Câu 6: Nêu khái niệm về dự án PTNT? Trình bày các khía cạnh của dự án?

Câu 6: Nêu khái niệm về dự án phát triển nông thôn? Trình bày các khía cạnh của dự án?

-         Khái niệm về dự án phát triển nông thôn:

Dự án phát triển nông thôn là các dự án đầu tư vào nhiều  lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Chẳng hạn như các dự án tưới tiêu, phát triển trồng trọt chăn nuôi, phát triển mạng lưới giao thông, định canh định cư, cơ khí hóa nông nghiệp.Phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng ngành nghề, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

-         Trình bày các khía cạnh của dự án:

Đối với một dự án phát triển nói chung và một dự án phát triển nông thôn nói riêng để muốn đạt được sự phân tích đánh giá một cách có hiệu quả chúng ta phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của dự án. Những khía cạnh này có liên quan tới nhau, có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Những khia cạnh này cần được chú ý xem xét trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện dự án.

Đối với dự án phát triển nông thôn người ta thường quan tâm tới bảy khía cạnh chủ yếu:

Khía cạnh kỹ thuật

Khía cạnh quản lý, tổ chức và thể chế

Khía cạnh xã hội

Khía cạnh môi trường

Khía cạnh về thương mại

Khía cạnh tài chính

Khía cạnh về kinh tế

I.   >                Khía cạnh kỹ thuật:

Phân tích khía cạnh kỹ thuật có liên quan tới đầu vào và đầu ra của dự ánđó là khoản tiền của sản phẩm và sức lao động.

Cơ cấu và nội dung của dự án phải được xác định một cách đầy đủ, rõ ràng, cho phép các phân tích khía cạnh ky tuật được hoàn hảo và chính xác.

Các phân tích khía cạnh khác của dự án cũng cần dựa trên những phân tích về mặt kỹ thuật. Ngược lại, nội dung kỹ thuật của dự án cũng sẽ được xem xét lại và sủa đổi trên cơ sở nghiên cứu kiểm tra một cách chi tiết các khía cạnh khác của dự án

-         khía cạnh kỹ thuật cũng xem xét mối liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật đến các vấn đề được nêu ra trong các dự án như: chất lượng đất trồng trọt có ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp của khu vực như thế nào? Khả năng nguồn nước của khu vực kể cả nguồn nước tự nhiên cũng như lượng nước có thể cung cấp bằng các công trình thủy lợi như: hồ chứ, cống lấy nước tự chảy như thế nào? Các cây trồng vật nuôi thích hợp trong khu vực.

-         Những phân tích trong kỹ thuật còn chỉ ra những khả năng cung cấp dịch vụ để thỏa mãn cơ khí hóa, điện khí hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, vấn đề tiên thụ sản phẩm, vấn đề đa dạng hóa và hàng hóa hóa các sản phẩm nông nghiệp.....

-         Các phân tích trong khí cạnh kỹ thuật còn chỉ ra những thiếu sót, lỗ hổng về thông tin cần phải được bổ sung trước hoặc trong giai đoạn đầu tư dự án được thực hiện.

-         Ngoài ra khía cạnh kỹ thuật của dự án cần phải được theo dõi, quan sát về tính chất và sự thay đổi về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực; hơn nữa còn phải hiểu biết ề người nông dân trong dự án, ý nghĩ của họ, cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt sau khi có dự án, những giá trị xã hội của dự án. Bảo đảm sự lựa chọn giải pháp kỹ thuật mang tính thực tế.

-          Khía cạnh kỹ thuật cũng cần được phân tích làm rõ vấn đề được giải quyết là hoàn chỉnh và thích hợp bảo đảm cho người nông dân áp dụng các giải pháp trên đồng ruộng của mình và nhận ra những thành quả của dự án.

II.                Khía cạnh quản lý, tổ chức và thể chế:

Các vấn đề văn hóa xã hội và thể chế cần được xem xét một cách kỹ càng trong dự án như:

-         Có nên đa dạng những phong tục tấp quán văn hóa của nhân dân  tham gia trong dự án

-         Liệu người dân những ngươi được hưởng lợi có cùng lựa chọn về các giải pháp củ dự án?

-         Liệu dự án có phá vỡ những nếp nghĩ, cách làm đã trỏ thành truyền thống và thói quen cảu nông dân trong khu vực

Để có cơ hội tốt tiến hành dự án, dự án phải có mối liên hệ hoàn chỉnh với cơ cấu thể chế của quốc gia hay khu vực. Cần có sự kết hợp chặt chẽ với các thể chế địa phương và sử dụng nó để phát triển dự án trong những bước tiếp theo.

Các đề xuất về tổ chức của dự án cần được kiểm tra để cho thấy rằng dự án cần được quản lý một cách chặt chẽ. Những cơ quan tổ chức của dự án cần được liên hệ một cách chặt chẽ với chính quyền sở tại.

Trong khía cạnh quản lý của dự án chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề điều hành quản lý dự án  như thế nào mà còn phải quan tâm đến các vấn đề khác mang tính đột xuất, cần phải vượt qua. Phải tạo ra được khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và kịp thời.

III.             Khía cạnh xã hội:

Phân tích khía cạnh xã hội là cần thiết nhằm thiết kế dự án phù hợp với điều kiện xã hội mà trong đó dự án sẽ được thực hiện

-         Dự án cần chú ý tới việc phân phối thu nhập cho các đối tượng phục vụ của dự án. Với sựu phân tích trên các khía cạnh xã hội thì dự án sẽ mang lại hữu ích cho các đối tượng thu nhập thấp. Như vậy ở khía cạnh xã hội vấn đề phân phối thu nhập cho các dối tượng mà dự án phục vụ là một vấn đề lớn cần đặc biệt chú ý.

-         Xem xét cẩn thận đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của dự án

-         Xem xét cẩn thận những ảnh hưởng bất lợi đối với nhóm người hoặc khu vực đưa ra các chính sách quy định kèm theo thay đổi công nghệ trong sản xuất công nghiệp. Cũng có những dự án sẽ làm giảm thu nhập của những người phụ nữ trong gia đình họ. Đó là vấn đề cần lưu ý và nghiên cứu kỹ.

-         Ví dụ: dự án phát triển nông thôn có hạng mục nâng cao dịch vụ y tế, cấp nước sinh hoạt nâng cấp các trường để nâng cao chất lượng phổ thông.

Khía cạnh xã hội dự án cần được xem xét kỹ những đóng góp của dự án  đến vấn đề phát triển xã hội đồng thời xét đến phương án khác thỏa mãn lục tiêu lâu dài.

IV.            Khía cạnh môi trường:

Các dự án đặc biệt là các dự án phát triển nông thôn cần xem xét tác động đến môi trường của dự án nói chung. Khi phân tích dự án cần xem xét những tác động đến môi trường do dự án gây ra thật kỹ, những biện pháp và kinh phí kèm theo bảo vệ môi trường , nhằm phát triển môi trường ở khu vực một cách bền vững.

V.               Khí cạnh về thương mại

Bao gồm tiếp thị những sản phẩm đầu ra của dự án và bố trí cung cấp đầu vào để xây dựng và vận hành dự án

Xem xét một cách kỹ lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo yêu cầu của xã hội và có giá trị cao

Đẩy mạnh sức tiêu thụ của sản phẩm bao gồm cả khâu chế biến phân phối sản phẩm của dự án tính cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt cung cấp cho dự án thị trường tài chính thuận lợi vì các sản phẩm được tiêu thụ ngoài thị trường tự do vì vậy dự án cần xét đến khả năng trợ cấp hoặc hỗ trợ giá sản phẩm.

Với kỹ thuật mới hoặc cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đảm bảo thị trường cung cấp dịch vụ cho dự án có đủ khả năng cung cấp các thiết bị một cách đầy đủ và kịp thời.

Khía cạnh thương mại bao gồm cả sắp xếp thu mua và cung cấp thiết bị những hiện tượng chậm trễ  quá mức phải đượ lường trước và có biện pháp giảm rủi ro.

VI.            Khía cạnh tài chính:

Bao gồm phân tích và chuẩn bị trong lĩnh vực tài chính của dự án, những ảnh hưởng đem đến cho mỗi thành viên tham gia.

Dụ án phát triển nông thôn bao gồm: nông dân, hộ cá thể, hợp tác xã và cơ quan tài chính nhà nước.

Mục đích cơ bản của phân tích tài chính trong dự án là phân tích nguồn tái chính đối với người tham gia dự án.

-         Phải được tính toán chi phí và lợi ích đem lại bao nhiêu cho sức lao động, chi phí sản xuất và họ thu được bao nhiêu để bù đắp sức lao động và chi phí bỏ ra.

-         Trường hợp do vay vốn chi phí sản xuất (phân bón, giống...) nâng cao năng suất cây trồng, người phân tích phải đưa ra chính sách cho sự hỗ trợ là bao nhiêu đối với những hộ thu nhập thấp.

-         Ngân sách của nông dân làm cơ sở định lượng cho những nguồn vốn sẵn có, phải xem xét người nông dân cần vay bao nhiêu để chi vào việc canh tác.

Cộng đồng được chia sẻ lợi ích do hiệu quả của dự án được sử dụng để thúc đẩy mở rộng bằng cách cho hộ nông dân khác vay.

Đối với một dự án quản lý phải nắm bắt được dự án cần bao nhiêu tiền vào lúc nào chi phí cho dự án phụ thuộc vào vốn được phân chia hay phụ thuộc vào yêu cầu ngân sách của dự án.

Phương pháp phân tích tài chính vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào và đầu ra bao gồm chi phí và lợi ích đem lại phương pháp phân tích taì chính, thể hiện được tính công bằng trong kinh tế, giữa công ty tư nhân và nhà nước đồng thời cũng kiến nghị những chính sách mới có vốn thu lại từ thuế thu nhập hoặc khoản cho vay đặc biệt.

VII.         Khía cạnh kinh tế:

Nhằm khẳng định dự án có đóng góp đáng kể xứng đáng với sử dụng đồng vốn quý hiêm trong ngân sách và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung hay không? Quan điểm phân tích khía cạnh kinh tế là quan điểm toàn cục mang tính xã hội:

-         Phân tích tài chính tập trung vào cá thể tham gia dự án

-         Khía cạnh kinh tế của dự án mang tầm tổng thể của xã hội.

Phân tích tài chính và kinh tế phân biệt dự vào 3 điểm khác nhau:

Phân tích kinh tế: thuế và trợ cấp xử lý như là khoản phải trả . thuế là một thành phần trog lợi ích mà dự án đem lại và chuyển cho nhà nước người đại diện cho xã hội nó không được coi là chi phí( giá thành). Nhà nước hỗ trợ cho dự  án được coi là chi phí cho xã hội.

Với quan điểm tài chính thì thuế là chi phí và trợ cấp là cái mang gía trị vật chất cho hộ nông dân.

Trong phân tích tài chính thì giá thị trường không được sử dụng họ đã tính vào thuế và trợ cấp. Trog phân tích kinh tế giá thị trường có thể thay đổi, nó phản ánh một cách chính xác hơn giá trị kinh tế và xã hội.

Trong phân tích kinh tế lãi suất của tiền mặt ko bao giờ đứng độc lập mà được lấy từ lợi ích thu về, trừ đi chi phí, bởi lợi ích thu về bao gồm lãi suất, được ước tính trong quá trình phân tích kinh tế hình thành dự án.

Nhìn chung , việc đánh giá so sánh giữa chi phí và lợi ích trong kinh tế và phân tích tài chính là ương đương song định nghĩa thế nào là chi phí, cái gì dược lợi thu về thì có những cái khác nhất định. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #maidieen