1991 - 1995

Xuất phát từ tình hình trên và căn cứ vào mục tiêu của chặng đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (do Đại hội VI đề ra), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (24 - 27-6-1991) xác định "mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay" . Các mục tiêu cụ thể phải đạt tới là: - Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. - Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số. - ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công. - Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ. - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngoài việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1991 - 1995), Đại hội VII còn thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000".___Thành tựu: + Nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% (kế hoạch là từ 5,5 đến 6,5%). Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,3%  (kế hoạch là từ 7,5 đến 8,5%). Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5% (kế hoạch là 3,7 đến 4,5%), sản lượng lương thực trong 5 năm tăng 26%, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản năm 1995 tăng 3 lần so với năm 1990. + Thị trường hàng hóa trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại. + Tài chính, tiền tệ đều tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là chặn được nạn lạm phát cao, từng bước đẩy lùi lạm phát. + Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ tăng. Đưa vào hoạt động một số công trình quan trọng của nền kinh tế như điện, dầu khí, xi măng, sắt thép và các cơ sở dịch vụ du lịch. + Quan hệ sản xuất được củng cố và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tiếp tục được xây dựng. Cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. + Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh, bình quân là 50%, đến cuối năm 1995 số vốn đăng ký các dự án đầu tư trực tiếp là 19 tỷ đô la, trong đó 1/3 đã được thực hiện. + Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa và xã hội có những chuyển biến tích cực. Hoạt động khoa học - công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. + Công tác giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút. Tỷ lệ người biết chữ trong nhân dân tăng (đạt 90%), hình thức trường chuyên, lớp chọn phát triển ở nhiều địa phương. Nhiều trường bán công và dân lập ra đời và hoạt động bước đầu có hiệu quả. + Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình phát triển sâu rộng và đạt được một số kết quả. Tỷ lệ sinh mỗi năm giảm một phần nghìn. + Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện ở những mức độ khác nhau. Số hộ thu nhập trung bình, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi. Nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Mỗi năm giải quyết được hơn 1 triệu lao động có việc làm. + Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong việc tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội. Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đất nước, vào Đảng và Nhà nước tăng lên. + Tình hình chính trị - xã hội được giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

- Hạn chế: nước ta vẫn là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới, lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình thấp. Nhiều hàng hóa kém sức cạnh tranh với hàng nước ngoài. + Ngân sách Nhà nước thường xuyên căng thẳng, còn bội chi lớn. Hệ thống thuế phức tạp, chồng chéo, chưa hợp lý, có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng. Tài sản quốc gia, tài chính công và tài chính doanh nghiệp nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ. + Chất lượng giáo dục đào tạo thấp, công tác giáo dục vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Hệ thống khám chưa bệnh phần lớn bị xuống cấp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, tinh thần thái độ phục vụ. Người nghèo không đủ tiền chữa bệnh và cho con em đi học. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên ngày càng tăng. Số người nhiễm HIV ngày càng tăng. Trật tự an toàn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: