7. Kiều (đoạn trích chị em Thuý Kiều)

Mình lại hứng lên với cả để cứu vãn cuộc đời học văn của một em độc giả ._,

---

Đoạn trích này nói thật mình không ấn tượng lắm. Nhưng nếu mà bắt nói thì cũng có thể gói mấy lời sau.

Thứ nhất, bút pháp miêu tả của Nguyễn Du thì phải gọi là bậc thầy trong thơ trung đại. Ông sử dụng lối ước lệ - tức là hoàn hảo hoá mọi thứ. Bác Hồ nói, "người xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp", mà suy cho cùng, thì chắc hẳn cũng thích người phải đẹp như thiên nhiên. Nên Nguyễn Du dùng rất nhiều cảnh đẹp đặc tả hai chị em hơn Vương, đặc biệt là cô chị Thuý Kiều.

Các cụ sống rất tâm linh, cụ Nguyễn Du cũng không phải ngoại lệ. Chắc cái này được dạy trên lớp thì ai cũng biết rồi, lối miêu tả của Nguyễn Du hoàn toàn có ý dự báo trước về tương lai của hai chị em. Trong khi Thuý Vân được đặc tả với vẻ đẹp phúc hậu đến nỗi hoa nhường nguyệt thẹn thì Thuý Kiều lại xuất chúng đến độ trời cũng ghen.

Đàn bà ghen là một chuyện, tài đến mức trời đất ghen tị thì chắc chỉ có nàng Kiều.

Thêm một điều lạ và cũng là minh chứng cho tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du chính là cách ông chú trình vào tài năng trác tuyệt của Thuý Kiều.

Nàng thông thạo âm luật, ca nhạc. Trước kia các cụ hay cho "xướng ca vô loài", loại con gái mà cầm ca thì lịch sự được gọi là ca kĩ, thẳng toẹt ra thì chẳng khác gì kĩ nữ bán nghệ chứ không bán thân. Đành rằng là danh môn Khuê các nhưng Kiều không hề màng đến những định kiến đó. Tiếng đàn của nàng, cung đàn Bạc Mệnh vẫn khiến bao người sầu não, "lại càng não nhân".

Trong tác phẩm gốc của Trung Quốc, "Kim Vân Kiều truyện" có đoạn: "Thuý Kiều âm hiểu âm luật, Thuý Vân thấy vậy can ngăn chị ngay, nói rằng khuê nữ danh gia vọng tộc mà lại ham mê âm luật thì e không hay. Nhưng Thuý Kiều không cho là phải, nàng vẫn tiếp tục soạn nhạc và phổ ra cung đàn Bạc mệnh khiến bao người thổn thức."

Như vậy Nguyễn Du khác với tư tưởng xưa, ông theo quan niệm tôn trọng mọi nghề nghiệp, ông theo quan niệm bác ai và nhân ái. Ông không phân biệt nghèo hèn, ca kĩ hay tài nữ, ông chỉ đề cao tài năng của con người và vẻ đẹp cả bên trong tâm hồn lẫn bên ngoài nhan sắc. Ông nhìn đời dưới lăng kính thấu hiểu và thương xót.

Ông nói thay tiếng lòng của phụ nữ, ông đau nỗi đau của người, khóc tiếng khóc cho người.

Cho nên đành rằng, bây giờ là người hiện đại đọc Truyện Kiều lắm lúc ta thấy nhảm nhí, nhưng nếu dùng điểm nhìn của người cổ đại để viết ra những tứ thơ đấy mấy ai làm được?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top