Mảnh vỡ thứ hai: GƯƠNG

Tôi là một giáo viên cấp một lành nghề. Tính đến nay có lẽ tôi đứng trên bục đã hơn mười năm. Trong suốt chục năm hành nghề ấy, dù không đạt được nhiều thành tích, ngoài cái bằng "giải ba giáo viên giỏi cấp Quận" đang treo ngay ngắn ở nhà nhưng tôi luôn tự hào mình là một cô giáo tận tâm, luôn đựơc phụ huynh tin tửơng. Ấy thế mà trong lúc này đây, tôi lại phải bất lực trứơc một đứa trẻ ương bướng.
Chuỵên là thế này trứơc khi tôi đựơc giao chủ nhịêm lớp 4C, tôi đã đựơc các thầy cô năm học trước "thủ thỉ" về cậu bé này. Nhưng tôi không ngờ nó lại bất trị đến thế. Dù là dùng lời ngon ngọt, hành động quan tâm hay là đến roi vọt cũng không khiến cậu ngoan ngoãn. Đang tranh thủ mẩn mê chấm bài kỉêm tra của bọn trẻ, bỗng bé lớp trưởng hớt hải chạy vào khíên tôi giật bắn mình:
- Cô ơi cô! Bạn Nam... bạn Nam... đánh người ta ở sân sau kià cô.
- Cái gì? Đánh ai?
- Dạ bạn Hùng ngồi kế bạn á.
Tôi lập tức chạy nhanh xúông cầu thang, túm hết hai tà áo dài lên mà chạy đến hịên trừơng. Tôi chỉ sợ chậm một lúc thì Hùng bị thằng bé ấy đánh thương tích nặng thì chẳng biết làm sao. Nhưng có lẽ tôi đã mụôn. Khi đến nơi, thằng bé ấy đang túm tóc Hùng mà đánh túi bụi. Không kịp suy nghĩ, tôi chen vào giữa hai đứa can ngăn, giữ chặt tay Nam. Cơn gịân nổi lên phừng phừng, tôi chau mày nhìn nó gằn giọng:
- Nam! Em đang làm gì bạn vậy hả?
Cũng cái giọng khinh khỉnh thừơng ngày, nó dửng dưng nhìn tôi đáp lại:
- Con đang dạy dỗ bạn.
- Dạy dỗ?- Tôi mặt đỏ tiá tai nhưng ráng ghìm lại, hằn học nói- Em không có quỳên đó. Lên lớp ngay cho tôi. Tôi sẽ xử phạt em sau
- Em có làm gì sai mà phải xử phạt- Nó gân cổ chối, hai mày mỏng khẽ nhíu ra chiều bất bình
- Đến lúc đó em biết. Đi ngay!
Trong lúc tức giận tôi vô tình sẵng gịong khiến đám học trò xung quanh sợ run người, im thin thít. Chỉ có nó là vẫn không sợ, nghíên răng ken két, hậm hực dạm chân bỏ lên lầu. Thở hắt một cái lấy lại bình tĩnh, tôi nặn một nụ cười trấn an cậu học trò nhỏ bầm tím đầy mình đang khóc thút thít bên cạnh. Tội thằng bé, từ ngày ngồi kế nó bị ăn hiếp súôt. Tôi đã tính lát nữa chuyển chỗ cho em, vậy mà... vẫn không kịp. Tôi lắc đầu ngán ngẩm,dắt em vào phòng y tế mà vừa thương, vừa xót, vừa lo.
Sau khi thấy đứa học trò bé bỏng ngủ thiếp đi trên băng ca vì quá mệt, tôi mới yên tâm đi lên lớp học giải quýêt "đương sự" còn lại. Cũng khuôn mặt nghênh nghênh đó, cũng ánh mắt ráo hỏanh đó, tôi thật sự hoang mang liệu nó có bíêt mình vừa làm một điều hết sức sai trái.
- Tại sao em lại đánh bạn- Tôi lấy hết sức bình tĩnh, nghiêm nghị nói
- Tại nó không nghe lời con. Con bảo nó chép bài mà nó không chép. Thế nên con đánh dạy dỗ, chẳng có gì sai cả.
- Vô lý! Đó là vở của em thì phải tự em chép lấy. Đâu ra quyền em đánh bạn. Trong chuỵên này em không phải không làm sai mà tất cả lỗi đều thuộc về em.
- Con...
- Em còn tính cãi như thế nào. Lát nữa bạn lên lớp, em phải xin lỗi bạn ngay. Và gìơ ra về chiều nay, em mời phụ huynh lên gặp tôi.
Ngay khi tôi vừa dứt lời, trong ánh mắt cao ngạo thừơng ngày kia chợt gợn lên vài nét sợ sệt. Lần đầu tiên, nó chịu nghe lời tôi và nài nỉ... tôi đừng mời phụ huynh. Nhưng với vịêc "bạo lực học đừơng" nghiêm trọng thế này tôi không thể nào bỏ qua đựơc. Gìơ ra về hôm ấy, sau khi giải thích và hòa giải giữa hai phụ huynh, tôi gặp riêng mẹ Nam theo như kế hoạch. Bà là một người phụ nữ gầy gò, ốm yếu và có phần xanh xao. Khuôn mặt bà khắc khổ, nơi khóe mắt đã có vài vết chân chim. Nhìn bà ai có thể nghĩ bà chỉ ngoài ba mươi.
- Tôi xin lỗi cô giáo vì thằng con ngỗ nghịch này. Về nhà tôi sẽ dạy dỗ nó đàng hòang
Bà cuống quýt cả lên khi tôi kể về tình hìng thằng bé trong lớp mấy tháng nay. Hành động ấy của bà khiến tôi hơi bối rối. Và trong phút vô tình thóang qua, tôi chợt thấy vài vết bầm tím sau gáy bà. Vết bầm tím ấy sao giống với những vết trên người Nam. Điều đó khiến tôi đâm ra nghi ngờ. Ngày trứơc tôi nghĩ chắc do nó đánh nhau ở đâu đó ngoài trừơng. Nhưng hình như còn một lý do khác mà tôi không tịên hỏi đựơc người trong cuộc, chỉ còn biết giả bộ làm ngơ.
Cũng đã hơn 5 gìơ.Buổi gặp mặt với bà chuẩn bị kết thúc. Bỗng cô bảo mẫu lớp tôi hớt hải chạy xô vào phòng cùng khuôn mặt sợ hãi xem lẫn chút bàng hòang. Cô vừa gấp gáp thông báo vừa thở hổn hển:
- Ngòai cổng... Ngòai cổng...có người phụ huynh lớp mình... đang làm...làm loạn
- Phụ huynh bé nào?
Tôi gịât mình đứng phắt dậy. Dường như việc chạy nhanh lên lầu ba với thân hình khá mũm mĩm của mình làm chị khá mệt. Đến lúc này đây chỉ không còn sức mà nói nổi, chỉ đưa tay chỉ vào Nam. Chỉ với hành động nhỏ ấy, ngay tức tốc người phụ nữ khắc khổ kia- mẹ Nam vội ôm giỏ chạy ra khỏi lớp. Nó cũng chạy theo. Hình như cả hai bíêt người đó là ai. Dù còn khá hoang mang nhưng tôi cũng nhanh chóng nối gót theo sau. Cho đến tận bây giờ tôi vãn không hỉêu tại sao vận xui hôm nay cứ bám tôi ríêt thế không bíêt.
Chỉ còn cách cổng trừơng khỏang vài chục mét nhưng tôi đã nghe thấy tíêng người la ó hỗn độn ngòai kia. Thật sự náo lọan cả góc trừơng. Ra tới nơi tôi thạt sự ngỡ ngàng với người trứơc mặt. Ông ta gầy khòm, để lộ sươn sừơn đằng sau lớp áo xám cũ kĩ, nhàu nát. Đôi chân khẳng khi cứ xiêu vẹo bên này rồi bên kia. Thóang nhìn cũng biết ông ấy đang say rượu. Trên tay vẫn còn cầm chai rượu rỗng kià. Say bí tỉ thế nên mới dám hăm he dọa đánh hai bác bảo vệ đô con chắn trứơc mặt ổng. Vừa nhác thấy chúng tôi, mịêng ông ta lìên tru tréo lên với gịong lèm bèm không tròn chữ:
- Con mụ kia... sao gìơ này còn chưa về nhà nấu cơm. Mày định bỏ đói chồng mày à?
"Chồng?" Theo cách nói như thế thì ông ta là bố của Nam. Nhưng hịên gìơ tôi không có thời gian tính chuỵên mối quan hệ kia. Ông ta... ông ta nhào vô túm tóc bà mẹ tát túi bụi. Như một con sói dữ, ông ta vừa buông lời đay nghíên, vừa tuyệt tình tát những bạt tay vào khuôn mặt muôn phần khắc khổ của người phụ nữ kia.Đây mà gọi là vợ chồng ư? Nhìn cảnh tựơng này ai có nghĩ họ lấy nhau từ tình yêu thật sự? Tôi sững người. Các cô giáo xung quanh sỡ hãi hét tóang cả lên.May sao hai bác bảo vệ kịp gĩư ông lại, bà mẹ mới thóat nạn. Đến lúc này tôi chợt nhớ tới Nam. Nó sẽ như thế nào khi nhìn thấy cảnh tựơng kinh hòang, ám ảnh đó. Tôi vội quay sang dáo dác tìm.Ra em vẫn đứng cạnh tôi, không hề nhúc nhích. Đôi mắt bé nhỏ ánh lên tia căm phẫn, nhìn chằm chằm ba nó. Hai bàn tay síêt lại thật chặt chỉ chực chờ túa máu.
- Tại sao em không ra ngăn ba - tôi bất chợt hỏi khi nhìn em
- Con không làm đựơc. Đến ba sẽ đánh con, mẹ còn bị đánh nhiều hơn.
Tôi im lặng, không bíêt phải đáp lại như thế nào với em. Nhưng bỗng nhiên, em lại quay sang tôi nói tiếp
- Con muốn mình trở nên thật mạnh. Con muốn mình đánh thật giỏi, như vậy mới bảo vệ đựơc mẹ và bản thân con
Tôi nghe mà ứa nứơc mắt. Nếu là lúc trứơc tôi sẽ rất gịân nhưng giờ thì không. Tôi bất ngờ nhận ra, nó dù ngỗ nghịch đến đâu cũng chỉ là một đứa trẻ. Nó vẫn chỉ là một tờ gíây trắng, vẫn chỉ là chiếc gương phản chíêu lại những gì nó nghe, nó thấy, nó sống hằng ngày. Một đứa trẻ, ngay từ nhỏ đã phải chứng kiến và trải qua cảnh bạo lực gia đình kia thì thử hỏi tâm hồn chúng có còn vẹn nguyên, trong trắng đựơc không?
- Đó là một ý tửơng tồi Nam ạ!- Tôi quỳ xuống, mắt đối mắt với nó- Em như thế thì có khác gì ba. Chỉ khi em học thật tốt, trở thành người văn minh, tri thức mới có thể bảo vệ đựơc mẹ.
Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng thể xác, tâm hồn của con người. Nó ảnh hửơng rất nhiều đến quá trình hình thành tính cách của trẻ. Bởi trẻ con vốn ngây thơ, chúng làm theo những gì nó thấy, nó nghe, như một chiếc gương vậy. Và người lớn sẽ là người soi gương. Thế nên xin hãy "sửa sọan" cho mình thật đẹp để chúng- những bản sao, thế hệ kế tiếp của chính bản thân mình và của xã hội cũng thật đẹp- những con người tri thức, văn minh và có một tâm hồn thuần khiết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top