de cuong an toan oto

Câu 1: khái niệm lao động và khoa học lao động. 

-Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua 1 giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị vật chất cho cuộc sống con người. 

-Khoa học lao động là một hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện những điều kiện kĩ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đat hiệu quả cao. 

Câu 2: Điều kiện lao động ?thế nào là những yếu tố gây nguy hiểm và có hại? 

-Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữ các yếu tố tạo điều kiện cần thiết cho quá trình lao động sản xuất. 

*, Các yếu tố nguy hiểm và có hại: 

Trong 1 điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ta gọi đó là các yếu tố gây nguy hiểm và có hại, cụ thể là: 

* Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ có hại, bụi… 

* Các yếu tố hóa học: Các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ… 

* Các yếu tố sinh vật: vi sinh vật,các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn… 

* Các yếu tố không hợp lý về nơi làm việc: cao thấp, chật hẹp… 

* Các yếu tố không thuận lợi về tâm lý. 

-Tai nạn lao động: những chấn thương xẩy ra có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động, trong quá trình người lao động đang làm việc, sản xuất. 

-Bệnh nghề nghiệp: phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động như: Bệnh bụi phổi Xilicoza, Angtrico thường có ở ngành than, khai thác khóang sản… 

Câu 3: Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 

Mục đích: 

* Đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động mạnh khỏe, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây ra tàn phế hoặc tử vong trong lao động. 

* Bảo đảm cho người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh khác do điều kiện lao động không tốt gây ra. 

* Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. 

Ý nghĩa: 

* Chính trị: Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ tai nạn lao động thấp, người lao đông khỏe mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Vai trò của con người được xã hội tôn trọng. Ngược lại thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút. 

* Xã hội: Bảo hộ lao động chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu , nguyện vọng chính đáng của người lao động.Các thành viên trong gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc vây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

* Kinh tế: Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không lo sợ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công cao, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra nhiều sẽ rất khó khăn cho sản xuất đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nguyên vật liệu, nhà xưởng bị hư hỏng. 

Câu 4: Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động. 

Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm: 

* Xác định các khoảng cách an toàn về vệ sinh. 

* Xác định các yếu tố về sức khỏe. 

* Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động. 

* Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi khí độc, ký thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sang, kỹ thuật chống bức xạ… 

Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế, xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị, quá trình công nghệ. 

Câu 5: tác động của dòng điện với cơ thể con người. 

Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp làm hủy hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, làm hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những người hay uống rượu. Sự tổn thương do dòng điện gây ra có thể chia làm 3 loại: 

* Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp. 

* Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện. 

* Tổn thương do điện bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất. 

Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người. 

Câu 6: những yếu tố của dòng điện gây tai nạn 

Câu 7. Các quy tắc chung để bảo đảm an toàn điện. 

Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định: 

* Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện. 

* Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sang theo quy định. 

* Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị điện, dụng cụ an toàn bảo vệ khi làm việc. 

* Tổ chức kiểm tra, vận hành đúng các quy tắc an toàn. 

* Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống điện 

Câu8: . Trình bày các nguyên nhân do điều kiện hoặc thói quen làm việc gây mất an toàn trong xưởng sửa chữa ô tô 

* Hút thuốc trong khi vận chuyển các vật liệu nguy hiểm, chẳng hạn xăng và dung môi dễ cháy, có thể gây ra cháy nổ. 

* Bất cẩn trong khi làm việc với xăng, alcohol, dung môi, hoặc các chất lỏng dễ cháy khác. 

* Cửa thoát hiểm bị đóng. Khu vực xung quanh các của và các hành lang thoát hiểm không để các chướng ngại vật. Vì nếu xảy ra cháy nổ có thể có những tai nạn lớn. 

* Dầu hoặc chất chống đông vương vãi trên sàn xưởng. Chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra nếu chúng ta bị trượt và ngã trên sàn xưởng. 

* Thiếu hệ thống xả trong xưởng, hoặc chưa nối hệ thống trong xưởng, bởi lẽ khí xả có chứa nhiều chất độc hại đối với cơ thể người như: Co, No… 

* Công nhân ăn mặc thiếu gọn gang, tóc dài, đeo đồ trang sức, sử dụng điện thoại di động…,khi làm việc trong xưởng. Diều này thường là nguyên nhân gây ra các sự cố hoặc chấn thương khi công nhân làm việc gần các bộ phận chuyển động(quạt, đai truyền động, thiết bị nâng hạ, máy mài, máy hàn…) 

Câu 9. Trình bày những khái niệm cơ bản về quá trình cháy 

Cháy là phản ứng xảy ra giữa chất cháy và oxi, không khí hay oxit liên kết trong các hợp chất hóa học khác diễn ra rất nhanh kèm theo tỏa nhiệt và phát sáng. 

Phân loại: 

- sự cháy do cháy các chất rắn, thông thường là các chất hữu cơ, trong đó sự cháy xảy ra kèm theo việc tạo ra than hồng. 

- Sự cháy do cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng được. 

- Sự cháy do cháy chất khí. 

- Sự cháy do cháy các kim loại. 

Câu 10. Các nguyên nhân gây cháy nổ trong xưởng sửa chữa ô tô 

Nguyên nhân gây cháy có thể do: 

* Sử dụng ngọn lửa trần không che chắn kín trong các dây chuyền sản xuất. 

* Hoạt động của các xe, máy móc có động cơ điện. 

* Hút thuốc lá, bật diêm quẹt, đốt lửa. 

* Hàn điện, mài hay va đập sinh tia lửa. 

* Các thiết bị điện tĩnh điện xuất hiện khi tách rời các vật liệu có tính cách điện khác nhau, quá trình tách tạo ra lớp điện tích trái dấu trên bề mặt tiếp xúc, tạo ra hiệu điện thế đáng kể giữa hai lớp. 

* Nguồn nhiệt bên ngoài hay thực hiện các phản ứng tỏa nhiệt. Tác nhân gây cháy là chất xúc tác. 

* Sự tự bốc cháy của các bông tẩm dầu hay than xếp lộn xộn, phế liệu cao su, sơn dư thừa. 

Nguyên nhân gây nổ 

* Nguyên nhân hóa học: Sự cháy rất nhanh của hỗn hợp khí, hơi, bụi với không khí hoặc sự phân huyrsuwj phân hủy rất nhanh của các chấy. 

* Nguyên nhân vật lý: Là sự tăng áp suất đột ngột của khí và hơi trong thiết bị kín. 

Câu 11. Các biện pháp kiểm soát đám cháy: 

* Ngăn chặn phạm vi cháy : Ngăn chặn lửa bằng cách khắc phục các điều kiện xảy phát triển đám cháy, nghĩa là giảm hoặc loại trừ chất cháy, ngưng cung cấp oxy cho nguồn cháy, cách ly nguồn cháy. 

* Cách ly: Ngăn ngừa lan truyền ngọn lửa bên trong nhà xưởng, người ta sử dụng các vật liệu xây dựng chịu lửa. Các nhà xưởng hay kho chứa lớn được chia ra từng ô cách ly bằng vật liệu chống cháy để tránh cháy lan ra toàn bộ xưởng. 

* Giảm tác hại do cháy : Khi xảy ra cháy, rút các chất có tính chất cháy được ra khỏi thiết bị để giảm lượng chất có khả năng cháy. Sản phẩm đưavào bình chứa trung gian hay kho sản phẩm. 

* Bố trí các phương tiện chữa cháy cố định, di động. dụng cụ chữa cháy hoạt động trên nguyên tắc phun nước, phun hơi, tạo bọt…Thiết bị chữa cháy với các tác nhân dập cháy: nước, CO2, bọt và bột dập cháy, cát khô, CO2 rắn… 

Câu 12. Những yêu cầu về bảo vệ nổ. 

Để nagwn ngừa ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến con người do hậu quả nổ và giữ nguyên giá trị của vật chất. Nhà xưởng và thiết bị cần phải: 

* Hạn chế đén mức ít nhất số lượng các chất gây nguy hiểm nổ cần thiết được sử dụng trong mỗi quá trình sản xuất. 

* Sử dụng các thiết bị ngăn ngừa lủa, các van chắn nước, các vách chắn bằng nước và bụi, và các màn hơi nước… 

* Sử dụng các thiết bị đã được tính toán tới áp suất nổ, 

* Sử dụng các cơ cấu an toàn xả áp lực sự cố(các màng và van an toàn) để bảo vệ thiết bị khỏi bị phá hủy, 

* Sử dụng các van đóng mở nhanh và van 1 chiều, 

* Sử dụng hệ thống dập nổ tự động, 

* Sử dụng các phương tiện phát tín hiệu phòng ngừa. 

Câu 13. Trình bày các loại chất chữa cháy mà em biết. 

* Nước: có độ ẩn nhiệt hóa hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi. Để giảm nhanh thời gian phunnuocws người ta them vào một vài hợp chất hoạt động để giảm sức căng bề matwjcuar vật liệu, khi đó nước thấm nhanhvaof vật liệu. nước được sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy nhiên không thể dung nước để chữa chayscacs kim loại hoạt động như K, Na, Ca…hoặc đất đèn và các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1700oC 

* Bụi nước: phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của nó với đám cháy,sự bay hơi làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh. Tuy nhiên bụi nước chỉ sử dụng khi dòng bụi nước chum kín được bề mặt đám cháy. 

* Hơi nước: trong công nghiệp, hơi nước rất sẵn và dung để chữa cháy. Hơi nước công nghiệp có áp suất nên có khả năng dập tắt đám cháy tương đôi tốt. Tác dụng chính của hơi nước là pha loãng nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ ô xi đi vào vùng cháy. 

* Bọt chữa cháy: dung để cách ly đám cháy với không khí bên ngoài, ngăn cản sự xâm nhập của oxi vào vùng cháy. 

* Bột chữa cháy: là các chất chữa cháy rắn. Đó là các hợp chất vô cơ và hữu cơ không cháy nhưng chủ yếu là chất vô cơ. Dùng chủ yếu để chữa cháy kim lại, các chất rắn và các chất lỏng… 

* Các loại khí: là các chất chữa cháy thể khí như CO2, N2… tác dụng chính là pha loãng nồng độ chat cháy. Ngoài ra còn có tác dụng làm lạnh đám cháy vì các khí CO2, N2thoats ra từ bình khí nén có áp suất cao. 

* Các chất halogen: có hiệu quả rất lớn khi chữa cháy. Tác dụng chính của nó là kìm hãm tộc độ cháy. Các chất này dễ thấm ướt vào vật cháy nên hay dung để chữa cháy các chất khó thấm ướt như bong, vải, sợi… 

Câu 14. Các nguyên nhân gây mỏi mệt và biện pháp phòng chống mệt mỏi. 

Nguyên nhân gây mệt mỏi: 

* Tư thế lao động gò bó bắt buộc ở 1 tư thế khá lâu, 

* Sự căng thẳng của giác quan, hệ thần kinh trong thời gian sản xuất kéo dài, 

* Bố trí công nhân làm việc không phù hợp với khả năng sức khỏe, 

* Do tổ chức lao động thiếu khoa học, bố trí ca kín không hợp lý, 

* Do khẩu phần ăn không đảm bảo, 

* Dong nguyên nhân tình cảm gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng của người lao động. 

Các biện pháp phòng ngừa: 

* Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất là biện pháp cơ bản nhất để tăng năng suất lao động và đề phòng mệt mỏi, 

* Tổ chức lao động khoa học là biện pháp tối ưu để giải quyết mối quan hệ giữa con người và máy móc, giữa con người với môi trường lao động. 

* Cải thiện điều kiện làm việc nhằm loại trừ các yếu tố độc hại, bố trí thời gian lao động nghỉ ngơi hợp lý, 

* Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, rèn luyện thể dục thể thao, xây dựng tinh thần yêu lao động, 

* Tổ chức tốt khâu gia đình, xã hội làm cho người lao động vui tươi phấn khởi là biện pháp ngăn chặn mệt mỏi. 

Câu 15. Tác hại của bụi và biện pháp phòng chống? 

Tác hại: 

Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa… 

* Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác, chế biến, vận chuyển quặng đá, kim loại, than,… 

* Bệnh silicose là bệnh do bị nhiễm bụi silic ở thợ khan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa… 

* Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu. Bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than gây sưng tấy. 

* Chấn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt hoặc có thể mù mắt. 

Biện pháp phòng chống: 

* Biện pháp chung: cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất là khâu quan trọng nhất để công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi và bụi ít lan tỏa ra ngoài 

* Thay đổi phương pháp công nghệ: trong xưởng đúc làm sạch bằng nước thay cho làm sạch bằng cát, dung phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng. Thay vật liệu có nhiều bụi độc bằng vật liệu ít độc , như dung đá mài acbuarun thay cho đá mài tự nhiên có thành phần chủ yếu là SiO2 

* Đề phòng bụi cháy nổ 

* Vệ sinh cá nhân: sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh, cẩn thạn hơn khi có bụi độc, bụi phóng xạ… 

Câu 16. Liên hệ các phần với thực tiễn sản xuất hoặc với xưởng thực hành khoa công nghệ ô tô. (câu này tự làm nhá) 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: