NGƯỜI THẦY Khi học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện.

Năm tôi 12 tuổi, cha tôi, một nhà thầu xây dựng, trượt chân ngã nơi câug thang tại công trường xây dựng và gãy cả hai chân. Vì ông không có bảo hiểm lao động hay bảo hiểm y tế nên gia đình tôi lâm vào cảnh bi đát khó khăn về tài chính. Gia đình tôi đông anh em, với tám đứa con thì hẳn là phải ngặt nghèo về tiền bạc. Cha tôi nằm liệt giường cả năm trời không đi làm, vì vậy chúng tôi túng quẫn ghê gớm. Chúng tôi buộc phải bán căn nhà đang ở và dọn tới một căn nhà ngăn đôi có ba phòng ngủ. Chúng tôi sống nhờ lương thực dự trữ và một phần nhờ lòng hảo tâm của những người hàng xóm.

Trong lúc khó khăn như vậy, tôi trải qua một kinh nghiệm đổi đời. Một người láng riềng vốn là doanh nhân thanh đạt và cố vấn tài chính, tập hợp các thanh thiếu niên tại nhà thờ Thiên Chúa giáo trong vùng để giảng dạy vấn đề về tiền bạc.

Chúng tôi rất tin tưởng ông là người am hiểu vấn đề. Ông là chủ nhân nhiều xí nghiệp và cơ sở trải khắp miền Tây, có xe hơi đắt tiền và làm chủ một đội bóng rổ chuyên nghiệp.

Ông cũng là nhà triệu phú tự lập. Ông đến từ Ashton, bang Idaho. Ông ra đời vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Gia đình ông cũng giống như nhiều gia đình khác khi ấy lâm vào cảnh khốn khổ cùng cực. Họ phải thuê 2 căn phòng phía sau căn nhà của một người khác, không có nước máy và trong cái rét buốt xương của khí hậu Bắc Idaho vào mùa đông, họ chỉ có thể sưởi ấm nhờ cái bếp lò dùng để nấu nướng. Ông đã học lao động ngay từ thời niên thiếu, lượm khoai tây cùng với những lao động nhập cư khác. Nhưng ông đã vượt qua tất cả và trở thành người giàu có nhất tôi được biết.

Hôm đó- ngày đầu tiên ông dạy chúng tôi - ông mở ví lấy ra tờ 100 đôla và giơ ra cho chúng tôi xem. Tôi trố mắt nhìn tờ giấy bạc vì chưa bao giờ tôi được thấy số tiền lớn như thế. Ông hỏi chúng tôi, "Tiền bạc có xấu xa không?".

Tuy nó xấu xa thật nhưng tất cả chúng ta đều muốn có nó. Đó là ý nghĩ của chúng tôi khi đang ngồi trong góc của nhà thờ.

Một cô gái đứng lên nói một cách rất đạo đức, "Kinh Thánh nói tiền bạc là cội rễ của mọi điều xấu xa".

Ông mỉm cười. "Cháu muốn nói đến đoạn văn số 1 của Timothe, chương 6, câu 10 trong sách Tân Ước", ông nói với cô gái. "Nhưng câu văn không nói vậy. Nó nói tình yêu tiền bạc là cội rễ của mọi xấu xa. Khác hẳn với câu cháu nói. Thật ra, theo Timothe trong một chương trước đó thì Thánh Tông đồ Phao - lô ( Saint Paul) có nói "Kẻ nào không tự lo cho mình thì đã mất lòng tin, và còn tệ hại hơn kẻ vô thần". Làm sao cháu có thể tự lo cho mình nếu không có tiền?

Còn về ngụ ngôn người Samari Nhân hậu? Đức Giê - su bảo chúng ta phải bắt chước người Samari Nhân hậu nọ. Nhưng hỏi ngày nay có bao nhiêu người trong các bạn đây có thể trả tiền viện phí chữa trị và chăm nuôi cho một người lạ trong một tuần? Người Samari nọ có khả năng cứu giúp người gặp nạn vì anh ta có tiền. Nếu không, anh cũng chỉ giúp đỡ chút ít mà thôi.

Nhiều người cho rằng tôn giáo có vẻ mâu thuẫn về đề tài của cải. Một mặt, tôn giáo cho rằng tiền của là tội lỗi. Mặt khác, Thượng đế luôn ban phúc lành cho người công chính có của cải và sự thịnh vượng vật chất. Ví dụ trong Kinh Cựu Ước, sau khi Job đã cam chịu mọi thử thách và chứng minh được lòng tin yêu Thiên Chúa, ông được cho lại của cải nhiều gấp đôi lượng ông đã mất. Vậy, phải chăng Thiên Chúa đã dùng sự xấu xa để ban thưởng cho ông sao? Dĩ nhiên là không?.

Nói tới đây, giọng thầy trở nên nghiêm nghị hơn. "Như hàu hết mọi thứ trên đời nayd, tiền bạc có thể dùng vào việc tốt cũng như việc xấu. Ngôi nhà thờ các bạn đang ngồi bên trong lúc này được xây dựng với số tiền quyên góp đáng kể. Mỗi tuần tôi đều thấy nhiều người trong cộng đồng chùng ta được giúp đỡ nhờ sự rộng lượng và khả năng tài chính của những người khác".

"Ở tuổi các cháu, các cháu không rõ đã tốn bao nhiêi tiền cho mình. Rồi sẽ có ngày các cháu phải quyết định: hoặc là người sẵn sàng giúp đỡ người khác hoặc là người sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của người khác. Tất cả tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các cháu. Hoặc một phần của câu hỏi, hoặc một phần của lời giải đáp. Nếu các cháu muốn trở thành một phần của câu giải đáp thì hãy chăm chú lắng nghe, bởi vì những gì tôi kể cho các cháu hôm nay sẽ làm thay đổi cuộc đời của các cháu".

Nghĩ tới sự đau khổ của gia đình tôi lúc ấy, tôi chăm chú lắng nghe theo dõic câu chuyện của ông. Ngọn lửa hy vọng nhen nhói trong lòng tôi lúc ấy. Lần đầu tiên tôi thấy khả năng thoát khỏi cơn bĩ cực về tài chính và bắt đầu sống theo nguyên tắc ông chỉ dẫn, luôn luôn nhắc lại những điều ông nói. Tôi nhận thấy có sự khác lạ trong cuộc sống của riêng tôi, và vì thế, niềm tin của tôi càng được củng cố. Năm 16 tuổi, tôi không phụ thuộc gia đình về mặt tài chính nữa: tôi đã có thể mua cho mình quần áo, một chiếc xe hơi, và trả các khoản chi tiêu cho giải trí. Năm 18 tuổi, tôi đã biết tiêt kiệm được số tiền tương đương 7.000 đôla, đủ để trả học phí và một khoản đóng góp cho nhà thờ. Năm 26 tuổi, tôi có đủ tiền đặt cọc 25% trị giá căn nhà nằm trên một con đường rợp bóng cây và chỉ năm năm sau thì tôi đã trả xong tiền mua căn nhà này. Năm đó, tôi vừa tròn 31 tuổi.

Gần 20 năm sau ngày chúng tôi nghe nhà triệu phú hảo tâm nói chuyện, tôi trở lại gặp ông ấy nhờ chỉ cách đầu tư. Trong tay tôi đã có nhiều triệu đôla. Ông cười khi gặp lại tôi và nói : "Tôi biết anh đã biết cách làm đúng cho mình".

"Tôi phải cảm ơn Ngài. Ngài đã dạy tôi cách thành công về mặt tài chính", tôi nói.

"Đúng ra anh phải cảm ơn chính mình", ông đáp lại. Ông ngưng mỉm cười, lộ vẻ băn khoăn. "Tôi e rằng chỉ một mình anh biết nghe theo lời tôi ngày hôm ấy".
"Có lẽ tôi là người duy nhất thấy mình phải nghe lời Ngài dạy".

* NHÀ TRIỆU PHÚ TRONG GƯƠNG
Tại sao nhiều người gần như không có được sự giàu sang? Gần đây, đứa con gái 8 tuổi của tôi hỏi mẹ nó đã bao giờ gặp gỡ một nhà triệu phú chưa. Vợ tôi mỉm cười nói có.

Con gái tôi liền hỏi, "Ông ta có đội vương miện không?".

"Không".

"Mẹ thấy ông ta ngồi trong xe li-mô-zin hả?".

"Không, ông ta đi bộ".

"Thiên hạ có nhảy nhót vây quanh ông không?".

Các nhà triệu phú không có vẻ gì khác những người bình thường. Nước Mỹ có khoảng nửa triệu người là triệu phú. Thật sự, nếu bạn làm việc liên tục và có thu nhập ổn định, trung bình đối với mọi gia đình ở Mỹ thì suốt cuộc đời bạn cũng kiếm được trên một triệu đôla đấy. Như vậy thì liệu bạn có thể trở thành triệu phú không? Theo đà phát triển hệ thống tài chính hiện thời thì bạn ít có khả năng.

Theo những số liệu thống kê gần đây nhất của Cục Dự Trữ Liên bang (Federal Reserve), số dư nợ của các hộ gia đình ở Mỹ tương đối cao hơn ngân quỹ chi tiêu. Năm 1946, các hộ gia đình nợ khoảng 22% so với thu nhập dành cho chi tiêu. Ngày nay, tỉ lệ này là 110%. Không có gì lạ khi ngày càng có nhiều người "phá sản cá nhân", có thể nhiều hơn số sinh viên tốt nghiệp đại học.

Về tiền lương hưu thì sao? Thử xem tình hình tài chính của 100 người Mỹ từ khi bắt đầu đi làm đến khi nghỉ hưu ở tuổi 65. Không tới 40 người có thu nhập hàng năm trên 35.000 đôla, khoảng 20 người sống dưới mức đói nghèo, trên 50% phải nhờ cậy người thân (con cái, vợ/chồng còn đang làm việc,...)

Niếu triển vong tài chính cá nhân của dân Mỹ bi đát như thế thì thử hỏi con số cả triệu người là triệu phú là ai và ở đâu ra? Không nhất thiết họ phải là doanh nhân, bác sĩ, luật sư, kỹ sư hay các chuyên gia kỹ thuật. Một số chỉ là thờ làm tóc, thợ hàn, và nông dân. Tại sao những người này làm giàu được nhưng những người khác thì không?

*CÓ PHẢI DO MAY MẮN KHÔNG?

"SỐ PHẬN HAY THAY ĐỔI" là hung thần không đem lại sự tốt lành vĩnh viễn cho con người. Ngược lại, nó chỉ đem lại đau khổ cho những ai đã nhận được của cải "từ trời rơi xuống", họ phung phí tài sản và chẳng bao lâu thấy thèm khát những gì không còn thoả mãn được nữa.

Sự giàu có còn hơn cả may mắn. Trong số các nhà triệu phú ngày nay chỉ có 2% là thừa hưởng toàn bộ hoặc một phần gia tài, dưới 20% thừa hưởng chỉ một phần nhỏ bé của cải để lại, và những người do may mắn mà giàu có thì thường không giữ được của cải. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 80% những kẻ giàu tiền của do may mắn như trúng vé số đều khánh kẹt trong vong năm năm. Số phận những người giàu có nhờ may mắn khác như hưởng tiền bồi thường bảo hiểm cũng không khá hơn.

*DO TRÍ THÔNG MINH Ư?
Nếu sự giàu có đơn giản chỉ nhờ sự thông minh thì hẳn đa số các triệu phú đều có chỉ số IQ cao ngất trời và có huy chương hàn lâm đeo đầy ngực. Nhưng không hẳn vậy. Nhiều nhà triệu phú chỉ là những học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại trung bình, vá từ các trường đại học hay cao đẳng không danh giá. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên vì Warren Buffett, nhà tỉ phú trong lĩnh vực đầu tư, đã không vào trường Đại học Harvard. Nghiên cứu cho thấy đa số các triệu phú ở Hoa Kỳ chỉ có học lực cỡ trung bình.

Mặt khác, người có học vấn cao thường rất ngù ngờ về vấn đề tài chính. Các nhà tư vấn tài chính nhận định những người có học vấn cao như bác sĩ, kỹ sư, luật sư rất thiếu nhạy bén về vấn đề tài chính, hầu như họ không biết sự dụng đồng tiền kiếm được để sinh lời.

*VẬY NHỜ ĐIỀU GÌ?

Người ta trở thành triệu phú không nhờ sự may mắn, cũng không do óc thông minh. Vậy thì nhờ cái gì mà người phất lên, tích luỹ tiền bạc triệu hay bạc tỷ trong khi nhiều người khác lại không thể? Mẫu số chung là gì trong trường hợp này? Đơn giản đây chỉ là :
"Người giàu có hiểu biết rõ nhưng nguyên tắc tích luỹ của cải và sử dụng chúng"

Một số người giàu đã học những nguyên lý tích lỹ của cải qua nhiều thử thách và sai lầm mắc phải. Số khăc - như tôi chẳng hạn - học từ người đỡ đầu hoặc cha mẹ. Có những người tự học như thể là một điều tự nhiên. Nhưng bất kể do nguồn tri thức nào, tôi biết chắc chắn người giàu tự lập đều hiểu và áp dụng cả năm nguyên lý mà nhà triệu phú nọ đã dạy cho chúng tôi ngày đó.

Đây là tin vui cho mọi người. Bởi vì, nó có nghĩa là sự giàu có không là kết quả của cơ duyên hay do sự hiểu biết và chọn lựa. Nó có nghĩa là chúng ta có thể chọn sống cuộc đời chúng ta thích. Vậy thì nó hoàn toàn do bạn. Bạn muốn đi tới đâu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: