dai hoi lan 9
CÂU9: Nội dung cụ thể của nghị quyết đại hội lần 9 của Đảng. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó?
Trả lời:Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2001-2005. Đại hội bầu ra Ban chấp hành TW gồm 150 uỷ viên, Bộ chính trị gồm 15 uỷ viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng bí thư.
* Nội dung Đại hội:
- Đại hội đánh giá tình hình thế giới và trong nước trong thế kỷ XX:
+ Về tình hình thế giới: thế kỷ XX ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn sâu sắc.
Thứ nhất, đó là thế kỷ của khoa học và công nghệ, kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản và sự phân hoá gay gắt về giàu nghèo giữa các nước
Thứ hai, đó là thế kỷ diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang
Thứ ba, đó là thế kỷ chứng kiến một phong trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới với sự mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, mặc dù vào thập niên cuối chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào.
+ Về tình hình trong nước:Đại hội Đảng IX phân tích, nhìn nhận lại chặng đường dân tộc Việt nam đã đi qua trong thế kỷ 20. Đó là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Công cuộc đổi mới trong 15 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín nước ta trên trường quốc tế.
- Đại hội 9 đã phân tích các bài học kinh nghiệm qua 15 năm đổi mới. Đại hội nhấn mạnh
các bài học chủ yếu sau:
+ Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hai là: đổi mới phải dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn và luôn luôn sáng tạo.
+ Ba là: đổi mới phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.
+ Bốn là: đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
- Đại hội bổ sung thêm một số nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
+ Về mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng: "Xây dựng một nước Việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Như vậy, so với đại hội trước, đại hội IX đã bổ sung thêm từ "dân chủ" vào trong mục tiêu.
+ Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Đại hội IX khẳng định chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại.
+ Về mô hình kinh tế tổng quát: Lần này đại hội Đảng đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". thực chất vẫn là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: trong thời kỳ quá độ ở nước ta, như đại hội IX của Đảng xác định, còn tồn tại 3 hình thức sở hữu'' cơ bản'': sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. (Đại hội Đảng IX bổ sung thêm từ ''cơ bản'' so với các kỳ đại hội trước đây để càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa tính đa dạng của các hình thức sở hữu. Các hình thức sở hữu có thể đan xen, hỗn hợp). Đại hội VIII xác định nước ta có 5 thành phần kinh tế. Đại hội IX quyết định bổ sung thêm một thành phần kinh tế nữa là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, hiện nay ở nước ta có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là hợp tác xã, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Về đấu tranh giai cấp và động lực phát triển đất nướcNgày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng chứ không phải đấu tranh để loại trừ nhau, để thủ tiêu nhau. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước ta hiện nay là: Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội
+ Về nền tảng tư tưởng của Đảng: Cương lĩnh thông qua tại đại hội VII đã khẳng định: "Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta".
+ Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đại hội Đảng IX thông qua đường lối phát triển kinh tế:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.
+ Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh.
- Đại hội Đảng IX thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI(2001-2010). Mục tiêu tổng quát của chiến lược này là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
- Đại hội Đảng IX thông qua kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm(2001-2005):
+ Mục tiêu của kế hoạch 5 năm: Kế hoạch này là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010 nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,5%.
+ Phương hướng thực hiện:
Thứ nhất: Coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm.
Thứ hai: Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba: tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế Nhà nước.
Thứ tư: Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
* Ý nghĩa lịch sử của Đại hội:
- Đây là'' Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý
chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của dân tộc ta trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới''.
- Đại hội thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của Đảng về con đường đi lên CNXH ở ssViệt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top