Cau 3 - TTHCM

Câu 3. Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Để thực hiện luận điểm:kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay, chúng ta phải làm gì?

Trà lời:

a.Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:

Dân tộc là một vấn đề rộng lớn. Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mac-LêNin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa. Về vấn đề này, Hồ chí Minh đưa ra 4 luận điểm.

* Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

- Năm 1919, trong yêu sách gửi tới hội nghị Vecxây, Người đã đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam: tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do hội họp.

- Năm 1920, Người đã khẳng định: "Độc lập cho tổ quốc tôi và tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu."

- Năm 1930, trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc phong kiến giành độc lập cho dân tộc.

- Năm 1945, trong bản tuyên ngôn độc lập, Người đã viết "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do".

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập tự do tiếp tục được khẳng định: "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Không có gì quý hơn độc lập tự do"

*Độc lập là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập

-Hồ Chí Mnih đã nêu ra luận điểm trên vào năm 1924.

-Cách mạng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc nói chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam. Nó khác về mặt bản chất với chủ nghĩa dân tộc sovanh, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của giai cấp tư sản đã bị lên án.

-Hồ Chí Minh rút ra luận điểm trên xuất phát từ việc phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội ở Đông Dương

+Ở Đông Dương là nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu nên sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây.

+Các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn. Dù là địa chủ hay nông dân họ đêu là những người nô lệ mất nước

=>Kết luận: Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị với quốc tế cộng sản phát động chủ nghĩa dân tộc bản sứ nhân danh quốc tế cộng sản. Khi chủ nghĩa dân tộc thắng lợi nhất định sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế.

*Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với gia cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

-Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mac-LêNin vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp nhất định, chỉ đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản mới giải quyết đúng dắn và thành công vấn đề dân tộc. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyênc Ái Quốc đã khẳng định: chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc . Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.

-Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mac-LêNin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhưng xuất phát từ thực tiễn của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng hết sức sáng tạo:

+Ở các nước thuộc địa, mâu thuẫn nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc → nhiệm vụ số một là đấu tranh giành độc lập sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội.

+Độc lập dân tộc gắng liần với chủ nghĩa xã hội. Đây thực chất là sự gắn bó giữa dân tộc và giai cấp. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chử nghĩa xã hội vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo vững chắc cho nền độc lập dân tộc.

+Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình đồng thời đấu tranh giành độc lập cho dân tộc khác đó là sự gắn bó mật thiết giữ chủ gnhãi yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.¬

b. Để thực hiện luận điểm:kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh, trong tình hình hiện nay, chúng ta phải :

*Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới, cần phải xác định rõ các nguồn lực và phát huy tối đa các nguồn nội lực, đặc biệt là nguồn lực con người. Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống qúy báu ấy cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ thử thách, vững bước tiến lên. Muốn vậy, Đảng và nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục con người. Giáo dục cả về đạo đức và tri thức để mỗi người dân đêu có đức, có tài, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

*Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp

-Đảng ta cần kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, để chứng tỏ VN chỉ có ĐCS và giai cấp CN là lực lượng đại biểu chân chính cho lợi ích của dân tộc.

-Đi đôi với tăng cường giáo dục CN Mac-LêNin, cần làm cho tư tưởng HCM về sự kết hợp giữa dân tộc và giai cấp, CN yêu nước và CN quốc tế được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân,lấy đó làm định hương để giải quyết các vấn đề của dân tộc và thời đại hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ninz