Văn hóa Honne và Tatemae

Honne trong tiếng Nhật có nghĩa là những điều mình thật sự nghĩ trong đầu, còn Tatemae nghĩa là những ý kiến cá nhân hay những cử chỉ, hành động mà chúng ta nói hay thực hiện nhằm để đáp ứng phù hợp với hoàn cảnh nào đó, chứ không phải xuất phát từ những lời nói thật lòng.
Việc suy nghĩ một đằng rồi nói một nẻo thì ở đâu cũng có, chứ không riêng gì ờ Nhật. Tuy nhiên khác ở chỗ là ở một số nền văn hóa , người ta cho rằng việc nói trái với những điều mình nghĩ là nói xạo, là đạo đức giả . Tuy nhiên ở Nhật thì người dân xứ anh đào lại nghĩ rằng đây là điều Đương nhiên .

Lý do là vì đối với người Nhật, sự thật trắng đen không quan trọng bằng việc giữ hòa khí trong tập thể và làm hài lòng người đối diện . Vì thế thay vì nói Honne những sự thật mất lòng thì người Nhật chọn tatemae như một cách nói nhẹ , nói tránh , nói không đúng thật những gì họ nghĩ chỉ đơn giản là đừng để làm buồn lòng hay tổn thương người khác...

******* Vậy làm sao để biết khi nào người Nhật nói thật ?
Có lần mình xem tivi chương trình Dokkiri ドッキリ, theo kiểu dàn cảnh giả để gây tình huống bất ngờ, hài hước cho người trong cuộc. Lúc ấy, "nạn nhân" trong chương trình là một cô diễn viên được mời thưởng thức và phỏng vấn cảm nghĩ về ẩm thực địa phương của một ngôi làng nhỏ ở Nhật . Mọi người bày ra rất nhiều món ăn được cho là đặc sản của vùng, nhưng thật sự là những món pha trộn có mùi vị "khủng khiếp" để dàn cảnh chọc ghẹo cô diễn viên. Thế nhưng khi cô diễn viên múc muỗng ăn thử thì nét mặt của Cô không hề có biểu hiện gì khó chịu mà ngược lại Cô vẫn nuốt ngon lành và tấm tắc khen ngon. Trong khi mọi người xem chương trình cười nghiêng cười ngả vì cô diễn viên tội nghiệp bị gài bắt ăn những món ăn "khủng khiếp", còn cô ấy thì ngây thơ nghĩ là đặc sản của vùng thì Cô đâu thể nào chê dở vì sẽ làm phật lòng người dân địa phương, nên cứ vừa ăn vừa khen..

Xem chương trình đó xong thì mình rút ra một kết luận là khả năng che dấu cảm xúc thật của người Nhật đạt ở đỉnh quá cao hic ...Vậy thì làm sao mà biết họ nói cái nào là thật, cái nào là giả, hay là từ bây giờ luôn phải cảnh giác với những gì người Nhật nói hay chăng ???? ... Thật ra, dựa vào kinh nghiệm đúc kết trong việc tiếp xúc với người Nhật thì dần dần chúng ta cũng sẽ rút ra được một số mẹo để bắt mạch đâu là Honne , đâu là Tatemae của họ. Như một số ví dụ sau:
- Khi bạn qua nhà một số người Nhật chơi, khi sắp đến giờ ăn tối , nếu họ mời bạn ở lại ăn tối thì hầu như nhiều lời mời sẽ là kiểu khách sáo, chứ không phải mời thật. Bạn nên từ chối, ra về để trả lại không gian buổi tối riêng tư cho gia chủ. Mình còn nghe một bà bạn người Nhật kể rằng người ở Kyoto rất hay có những lời mời kiểu khách sáo như vậy, họ mời nhưng nếu mình đến thật thì họ sẽ bực mình hihih ... Không biết cái này có thật không , nhưng mình chỉ nghe bà bạn kể lại vậy và chia sẻ cho các bạn tham khảo.
- Khi bạn mời người Nhật ăn một món ăn , kiểu như họ qua thăm Việt Nam và bạn mời họ ăn đặc sản Việt Nam vậy đó. Nếu họ khen ngon nhưng sau đó vừa ăn vừa uống nước theo kiểu để nuốt cho trôi, hay ăn chưa hết thì lại nói ngon quá nhưng mình no rồi thì điều đó có nghĩa là họ đang nói dối lòng mình đấy.
- Còn khi bạn tặng quà cho người Nhật và muốn biết thật sự họ có thích món quà đó không thì bạn phải từ từ quan sát. Ví dụ , họ nói rất thích món đó, nhưng bạn chẳng bao giờ thấy họ sử dụng hay nhắc đến sau này thì phải xem lại coi có đúng sự thật không nha . Hồi đó mình có tặng phin pha cà phê kiểu Việt Nam mình cho một số bạn Nhật. Mọi người đều tỏ vẻ rất thích, nhưng sau đó mình qua nhà Cô kia thì thấy cái phiên vẫn nằm trong bao, chưa lột ra thì có vẻ hiểu hiểu rồi, lần sau không tặng món này nữa

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top