zzzTHGzzz

BÀI 2: TIỂU SÀI HỒ THANG

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ             24g      Hoàng cầm    9g

Bán hạ chế     9g        Nhân sâm (Đẳng sâm) 9g (20g)

Chích cam thảo 6g   Sinh khương 9g

Đại táo           12 quả

* Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

* Tác dụng: Hoà giải thiếu dương, phù chính trừ tà.

* Chỉ định:

- Thiếu dương bệnh chứng là : Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, ăn uống kém, hồi hộp đánh trống ngực, nôn mửa, miệng đắng, họng khô, mắt mờ. Rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhờn, mạch huyền.

- Còn dùng cho phụ nữ sau đẻ phát sốt, do nhiệt tà xâm nhập vào huyết thất, sốt rét và sốt tái phát trong thời kỳ lui bệnh, ở các bệnh ôn nhiệt.

* Phân tích bài thuốc:

Sài hồ có tác dụng sơ tà giải nhiệt và lưu thông uất kết ở ngực sườn (Quân). Hoàng cầm để thanh nhiệt ở can đởm (Thần). Hai vị thuốc này là chủ dược để hoà giải thiếu dương trị chứng: hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng đắng họng khô. Sinh khương và Bán hạ chế để hoà vị, giáng nghịch trị chứng tâm phiền, hay nôn, ăn uống kém. Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để phục chính, hoà trung tiêu. Trong bài này: Sài hồ (Quân), Hoàng cầm (thần), Bán hạ (Tá), Nhân sâm, Cam  thảo (Tá), Sinh khương, Đại táo (Sứ).

BÀI 2: TỨ NGHỊCH TÁN

(Thương hàn luận)

* Cấu trúc bài thuốc

Sài hồ             4-12g   Bạch thược   12g

Chỉ thực         6-12g  Cam thảo       4-6g

* Cách dùng: Nguyên bài này dùng dưới dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Nay thừơng dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang chia 2 lần.

* Tác dụng: Sơ can ,lý tỳ, thâu tà, giải uất.

* Chỉ định: Can khí uất kết, dẫn đến ngực sườn và bụng đau, hoặc có kèm theo ỉa chảy và dương uất quyết nghịch chứng: tay chân không ấm, hoặc người hơi sốt, hoặc ho, hoặc tim đập mạnh, tiểu tiện bất lợi.

* Phân tích bài thuốc:

Trong Thương hàn luận dùng bài thuốc này để điều trị các trừơng hợp dương khí uất tắc ở bên trong, không thể ngoại đạt mà đưa tới dương uất quyết nghịch chứng do hàn tà vào thiếu âm  làm  dương uất lại.

Sau này phạm vị ứng dụng của nó rất rộng , trên lâm sàng những bệnh lý chủ yếu mà nguyên nhân do can khí uất kết dẫn đến, đều lấy bài thuốc này là cơ sở để gia giảm vận dụng. Vì vị thuốc Sài hồ trong bài không chỉ là vị thuốc chủ yếu để sơ can lý khí mà còn đưa tà khí ra ngoài. Phối ngũ với Bạch thược để hoà dinh, Cam thảo để chỉ thống. Chỉ thực để tiêu đạo, tích ngưng, tăng cường hiệu năng hành khí, giải uất và có thể lý giải Cam thảo để ích khí kiện tỳ, Sài hồ để thâu tà là thăng dương, sơ tán khí uất, chỉ thực hạ khí phá kết, hợp Sài hồ để điều hoà sự thăng giáng của khí cơ, Thược dược để ích âm dưỡng huyết, hợp với Sài hồ để sơ can lý khí.

Phụ phương:

SÀI  HỒ  SƠ  CAN  THANG

(Cảnh nhạc toàn thư)

* Cấu trúc bài thuốc: Bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung 8g, Hương phụ 8g,Trần bì 8g và thay Chỉ thực bằng Chỉ xác.

* Cách dùng : Làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

* Tác dụng : Sơ can, lý khí, hoà huyết, chỉ thống.

* Chỉ định : Can khí uất kết, kiêm có huyết hành bất thông.

* Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này là bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì để tăng cường hiệu lực của sơ can, lý khí, lại  kèm thêm tác dụng hoạt huyết chỉ thống. Nên điều trị chứng Can khí uất kết có kiêm huyết trệ là thích hợp nhất.

BÀI 3: TIÊU DAO TÁN

(Hoà tễ cục phương)

* Cấu trúc bài thuốc:

Sài hồ             8-12g   Bạch thược   12g

Sinh khương 4g        Cam thảo       4-6g

Bạch truật      12g      Bạc hà            4g

Phục linh       12g      Đương qui      12g

* Cách dùng: Trước kia thừơng dùng dưới dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 10g. Ngày nay thừơng dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

* Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.

* Chỉ định: Đau tức ở 2 bên mạng sườn do can can uất huyết hư dẫn đến, trên lâm sàng biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, miệng khô, ăn kém, hay phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. Chất lữơi đỏ nhợt, mạch huyền mà hư.

* Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này chính là bài Tứ nghịch tán, bỏ Chỉ thực gia thêm Bạch truật, Phục linh, Đương qui, Sinh khương, Bạc hà. Trong bài này Sài hồ với tác dụng sơ can, giải uất là chủ dược. Đương qui, Bạch thược bổ huyết, hoà dinh để dưỡng can là thần dược. Phục linh , Bạch truật, Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, bổ trung là tá dược, Sinh khương ôn trung với Đương qui và Bạch thược cùng sử dụng nó có tác dụng điều hoà khí huyết. Thêm chút Bạc hà để tăng cừơng tác dụng  sơ can, giải uất của Sài hồ, hai vị thuốc này đều là sứ dược. Những trừơng hợp can uất, tỳ hư, dinh huyết bất túc, dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy bài thuốc này còn thường dùng để điều kinh.

- Bài thuốc Tiêu dao gia thêm Đan bì và Hắc chi tử thì gọi là Đan chi Tiêu dao, chỉ định giống như Tiêu dao nhưng có biểu hiện can âm hư, can hoả vượng.

- Bài thuốc Tiêu dao gia thêm Sinh địa hay Thục địa thì gọi là Hắc tiêu dao, chỉ dịnh giống như Tiêu dao nhưng kèm thêm huyết hư.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thg