zigoni2

Bộ phim Tân Lộc Đỉnh Ký xây dựng dựa trên tác phẩm Lộc Đỉnh Ký của nhà văn Kim Dung. Bộ phim đã rất thành công trong việc miêu tả lại cuộc đời của Vi Tiểu Bảo 1 cách sinh động và chân thực, qua đó làm cho người xem càng hiểu rõ hơn những ý nghĩa và tinh thần của tác phẩm. Ngoài những yếu tố con người ra, bộ phim còn thành công nhờ những bộ trang phục rất ấn tượng và hợp thời đại, khiến chúng ta như bước vào 1 thế giới phong kiến thực sự. Trong số đó, ấn tượng sâu sắc nhất với mình là những bộ trang phục của 7 bà vợ Vi Tiểu Bảo, những bộ trang phục không những thể hiện địa vị xã hội, hoàn cảnh xuất thân mà còn nói lên tâm lý tình cảm, tính cách trong từng hoàn cảnh của nhân vật.

Trước hết là vợ cả Tô Thuyên do Hồ Khả thủ vai, với xuất thân là giáo chủ phu nhân của Thần Long Giáo, địa vị cao quý được hàng vạn giáo chúng tôn kính, khắp nơi giang hồ khiếp sợ nhưng lại có đời sống tình cảm thiếu thốn nên tâm lý tính cách có phần bí hiểm, và khó hiểu. Nhìn tổng thể cả phim (Hình) Tô Thuyên luôn xuất hiện với y phục có tông màu chính là màu đỏ. Vì sao vậy? Màu đỏ chính là màu của sức mạnh, sự cương quyết, mạnh mẽ, trong tình cảm đó là màu thể hiện ước vọng, tình yêu cháy bỏng, niềm vui, cảm xúc và tình yêu. Sắc đỏ đậm nhạt thể hiện nồng độ cảm xúc. Ta có thể thấy ban đầu khi Tô Thuyên xuất hiện (số 1), y phục với màu đỏ là chủ đạo, nhưng lại được pha trộn màu xanh tím, thể hiện sự ảm đạm, thất vọng trong tâm hồn.

Nhưng từ lúc gặp Vi Tiểu Bảo, y phục Tô Thuyên lại thay bằng chiếc áo đỏ nâu, bên ngoài là 1 chiếc áo cánh đen (Số 2), 2 màu tối này dùm để biểu thị sự che dấu tình cảm . Và sau khi về làm vợ Vi Tiểu Bảo, Tô Thuyên lại luôn mang trên mình những y phục mang màu đỏ tươi rực rỡ (Số 3->Số 6), để thể hiện mình luôn tràn đầy tình yêu và niềm vui. Ngoài ra hoạ tiết trang phục cũng rất đáng chú ý, khi còn là giáo chủ Phu Nhân, y phục Tô Thuyên luôn có rất nhiều hoạ tiết, ví dụ như những chiếc áo với hình ảnh cách điệu của loài rắn, rồi cài đầu cũng là những chiếc Trâm mang dáng dấp con rắn, linh vật của Thần Long Giáo. Sau khi về làm vợ, tạo hình Tô Thuyên khá đơn giản, giản dị như những phụ nữ khác, điều này rất quan trọng bởi đó thể hiện tâm lý hoà đồng, theo chồng của phụ nữ phong kiến.

Đứng thứ 2 trong các chị em là Phương Di do Lưu Tư, cũng là nhân vật có tâm lý phức tạp nhất. Trong cả truyện tâm lý của Phương Di ko ai có thể biết dc, nàng xuất hiện rất ít những lần nào cũng là bất ngờ, mang theo đó là 1 tâm lý khá khó hiểu. Trong phim, tạo hình của Phương Di bao trùm bởi màu đen và tím tối. Màu đen gợi nên sự kỳ bí sâu thẳm, có lúc mang tính tiêu cực, màu tím tối là sự im lặng, ít chú ý. Quả thật trong tâm trí mình, Phương Di là 1 cô gái rất đáng thương, nàng không giờ dc quyền tự chủ trong hành động của mình. Nàng luôn bị người khác ép buộc làm những điều mà mình ko muốn nên thường nảy sinh ra tâm lý buồn chán, phụ thuộc. Và chính bộ trang phục trong phim đã toát lên tâm lý đó.

Khúc đầu xuất hiện (Số 1) Phương Di xuất hiện với bộ quần áo đen, đội chiếc mũ vành, mình cho rằng tạo hình Phương Di trong đoạn này là thành công nhất, bởi lẽ Lưu Tư ngoài đời phải nói là kém xinh nhất trong 7 người, nhưng khi tạo hình lên phim lại là người khả ái nhất. Chiếc áo bó sát người, chiếc áo choàng màu đỏ nâu bao vai, tóc xõa khiến thân hình Lưu Tư gọn hơn, chững chạc hơn, đúng với hình ảnh 1 nữ hiệp phong kiến. Chỉ có 1 điều đáng tiếc là tạo hình Phương Di sau khi về làm vợ có phần lỗi, tóc búi lại, kết hình chữ V ngược trước trán khiến Phương Di ko còn nét trẻ trung nữa, đây là điều mình thấy tiếc nhất ở phim.

Xếp thứ 3 trong 7 người là A Kha, là người xinh đẹp nhất trong 7 người và cũng là người có nhiều "kỷ niệm" sâu sắc nhất với họ Vi. Cho nên khi bộ phim được quay, rất nhiều người chú ý đến tạo hình của A Kha liệu có được như mong đợi hay không? Và theo mình, tạo hình của Ứng Thể Nhi trong vai A Kha là rất tuyệt vời. Trong nguyên tác A Kha mặc chiếc áo xanh lục, và thực tế trong phim tạo hình của A Kha luôn gắn liền với sắc màu này. Màu xanh lục luôn gắn liền với sự ngẫu nhiên, may rủi, số phận. Nhưng ở hoàn cảnh nào đó hay giữa thiên nhiên, màu này gợi ra sự tươi mát, trẻ trung, thoải mái.

Nếu ta xem lại nguyên tác ta có thể thấy ko phải ngẫu nhiên, Kim Dung gắn màu này với A Kha, rất thích hợp với cuộc đời của A Kha. Khi xuất hiện (Số 1, 2) A Kha có trang phục khá đẹp, với màu chính là màu xanh lục nhưng được phối màu rất hợp lý, áo trong xanh nhạt, chi tiết đơn giản, áo ngoài xanh đậm, hoạ tiết chi tiết ở 2 cánh tay làm bộ y phục nổi bật hơn. A Kha từ nhỏ theo sư phụ bôn tẩu giang hồ nên trang phục bình dị, đơn giản. Bộ trang phục trên kết hợp với tóc buộc đầu, để xoã và chiếc dây buộc tóc thả theo làn tóc khiến tạo hình A Kha rất gọn gàng, sạch sẽ, tuy đơn giản bình dị nhưng được làm mất đi vẻ nữ tính của thiếu nữ. Tạo hình sau này khá ổn (Số 5, 6) , theo như phong tục thì phải? Phụ nữ khi lấy chồng, tóc phải buộc cao và búi gọn. Điều đó theo mình là rất hay, thể hiện sự quy củ, giàng buộc cũng như quy cách chuẩn mực của người phụ nữ.

Theo tuổi, Kiến Ninh xếp thứ 4 trong 7 chị em. Kiến Ninh công chúa trong nguyên tác là công chúa duy nhất của Đại Thanh thời Khang Hy. Tuy vậy do hoàn cảnh, mà cô không có được tính cách như các công chúa bình thường, thay vào đó là hình ảnh của cô nàng nghịch nghợm, tinh nghịch, lại có nhiều trò rất qiái đản, tuy vậy vẫn là 1 thiếu nữ dễ thương, có những nét xinh đẹp riêng của mình. Tạo hình của Thư Sướng trong vai Kiến Ninh với màu sắc vàng và đỏ của hoàng gia. Như là định mệnh Kiến Ninh công chúa luôn gắn liền với màu vàng. Màu vàng gắn liền với niềm vui, sự vui tươi, là sự thực tế, là tiếng cười, hạnh phúc và ấm áp, ở hoàn cảnh nào đó, màu vàng mang lại cảm nhận của sự nhút nhát, gây sự chú ý, hay ghen tuông.

Điều đó ko phải đúng với tính cách của Kiến Ninh Công chúa sao? 1 điểm rất đáng chú ý là sự đầu tư rất chi tiết trong tạo hình Kiến Ninh. Ta biết trong truyệnKiến Ninh công chúa là con gái duy nhất của Thuận Trị hoàng đế, được yêu chiều từ nhỏ nên tạo hình rất ko thể có sự sơ sài được. Ta có thể thấy ở hình số 1, 2 và 3, các chi tiết trên quần áo như hình rồng, hoa văn cách điệu hay các đường viền được may rất công phu và cầu kỳ, các phụ tiết đáng chú ý như móng tay giả bằng vàng, nhẫn ngọc, hoa tai hay đơn giản như mũ đội đầu được trang điểm rất kỹ lượng với hoa và dây treo tạo nên sự giàu có và xa hoa trong hoàng tộc. Nếu ai đó xem phim, đoạn Kiến Ninh công chúa đến Vân Nam, nàng khoác trên người bộ đồ nặng nề đặc trưng của hoàng gia, chiếc mũ với hình con Công vàng trên đầu, được làm với nhiều chi tiết khác, nàng đi trên chiếc thuyền Công tạo ra khung cảnh rất đẹp về nàng công chúa từ Kinh Thành xa xôi. Tạo hình của Kiến Ninh sau này cũng giống như những người khác, khá đơn giản, tóc buộc cao, quần áo cũng ko quá cầu kỳ, tạo ra sự hoà đồng với các chị em.

Tăng Nhu, người con gái có cái tên nhẹ nhàng êm tai này là người vợ thứ 5 của Vi Tiểu Bảo. Trong phim này Tăng Nhu do Lý Phi thủ vai, xuất hiện ít nhất nhưng tương đối ấn tượng. Khi mới xuất hiện Tăng Nhu khoác trên người 1 bộ quần áo đa màu sắc với vàng, đỏ, cam, xanh lục pha trộn, bên ngoài là 1 chiếc áo đen. Ta biết Tăng Nhu sống trên núi nếu ko phải người dân tộc thì cũng là cô sơn nữ, mà ta cũng biết các cô gái trên núi thường có những bộ quần áo sặc sỡ đầy sắc mầu. Màu sắc trang phục thể hiện xuất thân, đối với chúng ta nếu mới gặp Tăng Nhu lúc đó sẽ có cảm giác nàng là 1 người bí hiểm, ko biết gốc gác, ko hề biết tâm lý, tính cách nàng ra sao. Nhưng chịu khó quan sát Tăng Nhu hình như luôn gắn liền với màu cam.

Vậy màu cam có ý nghĩa gì? Màu cam là màu của niềm vui, mùa thu. Thể hiện sự đam mê phấn khởi, sự khuyến khích. Ta nhớ lúc đầu Tăng Nhu gặp Vi Tiểu Bảo, nàng đã khiến cho Vi Tiểu Bảo phải 1 phen trổ tài từ ăn nói, võ công cho đến đánh bạc và nghĩa khí "tức thời" của họ Vi đều phải bộc lộ hết ra. Có thể coi gặp Tăng Nhu, Vi Tiểu Bảo như gặp được niềm vui, là người hắn hứng khởi trổ tài nhất. Trang phục của Tăng Nhu sau đó khá giản dị, đó là chiếc áo xám xanh bên ngoài may khá đơn giản nhưng có nhiều hoa văn hoạ tiết cách điệu, bên trong là 1 cái áo xanh dương. Nói chung là bộ trang phục đó phù hợp với xuất thân sơn dã của Tăng Nhu, ko xa hoa, giản dị.

"Muội tên là Mộc Kiếm Bình, chữ Bình là Bình Phong không phải Bình là bèo" (Lộc Đỉnh Ký) nàng quận chúa có cái tên khá hay này là vợ thứ 6 của Vi Tiểu Bảo, cũng là người mà gã thích vui đùa nhất. Đơn giản nàng có vẻ đẹp đáng yêu, dễ thương, có tấm lòng thành thực, lương thiện có chút ngây ngô ko hiểu sự đời, tựu chung lại nàng chịu ơn Vi Tiểu Bảo 1 lần thì nàng theo hắn suốt đời, quả là người hiếm có trên đời. Trong phim này, Lưu Vân vào vai Mộc Kiếm Bình, với 1 diễn xuất tuyệt vời và kỹ thuật tạo hình xuất sắc đã tạo ra 1 nàng tiểu quận chúa như bước từ trang sách ra. Không nói tới diễn xuất, hãy nói tới trang phục tạo hình của Lưu Vân. Đầu phim, Mộc Kiếm Bình của Lưu Vân xuất hiện trong y phục toàn bộ là màu tím , chất vải lụa mềm, những chi tiết như thắt lưng, cổ tay áo, được làm bằng lụa có màu tím pha vàng óng, ngoài ra trên cổ áo, váy đều có nhiều hoa văn cách điệu rất chi tiết. Nhìn lại cả phim Mộc Kiếm Bình luôn mặc những bộ y phục có dáng dấp màu xanh dương và tím.

Màu sắc thể hiện tính cách, với Mộc Kiếm Bình thì sao? màu tím biểu tượng cho sự quý phái, sang trọng, hoàng gia, sự giàu có, Tím nhẹ: Thể hiện sự lãng mạn và tạo cảm giác nhung nhớ, luyến tiếc. Màu xanh dương biểu tượng cho sự tin tưởng, trung thành, sự khôn ngoan, tự tin, thông minh, niềm tin và thiên đường. Màu xanh dương có lợi cho tinh thần,tạo cảm giác êm đềm thanh bình. Xanh dương nhẹ: Thể hiện sức khỏe, sự thông hiếu và mềm mại. Đó ko phải là những tố chất của Mộc Kiếm Bình đó sao? Mộc Kiếm Bình là tiểu quận chúa của Mộc vương phủ, 1 gia tộc tuy suy vong nhưng trên chính trị vẫn là 1 thế lực lớn có danh thế nhất định. Cho nên y phục dĩ nhiên không thể tầm thường, tính cách Mộc Kiếm Bình rất đặc biệt, ai trong chúng ta bao gồm cả họ Vi gặp nàng đều có 1 cảm giác mềm mại dễ chịu, ai mà không có cảm giác nhớ nhung, nhất là giọng nói Vân Nam êm tai dễ nghe ai nghe cũng thích, mái tóc của Lưu vân dc cắt mái ngố phù hợp với tính ngây thơ của nhân vật, những lúc ở bên nàng chúng ta hay họ Vi đều có cảm giác rất thoải mái, trong đầu không bao giờ phải suy nghĩ tính toán gì hoặc luôn cho nó về trạng thái nghỉ ngơi. Hơn nữa Màu xanh và màu tím đều là những màu dịu mắt, ko phải là thích ứng với tính cách hay sao, hợp lại con người Lưu Vân trong vai Mộc kiếm Bình đều khiến chúng ta hài lòng và thoã mãn về mặt tạo hình trang phục.

"Song Nhi, Song Nhi, cái tên này nghe rất hay" (Trích lời Vi Tiểu Bảo). Nàng là người vợ út của họ Vi cũng là người được nhiều người yêu quý nhất. Và trong phim Tân Lộc Đỉnh Ký mới này, Song Nhi do Hà Trác Ngôn đã khiến chúng ta 1 lần nữa phải ngất ngây và ghen tỵ với họ Vi kia. Song Nhi xuất hiện thật ấn tượng, nàng lướt qua trước mặt ta rất nhanh nhưng khiến ko ít người phải chấn động. Tóc xoã bay bay che nửa khuôn mặt, phảng phất thấy một gương mặt trắng như tuyết . Cặp lông mày cong vút. Cái miệng bộ nhỏ cười tươi như hoa. Sau đó dc nhìn kỹ hơn ta thấy Song Nhi dc mặc 1 bộ quần áo tăng lễ, khá đơn điệu, đáng chú ý là bông hoa trắng cài trên đầu thể hiện tang gia. Sau khi rời Trang Gia, Song Nhi bước đI bên cạnh Vi Tiểu Bảo, lúc này Tạo hình của Hà Trác Ngôn mới đích thực là Song Nhi bước ra từ trong sách ra "gương mặt trắng như tuyết, Cặp lông mày cong vút, Cái miệng nhỏ cười tươi như hoa, thiếu nữ tướng mạo thanh tú, lối 14, 15 tuổi ,Tóc cô kết lại thành hai trái đào ở hai bên đỉnh đầu" (Trích Lộc Đỉnh Ký)

Nói đến trang phục, trang phục của Song Nhi tập chung chủ yếu là 2 màu trắng và hồng, cũng dễ hiểu. Màu hồng là màu biểu thị nữ tính.. Bất cứ thứ gì mang màu hồng đều rất đẹp. Nó gần như là một màu danh riêng cho con gái, cho những gì nhẹ nhàng nhất. Màu hồng luôn mang lại sự bồng bềnh, huyền ảo, đẹp. Những người thích màu hồng là những người sống đầy lãng mạn. Bởi với họ cuộc sống luôn tốt đẹp, luôn mang một màu hồng. Và do đó, niềm tin vào cuộc sống của họ cũng lớn vô cùng. Màu trắng gắn liền với sự thánh thiện, ánh sáng, trong sạch, trinh tiết, được xem là màu của sự hoàn hảo. Màu trắng đại diện cho sự khởi đầu thành công, niềm hi vọng. Đối với Song Nhi từ khi theo Vi Tiểu Bảo, cuộc sống của nàng là chuỗi ngày hy sinh, cống hiến và luôn hạnh phục, còn với họ Vi từ khi có Song Nhi, sự nghiệp của hắn luôn suôn sẻ, có thể coi Song Nhi với màu Hồng và Trắng là may mắn của đời gã.

Tổng luận, nhìn chung các trang phục tạo hình của 7 bà vợ đều bám rất sát nguyên tác cũng như thể hiện được tính cách ý nghĩa cuộc đời các nhân vật, sử dụng màu sắc trang phục để biểu thị cảm xúc. Ngoài ra còn thể hiện được 1 số phong tục của Trung Quốc phong kiến xưa, như con gái đi lấy chồng tóc phải buộc cao. Những trang phục địa phương như Vân Nam, Thần Long đảo, Sơn Dã, ....đều dc xử lý rất tốt. Hiện lên cho chúng ta hình ảnh của các mỹ nữ trong Lộc Đỉnh Ký, những người làm cho truyện kiếm hiệp Kim Dung có phần thi vị và cuốn hút hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #zigoni2