Sơ khởi: Âu Mã thống nhất đồng bằng sông Cửu Long


1) Chiến tranh với Hiền Quốc lần 1 (3.264–3.241 TCN)
Hiền Quốc vốn được thành lập từ các nhà buôn từ khoảng 4.500 TCN, nó nhanh chóng vương lên thành một cường quốc, vào thời điểm những năm 3.260 TCN nó bành trướng suốt vùng duyên hải từ Bạc Sóc đến Hiền Quốc, kiểm soát gần hết đảo Phú Thủy.
Lúc này Cần Thơ còn nhỏ bé và kém giàu có hơn cả Hiền Quốc, từ những năm 3.509 TCN Hiền Quốc và Cần Thơ đã có những hiệp ước hữu hảo đầu tiên.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, vào năm 3.264 TCN Cần Thơ và Hiền Quốc trở mặt thành thù, chính thức gây ra chiến tranh Rạch Cấm kéo dài hơn 10 năm với nguyên nhân trực tiếp là do sự kêu gọi hỗ trợ của Hồng Nan (Tiểu quốc vùng Đồng Ruộng) nhưng nguyên nhân sâu xa thực chất là tới từ xung đột buộc phải có và cần được giải quyết giữa 2 thế lực đang lên. Điều đó phản ánh một phần qua quyết định lạ lùng của Viện nguyên lão khi đồng ý cho Cần Thơ tham gia trợ giúp Hồng Nan.
Cũng cần nói thêm về mặt quân sự quân đội của Hiền Quốc được tổ chức dựa rất lớn trên các lực lượng lính đánh thuê, họ được trả lương theo kỳ hạn và do các tướng lĩnh mỗi đạo quân lãnh đạo.
Điểm mạnh của tổ chức quân đội kiểu này, là họ có thể tập hợp quân đội nhanh chóng, không mất công đào tạo, trang bị binh lính. Tuy nhiên với quân đội có lượng lính đánh thuê quá đông thì lòng trung thành và tinh thần chiến đấu luôn là cả một vấn đề, lính đánh thuê dễ chạy trốn, phản bội, bất tuân lệnh, binh lính đánh thuê của Hiền Quốc lại thường chỉ nghe tướng chỉ huy đơn vị của họ, bản thân các tướng lĩnh khi chiến thắng ít được ủng hộ, thăng thưởng xứng đáng còn nếu để thua thì bị trừng phạt nặng.
Lỗ hỗng về mặt quân sự này của Hiền Quốc trong thời kỳ đầu chiến tranh Rạch Cấm lần I chưa gây ảnh hướng lớn lắm, vì Hiền Quốc có các thắng lợi bước dầu, họ cũng có lực lượng thủy quân mạnh nên dễ dàng áp đảo Cần Thơ vốn gần như xa lạ với thủy chiến thời điểm đó.
Thiếu hạm đội thuyền chiến Cần Thơ quyết định xây dựng một hạm đội, bắt chước mẫu thuyền của Hiền Quốc trừ việc được bổ sung một vũ khí mới là Ô Côn, một loại cầu lắp chông, nó sẽ giúp tàu chiến Cần Thơ móc vào thuyền địch, ở trên mặt nước thủy binh của Cần Thơ không thể mạnh bằng của Hiền Quốc nhưng bộ binh Cần Thơ thì mạnh hơn.
Chiếc cầu kéo Ô Côn giúp Cần Thơ phát huy được thế mạnh của mình, khi tàu Hiền Quốc đã bị móc vào bộ binh của Cần Thơ từ các thuyền chiến sẽ xông lên đánh xáp lá cà như trên đất liền để hạ thủy binh Hiền Quốc.
Với cải tiến này năm 3.259 TCN Cần Thơ đã giành thắng lợi trước Hiền Quốc trong thủy chiến sông Hậu.
Tuy vậy chiến sự sau đó vẫn trở nên bất lợi cho Cần Thơ khi cử quân phản công tới Cà Nâu do Âu Ba chỉ huy, sau những thắng lợi bước đầu Âu Ba bị thua tan tác vào năm 3.255 TCN trong trận U Mẫn, 12.000 lính Cần Thơ bị giết, Âu Ba bị bắt làm tù binh (Sau đó được trao trả về cho Cần Thơ).
Thảm bại năm 3.255 TCN chưa dừng ở đó khi một thời gian sau hạm đội chiến thuyền tiếp viện tới Cà Nâu của Cần Thơ lại thiệt hại nặng nề bởi 1 cơn bão.
Cần Thơ tái xây dựng một hạm đội khác và tới năm 3.241 TCN đã đánh bật quân Hiền Quốc ra khỏi đảo Hải Tân, trận đảo Hải Tân cũng là trận đánh kết thúc chiến tranh Rạch Cấm lần I.
Sau khi thất trận Hiền Quốc buộc phải bỏ vùng lãnh thổ đã chiếm được là Bạc Sóc. Cần Thơ chiến thắng trong Chiến tranh Rạch Cấm I bằng sự gan lì, biết điều chỉnh để thích nghi và khéo léo tận dụng các đồng minh Cà Nâu, Bạc Sóc trung thành của mình.



2) Cuộc chiến hao người tốn của lần 2 với Hiền Quốc (3.218–3.201 TCN)
Sau cuộc chiến Rạch Cấm lần I, Hiền Quốc rơi vào hỗn loạn trong một thời gian do các lực lượng quân đánh thuê nổi loạn.
Năm 3.221 TCN con trai Hàn Bảo là Hàn Âu lên nắm quyền thay cha và quyết chí tiến hành một cuộc chinh phạt vào Cần Thơ (khi đó Âu Mã đang làm thủ lĩnh).
Năm 3.218 TCN Hàn Âu dẫn đầu một đội quân gồm 37 voi chiến hành quân vượt sông Hậu.
Tài năng quân sự của Hàn Âu cộng với sự lơ là cảnh giác của Âu Mã ở Cần Thơ đưa đến một loạt chiến thắng của Hiền Quốc.
Sau trận Đại Ôn năm 3.216 TCN, Cần Thơ đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", khả năng tự bảo vệ bị mất, gần như không còn gì cản nổi Hàn Âu.
Đáng ngạc nhiên là chỉ với sự hợp sức của một số thành phố liên minh như Vĩnh Tâm, Bến Đình, Sóc Côn thành Cần Thơ đã tìm cách xoay sở và đứng vững trước Hàn Âu.
Sau trận Đại Ôn dù đang thắng thế nhưng "Người biết cách giành chiến thắng nhất, Hàn Âu, cũng lại là người không biết cách tận dụng chiến thắng đó nhất". Sau đại thắng Đại Ôn, Hàn Âu không tiến về Cần Thơ mà án binh gửi sứ giả đàm phán.
Với một sự điềm tĩnh và dũng cảm hiếm có viện nguyên lão sau đó gửi quân đội tới Sa Đẩu đánh vào hậu phương của Hàn Âu do Sao Lâm làm chỉ huy.
Sau vài trận thua ban đầu Sao Lâm đã tiến tới được Sa Đẩu vào năm 3.210 TCN, 4 năm sau đó quân đội Hiền Quốc tại Sa Đẩu lần lượt bị đánh bại hoặc rút lui, Cần Thơ chiếm Sa Đẩu chia nó thành 2 tỉnh.
Trong khi đó, Hàn Âu cùng quân chủ lực vẫn đang mắc kẹt tại Lai Vũ, Âu Mã thực hiện chính sách mà ngày nay ta gọi là "tiêu thổ kháng chiến", được đề ra bởi Âu Vũ. Theo đó, các nông trại, làng mạc của trong khu vực Hàn Âu đóng quân hoặc sắp tiến tới đều bị phá hủy, người dân được kêu gọi hoặc cưỡng bức di dời.
Điều này khiến cho quân đội của Hàn Âu bị sa lầy vì không có nguồn tiếp viện trên lãnh thổ địch nhưng cũng làm quân Âu Mã thiệt hại nặng không kém.
Sau cùng cuộc chiến hao người tốn của này của cả Hàn Âu lẫn Âu Mã đến hồi kết vào năm 3.204 TCN, Sao Lâm vượt biển đổ bộ vào lãnh thổ của Hiền Quốc, Hàn Âu buộc phải rút về bảo vệ phần trung tâm của đế quốc.
Trong trân Hiền Quốc năm 3.202 TCN, cuối cùng người Cần Thơ đã trả được món nợ của trận Rạch Cấm trước đó 14 năm, Hàn Âu bị Sao Lâm đánh bại, các đội voi chiến của Hàn Âu bị vô hiệu hóa và tiêu diệt.
Với thật bại của Hàn Âu, Hiền Quốc chấp nhận giảng hòa, quy hàng Âu Mã.
Về phần Hàn Âu, sau khi bại trận ông mất uy tín với Hiền Quốc, dần dần bị loại khỏi vòng chính sự, sau đó bị lưu đày rồi qua đời ở Lai Vũ năm 3.181 TCN.



3) Cần Thơ mở rộng về phía Tây
Mặc dù sau này còn một cuộc chiến tranh Rạch Giá nữa với Hiền Quốc nhưng về cơ bản sau chiến tranh Rạch Cấm lần II đã đánh dâu mốc quan trọng bậc nhất trong lịch sử Cần Thơ, từ thời điểm đó phía Đông sẽ do Cần Thơ cai trị.
Phía Tây lúc này vấn đề phức tạp với Cần Thơ là vua Hàn Lâm của Tịnh Bê đang làm chủ khu vực Tây Cần Thơ.
Vào năm 3.214 TCN khi Âu Mã đang khốn đốn bởi Hàn Âu, Hàn Lâm đã liên minh với Hiền Quốc.
Năm 3.197 TCN, Âu Mã can thiệp quyết liệt hơn và đánh bại Hàm Lâm. Tướng Trần Võ sau đó đã hứa "tự do của bộ lạc Lai Vũ" , theo đó Âu Mã cho phép các thành bang Lai Vũ được tự trị.
Năm 3.190 TCN, Âu Mã một lần nữa đánh bại và sáp nhập Cái Đề
Sau đó, Âu Mã thiết lập cảng tự do tại Cái Đề, nó nhanh chóng thành 1 trung tâm thương mại rất lớn ở Đông đồng bằng sông Cửu Long, tấp nập các nhà buôn.
Năm 3.168 TCN, Âu Mã một lần nữa đánh bại Vị Tần. Cuối cùng vào năm 3.146 TCN, toàn bộ lãnh thổ Vị Tần cùng phần còn lại của Trà Vân sát nhập thành 1 tỉnh của Cần Thơ.
Năm 3.133 TCN, vị vua cuối cùng của Cao Lãnh qua đời đã di chúc cho vương quốc này thần phục Âu Mã, lãnh thổ Cần Thơ rộng thêm.
Năm 3.002 TCN, Âu Mã đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc ở đồng bằng sông cửu Long từ các đảo Phú Thủy, Hải Tân, Côn Châu, từ bờ Hiền Quốc, qua Rạch Cấm, U Mẫn, Bạc Sóc, Sóc Côn, đến các tiểu quốc ở Cai Bình, Vĩnh Hiên, Mỹ Thơm. Đến thời điểm này lãnh thổ của Âu Mã (bộ lạc Cần Thơ) đã tiếp giác lãnh thổ của Lạc Tôn của bộ lạc Sài Gòn.



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top