drphan gayxuongcangtay

GÃY XƯƠNG CẲNG TAY I - ĐẠI CƯƠNG: 1 – Giải phẫu liên quan đến triệu chứng lâm sàng và điều trị: 1.1. Các yếu tố chi phối động tác sấp ngửa cẳng tay * Xương khớp: - Độ cong sinh lý của xương quay: - 1/4 trên cong lõm ra phía sau - 1/3 dưới cong lõm vào trong - Khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới phải bình thường, không dính cứng, không thoái hoá - Màng liên cốt có 1 khoảng cách nhất định, phải đủ rộng, không bị cốt hoá *Cơ: Các cơ sấp ngửa cẳng tay: cơ ngửa, cơ nhị đầu, cơ ngửa ngắn, cơ sấp tròn và sấp vuông phải toàn vẹn về nguyên uỷ, bám tận, sự nuôi dưỡng và sự chi phối TK. *Trục thẳng của các xương:quay và trụ II – GÃY THÂN 2 XƯƠNG CẲNG TAY: 1- Định nghĩa:Gãy thân 2 xương cẳng tay là loại gãy ở vị trí: phía trên cách 2 cm dưới mấu nhị đầu, phía dưới cách 5 cm trên mỏm trâm quay. 2 –Nguyên nhân: - Chấn thương trực tiếp: Lực chấn thương tác dộng trực tiếp, dễ bến thành gãy hở. - Chấn thương gián tiếp: Ngã chống tay xuống đất trong tư thế duỗi làm cho 2 xương cẳng tay gấp, cong lại và bị bẻ gãy. 3 – Giải phẫu bệnh: 3.1 - Vị trí gãy:1/3 T, 1/3 G, 1/3 D. hai xương có thể gãy cùng mức trong chấn thương trực tiếp, không cùng mức trong chấn thương giá tiếp. 3.2 - Đường gãy:gãy ngang hình răng cưa, gãy ch o, gãy có mảnh rời, gãy làm nhiều đoạn. 3.3- Di lệch: Đặc điểm di lệch của gãy thân xương cẳng tay: * Gãy ở 1/3 trên thân xương quay, trên chỗ bám của cơ sấp tròn: - Đoạn trung tâm có cơ ngửa ngắn, cơ nhị đầu bám làm cho đoạn trung tâm xoay ngửa tối đa (900) - Đầu ngoại vi có cơ sấp tròn và sấp vuông bám làm cho đoạn ngoại vi sấp tối đa (900) Vậy gãy 1/3 trên thân xương quay, di lệch xoay giữa 2 đầu xương là nhiều nhất. * Gãy 2/3 dưới: dưới chỗ bám cơ sấp tròn Đầu trung tâm có thêm cơ sấp tròn đối lực ® đoạn này ngửa không hoàn toàn (300) Đầu đoạn ngoại vi còn cơ sấp vuông nên đoạn này sấp không hoàn toàn (300), Þ Gãy đoạn này di lệch 2 đầu ít hơn. * Sự di lệch của xương trụ: xương quay thì sấp ngửa, xương trụ thì gấp duỗi, ở đoạn trên xương trụ không có cơ sấp ngửa kéo mạnh nên gãy đoạn trên ít di lệch, nếu gãy đoạn dưới có cơ sấp vuông co kéo, nếu nó k o đoạn ngoại vi xương trụ sát vào xương quay thì đoạn ngoại vi xương quay sấp tối đa nên làm hẹp màng liên cốt. * Ngoài ra còn có sự di lệch chồng, di lệch gập góc của các xương. 4 – Triệu chứng: 4.1 – Lâm sàng: - Nhìn: - Dáng điệu: tay lành đỡ tay đau. - Sưng nề, bầm tím cẳng tay. - Gập góc chỗ gãy làm cho cẳng tay xoay hoặc di lệch sang bên, gồ ra. - Phần trước cẳng tay hơi sấp, phần trên hơi ngữa. - Sờ: - Điểm đau chói cố định, lạo xạo xương. - Có thể thấy cử động bất thường. - Đo : Chiều dài tuyệt đối và tương đối ngắn hơn tay lành. - Tổn thương kết hợp: tổn thương mạch máu và thần kinh. * Tổn thương mạch máu: Đầu chi lạnh, bắt mạch quay không đập hoặc đập yếu, mất lập loè móng tay * Tổn thương dây trụ: có dấu hiệu bàn tay vuốt trụ: - Đặc điểm giải phẫu: dây TK trụ bắt đầu từ bó trong đám rối TK - > chạy dọc phía trong ĐM nách -> cánh tay (1/3 t trong ống cánh tay, 1/3 giữa chạy trong vách gian cơ trong cùng ĐM bên trụ trên) -> Trong rãnh ròng rọc khuỷu -> Chạy cùng cơ trụ trước và song song với ĐM trụ -> hõm ngoài xương đậu xuống gan tay và chia làm 2 ngành cùng. Chi phối: Vận động các cơ cẳng tay như: Cơ trụ trước, 2 bó trong cơ gấp chung sâu, vận động hầu hết các cơ ở gan bàn tay ( trừ cơ ô mô cái, cơ dạng ngắn ngón cái, bó nông cơ gấp nông ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái, cơ giun 1,2). Cảm giác: ở gan tay cảm giác 1 phần trong gan tay tính từ 1 nữa ngón 4 vào trong; ở mu tay cảm giác 1 nữa trong mu tay và 1 ngón rưỡi phía trong. - Chức năng: làm nhiệm vụ gấp cổ tay, khép nhẹ bàn tay, dạng và khép các ngón, duỗi đốt 2 và đốt 3 các ngón IV, V; gấp đốt 1 ngóc IV, V. - Triệu chứng tổn thương: Đốt 1 ngón IV và V duỗi còn đốt 2, 3 gấp. Không làm được động tác khép và dạng ngón cái do liệt cơ liên cốt. Không làm được động tác khép ngón cái ( do liệt cơ kh p ngón cái): không kẹp được chặt tờ giấy giữa ngón I và II. Teo cơ ô mô út. Teo các cơ liên cốt và teo cơ kh p ngón cái. Mất cảm giác rõ nhất ở ngón út. * Tổn thương thần kinh giữa : có dấu hiệu bàn tay khỉ: - Đặc điểm giải phẫu: TK giữa được tạo bởi rễ ngoài bó ngoài và rễ trong bó trong. ở nách dây chạy trước động mạch nách, ở cánh tay dây cùng ĐM cánh tay chạy trong ống cánh tay, ở khuỷu chạy dọc bờ trong cơ nhị đầu sau đó chui qua hai bó cơ sấp tròn và cung cơ gấp nông ở phía trong ĐM, ở cẳng tay dây chạy giữa cơ gấp nông các ngó tay và cơ gấp sâu các ngón, ở cổ tay chạy trược cơ gấp ngón trỏ lách giữa gân cơ gấp cổ tay quay( gan tay lớn) và gân cơ gan tay dài (gan tay b ), ở gan tay dây lách giữa bao hoạt dịch gan tay quay và trụ. - Chi phối: vận động các cơ vùng cẳng tay trước trong ( trừ cơ trụ trước và 2 bó trong cơ gấp chung sâu), vận động vùng ô mô cái : cơ dạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái, 2 cơ giun 1,2. Cảm giác hơn nữa gan tay ở phía ngoài mặt gan tay của 3 ngón rưỡi phía ngoài và cả mặt mu các đốt 2, 3 các ngón I, II, III và nữa ngoài mu đốt 2,3 ngón IV. - Chức năng: Cầm nắm, gấp bàn tay vào cẳng tay, sấp bàn tay, gấp đốt 2 các ngón, gấp đốt 3 ngón trỏ và ngón giữa, gấp đốt 1 ngó cái và làm đống tác đối chiếu. - Triệu chứng tổn thương: Bàn tay mất khả năng cầm nắm. Không đối chiếu được ngón cái do liệt cơ gấp ngón cái. Không gấp được ngón trỏ và ngón giữa Teo cơ ô mô cái, bàn tay gầy guộc, ngón cái luôn áp sát vào ngón trỏ tạo nên tư thể bàn tay khỉ. Mất hoặc tăng cảm giác đau vùng thần kinh giữa chi phối. Rối loạn dinh dưỡng và thực vật: teo cơ ô mô cái , lòng bàn tay ra mồ hôi * Tổn thương thần kinh quay: dấu hiệu bàn tay rủ cổ cò: - Đặc điểm giải phẫu: Tiếp tục của bó sau; ở nách dây nằm phía trong ĐM nách rồi chui qua tam giác cánh tay đầu cùng với ĐM cánh tay sâu, ở cánh tay nằm trong rãnh thần kinh quay ( rãnh xoắn) rồi chạy qua vách gian cơ ngoài tới vùng gấp khuỷu, ở khuỷu dây nằm trong máng nhị đầu ngoài tới ngang mức nếp gấp thì chia làm 2 ngành nông và sâu tiếp tục chạy xuống cẳng tay và bàn tay - Chi phối: Vận động các cơ vùng cánh tay sau, vùng cẳng tay sau. Cảm giác cho da ở mặt sau và phần dưới mặt goài cánh tay, nữa ngoài mu tay và đốt 1 của 3 ngó rưỡi kể từ ngón cái. - Chức năng: Thực hiện các động tác duỗi cẳng tay, duỗi cổ tay, duỗi đốt 1 các ngón và dạng ngón cái. - Triệu chứng tổn thương: . Tổn thương thần kinh quay ở hõm nách: bàn tay rũ cổ cò điển hình: không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón, không dạng được ngón cái Mất phản xạ cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay Rối loạn cảm giác mặt sau cánh, cẳng tay và rõ nhất là khe liên đốt bàn 1-2 ở trước hố lào. Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện phù mu tay. . Tổ thương dây quay ở 1/3 dưới xương cánh tay: biểu hiện củng như tổn thương ở hõm nách nhưng cơ tam đầu không bị liệt và còn cảm giác ở mặt sau cánh tay. . Tổn thương ở 1/3 trên cẳng tay: đây là chổ phân chia 2 nhánh vận động và cảm giác. biểu hiện lâm sàng: vẫn duỗi được cổ tay nhưng yếu, không duỗi được đốt 1 các ngón, rối loạn cảm giác ở mu tay và lưng ngóc cái. 4 .2 – Cận lâm sàng: XQ: Chẩn đoán xác định. Cho biết vịt trí, tính chất và đạc điểm di lệch của ổ gãy. 5 – Tiến triển và biến chứng: 5.1 – Tiến triển: - Nếu điều trị đúng phương pháp thì xương liền sau 12 tuần 5.2 - Các biến chứng: ØBiến chứng sớm: -Toàn thân: hầu như không có shock - Tại chỗ: - Gãy kín thành gãy hở - Tổn thương TK ( dây TK trụ, giữa, quay): - tổn thương mạch máu nhất là mạch máu nuôi cơ gấp ở sâu của khu cẳng tay gây ra H/C Wolkisman: đốt 2 và 3 vủa các ngón 2 – 5 gấp nhưng các đốt 1 các ngón duỗi, sưng đau nề cẳng tay, ngón táy - Chèn ép khoang có thể để lại di chứng H/c Volkman: thiếu máu nuôi dưởng -> thoái hóa tổ chức cơ -> co rút cơ khu cẳng tay trước-> khi duỗi cổ tay các ngón tay không duỗi được, nhưng khi gấp cổ tay thì các ngón tay duỗi được. - chèn p cơ giữa 2 đầu xương gãy. ØB/c muộn: - Toàn thân: hầu như không có - Tại chỗ: - Chậm liền xương, khớp giả - Can lệch, can xù - ảnh hưởng sấp ngửa cẳng tay - Hạn chế duỗi khuỷu, các ngón tay, bàn tay giảm tinh tế 6 - Điều trị: 6.1 – Sơ cứu ban đầu: - Giảm đau: uống hoặc tiêm giảm đau toàn thân, gây tê ổ gãy bằng Novocain 1% x 10ml vào 2 ổ gãy xương quay và xương trụ. - Cố định tạm thời bằng nẹp tre, nẹp bột, nẹp Crame. 6.2 Các phương pháp điểu trị ØĐiều trị bảo tồn: - CĐ: - Gãy xương ở TE (kín) - Gãy kín, ít di lệch, không di lệch - Gãy xương mà không có CĐ phẫu thuật như một bệnh nhân bị các bệnh l{ toàn thân: đái đường, tâm phế mạn. - PP: nắn chỉnh bó bột cánh tay- cẳng- bàn tay, thời gian bột 2– 2,5 tháng). Sau khi bó bột cho chụp lại XQ để kiểm tra và hẹn 10 ngày sau đến bó lại, 1 tháng sau thay bột để tránh bột lỏng gây di lệch thứ phát * Điều trị PT: - CĐ: - Gãy di lệch lớn, gãy hở có mảnh rời - Gãy xương ở người lớn nhất là gãy 1/3 Trên - Gãy có di lệch mà nắn chỉnh không đạt kết quả. - PP: với người lớn kết hợp bằng nẹp vít. với TE: đinh nội tuỷ - bó bột, thời gian cố định: - Gãy hở đến sớm cho phép kết xương kz đầu. - Gãy hở đến muộn thì kết hợp xương kz 2 sau khoảng 10 ngày. Người lớn: 8 – 10 tuần TE: 4 – 6 tuần. III – GÃY POUTEAU – COLLES: 1 - Định nghĩa: Gãy Pouteau – Colles là gãy đầu dưới xương quay trên khớp quay - tụ cốt , cách mỏm trâm quay khoảng 1,5 – 2,5cm, với di lệch điển hình: đoạn ngoại vi lệch ra sau( nhìn nghiêng như thìa úp xuống), ra ngoài(thình thẳng giống lưỡi lê cắm vào nòng súng) và lên trên ( sờ mỏm trâm quay ngang bằng mỏm trâm trụ). - Gãy đầu dưới xương quay không di lệch, phạm khớp nát ra mà không có di lệch thì gọi chung là gãy đầu dưới xương quay 2 – Nguyên nhân và cơ chế: - Chấn thương trực tiếp: đập trực tiếp vào đầu dưới xương quay từ trước ra sau. Như quay Maniven ôtô bị bật trở lại. - Chấn thương gián tiếp: Ngã chống tay tư thế duỗi hết mức. 3 – Giải phẫu bệnh: - Vị trí gãy: đường gãy bao giờ củng ở trên khớp, giữa chổ nối thân xương và đầu xương, ở khoảng 4 cm trên mỏm trâm quay, khoảng 2,5 cm trên khớp quay - tụ cốt - Gãy cao: đường gãy ở khoảng 2,5 cm trên khớp quay - tụ cốt - Gãy thấp: đường gãy ở khoảng 1 cm trên khớp quay – tụ cốt - Đường gãy ngang, hình răng cưa. - Di lệch: Di lệch điển hình, đoạn ngoại vi di lệch theo 3 hướng: ra sau, ra ngoài và lên trên. 4 – Triệu chứng lâm sàng và XQ: - Nhìn: Sưng nề vùng cổ tay, có thể có vết bầm tím. - Nhìn thẳng:Bàn tay vẹo ra ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà qua ngón IV,V; bờ ngoài cẳng tay - bàn tay tạo nên hình lưỡi lê cắm vào nòng súng. - Nhìn nghiêng: Bàn tay lệch gồ ra sau, đầu trung tâm gồ ga trước tạo nên hình lưng dĩa ở trên khớp cổ tay. - Sờ: - Điểm đau chói cố định, sờ thấy đầu ngoại vi nhô ra dưới da. - Sờ mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ so sánh thấy mỏm trâm quay cao hơn hoặc bằng mỏm trâm trụ ( bình thường mỏm trâm quay ở thấp hơn mỏm trâm trụ 1 -1,5 cm). - Cơ năng: Giảm chức năng nhiều hay ít tùy theo thương tổn. - XQ: Chụp đầu dưới xương quay 2 tư thế thẳng nghiêng 5 – Tiến triển và biến chứng: 5.1 – Tiến triển:nếu được điều trị đúng phương pháp thì phục hồi chức năng tốt. 5.2 – Biến chứng: - Hạn chế vận động sấp, ngữa cẳng tay và gấp duỗi cổ tay. - Liền lệch gây biến dạng bàn tay, hạn chế vận động cổ tay cà đau. - Hội chứng Sudeck, hội chứng ống cổ tay: thường gặp khi gãy xương ở người đã cao tuổi. 6 - Điều trị: 6.1 – Sơ cứu ban đầu: - Giảm đau: uống hoặc tiêm giảm đau toàn thân, gây tê ổ gãy bằng Novocain 1% x 10ml vào ổ gãy . - Cố định tạm thời bằng nẹp tre, nẹp bột, nẹp Crame 1/3 trên cẳng tay, bàn tay. 6.2- Điều trị thực thụ: * Điều trị bảo tồn: Nếu BN đến sớm thì gây tê tại chổ và nắn chỉnh bó bột. - Gây tê bằng Novocain 1% x 10ml sau 5 phút thì nắn chỉnh.- Nắn chỉnh: BN nằm ngữa, khuỷu gấp 90º. Người phụ một tay nắm ngón I, một tay nắm ngó II, III, IV kéo thẳng trụ( lực kéo lại bằng đai da vòng qua đầu dưới cánh ta cố định vào giường). k o như vậy 5 phút để chữa di lệch chồng. Người nắn nắm sát trên chỗ gãy, 4 ngón tay của 2 tay vòng ra trước tz lên đầu gãy trung tâm để đối lực trong khi 2 ngón cái đẩy đoạn ngoại vi ra trước, đồng thời người phụ cho gập cổ tay tối đa. sau cùng người phụ kéo mạnh bàn tay vào trong kết hợp với người nắn đẩy đoạn ngoại vi vào trong chữa di lệch ra ngoài. - Sau khi nắn, kiểm tra thấy hết di lệch thì tiến hành bó bột 1/3 trên cẳng tay tới khớp bàn ngón, bàn tay thẳng theo trục cẳng tay hoặc hơi duỗi khoảng 20 -30º bột đẻ 5 tuần. * Điều trị phẫu thuật: - Chỉ định kết xương trong các trường hợp: - Di lệch quá lớn, nắn chỉnh không được. - Liền lệch trục. - PT kết xương bằng đinh kirschner, hoặc bằng nẹp vít IV – GÃY MONTEGGIA 1-Định nghĩa: Gãy Monteggia là gãy xương trụ kết hợp với sai khớp quay trụ trên. 2 – Cơ chế trực tiếp: Đỡ đòn hoặc ngã đạp mặt sau trong cẳng tay xuống trong tư thế khuỷu gấp 90º, xương trụ gãy ở nơi lực tác động vào, thường là gãy 1/3 trên và 1/3 giữa, xương quay bị đẩy ra trước, nhưng không bị gãy , dây chừng vong bị đứt làm trật chỏm quay ra trước và lên trên. Ngoài ra có thể gặp lực tác động gián tiếp do ngã chống tay trong tư thế gấp hoặc duỗi khuỷu. 3 – Phân loại: Phân loại của Bado chia làm, 4 loại; - Loại I : Chỏm quay bị sai ra trước kết hợp với gãy xương trụ ở bất kz vị trí nào với di lệch gập góc ra trước, chiếm 80% trường hợp. - Loại II: Chỏm quay di lệch ra sau hoặc ra ngoài, gãy thân xương trụ với di lệch gập góc ra sau. - Loại III: Chỏm quay di lệch ra ngoài hoặc trước kết hợp với gãy đầu trên xương trụ. - Loại IV: Chỏm quay di lệch ra trước kết hợp gãy 1/3 trên xương quay và xương trụ cùng mức, hoặc gãy xương trụ với sai khớp khuỷu. 4 – Triệu chứng lâm sàng và XQ: - Nhìn: khuỷu tay và cẳng tay sưng nề, trục của xương trụ không thẳng, ở 1/3 trên thấy trục gấp góc mở sau hoặc trước, cẳng tay hơi ngắn lại. - Sờ: ấn có điểm đau chói cố định tại ổ gãy xương trụ, sờ thấy chỏm xương quay ở phía trước hoặc sau khớp khuỷu., di động khi sấp ngữa cẳng tay chủ động. - Cơ năng: vận động khớp khuỷu hạn chế, sấp ngữa xẳng tay mất hoàn toàn. - XQ: chụp 2 tư thế thẳng và nghiêng 5 – Tiến triển và biến chứng: 5.1 – Tiến triển: Gãy Monteggia nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ cho kết quả tốt 5.2 – Biến chứng: - Thương tổn nhánh vận động thần kinh quay. - Hạn chế động tác gấp, duỗi khuỷu, hạn chế sấp, ngữa cẳng tay. - Liền lệch ổ gãy xương trụ, chỏm quay không về vị trí. - Khớp giả xương trụ. - Cứng khớp khuỷu do cốt hóa quanh khớp 6 - Điều trị: 6.1 – Sơ cứu ban đầu: - Giảm đau: uống hoặc tiêm giảm đau toàn thân, gây tê ổ gãy bằng Novocain 1% x 10ml vào ổ gãy . - Cố định tạm thời bằng nẹp tre, nẹp bột, nẹp Crame canh tay bàn tay. 6.2 - Điều tị thực thụ: * Điều trị bảo tồn: - Chỉ định: gãy rạn, gãy không hoặc ít di lệch, - Phương pháp: nắn chỉnh bó bột cánh tay, bàn tay ở tư thế khuỷu gấp 90º cẳng tay ngửa, thời gian bó bột 8 tuần. - Nắn chỉnh: BN nằm ngửa, khuỷu gấp 90º, đối lực ở 1/3 dưới cánh tay, người phụ nắm cổ tay, bàn tay BN kéo theo trục. Người nắn nắn phục hồi giải phẫu của ổ gãy xương trụ, nhiều trường hợp khi ổ gãy xương trụ được nắn chỉnh thì chỏm quay tự về vị trí, nếu chỏm quay chưa về vị trí thì nắn đẩy trực tiếp vào đài quay. * Điều trị phẫu thuật: - Loại I ( chiếm 60 -80% trường hợp): kết xương trụ bằng nẹp vít đồng thời chỏm xương quay tự về vị trí ban đầu. Nừu khi kết xương trụ xong mà chỏm xương quay chưa về vị trí giải phẫu thì : hoặc là kết xương chưa đạt hoặc dây chằng vòng ở chỏm xương quay bị xoắn hoặc bị đứt cần tai tạo lại. - Loại III: ở trẻ em nên bó bột, ở người lớn nên mổ. - Loại IV: Nên mổ kết cả xương trụ và xương quay. * Chú ý: - Can lệch hoặc không liền xương trụ đòi hoải phải cắt, nắn chỉnh, g p xương. - Đối với chỏm xương quay tốt nhất là bảo tồn, nếu không được thì cắt chom xương quay, sẽ dẫn tới biến dạng cẳng tay nghiêng về phía ngoài. - Bán trật khớp chỏm xương quay đơn thuần có thể phụ hồi chức năng tốt. - Di lệch gập góc mức độ tốt thiểu ở xương trụ cũng có thể chấp nhận được trong những trường hợp đến muộn. - Với những trường hợp gãy quá phức tạp nên phối hợp nhiều hình thức cố định. - Nếu có gãy mỏm vẹt kem theo thì cố định lại mỏm vẹt là quan trọng. V – GÃY GALEAZZI: 1- Khái niệm: Gãy Galeazzi là gãy 1/3 dưới thân xương quay có di lệch gập góc, kết hợp với sai khớp quay trụ dưới. 2 – Triệu chứng: - Sưng nề tại chổ, di lệch sang bên, gập góc làm xương quay ngắn lại, ổ gãy xương quay tạo góc mở ra ngoài, bàn tay vẹo ra ngoài.- Sờ thấy điểm đau chói cố định tại ổ gãy xương quay và khớp quay trụ dưới. Có thể thấy lạo xạo xương và cử động bất thường. - mỏm trâm quay lên cao - Chức năng sấp ngửa cẳng tay mất - XQ: 3 – Biến chứng: - B/C sớm: gã kín thành gãy hở./ - B/C muộn: - Hạn chế động tác sấp ngửa cẳng tay. - Chậm liền xương, khớp giả. - Liền lệch, biến dạng chi gập góc. - Hạn chế vận động khớp cổ tay. 4– Điều trị: * Điều trị bảo tồn: Nắn chỉnh bó bột cánh tay – bàn tay, khuỷu gấp 90º, cẳng tay ngữa, thời gian để bột 8 tuần. - Nắn chỉnh: Bn nằm gấp khuỷu 90º, có sức kéo lại bằng băng vải vòng qua đầu dưới xương cánh tay. người phụ nắm ngón I và 3 ngón II, III, IV kéo thẳng theo trục để chỉnh di lệch chồng và gập góc. Sau đó ấn đẩy các đầu xương gãy ngược chiều di lệch để chỉnh di lệch bên. khi xương quay được khôi phục tốt hình thể giải phẫu, khớp quay – trụ dưới sẽ về vị trí bình thường. * Điều trị phẫu thuật: Chỉ định: gãy xương hở, gãy chéo vát, nắn chỉnh không kết quả, di lệch thứ phát sau bó bột. - Phương pháp kết xương, kết hợp bó bột 3 tuần.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: