Đề cương Sinh học kì I

Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
I.Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về hai mặt:cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
1.Cường độ ánh sáng
-Điểm bù ánh sáng là khi cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
-Điểm bão hoà ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại
2.Quang phổ ánh sáng
-Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp
-Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh,tím và đỏ
-Trong môi trường nước,thành phần ánh sáng biến động nhiều độ sâu.
-Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày
II.Nồng độ CO2
-Tăng cường độ CO2 là tăng cường độ quang hợp,sau đó tăng chậm đến trị số bão hoà CO2
-Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng ,nhiệt độ và các điều kiện khác
-Nồng độ bão hoà CO2 là trị số tuyệt đối của quang hợp
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
I.Quang hợp quyết định năng suất cây trồng
-Năng suất sinh học: tổng năng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt quá trình sinh trưởng
-Năng suất kinh tế:là một phần của năng suất sinh học được tĩnh luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây
II.Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
1,Yếu tố bên ngoài
- Ánh sáng: tăng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng
-CO2 :tăng nồng độ bằng cách trồng trong nhà
-H2O: tưới nước theo hệ thống lắp đặt
-Nhiệt độ: trồng cây theo loài để có cùng nhiệt độ thích hợp
2,Yếu tố trong
-Lai giống cây trồng,chọn giống,bón phân
-Cấy ghép
-Tạo đốt biến
- Tăng diện tích bộ lá qua các kỹ thuật chăm sóc
Bài 15: Tiêu hoá ở thực vật
1. Tiêu hoá là gì?
-là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
*Các hình thức tiêu hoá
- Tiêu hoá nội bào
+xảy ra trong tế bào
+dùng enzim có trong liboxom
-Tiếu hoá ngoại bào
+diễn ra bên ngoài tế bào trong ống tiêu hoá hoặc túi tiêu hoá
+enzim trong ống tiêu hoá hoặc do các tuyến tiêu hoá tiết ra
2. Tiêu hoá ở động vật
a.Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
-Đại diện: động vật đơn bào( trùng đế giày,trùng biến hình..)
-Hình thức tiêu hoá: nội bào
-Quá trình tiêu hoá:
+Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất.Phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào
+Màng tế bào lõm dần vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong
+Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá.Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản
2. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
-Đại diện:thuỷ tức,ruột khoang
-Hình thức tiêu hoá: ngoại bào+nội bào
-Quá trình tiêu hoá: túi tiêu hoá được hình thành từ nhiều tế bào.
+Trong túi tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá nội bào và ngoại bào.
+Nhờ các tế bào thành túi tiêu hoá tiết ra các enzim để tiêu hoá hoá học thức ăn.
+Sau đó,thức ăn đang tiêu hoá dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hoá nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hoá
3.Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
-Đại diện: động vật có xương sống,côn trùng..
-Hình thức tiêu hoá:ngoại bào
-Quá trình tiêu hoá thức ăn: thức ăn vào miệng đến thực quản đến dạ dày qua ruột non,ruột già đến hậu môn thành chất thải
=> thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hoá.Khi đi qua ống tiêu hoá,thức ăn bị biến đổi cơ học và hoá học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top