Đường lối 1

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

a)  Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.

          - Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

b)  Chủ nghĩa Mác-Lênin

         - Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.

         - Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

         c)  Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

         - Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1].

- Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam

 - Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

2. Hoàn cảnh trong nước

         a)  Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

         - Chính sách cai trị của thực dân Pháp

         - Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

         b)  Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

          - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản: nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào

          - Sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra

         c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

          - Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản; sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1. Hội nghị thành lập Đảng

a)  Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

b)  Thảo luận xác định và thông qua các văn kiện của Đảng

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (gồm các văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng; Sách lược vắn tắt của Đảng; Chương trình tóm tắt của Đảng)

          a) Phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

          b) Lực lượng cách mạng

          c) Lãnh đạo cách mạng

          d) Quan hệ với phong trào cách mạng thế giới

3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

           a) Xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; thống nhất tư tưởng, chính trị và tổ chức phong trào cộng sản Việt Nam.

b) Xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam; giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam; nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

          c) Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng thế giới.

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t8, NXB, Chính trị quốc gia, H. 2002, tr562.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #adasd