#3. Bác - 博
CHƯƠNG 3. BÁC - 博
Đời người lắm điều hối hận.
Tuổi thơ tôi có một cây táo. Chỗ tôi ở trước kia nằm trong hẻm nhỏ, chẳng mấy ai đi qua mà biết nơi ấy có một con đường nên người ghé chỉ như lá rụng lại bay, có người ngồi nghỉ lại chạy, không ai muốn tìm hiểu cái cung đường tăm tối sau lưng họ kia có gì. Tối quá, người ta nào đâu dám vào nữa, người ta chỉ thích những nơi sáng sủa, kim tuyến lấp lánh, hạt cườm bóng loáng vắt vẻo trên ngón tay múp míp của bọn đàn ông đàn bà ăn chơi, có rơi xuống cũng kệ nhưng người khác nhặt lên lại hô hào ăn cắp, cái thú ấy tôi chẳng lạ nhưng cứ hễ thấy là mắt ngứa không chịu được.
Mà cái tật tôi, mắt ngứa thì phải gãi.
Tôi vốn luôn đặt mình trong cái thế ngàn cân treo sợi tóc nhưng khi ấy tôi luôn tưởng tượng rằng ruột gan mình làm từ sỏi đá, chẳng biết đâu những đau đớn. Tôi kệ đời và kệ người có nói năng gì, bởi dù sao cũng chỉ là thằng ăn cắp, ăn cắp bị chửi là phải nhưng thú vui của nó nằm trên khuôn mặt lũ người cao quý giả tạo kia. Tôi thích nhìn chúng nó sợ xanh lét mặt mày vì mấy trò vặt vãnh tôi bày ra. Tôi biết thừa chúng không ngu vì người giàu mấy ai ngu mà giàu? Nhưng vì thói tự cao ăn sâu vào máu, thói coi thường những người mà chúng cho rằng đó là "quyền lợi" của mình khiến dạ tôi nhộn nhạo và cũng chỉ bởi thế mà cuối cùng tôi chẳng còn nhà, trở thành thằng mồ côi hôi của cũng vì lẽ giản đơn ấy.
Vì "quyền lợi".
Những "quyền lợi" nào tìm được trong luật pháp?
Quang Phúc Lý, ở Thượng Hải chẳng ai lại không biết nơi này - ốc đảo ổ chuột nằm giữa lòng kim cương hay hay ho hơn là cơn ác mộng của Thượng Hải. Một vết dơ hầy trên bức tranh tuyệt đẹp mà con người ta thường tưởng tượng về thành phố trong mơ. Giữa Quang Phúc Lý và viên ngọc hào nhoáng bên ngoài là bức tường trải dài bao bọc và vây hãm chúng tôi như một chiếc lồng bẩn thỉu. Nhốt chuột trong ống cống, có lẽ đó là ý nghĩa của nó chăng? Nhưng một con chuột nhắt tò mò là tôi sẽ chẳng bao giờ lại muốn yên phận mình trong đó, nó sẽ muốn khám phá thế giới ngoài kia và cái tính hiếu thắng muôn thuở sẽ không thể nào bảo nó phải dừng lại khi bốn cẳng nhỏ xíu đã mỏi nhừ. Vì nó muốn đổi đời, vì nó tò mò và vì nó ghét cay ghét đắng nơi nó sinh ra và bị vứt bỏ.
Nó thậm chí trở thành chuột, và sống như một con chuột.
Nó sống, nó ăn cắp và cũng chẳng ai muốn khuyên nhủ nó đừng như thế.
Nếu có tối nào tôi may mắn vượt rào đến Thượng Hải, sau mỗi cuộc chia ly không mấy mặn nồng thiết tha với đám nhà giàu, tôi sẽ lại trèo lên một gốc táo gần bờ ngăn Quang Phúc Lý, ngắm nhìn cuộc náo loạn nho nhỏ dưới mặt đất do chính mình vừa tạo mà lòng hả hê chẳng dứt. Tôi ở giữa cái chốn nghèo nàn và hào hoa, ngước nhìn lên những ánh đèn dày đặc như ánh sao trên đỉnh đầu, nếu mùa táo đến, trên tay tôi ắt hẳn sẽ có vài quả táo chín mọng bị gặm cho nham nhở và một buổi tối ngủ ngon lành trong mùi hoa táo thơm ngọt mơ về hương bánh mì nồng nàn mà mình sẽ đổi lấy bằng thứ tôi tha thiết gọi là chiến lợi phẩm.
Nhưng niềm vui sướng nham nhở ấy không kéo dài lâu như tôi tưởng.
Tôi vẫn sống như thế cho đến khi 10 tuổi.
Ngày ấy tôi ăn cắp được một viên ngọc lục bảo.
"Bác, hôm nay mày lấy được gì?"
"Kim cương xanh."
"Lại đổi bánh mì à? Sao không đổi tiền ấy, mày biết cái viên đấy đổi được cả một tiệm bánh luôn không?"
"Nhưng mà giờ tao đói."
Tôi đói thật, chạy mãi có lẽ sẽ lả đi mất. Tôi cầm viên ngọc nhưng lòng cứ nôn nao. Tôi cũng thấy lạ vì bản thân nào có bao giờ lo lắng sợ hãi điều gì? Nhưng vì tôi sắp kiệt sức, đã mươi hôm chẳng ăn uống vì chuỗi phi vụ bất thành khiến tôi đói đến mức cảm thấy bao tử như bị khoét đi một lỗ, rỗng tuếch toác. 5 giờ sáng, tiếng gà gáy đục thủng màng nhĩ, cơn đói hao đi vì đầu óc tôi bắt đầu quay mòng và xao nhãng nhưng tôi vẫn có cảm tưởng như mình sắp chết nếu chẳng được nhét vào bụng thứ gì thơm ngọt hay kể cả hôi thối.
Tôi không buồn quan tâm nữa, tôi chỉ chưa muốn chết nhanh đến vậy.
"Thằng bé là người lấy."
"Nó đói."
"Ngất rồi."
"Giống thật đấy."
•o0o•
Tôi trộm được một viên ngọc lục bảo biêng biếc, xinh xắn của một người phụ nữ trung niên sắc sảo. Viên ngọc ngoan ngoãn nằm trên phần xương quai xanh lốm đốm tàn nhang, chẳng những không ăn nhập gì với bộ váy đắt tiền bà khoác mà còn nổi bật đến nỗi khiến tôi thèm thuồng.
Tôi đánh cắp được một viên ngọc xanh quý giá, nhưng cho đến cuối tôi mới chợt nhận ra, viên ngọc xanh đã đánh cắp cả đời tôi.
•o0o•
Vương Nhất Bác không phải là Vương Nhất Bác.
"Thằng bé không có tên trong gia phả và con sẽ là người thay thế cho nó."
"Tên con là Bác phải không, thật may mắn sao khi con và nó đều trùng tên nhau, còn không thấy đây là định mệnh sao Bác? Rằng con sẽ là một phần của chúng ta, một phần của gia đình này, và dòng máu Alpha thuần chủng sẽ không bao giờ biến mất."
"Hãy chấp nhận nó vì đây là món quà của hình phạt cho sự hư hỏng con đã làm với mẹ của mình."
Mẹ tôi chết rồi.
"Mẹ tôi chết rồi! Tôi không có mẹ, không có cha, đừng nói như thể các người không biết rằng những kẻ nào đã làm điều ấy!"
Tôi đã muốn hét lên như thế vào khoảnh khắc họ nhận tôi làm con trai mình. Là thế thân cho một "Vương Nhất Bác" khác.
Nhưng tôi không làm. Tôi thậm chí còn chẳng thể thở nổi vào khoảnh khắc ấy tựa như nhựa sống đã bị rút cạn ra khỏi cơ thể còn tôi chỉ là một đứa trẻ mười tuổi với cái xác không hồn. Tôi trân trân đứng nhìn thằng nhóc ốm yếu trên giường, xung quanh nó là dây dợ nhằng nhịt và tiếng máy đo nhịp tim như thể chiếc đồng hồ đếm từng nhịp sống và rồi một ngày không xa sẽ tắt cho đến khi đống dây uốn éo quanh cẳng chân và cái cơ thể nhỏ bé gầy gò nằm giữa bầy rắn lúc nhúc ấy chẳng thể níu linh hồn nó lại trần thế thêm nữa, nó sẽ ra đi, đem lại hạnh phúc cho gia đình của chính mình.
Thật kinh tởm làm sao, khi sự ra đi của một sinh linh lại khiến con người ta nhẹ lòng. Vì thậm chí lúc còn sống, nó còn chẳng được coi là một con người khi hàng vạn ánh mắt đổ về phía nó chỉ mong chờ nó chết.
Và thậm chí là từ chính cha mẹ của mình.
Cái chết của "Vương Nhất Bác" chỉ để đổi lấy một Vương Nhất Bác khác được cho ra đời.
Mẹ của nó nhẹ lòng.
Cha của nó nhẹ lòng.
Gia đình của nó sẽ hạnh phúc.
Vì một chiếc gia phả vô tri không có chỗ đứng cho Omega.
Và vào đám tang năm ấy, đám tang của chính mình, tôi trở thành Vương Nhất Bác.
Đầu đông năm 1995, tôi gặp em bên một cây táo chỉ còn trơ trọi lá, tôi cảm thấy cây táo như đời mình, và cũng bởi nó có điều gì khiến trái tim tôi như cảm thấy thân thuộc, như thể được về nhà với cái cuộc sống lang bạt trước kia mà tôi từng ao ước thoát khỏi - điều mà tôi tưởng như đã làm được nhưng lại hóa ra xiềng xích nặng trĩu níu đôi chân tôi, cả đời không thể tháo. Hoa táo rụng, lá rụng chỉ còn thân xơ xác, giống như mái tóc mái bềnh bồng của một nàng thiếu nữ bị căn bệnh ung thư gắt gỏng gặm nhấm đi tâm hồn và thể xác, cây táo giống như sắp lìa đời dù thân và gốc nhìn còn mạnh khỏe lắm, nhưng cái suy nghĩ tăm tối ấy cứ bám lấy tôi và tôi luôn tự hỏi mình rằng cái mong muốn được nhìn vạn vật úa tàn liệu có bình thường với một đứa trẻ?
Nhưng sau này nghĩ lại tôi mới hiểu, có lẽ vì, đứa trẻ năm mười tuổi ấy không còn muốn nhìn thấy tương lai phía trước nữa. Bởi dù có nhìn mãi cũng chẳng thể thấy được bầu trời, vì căn phòng và con đường nó nghỉ chân trong cuộc đời mình, chẳng điều gì mà nó được tự do chọn lựa nữa.
Nó chính thức bị cầm tù bởi chính những điều mà nó mong ước.
Và cái lẽ tàn khốc ấy khiến tâm hồn nó ngụp lặn trong tuyệt vọng.
Ngày ấy, tôi nhớ mình nằm nghỉ dưới gốc cây. Có lẽ không phải nghỉ mà chỉ vì tôi đã ngất lịm đi sau những biến cố khôn lường của đời mình mà trái tim lại quá yếu đuối để đón nhận lấy vô số sự thật hiển nhiên và một trong đó là cắt nghĩa của tự do.
Tôi không thể nói, không thể hét, tôi buộc mình chịu trận và cuối cùng cho đến cả bản thân mình tôi cũng để mất.
Tôi khóc. Lịm đi dưới gốc táo, mặc cho gió đông thổi vào buồng phổi, thổi vào khoảng trống linh hồn đã rời bỏ thân xác cùng những hy vọng.
Ngủ một giấc và chẳng mong sẽ có thể tỉnh dậy.
"Này anh ơi, anh không lạnh ạ?"
"Anh ơi, mẹ em bảo lạnh phải mặc áo, anh không lạnh ư, anh có muốn lấy áo em mặc không?"
Có, anh muốn.
Và chỉ gặp em hai năm sau ấy, tôi đã ngỏ lời muốn bên em cả đời dù chẳng vì lý do gì đặc biệt. Tôi cũng không biết vì sao mình lại thốt lên điều ấy trong vô thức và dùng những lời lẽ non nớt nhất để tán tỉnh một đứa trẻ bảy tuổi là em. Tôi không hiểu chính mình nhưng có lẽ vì ngày ấy, tôi phát hiện ra mình phải đính hôn với một cô gái chưa từng gặp.
Và rồi chợt nhận ra trong sâu thẳm lòng mình có một khát vọng bé nhỏ nhen nhóm.
Khát vọng đầu tiên sau chừng ấy năm sa đọa trong chính tâm trí mình.
"Sau này anh sẽ cưới em!"
Tiêu Chiến.
TBC
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top