Chap 131: Livestream collab buổi chiều của những ngôi sao trẻ quốc tế

Ngày 6 tháng 8 năm 2020, 15 giờ 00 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 6 tháng 8 năm 2020, 14 giờ 00 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 6 tháng 8 năm 2020, 13 giờ 00 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.

"Cập nhật tình hình Covid-19 ở toàn thế giới theo nguồn Worldometers.info lúc ngày 6 tháng 8 năm 2020, 0 giờ 50 phút, GMT + 7, giờ Đông Nam Á, đã có 18,836,278 ca nhiễm toàn thế giới, trong đó có 707,166 ca tử vong và 12,025,644 ca hồi phục. Tình hình virus corona tại Hoa Kỳ (Mỹ), đã ghi nhận 4,936,836 ca nhiễm, 160,833 ca tử vong, 2,500,773 ca hồi phục. Brazil có 2,817,473 ca nhiễm, 96,326 ca tử vong và 1,970,767 ca hồi phục. Ấn Độ có 1,960,865 ca nhiễm, 40,739 ca tử vong, 1,325,729 ca hồi phục. Nga có 866,627 ca nhiễm, 14,490 ca tử vong, 669,026 ca hồi phục. Trung Quốc có 84,491 ca nhiễm, 4,634 ca tử vong, 79,047 ca hồi phục. Singapore có 54,254 ca nhiễm, 27 ca tử vong, 47,768 ca hồi phục. Nhật Bản có 39,858 ca nhiễm, 1,016 ca tử vong và 27,197 ca hồi phục. Hàn Quốc có 14,456 ca nhiễm, 302 ca tử vong, 13,406 ca hồi phục. Thái Lan có 3,328 ca nhiễm, 58 ca tử vong, 3,144 ca hồi phục. Việt Nam có 713 ca nhiễm, 8 ca tử vong, 381 ca hồi phục. Các thông số có thể thay đổi trong các cập nhật kế tiếp." Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 quốc tế ngày 6 tháng 8 năm 2020 vang lên những thông số.

"Cập nhật tình hình Covid-19 ở toàn thế giới theo nguồn Worldometers.info lúc ngày 6 tháng 8 năm 2020, 3 giờ 30 phút, GMT + 7, giờ Đông Nam Á, đã có 18,871,106 ca nhiễm toàn thế giới, trong đó có 708,024 ca tử vong và 12,050,733 ca hồi phục. Tình hình virus corona tại Hoa Kỳ (Mỹ), đã ghi nhận 4,956,895 ca nhiễm, 161,232 ca tử vong, 2,509,438 ca hồi phục. Brazil có 2,817,473 ca nhiễm, 96,326 ca tử vong và 1,970,767 ca hồi phục. Ấn Độ có 1,963,239 ca nhiễm, 40,739 ca tử vong, 1,327,200 ca hồi phục. Nga có 866,627 ca nhiễm, 14,490 ca tử vong, 669,026 ca hồi phục. Trung Quốc có 84,491 ca nhiễm, 4,634 ca tử vong, 79,047 ca hồi phục. Singapore có 54,254 ca nhiễm, 27 ca tử vong, 47,768 ca hồi phục. Nhật Bản có 39,858 ca nhiễm, 1,016 ca tử vong và 27,197 ca hồi phục. Hàn Quốc có 14,456 ca nhiễm, 302 ca tử vong, 13,406 ca hồi phục. Thái Lan có 3,328 ca nhiễm, 58 ca tử vong, 3,144 ca hồi phục. Việt Nam có 713 ca nhiễm, 8 ca tử vong, 381 ca hồi phục. Các thông số có thể thay đổi trong các cập nhật kế tiếp." Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 quốc tế ngày 6 tháng 8 năm 2020 vang lên những thông số.

Tại Nhật Bản, Hiden Aruto nhà Kamen Rider Zero-One mặc một cái áo thun cổ tròn tay ngắn màu trắng vải trơn, một cái áo khoác kiểu vest màu đen, một cái quần khaki màu đen. Lần này Aruto xuất hiện trên livestream cùng thời điểm với Atsuta Juru nhà Mashin Sentai Kiramager, cậu ấy cũng mặc bộ đồ y hệt Aruto. Tất nhiên là họ không xuất hiện trong video cùng nhau vì đang thực diễn giãn cách xã hội toàn quốc gia Nhật Bản. Ngôn ngữ thuyết giảng của họ là tiếng bản địa của họ (tiếng Nhật) và tiếng Anh. Đáng nói hơn, đã có sự góp mặt của rất nhiều nhân vật có tên tuổi như Akiyama Ren và Kido Shinji nhà Kamen Rider Ryuki bên Nhật Bản, Inui Takumi nhà Kamen Rider Faiz bên Nhật Bản, Fuwa Isamu và Amatsu Gai nhà Kamen Rider Zero-One bên Nhật Bản, Touma Kamiyama nhà Kamen Rider Saber bên Nhật Bản, Kousaka Ren và Esumi Sosuke nhà Go-Onger bên Nhật Bản, Hikawa Sakuya và Touma Yoimachi nhà Lupinranger-Patrenger bên Nhật Bản, Takigawa Kinji và Katou Yakumo nhà Ninninger bên Nhật Bản, Asaka Keiichiro và Yano Kairi nhà Lupinranger-Patrenger bên Nhật Bản, Tokiwa Sougo và Myoukouin Geiz nhà Kamen Rider Zi-O bên Nhật Bản, Simon Spier và Abraham "Bram" Greenfeld (mật danh Blue) thuộc Love Simon bên Mỹ, Haruta Soichi và Maki Ryota thuộc Ossan's Love bên Nhật Bản, Katsuragi Makoto và Yoda Ryoji thuộc Sei-no-Gekiyaku bên Nhật Bản, Park Chanyeol và Byun Baekhyun nhà EXO bên Hàn Quốc, Kang Daniel và Kim Jaehwan nhà Wanna One bên Hàn Quốc, Kim Taehyung và Jeon Jungkook nhà BTS bên Hàn Quốc, Cha Eunwoo và Moon Bin nhà ASTRO bên Hàn Quốc, Mã Gia Kỳ và Tống Á Hiên nhà TYT bên Trung Quốc, Hoàng Tử Thao (Tao) và Lộc Hàm (Luhan) và Ngô Diệc Phàm (Kris) bên Trung Quốc, Dịch Dương Thiên Tỉ và Vương Nguyên và Vương Tuấn Khải nhà TFBoys bên Trung Quốc, Văn và Ian thuộc Thưa Mẹ Con Đi bên Việt Nam, các cặp Tin-Can và Techno-Kengkla thuộc Love By Chance bên Thái Lan, các cặp Saifah-Zon và Tutor-Fighter thuộc Why RU bên Thái Lan, Pharm và Dean thuộc Until We Meet Again bên Thái Lan, Sarawat và Tine thuộc 2gether bên Thái Lan... Ngôn ngữ thuyết giảng của họ là tiếng bản địa của họ và tiếng Anh. Dù mỗi người đều ở những quốc gia cách xa nhau hàng ngàn cây số, họ cũng mặc cùng một kiểu áo như nhau: một cái áo thun cổ tròn tay ngắn màu trắng vải trơn, một cái áo khoác kiểu vest màu đen, một cái quần khaki màu đen.

Đây là nguyên văn bản hội thoại trong video livestream của Aruto và Juru vào thời điểm đó, cùng với những người khác toàn thế giới. Tất cả mọi người đều nói y hệt nhau, khác nhau là ngôn ngữ bản địa của từng quốc tịch và chất giọng khi nói tiếng Anh là ngôn ngữ chung của mọi người.

"Chúng tôi xin bắt đầu buổi livestream bằng một bản tin tức mới ở Nhật Bản đây. Lần này, chúng tôi xin được xác nhận việc Hojo Emu, hay còn gọi là Kamen Rider Ex-Aid, hiện đang bị nhiễm Virus Corona chủng mới. Vào buổi tối 18 giờ (GMT+9) ngày 5 tháng 8, vì thấy trong người mệt mỏi nên cậu ấy đã đo nhiệt độ, do kết quả là 37.5 độ C nên cậu ấy đã đi ngủ tiếp, tuy nhiên sau khi ngủ dậy và đo nhiệt độ lại thì kết quả vẫn là 37.5 độ C. Vào sáng 10 giờ (GMT+9) ngày 6 tháng 8, cậu ấy đã đi kiểm tra và được xác nhận dương tính với virus chủng mới. May mắn là tình trạng bệnh nhẹ, nhiệt độ cơ thể vẫn ở mức ổn định và hầu như không có triệu chứng bệnh nào khác kèm theo. Hiện tại cậu ấy đang thực hiện theo hướng dẫn của trung tâm y tế, chúng tôi cũng sẽ theo dõi chặt chẽ tình trạng của cậu ấy và có thông báo cụ thể. Ngoài ra, trung tâm y tế cũng đã xác nhận không có ca lây nhiễm nào liên quan tới trường hợp của cậu ấy. Các bạn đồng nghiệp và các bạn fan luôn ủng hộ diễn viên của chúng tôi, thật sự rất mong các bạn thứ lỗi vì gây ra sự bất tiện này."

"Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông tiến dần vào bờ biển từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Những cơn mưa cuối hè khiến không khí bớt oi nóng. Mưa thì cứ mưa, sức nóng từ điểm dịch Covid-19 tại Đà Nẵng (một thành phố trung ương ở miền Trung nước Việt Nam) vẫn chưa có dấu hiệu nguội bớt. Các ca tử vong được ghi nhận khiến nhiều người hoang mang. Người dân cả nước quay lại thói quen cũ, ngóng bản tin cập nhật số ca mới trong ngày mỗi 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nhiều người nhìn lên trời mây vần vũ, thấy cả sự ảm đạm của Covid-19. Giữa một đàn thiên nga trắng, người ta chỉ chú ý tới một chú thiên nga đen. Giữa vô vàn tin tức mùa Covid-19, những tin tức tiêu cực tạo hiệu ứng tốt, chạm tới nỗi sợ của cộng đồng. Nhưng đàn thiên nga trắng vẫn còn rất đông cũng như đằng sau đám mây đen còn le lói nhiều điểm sáng, tại sao cứ phải chăm chăm nhìn vào những điều tiêu cực? Dịch trở lại, không ai có thể phủ nhận những điều tiêu cực nhưng chỉ cần chuyển góc nhìn thôi, bạn sẽ thấy ấm lòng và có niềm tin trong công tác phòng dịch của Chính phủ Việt Nam."

"Không thể phủ nhận Việt Nam đã làm quá tốt trong đợt chống dịch đầu tiên. Và tôi hiểu vì sao nhiều người bắt đầu chủ quan về một tương lai an toàn tuyệt đối trong cơn đại dịch. Nhưng giờ đây, mọi người buộc phải tiếp tục đối mặt với những nỗi thất vọng, lo lắng và mệt mỏi mới. Hãy thừa nhận đi, những ngày tháng qua có phải bạn đã dần xao nhãng và ít cập nhật thêm thông tin về dịch bệnh? Cho tới 1 tuần trước, khi ca nhiễm bệnh cộng đồng bỗng dưng xuất hiện, sau hơn 3 tháng? Thực tế Covid-19 là một căn bệnh nghiêm trọng, nó đã giết chết và ảnh hưởng tới tất cả nhân loại. Nó không phải là một chiêu trò lừa bịp, cũng chẳng phải kế hoạch bí mật hay là nhiều lời đồn đại vô cớ khác trên mạng xã hội. Nó là một loại virus có khả năng giết người, và dù có chấp nhận hay không, Việt Nam cuối cùng cũng phải ghi nhận những ca tử vong đầu tiên. Các nhà miễn dịch học trên khắp thế giới và cả Việt Nam đang nỗ lực nghiên cứu và tìm cách chống lại căn bệnh này. Trong lúc đó, một lực lượng lớn các bác sĩ, y tá và những người đang làm việc phải ngành y tế phải chấp nhận hi sinh, thậm chí đánh đổi cả tính mạng để chăm sóc và giành giật sức khỏe cho những người khác. Nhiều Mạnh Thường Quân liên tục ủng hộ và hỗ trợ cho các công tác phòng chống dịch. Không phân biệt lứa tuổi giới tính, dù là một người già hay là một đứa trẻ lên 5, dù là hàng xóm bên kia tường rào hay những người không quen biết cách biệt về địa lý, dù là quân nhân, nông dân hay nghệ sĩ, người có ảnh hưởng – rất nhiều những con người thầm lặng chẳng cần ghi danh, chẳng cần ai biết mình... đều đang góp một cánh tay để tạo ra sức mạnh cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh."

"Đợt bùng dịch Covid-19 đầu tháng tư lắng xuống không đồng nghĩa việc dừng các biện pháp phòng chống, điều trị và tiếp tục các hoạt động nghiên cứu virus. Cuộc đua chế tạo vaccine của Việt Nam có phần dễ thở hơn các nước khác khi chúng ta đã có một khoảng thời gian ổn định. Khi tin tức về vaccine phòng chống Covid-19 đang được dần hoàn thiện, thử nghiệm trên động vật và trên người xuất hiện tại ngày càng nhiều quốc gia, người ta có niềm hy vọng vào một cái kết chắc chắn hơn với dịch bệnh. Tại Việt Nam, niềm tin vào một sản phẩm 'made in Vietnam' cũng lớn hơn mỗi ngày. Theo thông tin từ website chính thức của bộ Y tế, hiện nay nước ta có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 gồm: Vabiotech, Polyvac, Ivac và Nanogen. Kết quả ban đầu đều được đánh giá là khả quan. Có khoảng 23 vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người và 140 vaccine khác đang được tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam đang là 1 trong 42 quốc gia có thể sản xuất vaccine. Các hoạt động phát triển vaccine đang được đẩy mạnh với sự hậu thuẫn từ Chính phủ nhằm đảm bảo có thể được mang tới những sản phẩm tốt nhất, sớm nhất để điều trị dịch bệnh. Tình hình dịch có thể còn kéo dài, ít nhất cho tới khi chúng ta sản xuất được vaccine. Ứng biến trước vấn đề đó, Việt Nam đã và đang tích cực chạy đua với thời gian để sớm hoàn thiện vaccine. Đó là một điểm sáng trong công tác phòng dịch tại Việt Nam khi không phải quốc gia nào cũng đủ tiêu chuẩn và nguồn lực để sản xuất vaccine."

"Nếu thấy bản thân có những thói quen dưới đây, tốt nhất bạn nên bỏ sớm càng tốt bởi vì càng để lâu thì sẽ khiến cho bạn càng dễ 'mất giá' hơn mà thôi. Thứ nhất là trì hoãn. 'Để sau đi', 'Để mai làm'... thôi để kiếp sau luôn đi. Thời gian là một loại tài sản công bằng nhất, ai cũng có vốn như nhau mỗi ngày để đầu tư, vậy nên đừng than trách cuộc đời bất công khi mình không chịu... 'nhấc mông' lên làm. Thứ hai là lười suy nghĩ. Thông tin có sẵn trên mạng, có trong sách, có người để hỏi... rất nhiều, chỉ cần động não một chút là có. Nhưng không! Nhiều người cho rằng tốt nghiệp đại học là kết thúc sự nghiệp học hành, suy nghĩ rồi. Bộ não bây giờ chỉ dành chỗ cho những thú vui, giải trí vô bổ mà thôi. Thứ ba là sợ thay đổi. Hoặc là mải đắm chìm trong hào quang của quá khứ, hoặc là chịu khuất phục trước thực tại ổn định. Đời người chỉ có một lần, hãy lắng nghe tiếng lòng của chính mình nhiều hơn, nếu không muốn sống một đời phí hoài. Thứ tư là không có kế hoạch. Lúc đi làm thì vật vờ cho xong việc, ngày nghỉ thì nằm dài trên giường. Không có kế hoạch trong công việc lẫn cuộc sống, cuối cùng chỉ biết đi đi về về, phí hoài tài năng. Thứ năm là thức khuya không để làm gì cả. Thức khuya vừa lãng phí buổi tối hôm nay, vừa phá hỏng buổi sáng ngày mai của bạn. Thức khuya thời gian dài sẽ dẫn đến một cuộc sống không hiệu quả từ ngày này sang ngày khác. Thứ sáu là không quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Ăn uống vô tội vạ, không rèn luyện cơ thể, hay suy nghĩ tiêu cực... là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến sức khỏe xuống dốc. Nên nhớ, cơ thể khỏe mạnh là điều kiện đầu tiên để sống, để làm việc, để hạnh phúc. Thứ bảy là không chịu đầu tư cho bản thân. Chỉ biết đến những việc trước mắt, không lo sau này, không biết quản lí tiền bạc, không đầu tư nâng cao năng lực làm việc hoặc sức khỏe bản thân... Bạn càng trẻ, bạn càng phải biết đầu tư vào bản thân để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chính mình."

"Để đọc nhiều sách hơn, chúng ta cần rèn luyện thói quen đọc sách. Phải làm sao để chuyện đọc sách dễ như việc đánh răng trước khi đi ngủ, không cần phải nghĩ đến nó và cứ tự động làm thôi. Đầu tiên, chúng ta cần suy nghĩ xem tại sao chúng ta lại muốn đọc nhiều sách hơn. Đừng nghĩ về những lý do mà các bài báo hay người khác đang bơm vào đầu bạn như 'đọc sách để thành công hơn', 'đọc sách để giàu hơn' – hãy nhìn sâu vào bên trong mình và tự suy ngẫm xem lý do sâu bên trong và thực sự khiến bạn muốn cầm quyển sách lên là gì. Chẳng có ai phủ nhận lợi ích của việc đọc sách. Đọc tiểu thuyết tình cảm nhiều thì giúp cho ta thấu hiểu cảm xúc và tăng sự thấu cảm. Đọc sách chuyên môn thì giúp ta phát triển kiến thức và mở rộng thế giới quan. Một lý do tốt để bắt đầu việc đọc sách nên bắt đầu từ bên trong chúng ta, ví dụ như đọc sách mang lại cảm giác giải trí, bình tĩnh, mang lại sự sảng khoái bừng sáng khi phát hiện được một điều gì đó hay ho. Những động lực đến từ bên trong sẽ giữ chân bạn lâu hơn với cuốn sách so với những động lực từ bên ngoài. Để bắt đầu thói quen đọc sách, hãy đọc bất kỳ thể loại nào bạn muốn. Bạn không cần phải tìm những cuốn sách kinh điển có nhiều người đọc, hãy đọc bất kỳ thứ gì thu hút sự chú ý của bạn. Nếu bạn thích đọc truyện kiếm hiệp, hãy đọc. Nếu thích ngôn tình, cứ đọc ngôn tình. Việc bắt đầu bằng thứ mình thích sẽ giúp bạn hứng khởi hơn để bắt đầu và khởi động cho một thói quen mới. Bước tiếp theo là tạo môi trường xung quanh phù hợp cho việc đọc sách. Bạn cần phải thay đổi cả môi trường vật lý và môi trường điện tử để có thể tiếp cận sách nhanh và thuận tiện nhất có thể. Ví dụ, để sách ở đầu giường, trên bàn làm việc, trong nhà vệ sinh, trong cặp sách, trong cốp xe... để dù ở bất kỳ đâu có thời gian rảnh bạn cũng vớ được một cuốn sách. Ngoài ra, cài thêm các ứng dụng đọc sách và để ở trang chủ điện thoại để có thể ấn vào đọc ngay khi mở điện thoại. Bước cuối cùng là đặt mục tiêu cho việc đọc sách. Khi mới bắt đầu đọc sách, hãy đặt mục tiêu thật nhỏ. Bạn không cần phải đọc 1 cuốn trong 1 tuần hay một tháng. Bạn chỉ cần đọc 1 trang mỗi ngày hoặc tương tự như vậy là được. Cá nhân mình thường đặt mục tiêu là đọc hết ít nhất 1 chương sách một ngày, dù chương đó ngắn hay dài. Kết hợp việc đọc sách với một thói quen sẵn có, tạo thành một chuỗi thói quen. Chuỗi thói quen cần cụ thể về thời gian và địa điểm. Ví dụ, bạn đọc một trang sách khi đang chờ đồ ăn sáng. Đọc một trang sách khi ngồi trên xe buýt. Đọc một trang trước khi ăn trưa, đọc một trang trước khi tắt đèn đi ngủ, kiểu kiểu như vậy. Hãy liên kết việc đọc sách với một thói quen cố định nào đó mà bạn đã có và làm thường xuyên mỗi ngày."

"Hãy hiểu rằng trong đại dịch này, có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Khi tự nhận thức được điều đó, chúng ta trước nhất có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình. Chúng ta không thể kiểm soát khi nào đại dịch kết thúc, nhưng lại kiểm soát được cách sử dụng thời gian của bản thân. Chúng ta không thể kiểm soát hành động của người khác, nhưng lại kiểm soát được phản ứng và hành động của chính mình. Chúng ta không thể kiểm soát được những thông tin lan tràn khắp nơi về dịch bệnh, nhất là trên mạng xã hội, nhưng lại kiểm soát được tần suất xem chúng hay là kiểm soát được cách mà chúng ta tiếp nhận, chia sẻ chúng. Vân vân và mây mây. Một khi bản thân đã xác định mình có thể kiểm soát những gì, bạn sẽ có thể tự quản lý được những thứ như là: Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cơ thể, tạo ra những thói quen lành mạnh, nghỉ ngơi, nói chuyện, đồng cảm, sẻ chia với người khác và tiếp nhận thông tin một cách tỉnh táo."

"Tôi nghĩ rằng, việc mà chúng ta có thể làm và làm tốt nhất lúc này, là bảo vệ chính mình & bảo vệ lẫn nhau – thông qua những hành vi có trách nhiệm, có ý thức. Là đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và chia sẻ thông tin một cách có đạo đức. Chúng ta có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình nhưng không có quyền la lớn 'Có cháy' vào đám đông nhưng thật sự chẳng có đám cháy nào cả. Nếu có một cuộc chiến, tôi nghĩ rằng công dân chân chính sẽ không từ bỏ trách nhiệm của mình với cộng đồng hay đất nước và dám đối mặt với kẻ thù, bằng những cách khác nhau. Đúng là chúng ta đang có chiến tranh: Một cuộc chiến với kẻ thù Covid-19. Nhưng chúng ta cũng còn một kẻ thù khác nữa, đó là sự thiếu hiểu biết và mất khả năng phân biệt đâu là sự thật, là thông tin đáng tin cậy và đâu là những suy đoán vô căn cứ. Tôi còn nhớ đã có những dự đoán loại virus này sẽ suy yếu khi thời tiết ấm lên hay chúng không chịu được nhiệt độ cao. Thực tế là chúng đã trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn với nhiều biến thể khác nhau. Tôi cũng nhớ trên khắp thế giới nhiều nơi người ta vẫn chủ quan và coi thường những lời khuyên phòng chống dịch cho dù nó là những hành động vô cùng đơn giản."

"Dường như con người biết quan tâm đến nhau hơn khi xảy ra biến cố. Nhưng đối mặt với dịch bệnh sẽ đòi hỏi những sự quan tâm đặc biệt hơn. Sự quan tâm thiết thực nhất chúng ta có thể dành cho nhau lúc này, đó là gạt bỏ sang những nhu cầu hay thói quen cá nhân cần thiết để làm chậm sự lây lan của virus. Mỗi người có một vai trò riêng trong đại dịch, đừng biến mình trở thành kẻ ngoài cuộc. Không cần phải bước lên tuyên bố với thế giới tôi sẽ làm gì, chỉ cần hoàn thành trọn vẹn vai trò và bổn phận của mình trước bản thân, gia đình và tổ quốc mà thôi. Cuộc sống tưởng như đã trở lại thường nhật lại tiếp tục xáo trộn trong những ngày tới. Sự hi sinh và thiệt hại của các công ty, doanh nghiệp, những chương trình du lịch, đơn vị giáo dục... đều để phục vụ cho một lợi ích lớn lao hơn của cộng đồng. Hãy hướng về họ và những gì họ đang nỗ lực. Tất nhiên cuộc sống giờ đây không còn thuận tiện hay dễ dàng. Nhưng tôi tin rằng cuộc sống của nhân loại trong thập kỷ này sẽ không treo lơ lửng như thế này mãi mãi. Hãy nhớ loại virus này nguy hiểm gấp 10 lần so với cúm thông thường. Không ai trong chúng ta có khả năng miễn dịch và nó đã tàn phá cuộc sống, sinh mệnh, kinh tế của rất nhiều người và quốc gia trên khắp thế giới. Cách đối mặt của chúng ta, với làn sóng dịch bệnh thứ 2 này, chắc chắn không phải là sợ hãi hay hoảng loạn và phủ nhận. Đừng đẩy những bác sĩ y tá phải đối mặt với việc lựa chọn ai sống ai chết vì không đủ máy thở. Đừng chỉ vì những phút lơ là và buông thả bản thân mà đẩy quốc gia vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn không thể nào chống đỡ. Trong cuộc chiến này, chúng ta không có nhiều thời gian. Không thể đợi tới tuần sau hay tháng sau mới thể hiện sự quan tâm hay trách nhiệm của mình. Luôn có cơ hội dành riêng cho mỗi cá nhân. Không quan trọng chúng ta ở đâu và làm gì, hành động rất nhỏ của chúng ta (đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc xã hội và tụ tập, giữ bản thân khỏe mạnh) có thể sẽ cứu sống và bảo vệ chính mình, người thân và cả cộng đồng. Mỗi người đều có cơ hội để làm việc đó, ngay bây giờ. Và khi chúng ta cùng thực hiện với nhau, tôi tin rằng sự khác biệt sẽ xảy ra."

"Rất khó để có thể chấp nhận việc dịch bệnh Covid-19 có thể dẫn tới các ca tử vong tại Việt Nam khi chúng ta vẫn tự hào về việc chưa có ca tử vong nào tại Việt Nam sau khi hết đợt bùng dịch đầu tiên, dù là ca khó như phi công người Anh cũng đã qua khỏi. Sự ra đi của một người là điều đáng buồn cho cá nhân và cộng đồng nhưng khi coi đó là những con số trên bảng biểu số liệu toàn thế giới, ta phải chấp nhận đó là một điều bình thường và phải xảy ra. Chúng ta không cần phải tích cực khi đối mặt với số liệu ca tử vong do Covid-19 nhưng hãy dần hướng tâm trí tới những vấn đề khác. Thay vì tập trung vào những con số người tử vong như vậy, bạn hãy nhìn vào những sự thật khác quanh con số đấy: Đó là những bệnh nhân với bệnh lý nền nặng, các bác sĩ vẫn đang nỗ lực hết mình để điều trị và rút kinh nghiệm sau mỗi ca tử vong... Chúng ta không cần nhìn vào Covid-19 với ánh mắt màu hồng; hãy đánh giá tình hình dựa trên sự thật. Và rõ ràng, không có sự thật nào chỉ toàn điều tích cực hay điều tiêu cực. Chỉ là điều quan trọng là ở thời điểm hiện tại, chúng ta cần gì hơn cho sức khỏe tâm lý cá nhân, cho sự ổn định xã hội. Một khi đã nhìn ra được cả hai mặt của vấn đề, hãy hướng sự chú tâm hơn tới những điều tích cực trong xã hội vì đó là cách để bạn có thể soi chiếu vào tương lai tốt hơn sau dịch bệnh."

Ngày 6 tháng 8 năm 2020, 18 giờ 00 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 6 tháng 8 năm 2020, 17 giờ 00 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 6 tháng 8 năm 2020, 15 giờ 00 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.

Livestream toàn quốc tế kết thúc. Mỗi người đều trở lại cuộc sống thường nhật của riêng mình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top