồng chất, đặt chính quyền cách mạng của nước ta truớc tình thế : "ngàn cân treo sợi tóc".

Trọng trách nặng nề của dân tộc đã giao phó cho Đảng và chính phủ do CT Hồ Chí Minh đứng đầu. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ, sách luợc do hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp từ T8/1945. Ngay sau khi về Hà Nội, ban thường vụ trung ương đảng và chính phủ đã đề ra nhiệm vụ và biện pháp cấp bách đầu tiên là bảo vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt ngày 25/11/1945 ban thường vụ đã ra một bản chỉ thị quan trọng: "Kháng chiến kiến quốc", xác định nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt và những biện pháp lớn làm tiền đề cho toàn Đảng, toàn dân.

Phân tích tình hình cụ thể, đánh giá thái độ, âm mưu của kẻ thù, bản chỉ thị xác định: "Cuộc cách mạng đông duơng lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng." Khẩu hiệu vẫn là: "Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết". Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách:

1. Củng cố chính quyền cách mạng

2. Chống thực dân Pháp xâm lược

3. Bài trừ nội phản

4. Cải thiện đời sống nhân dân.

 Chính trị:

Tăng cường đoàn kết toàn dân, chống TDP xâm lược, xây dựng Đảng, tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước, lập chính phủ chính thức, lập hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân.

 Quân sự: Động viên cả nước tham gia kháng chiến, tổ chức chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đẩy mạnh kháng chiến ở miền Nam.

 Kinh tế: Khôi phục sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp. Khuyến khích khối công thương kinh doanh xây dựng đất nước. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

 Văn hoá: Chống mù chữ, mở các trường đại học, cao đẳng, trung học. Bài trừ văn hoá nô dịch.

 Ngoại giao: kiên trì nguyên tắc: "bình đẳng, tương trợ" thêm bạn, bớt thù, với Tưởng đề cao khẩu hiệu "Hoa Việt thân thiệt", với Pháp "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế".

 Đảng và Việt Minh duy trì tổ chức hoạt động bí mật, nửa công khai. Phát triển đảng trong quân đội, phát triển các lực lượng việt minh, mở rộng các đoàn thể cứu quốc.

Ý nghĩa:

• Chỉ thị đã nêu rõ tính chất chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược của Đảng một cách kịp thời, đúng đắn.

• Thể hiện bản chất chế độ mới của ta

• Thống nhất nhận thức và hành động của toàn đảng, toàn dân, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

Câu 4:

1. Hoàn cảnh

Đầu những năm 50s phong trào cách mạng thế giới vẫn tiếp tục dâng cao: Các nước xã hội chủ nghĩa giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển, một số nước đã giành được độc lập, đấu trang bảo vệ hoà bình thế giới đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Phong trào công nhân ở các nước tư bản cũng phát triển không ngừng.

Tuy vậy, từ giữa những năm 50s trở đi, trong hệ thống XHCN và phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện sự bất đồng và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đế quốc Mỹ vẫn theo đuổi âm mưu làm bá chủ toàn cầu nên ra sức chống phá sự phát triển của CNXH và ngăn chặn các phong trào cách mạng trên thế giới.

Ở Việt Nam, sau khi kí hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), tình hình trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.

Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, gây cho ta nhiều khó khăn nhưng nhân dân ta vẫn kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện những điều khoản trong hiệp định Giơnevơ. Đến 16/5/1955 thực dân Pháp rút quân hết khỏi miền bắc. Ta tiếp quản những khu vực P đã rút đi, Miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng đât nước theo hướng XHCN, tình hình miền Bắc dần đi vào ổn định.

Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương từ trước năm 1954, lúc này lợi dụng sự thất bại của Pháp, Mỹ đã nhảy vào hất cẳng và thay thế Pháp. Với âm mưu chia cắt nước ta lâu dài biến miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Mỹ ra sức khủng bố các lực lượng kháng chiến ở miền nam.

Trước tình hình đó yêu cầu Đảng ta phải nhanh chóng đưa ra chiến lược cách mạng sao cho phù hợp với cách mạng từng miền, cách mạng cả nước và phù hợp với tình hình thế giới.

Đại hội Đảng III

Trên cơ sở đó, Đại Hội toàn quốc của Đảng lần thứ III được triệu tập từ ngày 5-10/9/1960. Về dự đai hội có 252 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước.

Sau một thời gian làm việc hiệu quả và nghiêm túc, Đại hội đã đưa ra:

• Đường lối cách mạng trong thời kì mới: Quyết định tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: Cách mạng DTDC ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc.

Căn cứ vào đâu mà Đảng đưa ra quyết định trên?

+ Đây là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mac - Lênin vào thực tiễn của CMVN

+ Xuất phát từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS", tại thời điểm diễn ra đại hội, Miền Bắc đã giành được độc lập điều tất yếu sẽ đi lên xây dựng theo hướng XHCN, miền Nam đế quốc Mỹ vẫn còn chiếm đóng vì thế phải tiến hành cách mạng đtc trước.

+ Miền Bắc nước ta mới giành được độc lập, nhưng cơ sở hạ tầng bị tàn phá nhiều, đời sống nhân dân bị hạn chế về mọi mặt, vì thế cần phải làm cm XHCN để thay đổi bộ mặt đất nước nâng cao đời sống cho nhân dân. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ chiếm đóng, bắt bớ cách lực lượng cách mạng, đàn áp nhân dân làm cho cuộc sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt, cần đấu trang để giải quyết tình trạng ấy. Vì thế đường lối của Đảng cũng xuất phát từ yêu cầu giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa các miền và mâu thuẫn chung của cả nước.

+ Đất nước ta đã trải qua hơn 80 năm nô lệ, 9 năm kháng chiến gian khổ. Vì thế hoà bình và cuộc sống ấm no là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước. Xuất phát từ nguyện vọng đó, Đảng đưa ra đường lối cách mạng cho mỗi miền cũng chính là đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

• Đại hội đã xác định vị trí, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền:

- Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước.

- Cách mạng Miền Nam có vị trí quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và chủ nghĩa tay sai. Hoàn thành nhiệm cụ cách mạng dtdc nhân dân trong cả nước

• Xác định mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược: 2 nhiệm vụ tuy khác nhau nhưng có quan hệ trực tiếp với nhau, tác động thúc đẩy lẫn nhau.

- Xuất phát từ 2 chiến lược Cách mạng cùng chung mục tiêu: hoà bình, thống nhất nước nhà.

- Xuất phát từ mâu thuẫn của nhân dân ta với phong kiến tay sai.

- Cách mạng 2 miền đều do Đảng CSVN lãnh đạo

• Đường lối đối ngoại: tăng cường đoàn kết nhất trí trong phong trào CSQT, tăng cường phe CNXH bảo vệ hòa bình thế giới.

• Công tác xây dựng Đảng: tăng cường tổ chức giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, tính đoàn kết nhất trí trong Đảng.

• Đường lối xây dựng miền Bắc:

1. Xác định 3 đặc điểm khi miền bắc bước vào thời kì quá độ:

a) Nền nông nghiệp lạc hậu

b) Hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.

c) Hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều khó khăn.

2. Xác định 3 mục tiêu xây dựng CNXH ở miền Bắc:

a) Xây dựng đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc.

b) Củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

c) Tăng cường phe CNXH bảo vệ hoà bình ĐNA

3. Xác định con đường, biện pháp đẻ thực hiện 3 mục tiêu đó:

a) Sử dụng chính quyền DCND làm nhiệm vụ lịch sử: Chuyên chính vô sản

b) Cải tạo chủ nghĩa xã hội, đối với các thành phần kinh tế phi XHCN, xây dựng thành phần kinh tế quốc doanh.

c) Xác định Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm, bằng cách ưu tiên phát triển CN nặng mọt cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

d) Đẩy mạnh chủ nghĩa XH về tư tưởng, văn hoá.

• Ý nghĩa:

- Đường lối đó đã dẫn dắt cm Vn đi lên giành thắng lợi trong điều kiện mới.

- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Làm cơ sở đoàn kết thống nhất trong nhận thức chỉ đạo hành động của toàn đảng, toàn dân.

- Là nét độc đáo bổ sung vào kho tàng lý luận của giai cấp vô sản

Câu 5:

Ý nghĩa lịch sử:

- là 1 trong những thắng lợi to lớn, toàn diện, triệt để và trọn vẹn nhất trong lịch sử khánh chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta và đi vào lịch sử thể giới như một chiến công chói lọi của thế kỉ 20

- Trải qua 21năm chiến đấu nhân dân ta đã chiến thắng tên đế quốc đầu sỏ, thực hiện CN thực dân mới, với quy mô lớn, lâu dài nhất, ác liệt nhất từ sau chiến tranh thế giới II.

- Với thắng lợi đó đã kết thúc 30 năm giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, hoàn thành CM giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc. Mở rộng trận địa CNXH, cổ vũ cách mạng thế giới.

Nguyên nhân thắng lợi

- Bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

- Là kết quả của sự chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, chịu đựng gian khổ, hi sinh của trí thông minh, tài thao lược của quan và dân ta mà trực tiếp là quân dân miền Nam

- Thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chiến đấu, vừa chi viện cho miền Nam.

- Là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ của nhân dân 3 nước Đông Dương.

- Có sự cổ vũ to lớn của các nước XHCN, các lực lượng CM, lực lượng dtdc và bảo vệ hoà bình thế giới.

Bài học kinh nghiệm:

- Giương cao cùng một lúc ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH nhằm phá huy sức mạnh toàn dân, cả nước cùng đánh Mỹ.

- Đảng biết tìm ra pp đấu tranh CM đúng đắn và sáng tạo: phát huy sức mạnh tổng hợp

- Sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của TW Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội

- Đảng hết sức công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CM ở miền Nam và tổ chức XD lực lượng chiến đấu trong cả nước.

Câu 6:

Hoàn cảnh:

Sau khi thống nhất đất nước (1976), Đảng lãnh đạo cả nước đi lên CNXH, nhờ có đoàn kết, phấn khởi của nhân dân, đất nước thống nhất, bạn bè quốc tế ủng hộ, đất nước ta đã thu được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên do hậu quả chiến tranh để lại, sự phá hoại của các thế lực thù địch, do thiên tai, hạn hán và cơ bản là do đường lối của Đảng chưa thực sự hợp lý nên sau 10 năm xây dựng và bảo vệ đất nước ta đang đứng trước những khó khăn to lớn:

Nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách phức tạp: Công nghiệp ngừng trệ, nền công nghiệp nặng yếu kém, công nghiệp nhẹ không được chú trọng. Nông nghiệp do bị rằng buộc bởi chính sách tập trung, quan liêu, bao cấp , không kích thích được tiềm năng trong nhân dân nên sản xuất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tài nguyên của đất nước chưa được khai thác hợp lý, bị lãng phí nhiều. Hàng hoá thiếu thốn, phân phối sản phẩm rối ren, căng thẳng. Ngân sách thâm hụt, nạn lạm phát tăng cao. Quan hệ sản xuất XHCN chậm được củng cố, nền kinh tế quốc doanh suy yếu.

Tiêu cực trong xã hội phát triển, pháp luật, kỉ cương không nghiêm minh. Cán bộ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền. Bọn làm ăn phi pháp không được trừng trị nghiêm khắc... Quần chúng giảm lòng tin vào Đảng và nhà nước.

Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng.

Bên cạnh đó, tình hình quốc tế những năm 80 có nhiều biến động: Các nước CNXH đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và đi vào cải tổ, cải cách. Bọn phản động quốc tế tìm mọi cách đánh vào các nước XHCN.

Ngoài ra, Mỹ vẫn tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế nước ta.

Trước tình hình đó, yêu cầu Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo, đổi mới tư duy. Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, từ đó xác định mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt, đề ra các biện pháp hữu hiệu và chính xác. Trên cơ sở đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VI được triệu tập từ ngày 15 đến 18 tháng 12/1986.

Nội dung cơ bản: (phân tích thêm)

• Đại hội lần này đã phân tích, đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng CNXH, đồng thời cũng đã nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu phân tích những khuyết điểm, thiếu sót và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm đó trong quá trình lãnh đạo. Từ đó Đảng đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm quý báu:

a. Trong toàn bộ quá trình hoạt động phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc". Vì đất nước ta có được hoà bình như ngày nay là nhờ có sự đấu tranh dũng cảm, ngoan cường của quần chúng nhân dân. Vì thế đất nước này là đât nước của nhân dân, do dân làm chủ.

b. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan. Mọi quy tắc đi ngược lại quy luật này phải kịp thời sửa đổi hoặc bãi bỏ.

c. Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

d. Phải chăm lo xây dựng tổ chức Đảng sao cho xứng đáng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN.

• Đại hội đã xác định được nhiệm vụ chiến lược của CMVN trong giai đoạn mới là : tiếp tục thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc VNXHCN.

• Xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là : Ổn định mọi mặt tình hình KTXH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá CNXH trong chặng đường tiếp theo.

• Xác định mục tiêu cụ thể: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, Xây dựng và từng bước hoàn thiện QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Tạo ra một chuyển biến tốt về mặt XH, củng cố quốc phòng và an ninh. (phân tích thêm).

• Đại hội đã xác định 6 giải pháp để thực hiện mục tiêu trên:

• Bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tập trung mục tiêu vào 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình xuất khẩu.

• Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Đây là chủ trương thường xuyên và lâu dài. Xác định tp kinh tế gồm 2 bộ phận: 1. TP Kinh tế XHCN (gồm KT quốc doanh và kt tập thể), 2. Các tp kinh tế khác (gồm kt tiểu sản xuất hành hoá, kt TBTN, kt TBNN, kt tự nhiên, tự cấp tự túc).

• Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Xây dựng cơ chế mới, phù hợp với quy luật khách quan và trình độ của LLSX, trong đó xác định tính kế hoạch là đặc trưng thứ nhất, quan hệ hành hoá, tiền tệ là đặc trưng thứ 2 của cơ chế mới.

• Phát huy động lực của khoa học kĩ thuật: cuộc cách mạng KHKT .... ( phát triển thêm )

• Mở rộng , nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại

• Thực hiện đổi mới chính sách XH: Coi chính sách XH là một bộ phận cơ sở của Đảng, xác định cơ sở XH bao gồm các hoạt động của đời sống XH. CSXH là vì con người.

• XĐ chính sách đối ngoại (không biết, đọc giáo trình nhé).

• Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước

• Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, trong đó xác định Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới về tư duy (trước hết là tư duy kinh tế), đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ và phong cách lãnh đạo và công tác.

Ý nghĩa Đại hội VI :

- Đường lối ĐH 6 đánh dấu mở đầu công cuộc đổi mới đất nước làm cho CM nước ta có nguồn sức mạnh mới để tiến lên XHCN

- Thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng, tìm tòi, khám phá con đường đi lên CNXH ở nước ta

- Đường lối ... vừa ý Đảng, hợp lòng dân. Làm cho dân ta thêm quyết tâm xây dựng XHCN

- Đường lối mới được bổ sung và phát triển ngày càng hoàn thiện đưa lại những thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Câu 7, 8: Xem vở ghi. Và phân tích thêm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lsd4