Thánh Linh học của Y. Congar trong bối cảnh hậu Công đồng

I- Nhập đề

Hiện nay đang có một nhóm thiểu số trong Giáo hội muốn nói tới Công Đồng Vatican III, vì có một số vấn đề còn đang nổi cộm ở một vài nơi, ví dụ vấn đề độc thân linh mục, vấn đề phụ nữ làm linh mục.

Thực ra các thành phần Dân Chúa trong Giáo hội hôm nay vẫn chưa hiểu hết, chưa nắm bắt được hoàn toàn, hoặc ít nhất chưa thể hiện được tinh thần của Vatican II. Nhiều nơi, đặc biệt ở Việt Nam , tinh thần ấy vẫn còn rất mới mẻ; nhiều người, cá nhân cũng như tập thể vẫn chưa theo kịp. Giáo huấn của Công Đồng rất phong phú, còn nhiều điều hợp thời, và đang mở ra cho tương lai trước mắt. Vả lại các vấn đề nổi cộm có khi chỉ là những khủng hoảng nhất thời ở một vài nơi trên thế giới. Và thế giới thì chẳng bao giờ hết vấn đề; không nhất thiết khi có vấn đề thì phải triệu tập Công Đồng chung.

Trong lịch sử thần học, mỗi Công Đồng chung đều có mục tiêu giải quyết một số vấn đề giáo thuyết hay thực hành, vừa là một điểm kết thúc hay thành tựu, vừa là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Công Đồng Vatican II mở ra cho Giáo hội một giai đoạn hoàn toàn mới, không phải về nội dung giáo lý, nhưng về tinh thần, về não trạng, về đường lối và phương pháp. Đức ông G. Philips, một trong những thần học gia kiến trúc sư của Công Đồng Vatican II, đã viết một bài  đặc sắc mừng thượng thọ thất tuần của cha Congar, về các phương pháp thần học của Công Đồng.

Qua bài này, cha Philips cho thấy rõ rằng Đức Thánh Cha Gioan XXIII, trong diễn văn khai mạc đã mở ra một hướng đi mới cho Công Đồng: không còn là lúc ra vạ tuyệt thông, nhưng vẫn phải luôn kính trọng vô điều kiện đối với chân lý; chính vì thế mà phải nỗ lực giáo huấn Dân Công Giáo một cách đầy đủ và tốt đẹp hơn, cố gắng lôi cuốn những người không còn giữ nguyên vẹn đức tin công giáo tông truyền, và cả những người vô tín ngưỡng hướng về chân lý toàn diện, bằng cách giải thích chân lý ấy một các rõ ràng, sống động, với nhiệt tình thiêng liêng và lòng bác ái huynh đệ[1].

Sau Công Đồng đã xảy ra một số khủng hoảng, do hiểu hoăc áp dụng không đúng tinh thần và giáo huấn của Công Đồng. Hậu quả là có một số thế lực bảo thủ muốn khép cửa Giáo hội lại. Một số thế lực cấp tiến thì lại trách Giáo hội không mạnh dạn canh tân đến nơi đến chốn. Nhưng các nhân vật vĩ đại như các Đức Thánh Cha Phaolô VI,  Gioan Phaolô II đều là những con người rất mạnh dạn, không ngại  sửa đổi và canh tân những gì cần thiết.

Đức Gioan Phaolô II không sợ thực hiện những cử chỉ ngôn sứ, khiêm tốn xét mình và xin lỗi thế giới và lịch sử nhân dịp Năm Thánh 2000. Trước Gioan Phaolô II, Phaolô VI đã mạnh dạn thúc đẩy công tác thần học hậu công đồng:  Kitô học và đặc biệt là Giáo hội học của Công Đồng cần phải được tiếp nối bằng một cuộc nghiên cứu mới và một phượng tự mới đối với Chúa Thánh Thần, điều này có thể coi là một bổ túc thiết yếu cho giáo huấn của Công Đồng[2] .

Đáp ứng lời mời gọi của Đức Phaolô VI, nhiều nhà thần học trong Giáo hội Latinh đã nỗ lực nghiên cứu và viết sách về Chúa Thánh Thần, trong đó có Cha Yves Congar đã dày công nghiên cứu và xuất bản một bộ sách gồm ba quyển với tựa đề Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần (Je crois en l’Esprit Saint).

Quyển I là Chúa Thánh Thần trong Nhiệm Cục, mặc khải và kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần (L’Esprit Saint dans l’ “Économie”, révélation et expérience de l’Esprit ), xuất bản năm 1979, éd. Du Cerf. Quyển này gồm hai phần: phần I về Chúa Thánh Thần trong các sách Kinh Thánh; phần II về Chúa Thánh Thần trong lịch sử Kitô giáo.

Quyển II có tựa đề giống như thông điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Ngài là Chúa và là Đấng ban sự sống (Il est Seigneur et Il donne la vie). Quyển này có ba phần: phần I về Chúa Thánh Thần và Giáo hội; Phần II là linh đạo về Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu; Phần III về những Phong trào Thánh Linh.

Quyển III mang tựa đề Doành Nước Sự Sống (Kh 22,1) chảy ở Phương Đông và Phương Tây (Le Fleuve de Vie (Ap 22, 1) coule en Orient et en Occident). Quyển III gồm hai phần: Phần I là lịch sử tín điều và lịch sử thần học về Chúa Thánh Thần trong Giáo hội Đông Phương và Tây Phương; Phần II  bàn về Chúa Thánh Thần và các bí tích, đặc biệt là bí tích Thêm Sức và bí tích Thánh Thể.

II- Bối cảnh thần học

Để có thể lượng giá đúng mức phần đóng góp của cha Yves Congar cho khoa Thánh Linh học đang nở rộ trong Giáo hội Latinh, ta hãy định vị tác phẩm của cha về Chúa Thánh Thần: tác phẩm được viết và xuất bản trong hai năm 1979 và 1980, thời gian đầu của giáo triều Gioan Phaolô II, trước sự ra đời của Thông điệp về Chúa Thánh Thần “Chúa và Đấng ban sự sống” (Dominum et vivificantem) của Gioan Phaolô II công bố năm 1986, và Sách Giáo Lý Chung của Giáo hội Công Giáo năm 1992.

Trong những thập niên từ 1950 đến 1980, một số sách viết về Chúa Thánh Thần, hay những sách thần học trong đó có đề cập tới Chúa Thánh Thần, thường khẳng định rằng Chúa Thánh Thần là Vị Thiên Chúa bị quên lãng trong Giáo hội Latinh. Điều đó có thể đúng, nhưng ngày nay tình hình đã đổi khác: đã có nhiều nỗ lực đáp ứng lời kêu gọi phát triển khoa Thánh Linh học của Đức Thánh Cha Phaolô VI.

Bầu khí thần học tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa Thánh Linh học, chính là Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II. Ngài đã khởi đầu giáo triều với Thông điệp về Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc con người (Redemptor hominis) công bố năm 1978, sau đó là Thông điệp về Thiên Chúa Cha Đấng giàu lòng thương xót  (Dives in misericordia) công bố năm 1980, và Thông điệp về Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống  (Dominum et Vivificantem) công bố năm 1986. Đức Gioan Phaolô II luôn nhắc nhở rằng Giáo hội phải thở bằng hai lá phổi Đông phương và Tây phương. Nhờ các nghiên cứu nhiều hơn trước về các giáo phụ đông phương, khoa Thánh Linh học trong Giáo hội Latinh đã khởi sắc.

Chiều kích Ba Ngôi của thần học Gioan Phaolô II rất đậm nét và rõ ràng. Trong triều đại của ngài, không có văn kiện nào của Huấn Quyền thiếu chiều kích Ba Ngôi. Chiều kích đó càng được nổi bật khi Đức Thánh Cha ra lệnh cho toàn thể Giáo hội  học hỏi trong 3 năm, mỗi năm về một Ngôi vị Thiên Chúa, năm 1997 về Ngôi II là Chúa Kitô, năm 1998 về Ngôi III là Chúa Thánh Thần, năm 1999 về Ngôi I là Thiên Chúa Cha, để kết thúc bằng Mầu nhiệm Ba Ngôi và bí tích Thánh Thể trong Năm Thánh 2000. Ngài đã tạo bầu khí rất thuận lợi cho sự phát triển của khoa Thánh Linh học trong Giáo hội Latinh.

Cha Congar đã đóng góp một phần đáng kể do sự uyên bác của ngài, sự hiểu biết về các Giáo phụ Đông phương cũng như Tây phương. Trong quá khứ cha đã có một cái nền rất vững chắc về Giáo hội học, về các truyền thống trong Giáo hội. Cha cũng đã dấn thân trong lãnh vực Đại Kết. Vì những hiểu biết phong phú và sâu sắc về Giáo hội, cha đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các văn kiện của Công Đồng Vatican II, đặc biệt là các văn kiện Giáo hội (Lumen Gentium), Giáo hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes), văn kiện về Mặc Khải (Dei Verbum). Dù gặp nhiều khó khăn và chống đối, cha là một trong các nhà thần học được kính nể và lắng nghe trong những năm họp Công Đồng Vatican II. Nhật ký về Công Đồng của cha (Mon Journal du Concile) đã cho thấy rõ cha là người trong cuộc và đã phấn đấu vất vả để góp phần tối đa vào nội dung các văn kiện Công Đồng.

Cha là người của Công Đồng: các công trình nghiên cứu, những suy tư thần học, và cả những đau khổ mà cha đã chịu khi làm công tác thần học, một phần nào đã chuẩn bị cho Công Đồng. Thời Đức Thánh Cha Gioan XXIII cha đã được giải oan, được trọng dụng và đã làm việc hết mình cho Công Đồng. Sau Công Đồng cha lại là người tiếp nối, đào sâu và ứng dụng các giáo huấn của Công Đồng. Có thể sánh ví cha như một cây cổ thụ của làng thần học.

Các văn bản Công Đồng nói đến Chúa Thánh Thần khá nhiều (258 lần). Nhưng chưa phải vì đó mà đã có một Thánh Linh học đầy đủ. Ta chỉ có thể nói đến một khởi đầu vững chắc và sống động cho sự phát triển đúng đắn của khoa Thánh Linh học sau này. Cha Congar đã cố gắng rút ra từ các bản văn Công Đồng những yếu tố cần thiết cho một Thánh Linh học đích thực sau này:

            * Quy chiếu Kitô học (référence christo-logique): Thánh Linh học không là một thứ thần học lấy Thánh Thần làm trung tâm (pneumatocentrisme). Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, là Thần Khí của Đức Kitô (x. GH số 7, đ.1), hoàn tất công trình của Đức Kitô, xây dựng Thân Mình Đức Kitô. Thánh Thần không ngừng được gọi là nguyên lý sự sống của Thân Thể Đức Kitô tức là Giáo hội (GM số 11, đ.1; GH số 21, đ.2)

            * Công Đồng có so sánh các khía cạnh hữu hình và thiêng liêng, nhân loại và thần linh của Giáo hội với sự hiệp nhất hai bản tính của Đức Kitô, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn đến sự thông phần sứ vụ của Đức Kitô là Đấng được xức dầu Thánh Thần (x. PV 5; GH số 7, đ.7; LM 2; LM 5, đ.1)

* Chiều kích Ba Ngôi của thần học về nhiệm cục tạo dựng và ân sủng, của Giáo hội học: Ý định cứu độ của Chúa Cha, Sứ vụ của Ngôi Lời-Con Thiên Chúa và Sứ vụ của Thánh Thần, do đó Giáo hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Mình Đức Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần (LM 1; TG 7, đ.3, đ.9). Sách Giáo Lý chung của Giáo hội Công giáo sau này (1992) lấy lại lược đồ trên để định nghĩa Giáo hội.

* Các đoàn sủng (charismes) được làm nổi bật (x.GH 4; 7, đ.3 TG 4; 23, đ.1; 28, đ.1): đời sống của Giáo hội không chỉ xây dựng trên các cơ chế đã được thiết định, mà còn trên vô vàn ân sủng của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi đến đó. Các cơ cấu xã hội của Giáo hội nhằm phục vụ Thánh Thần Chúa Kitô (x.GH 8).

* Các Giáo hội địa phương là sự thể hiện của Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo hội toàn cầu xuất hiện như là Sự Hiệp thông của các Giáo hội, và Chúa Thánh Thần là Nguyên Lý của sự hiệp thông đó (x. GH 13; 25; 49; TG 19, đ.3; ĐP 2).

* Thánh Thần hoạt động thâu hồi mọi sự trong Đức Kitô (x. LM 22, đ.3; MV 11, đ.1) . Thánh Thần là Đấng điều khiển những biến chuyển thời gian và canh tân bộ mặt trái đất với sự quan phòng kỳ diệu (MV 26, đ.4).

Dựa vào những điểm cha Congar rút ra từ các văn bản Công Đồng Vatican II, mà chính cha đã góp phần soạn thảo, nhất là hiến chế tín lý về Giáo hội (De Ecclesia), mà theo như cha G. Philips, những độc giả quen thuộc với các sách về Giáo hội học của cha Congar, có thể gặp lại rất nhiều ý tưởng thần học mà cha Congar ưa thích, đôi khi ngay cả giọng văn của cha (x. G. Philips, ibid. p.23), chúng ta có thể xây dựng một khoa Thánh Linh học đúng đắn. Với thần học Công Đồng Vatican II, chúng ta có được một hướng đi vừa cởi mở, vừa chắc chắn cho sự phát triển khoa Thánh Linh học theo như ý muốn của Đức Thánh Cha Phaolô VI, của Gioan Phaolô II và toàn thể Giáo hội Công giáo Rôma.

Trong ba quyển của bộ Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, cha Congar đóng góp nhiều chất liệu thần học phong phú cho khoa Thánh Linh học. Ngoài phần nghiên cứu Kinh Thánh và lịch sử thần học, trong Quyển III, cha Congar còn mở ra một cuộc đối thoại sâu xa và có chất lượng giữa Đông và Tây phương về mầu nhiệm Chúa Thánh Thần lồng trong mầu nhiệm Ba Ngôi, về Chúa Thánh Thần trong Phụng Vụ Thánh Thể. Quyển III này rất ích lợi cho những ai làm công tác chuyên môn như dạy thần học về mầu nhiệm Ba Ngôi.

III- Đóng góp của Y. Congar:   Chúa Thánh Thần “Đồng thiết lập” Giáo hội với Chúa Kitô

Phần đóng góp độc đáo của cha Congar, chính là phần mà cha sở trường hơn cả, là tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo hội trong quyển II. Cha đã làm nổi bật vai trò của Chúa Thánh Thần đối với Giáo hội: Chúa Thánh Thần làm nên Giáo hội (l’Eglise est faite par l’Esprit); Ngài là Đấng đồng thiết lập Giáo hội (Il en est co-instituant). Chúa Thánh Thần cùng thiết lập Giáo hội với Chúa Kitô.

Giáo hội, cũng giống như Chúa Giêsu, vừa là thực tại tran thế, lịch sử, vừa là Công Trình của Thiên Chúa, là Mau Nhiệm chỉ biết được bằng đức tin. Thiên Chúa tác động trong chính thực tại tran thế và lịch sử, tự biểu lộ trong thực tại hữu hình. Giáo hội là phương thế Thiên Chúa dùng để can thiệp vào lịch sử:

“Thực vậy, nhân tính mà Ngôi Lời Thiên Chúa mặc lấy phục vụ Người như cơ quan cứu rỗi sống động và kết hợp với Người cách bất khả phân; cũng thế toàn thể cơ cấu xã hội của Giáo hội phục vụ Thánh Than Chúa Kitô, Đấng làm cho Giáo hội sống động, cho Thân thể Đức Kitô được tăng trưởng.” (GH 8).

Đó là Giáo hội lịch sử và hữu hình do Đức Giêsu thiết lập. Thánh Thần ban cho Giáo hội ấy sự sống, để lớn lên và phát triển như là Thân Mình Đức Kitô. Giáo hội là hoa quả của hai sứ vụ than linh, hay nói cách khác, Thánh Than là Đấng cùng làm nên Giáo hội với Chúa Kitô.

Thánh Tôma nối kết “sứ vụ” với “nhiệm xuất”, coi Giáo hội như là Cơ Quan, là Môi Sinh Tình Yêu và Chân Lý hoàn toàn tùy thuộc vào sứ vụ của Ngôi Lời và của Thánh Than. Giáo hội giống như sự phong nhiêu ở bên ngoài Thiên Chúa, của các Nhiệm Xuất than linh trong Ba Ngôi. Chân lý này đã được thánh Cyprianô nói tới cách sâu sắc: “Giáo hội là một Dân Tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Than.” (GH 4).

Thánh Irênê diễn tả cách thi vị bằng hình ảnh hai bàn tay của Thiên Chúa trong Tạo Dựng. Tạo Dựng  là khởi đầu của toàn thể nhiệm cục cứu độ. Giáo hội bởi hai sứ vụ của Chúa Con và của Thánh Than giống như được nhào nặn bởi hai bàn tay của Thiên Chúa. Thánh Than mà các tông đồ nhận lãnh từ Thiên Chúa, đã được các ngài chia sẻ, phân phát cho các tín hữu, để làm nên Giáo hội.

Theo Didyme d’Alexandrie, mọi bước tiến của Giáo hội trên con đường chân lý đeu do Thánh Than, Đấng là tác giả, là người hướng dẫn và phát triển Giáo hội. Như vậy sứ vụ của Thánh Than không chỉ là linh hoạt một cơ chế đã được hoàn toàn xác định về mọi mặt, nhưng Thánh Thần phải được coi như là “Đấng đong thiết lập”.

Tư tưởng Chúa Thánh Thần là Đấng cùng thiết lập Giáo hội với Chúa Kitô, là một tư tưởng mới mẻ, nhưng rất quân bằng và vững chắc. Vững chắc, vì có một nền tảng Kinh Thánh và Giáo phụ rất chắc chắn. Sách Giáo Lý chung xuất bản năm 1992 nhắc lại hình ảnh hai bàn tay của Thánh Giáo phụ Irênê, diễn tả hai sứ vụ không thể tách rời của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Thậm chí còn dùng thành ngữ Sứ Vụ Phối Hợp (Mission Conjointe) giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong tương quan với mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm Giáo hội, và với cả đời sống người Kitô hữu[3].

Rất quân bằng, vì khoa Giáo hội học mang màu sắc hộ giáo trước đây có khuynh hướng đưa Giáo hội trở về với Đức Giêsu tiền phục sinh. Trái lại, ngày nay một số nhà thần học như Hans Kung, L.Boff lại có khuynh hướng rất nguy hiểm là coi nhẹ tương quan Đức Giêsu - Giáo hội.

Không thể chối rằng, Đức Giêsu, khi còn tại thế, đã thấy trước và có ý định thiết lập Giáo hội và đã gầy dựng nhóm12 là nhóm cơ bản, nền tảng tông đồ của Giáo hội sau này; nhưng Giáo hội chỉ khai sinh thực sự khi Thánh Thần được ban (Dominum et Vivificantem số 25), và Thánh Thần chỉ được ban khi Đức Kitô đã được tôn vinh (Ga 7, 39; Cv 2, 33). Ve phương diện bí tích, Đức Giêsu đã xác định nội dung ân sủng cho một số hành vi bí tích, nhưng các nghi thức thì được xác định dần dan trong lịch sử. Theo Alexandre de Halès và Thánh Bonaventura, Chúa Thánh Than đã tích cực hướng dẫn các công đong trong Giáo hội thiết lập cách trọn vẹn các bí tích Thêm Sức, Truyen Chức Thánh, Hôn Phối, Xức Dầu bệnh nhân.

Phải chăng người ta cũng có thể nói như vậy về thừa tác vụ của các Tông Đo? Chắc chắn Đức Giêsu đã thiết lập “Nhóm 12” với sự cộng tác của Chúa Thánh Than (Cv1,2). Sự kế vị các Tông Đo cũng đã thực hiện dưới sự can thiệp chủ động của Chúa Thánh Thần, ít nhất là hình thái lịch sử như hiện nay “mỗi giám mục cai quản một giáo phận”. Không thể gán cho Đức Giêsu việc xác định các cấp bậc thừa tác viên bí tích. Các kinh trong nghi thức truyền chức là những lời khẩn nguyện “xin thông ban Thánh Than”, “xin Xức Dau Thánh Than”. Phụng Vụ đeu nhắc đến Chúa Thánh Than trong ba bí tích ghi "ấn tín”.

Trước đây có người hay đối lập đoàn sủng với cơ chế, coi đoàn sủng như là do Chúa Thánh Thần, còn cơ chế thì do Đức Giêsu thiết lập. Điều đó không đúng và ngày nay không còn mấy ai chủ trương. Chúa Kitô ngày nay vẫn không ngừng đieu khiển Giáo hội nhờ Thánh Than của Người. Chúa Thánh Thần không chỉ là quyền năng làm cho Giáo hội lập lại những gì đã có hay đã làm, nhưng Ngài không ngừng linh hoạt và làm cho Giáo hội mỗi ngày thêm phong phú. Giáo phụ Hippolyte có một thành ngữ rất thi vị về tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo hội: Giáo hội là nơi Chúa Thánh Thần “trổ bông” (Traditio Apostolica 35, 41).

Sứ vụ của Chúa Thánh Thần và sứ vụ của Chúa Kitô gắn chặt với nhau, không thể tách rời. Cha Congar đã khai triển tư tưởng chủ đạo ấy bằng cách phân tích tương quan giữa Chúa Thánh Thần với từng đặc tính một trong bốn đặc tính của Giáo hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.

a)- Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội nên Duy Nhất

Chúa Thánh Than đã được ban cho các Tông Đo (Ga20, 22), và sau đó cho Cộng Đong Giáo hội sơ khai. Tác giả sách Công Vụ nhấn mạnh các từ ngữ “họp lại chung với nhau”, “cùng một nơi”, “đong tâm nhất trí ”...

Chúa Thánh Than là nguyên lý sự hiệp nhất,  Ngài đòi hỏi phải có sự hiệp nhất trước đã. Thánh Agustino gọi đó là “fraterna caritas” (bác ái huynh đệ), “caritas unitatis” (bác ái hiệp nhất), “pacifica mens” (tinh thần bình an), hoàn toàn khác với tinh than cục bộ, phe nhóm. Phải ở trong Thân Mình Đức Kitô để có Thánh Than của Người, và đàng khác phải có Thánh Than của Đức Kitô để ở trong Thân Mình của Người. Vì chỉ  có một Thánh Than của Đức Kitô, nên chỉ có một Thân Mình, đó là Thân Mình Đức Kitô. Thánh Than hoạt động để đưa vào Thân Mình, nhưng Người đã được ban cho Thân Mình, và chính trong Thân Mình ấy mà tất cả chúng ta nhận lãnh Thánh Thần như một hong ân.

Chúa Thánh Thần được ban cho Cộng Đồng và cho những người trong Cộng Đồng. Chữ “anh em” (vous), mà Chúa Giêsu lập đi lập lại khi hứa ban Thánh Than chỉ một cộng đoàn huynh đệ, một cộng đồng hiệp thông trong tình yêu. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất trong cộng đong ấy. Mỗi người trong Cộng Đồng là một chủ vị độc đáo, với những nhạy cảm, kinh nghiệm, tương quan khác nhau. Thánh Than có nhiệm vụ qui mọi sự khác biệt về một mối, mà vẫn tôn trọng và khuyến khích sự khác biệt. Thánh Than vừa nâng đỡ hàng giáo phẩm, dùng hàng giáo phẩm để hướng dẫn Cộng Đong, vừa bảo đảm sự hiệp nhất không do áp lực hay bó buộc, mà bằng hiệp thông và nối kết.

Ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Than không được đong hóa với sự kết hiệp với Đức Kitô, mặc dù hai thực tại không thể tách rời nhau. Chúa Con được sai đến trần gian, còn Thánh Than thì “ở trong” các tâm hồn (Gl4,4-6). Sự Hiệp Thông của Chúa Thánh Than với tinh than con người là một sự kết hiệp trực tiếp. Ngài là Đấng dò thấu các chieu sâu của Thiên Chúa thì cũng đi vào chieu sâu con người nội tâm của chúng ta (1Cr2,10-16). Mục tiêu của Thánh Thần là đưa Tình Yêu của Thiên Chúa biểu lộ qua mau nhiệm Nhập Thể vào trọng tâm con người chúng ta, để đổi mới và tái tạo những năng lực của cuộc sống (Tt3,4-6). Thánh Than siêu việt và độc nhất thấm nhập tất cả mà không hủy hoại gì cả.

Thánh Than độc nhất nhưng hiện diện khắp mọi nơi, siêu việt nhưng nội tại, quyen năng nhưng rất tế nhị, tôn trọng tự do, có thể đẩy mạnh chương trình của Thiên Chúa “làm cho tất cả nên một, nhieu thành một, nhưng là sự duy nhất đa diện”, và Thiên Chúa sẽ la tất cả trong mọi sự (1 Cr15,28); chỉ có một sự sống duy nhất linh hoạt số đông, nhưng không xâm phạm nội tâm của bất cứ ai.

Thánh Thần là hong ân cánh chung, là sự tự hiến trọn vẹn của Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa mà là hong ân, là “Thiên Chúa trong chúng ta” (Dieu en nous), và theo nghĩa đó là “Thiên Chúa ở ngoài chính mình” (hors de lui-même). Sự tự hiến ấy không làm cho lẫn lộn, nhưng là cư ngụ trong nhau, Thiên Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Thiên Chúa.

Chúa Thánh Thần là Nguyên Lý sự hiệp thông các thánh. Hiệp thông là sống như những chi thể ý thức của một toàn thể, tư duy và ước muốn với tinh than và trái tim của toàn thể. Sự Hiệp Thông các thánh do Chúa Thánh Than tạo nên, vượt thời gian và không gian, vì bản chất của Thánh Than là Hong Ân cánh chung. Trong Giáo hội, Thánh Than làm cho quá khứ và tương lai cánh chung đều có trong hiện tại; đó là đieu mà người ta có thể gọi là thời gian bí tích; và cũng là cách mà Thánh Than làm cho Giáo hội trở nên duy nhất với mọi chieu kích: từ Abel đến người được tuyển chọn sau cùng, Giáo hội lữ thứ và Giáo hội trên trời, Đầu và các chi thể; cùng một Thánh Than duy nhất ở trong tất cả.

 Cũng là một Thánh Thần nối kết Cha và Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa; là Thánh Than thánh hóa nhân tính Đức Giêsu trong mau nhiệm Nhập Thể, là Thánh Than biểu lộ lúc Đức Giêsu chịu phép rửa, là Thánh Than Phục Sinh Đức Giêsu. Sau hết, với tư cách là Thánh Than của Đức Giêsu Kitô, Ngài làm cho Thân Mình duy nhất hiện hữu và sống động nhờ các hồng ân khác nhau của Ngài (1Cr12,12-13).

Khi Đức Giêsu Kitô còn tại thế, Thánh Thần ở trong Người; từ lúc Người được siêu tôn, Thánh Than được ban bởi Thiên Chúa Cha, và bởi Đức Kitô Giêsu, Đấng Chúa Phục Sinh, để chính Chúa Kitô được hình thành nơi mỗi tín hữu, làm cho tất cả nên một Thân Mình. Các Giáo Phụ diễn tả chân lý này bằng thành ngữ Thánh Than là linh hồn của Hội Thánh. Nhưng chúng ta không được hiểu theo nghĩa triết học kinh viện, vì Thánh Than không phải là mô thức của chất thể là Giáo hội. Thánh Tôma nhấn mạnh đây chỉ là một so sánh loại suy. Thánh Than vẫn vượt trên Giáo hội, dù nội tại trong Giáo hội. Nói theo kiểu Hans Kung, Thánh Than vẫn là Thánh Than của Thiên Chúa, chứ không là Thánh Than của Giáo hội (Esprit de l’Église). Thánh Thần  duy nhất nơi Đức Kitô là Đau, và nơi Thân Mình hay các chi thể là Giáo hội. Theo Grégoire de Nysse, đó là ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu “Con đã ban cho chúng Vinh Quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga17,22)

Vậy Giáo hội có là một Chủ Vị không ?

Nếu Nguyên Lý hiệp nhất của Giáo hội là Chúa Thánh Thần, trên bình diện thần học ta không thể tránh câu hỏi về chủ vị tính của Giáo hội. Giáo hội không chỉ là tổng số những cá nhân, nhưng là một thực tại có những đặc tính riêng như Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyen… Thánh Than mà Chúa Giêsu hứa ban cho Giáo hội làm nên những đặc tính ấy trong Giáo hội. Vậy Giáo hội có một chủ vị tính riêng cho mình không, hay Đức Kitô là Chủ Thể của Giáo hội, hoặc Thánh Than là Chủ Vị Tối Cao, là “cái Tôi siêu việt” của Giáo hội. Nếu Đức Kitô là Chủ Vị của Giáo hội, làm sao Giáo hội lại là Hien Thê của Người? Nếu Thánh Than, thì làm sao Giáo hội lại là Đen thờ của Thánh Than?

Đặc tính Duy Nhất là một thực tại Giáo hội, nhưng có nen tảng trong Thiên Chúa. Theo Kinh Thánh, Giáo hội luôn qui chiếu ve sự duy nhất tuyệt đối của chính Thiên Chúa, của Chúa Kitô và Chúa Thánh Than. Giáo hội nằm trong mau nhiệm Thánh Ý của Thiên Chúa,  trong chương trình cứu độ của Người. Giáo hội là kết quả, là sự thể hiện chương trình của Thiên Chúa, là kết quả của hai sứ vụ thần linh, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần là Chủ Vị siêu việt và hữu hiệu của Giáo hội. Nhưng Người không đồng bản thể với chúng ta. Trái lại, Đức Kitô, Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, đảm nhận nhân tính của chúng ta, kết hiệp mật thiết với nhân tính ấy. Chính vì thế mà nhân tính của Đức Kitô, được thánh hóa bởi Chúa Thánh Than, trở thành dụng cụ ban phát ân sủng.  Nhưng dụng cụ ấy là một dụng cụ tự do, là Đấng yêu mến chúng ta, nên Người tự do ban phát ân sủng theo như ý Người muốn.

Chúa Kitô cùng với Thánh Than là những đồng tác giả của Thân Thể Giáo hội, các Ngài cùng làm cho Giáo hội trở nên duy nhất, nhưng Đức Kitô với tư cách là Đau của Thân Mình, cùng bản tính với các chi thể. Giáo hội không là Thân Mình của Thánh Than, cũng không là Thân Mình của Ngôi Lời, mà là Thân Mình của Đức Kitô.

Sự kết hiệp của Chúa Thánh Thần với Giáo hội là tương giao hiệp thông, không loại trừ các chủ thể nhân loại trong Giáo hội, tự do và trách nhiệm của họ, sự trung thành và bất trung, sự thánh thiện và tội lỗi của họ. Vì lý do đó Giáo hội không thánh thiện như Đức Giêsu, các hành vi của Giáo hội không đương nhiên là hành vi của Thánh Thần.

b)-     Chúa Thánh Thần, nguồn gốc sự thánh thiện của Giáo hội

Trong Tân Ước, có ít chỗ sử dụng chữ “thánh” cho Giáo hội. Trong thư Phêrô, Giáo hội được gọi là “Cộng Đong Tư Tế Thánh Thiện”, “Dân Tộc Thánh Thiện” (1Pr2,5). Thư Êphêsô gọi Giáo hội là “Đen Thánh” (Ep2,21)

Giáo hội là Đền Thơ.

                  Thánh Tôma giải thích đặc tính Thánh Thiện của Giáo hội như sau:

“Giáo hội Chúa Kitô là Hội Thánh. Đen Thờ Thiên Chúa là Thánh, và Đen Thờ ấy là anh em” (1Cr3, 17). Từ “Hội Thánh” do đâu mà có? Các tín hữu trong cộng đồng này là thánh với bốn tư cách. Trước hết, giống như một nhà thờ, trước khi được cung hiến, được rửa sạch sẽ, các tín hữu được tẩy rửa bởi máu thánh Chúa Kitô (Kh1,5; Dt13,12). Thứ hai là được “xức dầu”. Giống như một nhà thờ được xức dầu, các tín hữu được xức dau để được hiến thánh thiêng liêng, nếu không thì không được gọi là Kitô hữu, vì “Kitô” có nghĩa là được xức dầu. Sự xức dau ấy là ân sủng của Chúa Thánh Than (1Cr6,11; 2Cr1,21). Thứ ba là vì có Thiên Chúa Ba Ngôi cư ngụ. Nơi nào có Thiên Chúa ngự, nơi đó là nơi thánh (Kn 28,13; Tv92,5). Thứ bốn là vì ở đó người ta kêu cầu Thiên Chúa (Yêr 14,9). (Thomas d'Aquin, Collationes de “Credo in Deum”, carême 1270: Opera, éd. Parme, t. XVI, p.147-148).

Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu khẳng định “Thiên Chúa là Than Khí, nên phải tôn thờ Người trong Than Khí và sự thật” (Ga4,23-24). Đức Giêsu không cố ý nói tới bản chất của Thiên Chúa cho bằng nói ve đời sống đạo của chúng ta. Phượng tự Kitô giáo là sự tôn thờ trong Than Khí, diễn tả thực tại đức tin, đức cậy và đức ái. Và đó là công việc của Chúa Thánh Than (Ph3,3; Jude20; 1Cr12,3). Dau xức là dấu chỉ Thánh Than trong chúng ta, ban cho chúng ta đức tin.

Các từ ngữ “Đền Thờ” , “Ngôi Nhà” lôi kéo theo từ ngữ “cư ngụ”. Tân ước không những nói tới việc có Thiên Chúa cư ngụ trong  Giáo hội, mà còn nói rõ ve sự cư ngụ của Chúa Cha, Chúa Con, và một cách minh nhiên của Chúa Thánh Than nữa. Thiên Chúa chỉ cư ngụ trọn vẹn trong Giáo hội, xét là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chỉ có Giáo hội mới được hoàn toàn bảo đảm ve đức tin xây dựng bằng lòng mến, còn cá nhân thì có thể sa ngã. Giáo hội là ngôi nhà của Thiên chúa Hằng Sống, là bí tích ơn cứu rỗi cho loài người.

Giáo hội là Hiền Thê.

Trong Tân ước, có nhieu chỗ so sánh Giáo hội với người vợ. Giáo hội là Hiền Thê của Đấng Hôn Phu là Đức Kitô (2Cr11,2; Ep5,25-27). Thánh Than có nhiệm vụ thanh tẩy và tái sinh Hien Thê, chuẩn bị cho sự gặp gỡ cánh chung với Hôn Phu.

Các Thánh Giáo Phụ nói nhiều đến “Tiệc Cưới huyen nhiệm” giữa Đức Kitô và Giáo hội. Các ngài diễn tả tiến trình Tiệc Cưới ấy như sau: trước hết đó là một sự tuyển chọn tự do, một lời mời gọi, một tình yêu luôn đi bước trước của Thiên Chúa; đó là quyết định của Ngôi Lời đảm nhận bản tính nhân loại. Sự tuyển chọn này đi đôi với sự thanh tẩy. Đức Kitô đã mặc lấy nhân tính bị ô uế của chúng ta sau khi đã thanh tẩy nó và biến thành một hiền thê xinh đẹp .

Hôn Lễ đã được cử hành, và Giáo hội đã là Hiền Thê của Đức Kitô, nhưng chưa hoàn toàn tinh tuyen. Giáo hội còn bị cám dỗ, trong các chi thể tội lỗi của mình, chạy theo các Tình Lang khác. Sự kết hợp, đáng lẽ phải hoàn tất trong một Than Khí duy nhất, vẫn còn chưa trọn vẹn. Ve phía mình, Giáo hội còn phải sống mầu nhiệm Vượt Qua, phải chết và sống lại cùng với Chúa Kitô nhờ quyen năng Thánh Than. Tiệc cưới chỉ trọn vẹn vào ngày cánh chung. Giáo hội vẫn hướng tới ngày ấy. Giáo hội chỉ mới sở hữu khai ân Than Khí.

Những chiến đấu của Giáo hội.

       Trong cuộc đời cá nhân của chúng ta, luôn có chiến đấu giữa Thần Khí và xác thịt; trong Giáo hội cũng như vậy. Giáo hội  phải dấn thân vào cuộc chiến ấy, vì Giáo hội, trên bình diện nhân loại, cũng rất nặng ne ve xác thịt. Mọi người chúng ta đeu phải chiến đấu nhờ sức mạnh của Than Khí Chúa trong Giáo hội. Sự tinh tuyền và viên mãn là lý tưởng, là hai động cơ lớn mời gọi và khơi dậy những canh tân, những sáng tạo trong Giáo hội, dù vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lý tưởng và thực tế.  Chúng ta chỉ mới sở hữu khai ân Than Khí, dù Than Khí đã được hứa ban. Thánh Thần luôn đi tới và mời gọi. Thánh Than thúc đẩy những nỗ lực loan báo Tin Mừng và khơi dậy những canh tân can thiết.

Chúng ta có thể làm cho Thánh Than buon (Ep4,30), dập tắt Thánh Than (1Th5,19), cưỡng lại Thánh Than (Cv7,15). Nhưng chúng ta cũng có thể lắng nghe, cộng tác với Thánh Than để phản ánh Vinh Quang của Chúa. Như vậy Giáo hội sẽ là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Thánh Than làm cho tỏa rạng sự thánh thiện. Không phải những bài diễn văn thông thái nhất đưa tới một mùa gặt thiêng liêng, mà chính những tâm hon thánh thiện, âm thầm tự chôn vùi trong Thiên Chúa.

Các Giáo Phụ như Irênê, Athanase, Cyrille d’Alexandrie dạy chúng ta rằng Ngôi Lời măc khải Chúa Cha vô hình, rồi Thánh Than măc khải Ngôi Lời. Tới lượt các Thánh, các ngài “mặc khải” Thánh Than, mặc khải Thiên Chúa như là hong ân, là tình yêu, là tương giao, là hiệp thông.

Hiệp Thông các Thánh

Từ ngữ Koinônia (Hiệp Thông) đầu tiên có nghĩa là thông phan vào gia sản của Cộng Đong cứu thế, liên đới với các chi thể của Cộng Đong. Vậy đâu là nguon gốc của sự thông phan ấy? Đó là lòng mến hay đức ái và nguon gốc than linh của đức ái (Rm5,5). Thánh Gioan Thánh Giá nói: “Linh hon yêu mến Thiên Chúa không bởi chính mình, nhưng bởi chính Thiên Chúa, vì linh hon yêu thương nhờ Thánh Than, như Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau” (Ga17,26). Thánh Than là ân Sủng Tự Tại (Grâce incréée). Thánh Tôma liên kết sự hiệp thông giữa các tín hữu, sự thông phan các của cải thiêng liêng với ân sủng ấy.

Vì các nguyên lý sự hiệp nhất rất thực và chắc chắn, chúng ta có thể tin, như Karl Rahner nói, vượt qua bên kia thế giới, yêu thương cho tới thế giới của Thiên Chúa, và bằng trái tim của Thiên Chúa. Sự Hiệp Thông bao trùm tất cả các Thánh, các đẳng linh hon và mọi Kitô hữu tại thế. Tôma trích Ga4,14: “Nước mà tôi cho, trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời.”

Thánh Thần hiện diện trong tất cả các chi thể của Thân Mình mầu nhiệm Hiệp Thông của Đức Kitô, tạo ra giữa các chi thể một sự giao lưu năng lực thiêng liêng: “Chúng ta không những được thông truyen công nghiệp của cái chết và sự sống lại của Đức Kitô, mà còn được thông ban mọi điều thiện hảo mà các Thánh đã làm, vì tất cả đeu là một. Vậy ai sống trong lòng mến đều được thông phan mọi đieu thiện hảo trong thế giới.” (Sum.theol. Ia IIae q.114a.3 et a.6). Cử hành bí tích Thánh Thể là thể hiện cao nhất sự hiệp thông các thánh.

c)-        Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội trở nên Công Giáo.

Chắc chắn có nhieu điều trong Giáo hội là bởi Chúa Giêsu như “Lời, Phép Rửa, bí tích Thánh Thể, Sứ Vụ các Tông Đo”. Nhưng đàng khác còn có Thánh Than mà Chúa Kitô ban cho Giáo hội, Đấng làm cho Giáo hội  trở nên Công giáo trong không gian cũng như thời gian.

            Sứ vụ của Chúa Thánh Thần trong không gian:

Khi Đức Giêsu còn tại thế, Thánh Than ở trong Người, hoạt động nơi Người và thông qua Người. Khi Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Thần Khí của Người  là Động lực truyen giáo và là chứng tá tông đồ. Than Khí hoạt động trong Giáo hội, như một quyen năng làm cho đức tin và đời sống Kitô giáo lan rộng. Phaolô, vị tông đo dân ngoại, đã có những đóng góp rất lớn trong việc công giáo hóa Hội Thánh. Công giáo tính không chỉ hệ tại ở số đông những người theo đạo, nhưng quan trọng hơn, chính là sự gặp gỡ với các dân tộc, với các nen văn hóa đa dạng.

Do Sứ Vụ và Hong Ân Thánh Thần, Giáo hội sinh ra phổ quát, vừa đa dạng, vừa mang tính địa phương. Công giáo tính và địa phương tính không khai trừ nhau, nhưng đi đôi với nhau:

1/ Các đoàn sủng vì ích lợi chung, nhằm xây dựng Cộng Đong Giáo hội. Công giáo tính đòi hỏi sự phối hợp các ơn, sự trao đổi và đóng góp cho nhau của các thành phan Dân Chúa.

2/ Giáo hội địa phương là Giáo hội của Thiên Chúa tại một địa phương. Sự đe cao các Giáo hội địa phương là sự tái khám phá của Cong Đong Vatican II về một truyen thống đã lâu đời của Giáo hội chúng ta. Cùng với cha Rahner, cha Congar coi việc đề cao vai trò của Giáo hội địa phương là điểm son của Công Đồng Vatican.

Chúa Thánh Thần công giáo hóa Giáo hội  trong thời gian:

     Giáo hội là tác phẩm của Ngôi Lời (creatura Verbi), và cũng là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Giáo hội sinh ra từ Lời; các tông đồ nhận lãnh mệnh lệnh truyền giáo từ Lời của Đức Kitô (Mt28,18-20). Cùng với Thánh Thần và trong Thánh Thần, Lời qui tụ và sinh ra Giáo hội. Cộng đồng Kitô hữu tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và không ai có thể nói Giêsu là Chúa, mà không bởi sức mạnh của Thánh Thần (1Cr12,3). Cho đến ngày cánh chung, Thánh Thần cùng hoạt động với những người rao giảng, làm cho lời và các việc hữu hình của Giáo hội trở nên phong phú và tràn đầy ân sủng.

Trải qua các thế kỷ Giáo hội không ngừng suy niệm Kinh Thánh. Kinh Thánh là nơi biểu lộ quan hệ mật thiết giữa Thánh Thần và Ngôi Lời. Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, là trọng tâm của mầu nhiệm Kitô-giáo; Người đến thế gian vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Mầu nhiệm Kitô giáo là việc Thiên Chúa tự khải và tự hiến nhờ Đức Kitô và trong Chúa Thánh Than. Kinh Thánh, xét ve nội dung, là sự truyen đạt mau nhiệm Đức Kitô; đó là công việc của Chúa Thánh Than. Cũng có thể nói như vậy ve Truyền Thống, ve Bí tích Thánh Thể và ve Giáo hội. Đã từ lâu các Giáo Phụ vẫn quen nói đến hai bàn tiệc, tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể. Trong cả hai, chúng ta nhận lãnh Đức Kitô để có thể sống nhờ Người, và đieu này đòi hỏi hoạt động của Thánh Than.

Thánh Thần hiện tại hóa Lời từ chữ của Lời, làm cho Lời có ý nghĩa trong các môi trường văn hóa và cho các thế hệ khác nhau. Mọi người trong Cộng Đong Giáo hội đeu được sự trợ giúp này của Thánh Than, làm nên một thứ linh tính đức tin mà Công Đong Vatican II khẳng định rõ ràng là của toàn thể Dân Chúa (GH12). Việc “xức dầu” đức tin ấy là do Chúa Thánh Than và kéo dài trong suốt lịch sử. Thánh Than không ngừng hoạt động trong Giáo hội, hôm qua và hôm nay, để soi sáng, hướng dẫn Giáo hội đúng như Lời Chúa hứa.

Thánh Thần, Đấng kỳ diệu khôn tả:

Để chỉ Thánh Than, Kinh Thánh dùng những biểu tượng chỉ “hoạt động”: hơi thở và gió, lửa, nước chảy, chim câu... Sách Tân Ước gán cho Thánh Thần khả năng khơi dậy, kích thích tự do, làm cho cởi mở đón nhận người khác. Theo giáo phụ Denys, Tình yêu có đặc tính “xuất thần”. Thiên Chúa là Tình Yêu, tự ra khỏi chính mình khi sai Ngôi Lời và Thánh Than. Thánh Thần còn là năng lực chống lại sự lôi cuốn của quá khứ để hướng tới một tương lai mới mẽ.

Trong Hội Nghị Đại Kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã phát biểu những lời đay sức sống ve công trình của Thiên Chúa và Thánh Than của Người: “Không có Thánh Than, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo hội chỉ là tổ chức, quyen bính là thống trị, truyen giáo là tuyên truyen, phượng tự chỉ là thuan túy tưởng niệm, hành vi Kitô-hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Than, vũ trụ đươc nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện ở giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền năng sự sống, Giáo hội là Hiệp Thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyen giáo là một lễ Hiện Xuống...”

Thánh Than hiện tại hóa mau nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô hướng ve Cùng Đích của Tạo Dựng. Thánh Than cũng hiện tại hóa Măc Khải của Đức Kitô, đưa Tin Mừng hướng về tương lai, ve những đieu chưa xảy ra trong lịch sử. Đức Kitô đã sinh ra, đã rao giảng, đã chết và đã sống lại duy chỉ một lan. Nhưng cái “một lan” ấy phải bén rễ và sinh hoa trái trong nhân loại không ngừng biến chuyển và khác biệt nhau trong không gian và thời gian. Cần kết hợp giữa cái đã có và cái bất ngờ, cái đắc thủ và cái luôn luôn mới. Đó là đieu mà Thánh Than Chân Lý thực hiện, và Chân Lý là cái đang đến và sẽ đến…

Ngôi Lời là “Hình Thù” (Mô Thể), Thánh Than là “Hơi thở”. Đức Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể và đã rao giảng Tin Mừng. Thánh Than hiện tại hóa những đieu ấy trong cái mới lạ của lịch sử. Thiên Chúa đã nói cho chúng ta và ban cho chúng ta mọi sự trong Đức Kitô, nhưng vẫn có cái mới, vẫn thực sự xảy ra đieu gì đó trong lịch sử. Thánh Than là Thần Khí của Đức Kitô; Người không thực hiện công trình gì khác công trình của Đức Kitô. Không có một thời kỳ riêng của Thánh Than mà không phải cũng là thời kỳ của Đức Giêsu Kitô. Thánh Linh học phải qui chiếu ve Kitô-học. Đó là điều cốt yếu đầu tiên mà cha Congar, khi nói đến Thánh Linh học của Công Đồng Vatican II, đã lưu tâm nhấn mạnh.

Chính trong sức mạnh của Chúa Thánh Than và của Đức Kitô, mà Giáo hội không ngừng cởi mở để thể hiện Công giáo tính của mình. Công giáo tính phải là một gặp gỡ giữa các dân tộc, các nen văn hóa và tôn giáo. Trong sự gặp gỡ ấy, Đức Kitô vẫn là Đàng, là Sự Thật và là Sự Sống; Người vẫn là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của thế giới công giáo rộng mở mà Thánh Than làm cho lớn lên và chín dần một cách huyen nhiệm.

d)-    Thánh Thần gìn giữ  Giáo hội “Tông Truyền”

Tính Tông Truyen của Giáo hội vừa là một hong ân, vừa là một nhiệm vụ phải hoàn thành, bảo đảm sự liên tục từ Nguyên Thủy tới Cùng Đích, sự đong nhất cơ bản giữa đầu và cuối. Giáo hội phải giữ mãi tư cách Cộng Đồng Messia và Cộng Đong cánh chung cho tới ngày Chúa trở lại. Dưới đây là những phương cách duy trì sự trung thành của Giáo hội xây dựng trên sự trung thành của Thiên Chúa:

1/ Những yếu tố căn bản mà Đức Giêsu đã thiết lập cho cơ chế Giáo hội: Lời, Bí tích, thừa tác vụ của nhóm 12; cơ bản hơn nữa, chính là sự thiết lập nhóm 12.  12 chi tộc Israel là nguon gốc Dân Thiên Chúa, thì cũng 12 tông đo ton tại lúc hoàn tất.

2/ Sứ vụ đã được trao một lần là toàn diện và được bảo đảm mọi ngày cho tới tận thế (Mt28,19-20). Đặc tính tông truyen, chính là căn cước, là tính độc nhất của sứ vụ tông đồ, trải qua các thời đại, dù những người có sứ mạng ấy chết đi và được thay thế bởi những người khác. Sứ vụ ấy, chính là sứ vụ của Đức Kitô .

3/ Còn cơ bản hơn sứ vụ của Đức Kitô, chính là bản thân Đức Kitô, là Đấng đã được hiến thánh và sai vào thế gian (Ga10,36). Đức Kitô đã được sai đến, vì chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta, Đức Kitô đã được xức dau Thánh Than, đã chết và đã sống lại, trở nên “Than Khí tác sinh” (1Cr15,45).

4/ Cùng được sai đi, Chúa Con và Chúa Thánh Thần được Chúa Cha ban cho chúng ta; nhưng tước hiệu “Hong ân” phù hợp với Thánh Than hơn. Cùng một Thánh Thần trong Thiên Chúa, trở nên Thánh Than trong Đức Kitô là Chúa Con Nhập Thể, Thánh Than trong chúng ta, trong Giáo hội.

Vai trò của Chúa Thánh Thần bảo đảm căn tính và sự liên tục từ Nguyên Thủy cho đến Cùng Đích :

1/ Trước hết Thánh Thần là Đấng làm chứng, nhưng không chỉ theo nghĩa hướng ve quá khứ như  làm chứng cho đieu mình đã thấy và đã nghe, mà còn là chứng tá hướng ve tương lai hoàn thành sứ vụ.

2/ Vấn đề quan trọng khác là tương quan mật thiết giữa Thánh Than và các tông đồ là những sứ giả của Đức Kitô. Theo tác giả sách Công Vụ, các tông đồ luôn xác tín và luôn khẳng định: “ Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” .

3/ Thánh Than được bảo đảm cho Giáo hội như là Nguyên Lý Siêu Việt giúp trung thành. Phaolô nói với Timôtê “Hãy bảo toàn kho tàng đức tin nhờ Thánh Thần ở trong chúng ta” (2Tm1,14). Chúa Giêsu đã hứa ban cho các môn đệ Thánh Thần như một vị Thay sống động và cao cả nhất. Các Giáo Phụ luôn coi việc thông ban Thánh Than như là một bảo đảm cho sự duy nhất của đức tin trong các Giáo hội rải rác khắp nơi. Giáo hội luôn luôn ý thức ve sự trung kiên của mình nhờ Thánh Than.

       Chúa Thánh Thần gìn giữ Giáo hội trung thành với đức tin tông truyền và các cơ chế của Giao Ước. Ngài trợ giúp Giáo hội, để Giáo hội có thể tuyên xưng, khẳng định hay minh xác đức tin của mình, Giáo hội thực hiện cách bảo đảm, và hơn thế nữa cách không sai lầm. Đó là điều mà Giáo hội luôn xác tín, trước khi  dùng từ ngữ bất khả ngộ.  Khi tuyên bố rằng Thánh Thần là Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô có ý chí nhân loại, bí tích Thánh Thể cho chúng ta thông phần Mình và Máu Thánh Chúa, Giáo hội không thể một mình tuyên xưng chân lý mà không được Chúa Thánh Thần trợ giúp.

       Có người không thích dùng từ ngữ bất khả ngộ, đề nghị thay vào đó từ ngữ không suy suyển (indéfectibilité).  Cha Congar nghiêng về từ ngữ này nhiều hơn, khi nói về toàn bộ đời sống lịch sử của Giáo hội nỗ lực tuyên xưng chân lý cứu độ. Là nhà thần học mà cũng là nhà sử học, cha Congar đã nhận ra thân phận lịch sử của Giáo hội trong chính Huấn Quyền: trong tiến trình dẫn đến việc xác định một chân lý đức tin, Giáo hội phải cố gắng rất nhiều, và dùng nhiều cách khác nhau để đến gần chân lý, đôi khi đã có những cách nói sai, thiếu chính xác, những lãng quên, những bế tắc, những giai đoạn khủng hoảng. Và Chúa Thánh Thần trợ giúp Giáo hội, để sau cùng Giáo hội không sai lầm (“ne finaliter erret”)

       Với cách giải thích như trên, cha Congar nghĩ rằng những người Tin Lành có thể chấp nhận được, thậm chí họ còn cho rằng chủ thể đệ nhất làm cho Giáo hội không suy suyển được, chính là Thánh Thần trong Giáo hội. Giáo hội Chính Thống Giáo cũng có thể chấp nhận cách giải thích này, vì nó cũng gần với ý nghĩa của từ sobornost (thông hiệp)[4].

IV- Nhận định về ý tưởng Chúa Thánh  Thần “đồng thiết lập Giáo hội”:

     Nhiều người có thể ngỡ ngàng khi nghe thành ngữ Chúa Thánh Thần là Đấng Đồng thiết lập Giáo hội với Chúa Kitô, vì ai nấy cũng đã quá quen với nội dung giáo lý cổ truyền về sự thiết lập Giáo hội, và không người công giáo nào chối cãi việc Chúa Kitô đã thiết lập Giáo hội là một sự kiện lịch sử. Có người không muốn chấp nhận thành ngữ ấy, sợ nó dẫn chúng ta đi sai lạc với đức tin tông truyền .

a)-     So sánh với Sách Giáo Lý

            Sách Giáo Lý Chung của Giáo hội Công Giáo, trong phần trình bày về việc thiết lập Giáo hội, không dùng thành ngữ đồng thiết lập để diễn tả vai trò của Chúa Thánh Thần trong tương quan với Giáo hội;  chỉ dùng từ thiết lập cho Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo hội. Nhưng trong Đoạn II của Mục I bàn về nguồn gốc, sự sáng lập và sứ vụ của Giáo hội, đã nhìn Giáo hội trong lịch sử cứu độ, trình bày sự hình thành tiệm tiến của Giáo hội: - ý định của của Chúa Cha - được dự báo từ tạo thiên lập địa - được chuẩn bị thời Cựu Ước - được Đức Kitô Giêsu thiết lập - được Chúa Thánh Thần biểu lộ - được hoàn tất trong Vinh Quang. (x. số 758 – 769)

      Dĩ nhiên, trong sách giáo lý chính thức và dành cho toàn thể Giáo hội, huấn quyền không thể nào trình bày một quan điểm thần học mới mẻ như là quan điểm chính thức của Giáo hội, mà chỉ nói đến những gì chắc chắn, dễ hiểu, dễ chấp nhận, có tính ràng buộc đối với đức tin Công giáo. Nhưng nội dung thần học mà cha Congar quảng diễn, thì có chứa đựng trong Thánh Linh học của Sách Giáo Lý chung, đặc biệt trong phần về Chúa Thánh Thần tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần (Je crois en l’Esprit Saint). Tựa đề phần này hoàn toàn giống như tựa đề bộ sách ba quyển của cha Congar, là một điều khoản đức tin chủ yếu trong kinh tin kính Các Tông Đồ, và kinh tin kính Nixê-Constantinople.

       Trong tất cả phần giáo lý về Chúa Thánh Thần, từ số 687 đến hết số 741, chúng ta có một khoa Thánh Linh học khá rõ ràng và phong phú, nhấn mạnh nhiều đến sứ vụ của Chúa Thánh Thần, và 5 lần dùng thành ngữ Sứ Mạng phối hợp (Mission conjointe) để trình bày sứ vụ của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần  (số 689, 690, 702, 727, 737). Riêng Mục I gồm hai số 689 và 670 dùng hẳn tựa đề Sứ Mạng phối hợp của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

        Sách Giáo Lý lấy lại hình ảnh hai bàn tay của Thánh Giáo phụ Irênê, mà Công Đồng Vatican II có nhắc tới, và cha Congar rất ưa thích, để mô tả sự gắn bó không thể tách rời giữa hai sứ vụ của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần: Chính nhờ đôi tay (là Chúa Con và Chúa Thánh Thần), Thiên Chúa nhào nắn con người và vẽ chính hình dáng của mình trên xác phàm đã được nắn đúc, để ngay cả những gì hữu hình cũng mang nét thiên linh. (số 704)

        Trong số 689, Sách Giáo Lý viết Khi Chúa Cha cử Lời của Người đến với chúng ta,Người luôn luôn gởi đến hơi thở của Người nữa: một sứ mạng phối hợp trong đó Chúa Con và Chúa Thánh thần phân biệt, nhưng không tách biệt. Trong số 702, Sách Giáo Lý viết Từ thuở ban đầu cho đến khi thời gian tới hồi viên mãn (Gl4,4), sứ mạng phối hợp giữa Ngôi Lời và Thánh thần của Chúa Cha còn bị che khuất nhưng vẫn luôn hoạt động.

         Ngay cả trong đoạn nói về Đức Kitô Giêsu, Đấng được xức dầu Thánh Thần, Sách Giáo Lý viết Tất cả công trình của Đức Kitô là sứ mạng phối hợp của Chúa Con và Thánh Thần (số 727). Khi bàn về tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo hội, Sách Giáo Lý viết : Sứ mạng của Đức Kitô và của Thánh Thần được thể hiện trong Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Sứ mạng phối hợp này, từ nay liên kết các tín hữu của Đức Kitô vào sự hiệp thông của Người với Chúa Cha trong Thánh Thần. (số 737)

       Dựa vào các nội dung trên của Sách Giáo Lý, chúng ta có thể nhận định rằng thành ngữ của cha Congar Chúa Thánh Thần cùng thiết lập Giáo hội với Chúa Kitô không dẫn ta đi sai lạc với giáo lý đức tin tông truyền, trái lại là một giáo lý rất chính thống, đồng thời là một cánh cửa mở ra cho những suy tư thần học sau này về tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo hội. Thành ngữ ấy giúp chúng ta có một cái nhìn vừa sinh động, vừa siêu nhiên về Giáo hội và lịch sử Giáo hội.

        Cha Lambiasi, trong tác phẩm Lo Spirito Santo, mistero e presenza, (Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm và sự hiện diện), EDB, 1987, cho rằng cách nói của cha Congar “Giáo hội được làm nên bởi Chúa Thánh Thần: Ngài là Đấng Đồng Thiết Lập” là thành ngữ có khả năng tổng hợp tốt nhất toàn bộ các tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo hội.

       Giáo hội không chỉ như bất cứ một tổ chức xã hội trần gian nào: có một người sáng lập, sau đó cố gắng trung thành với mục đích đầu tiên của người sáng lập càng nhiều càng tốt; nếu mục tiêu của người sáng lập không còn hợp thời nữa, thì hoặc thay đổi mục tiêu, không còn tuyệt đối trung thành, hay là bám víu vào mục tiêu và trở nên cuồng tín. Giáo hội vừa hữu hình và vô hình, vừa là cơ chế và là mầu nhiệm, vừa là thực tại trần thế và là thực tại thần linh (ib.p.227).

       Cha Lambiasi đã thấy rõ điều đó: Không được coi Giáo hội như tái bản cuộc đời Đức Giêsu, nhưng phải coi đó là biến cố của Thần Khí Đức Kitô. Tương quan giữa Đức Giêsu và Giáo hội không chỉ là tương quan giữa người sáng lập và tổ chức mình thành lập: tương quan tiếp nối lịch sử. Mà còn là một tương quan bí tích: Xét về lịch sử, Đức Giêsu tại thế dọn đường cho Giáo hội, và sau đó mới là Đức Kitô trong Thần Khí  sống giữa lòng Giáo hội. Theo cha Lambiasi, có thể gọi Giáo hội là Bí tích của Thánh Thần, vì trong Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, sự khai sinh của Giáo hội có liên hệ tới cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Kitô chịu đóng đinh: “Vì chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích lạ là Giáo hội” (PV5) (ib.p.131).

Vì là bí tích của Thánh Than, Giáo hội không thể chấp nhận sự đối kháng giữa đoàn sủng và cơ chế. Giống như bí tích Thánh Thể, Giáo hội được cấu tạo bởi hai yếu tố, yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh: "Giáo hội là xã hội tổ chức theo phẩm trật, và Nhiệm Thể Chúa Kitô, đoàn thể hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng; Giáo hội tại thế và Giáo hội dư tràn của cải trên trời không được quan niệm như hai thực thể, nhưng chỉ là một thực thể phức tạp, duy nhất, do yếu tố nhàn loại và than linh kết thành" (GH 8) (ib.p.134).

Trên cả hai bình diện này, Giáo hội vừa tùy thuộc Đức Kitô, vừa tùy thuộc Chúa Thánh Than, vì Chúa Thánh Than cũng là "đồng tác giả" của cơ chế, và Đức Kitô cũng là tác giả của Hiệp Thông và đoàn sủng. Một đàng chúng ta phải coi các thừa tác vụ cũng là ân sủng (1Cr12,8-10.28-30), là đoàn sủng (Ep4,7). Đàng khác Giáo hội không chỉ là cơ chế thuan túy nhân loại, mà là Nhiệm Thể Đức Kitô. Nếu có những trương lực, là vì Thánh Than vừa bởi Ngôi Lời, vừa phân biệt với Ngôi Lời. Thánh Than bảo đảm sự kết hợp giữa hai yếu tố, tổng hợp yếu tố nhân loại và yếu tố than linh, truyen thống và sáng tạo, trung thành và tiến bộ…

Chúng ta có thể đúc kết vai trò của Chúa Thánh Thần đối với Giáo hội nhờ hiến chế tín lý về Giáo hội, đặc biệt là số 4:

“Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên tran gian đã hoàn tất (x.Ga17,4), Chúa Thánh Thần được sai đến trong ngày Lễ Ngũ Tuần để thánh hóa Giáo hội mãi mãi, và như thế những ai tin sẽ được tới cùng Chúa Cha qua Chúa Kitô trong một Thần Khí duy nhất (x.Ep2,18). Chính Ngài là Thánh Than ban sự sống, là mạch nước vot lên sự sống vĩnh cửu (x.Ga4,14; 7,38-39), nhờ Ngài Chúa Cha hoi sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, đợi đến khi phục sinh thân xác hay chết của họ trong Chúa Kitô (x.Rm8,10-11). Chúa Thánh Than ngự trong Giáo hội và trong tâm hon các tín hữu như ngự giữa đền thờ (x.1Cr3,16; 6,19). Trong họ Ngài cau nguyện và chưng nhận họ là Nghĩa tử (x.Gl4,6; Rm8,15-16.26). Ngài thông đạt cho Giáo hội toàn thể chân lý (x.Ga16,13). Ngài thông nhất Giáo hội trong hiệp thông và phục vụ. Ngài xây dựng và dẫn dắt Giáo hội bằng nhieu ân huệ khác nhau theo phẩm trật và đoàn sủng, trang bị Giáo hội bằng hoa quả của Ngài (x.Ep4,11-12). Nhờ sức mạnh Phúc Âm, Ngài làm tươi trẻ, không ngừng canh tân và dẫn đưa Giáo hội đến sự hoàn hợp với Phu Quân. Thực vậy, Chúa Thánh Than và Hien Thê nói cùng Chúa Giêsu: 'Xin hãy đến !'.

b)-   So sánh với Tông huấn Giáo hội tại châu Á

Khi nhận định về Thánh Linh học trong sách giáo lý, một số nhà thần học, ví dụ linh mục John O’Donnellsj[5] cho rằng có hơi thiếu chiều kích phổ quát. Dĩ nhiên trong một quyển sách Giáo lý, không thể nói miên man đủ thứ. Những gì xem ra có vẻ hơi thiếu có thể từ từ xuất hiện sau này, khi cần và khi có cơ hội thuận tiện, vì không nên chối cãi, mà còn phải khuyến khích sự tiến bộ và biến chuyển của thần học trong Giáo hội. Theo như tôi, cơ hội đó là Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu và Tông huấn Giáo hội tại Á châu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

      Huấn quyền của Giáo hội tại Roma rất e ngại một số thần học gia Á Châu có khuynh hướng tách rời hoạt động của Chúa Thánh Thần với hoạt động của Chúa Kitô, và càng ngày càng bớt nói về Chúa Kitô để có thể dễ dàng gặp gỡ các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Dường như nói về Chúa Thánh Thần thì dễ có mẫu số chung với các tôn giáo hơn là nói về Chúa Kitô. Đa số các giám mục Á Châu thông cảm với sự cảnh giác của Huấn Quyền và xác tín rằng không thể nào tách rời Chúa Thánh Thần khỏi Chúa Kitô, hoặc tách rời Chúa Kitô khỏi Chúa Thánh thần, vì sự tách rời này hoàn toàn đi ngược với Mặc khải Kinh Thánh và huỷ hoại tận gốc bản chất của Kitô giáo.

      Ý tưởng Sứ mạng phối hợp giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần của Sách Giáo Lý và tư tưởng Chúa Thánh Thần đồng thiết lập Giáo hội với Chúa Kitô của cha Congar quả thật là những tư tưởng rất phong phú và vững chắc, bảo đảm không cho những suy luận viễn vông có thể đưa chúng ta đi sai lạc với đức tin tông truyền.  Kitô giáo không bao giờ đề cập đến hoạt động của Chúa Thánh Thần riêng lẻ, tách rời khỏi hoạt động của Chúa Kitô, cũng không bao giờ nói đến hoạt động của Chúa Kitô ngoài Chúa Thánh Thần. Khi đã được bảo đảm về điều này, thì thần học có thể bàn sâu và rộng về Chúa Thánh Thần. Mặc khải kinh thánh, khi đã hội nhập vào văn hoá Á Châu, mở cửa nền văn hoá ấy, làm cho nó có khả năng chuyển tải những suy tư thần học phong phú về Chúa Thánh Thần, mà không sợ lệch lạc, vì Chúa Thánh Thần luôn là Thần Khí của Đức Giêsu Kitô.

        Mặc dù chủ đề của Tông Huấn Ecclesia in Asia là Sứ mạng yêu thương và phục vụ của Đức Giêsu tại Á Châu, Tông huấn đã dành cả chương III  để nói về Chúa Thánh Thần và lấy nguyên vẹn tựa đề Thông điệp về Chúa Thánh Thần của Gioan Phaolô II Dominum et vivificantem. Bố cục của chương III rất gọn gàng và chặt chẽ, khởi đầu từ cái nhìn rất rộng là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Tạo Dựng và Lịch Sử, bước qua tương quan giữa Chúa Thánh Thần với Ngôi Lời Nhập Thể, rồi bước sang tương quan giữa Chúa Thánh Thần với Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo hội, và kết thúc với đoạn về Chúa Thánh Thần với sứ vụ của Giáo hội tại Á Châu.

        Bố cục này cho phép chúng ta có một cái nhìn rộng rãi về tất cả chương trình cứu độ của Thiên Chúa bao trùm toàn thể công trình Tạo Dựng và tất cả lịch sử nhân loại, và nhắc cho chúng ta về ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, điều mà Công Đồng Vatican II đã khẳng định cách rõ ràng và chắc chắn. Ý định cứu độ phổ quát ấy không dừng lại bình diện dự định mà trở thành hiện thực nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, ngay cả trước khi Ngôi Lời Nhập Thể Làm Người.

        Dù có cái nhìn rất rộng rãi về hoạt động của Chúa Thánh Thần, vượt mọi biên giới thời gian và không gian, các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu vẫn lưu ý rằng một sự tách rời sai lạc giưa Đức Giêsu Kitô Cứu Thế và Chúa Thánh Thần sẽ hủy hoại chân lý cơ bản trong Kitô giáo: Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ Duy Nhất, hôm qua, hôm nay và cho đến mãi muôn đời.

        Thánh Linh học của Tông Huấn nói nhiều về vai trò của Chúa Thánh Thần trong Tạo Dựng. Thánh Linh Học được lồng trong thần học về Tạo Dựng, hay có thể khẳng định cách khác rằng Thần Học Tạo Dựng của Tông Huấn đậm nét Thánh Linh Học, chính vì thế rất sống động, gần gũi với Kinh Thánh và có thể mở ra phương hướng đối thoại với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Tông huấn nhấn mạnh đến sự hiện diện của Chúa Thánh Thần lúc khởi đầu công trình tạo dựng:  Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống không mông quạnh, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước (St1, 2).

       Vì Chúa Thánh Thần hiện diện lúc khởi đầu Tạo Dựng là thời điểm đầu tiên biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài sẽ luôn hiện diện trong vũ trụ, trong thế giới như một sức mạnh ban sự sống. Vì Tạo Dựng là khởi đầu của lịch sử, Thần Khí Thiên Chúa là một quyền năng tiềm ẩn luôn hoạt động trong lịch sử, hướng dẫn lịch sử trên con đường Chân Lý và Sự Thiện.

       Theo Măc Khải Tân ước, Chúa Thánh Thần là tương quan Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, và được truyền thống Kitô-giáo coi như là nguồn gốc sự sống của mọi loài thụ tạo. Tạo Dựng là việc Thiên Chúa tự ý trao ban Tình Yêu của Người, kêu gọi mọi vật từ hư vô đến hiện hữu. Tất cả những gì được dựng nên đều được đầy tràn Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, nghĩa là tràn đầy Chúa Thánh Thần: Thần Khí của Đức Chúa ngập tràn thế giới, bảo toàn sự hiệp nhất giữa muôn vật muôn loài (Kn1,7). Như vậy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần  trong công trình Tạo Dựng làm cho có trật tự, sự hòa điệu và tương quan hữu cơ giữa các tạo vật.

       Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người trở thành nơi cư ngụ của Thần Khí một cách mới mẽ, khi họ được nâng lên hàng nghĩa tử của Thiên Chúa (Gl4,5). Được tái sinh nhờ phép rửa, họ kinh nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Chúa Thánh Thần, không chỉ như là Đấng Ban Sự Sống, mà còn như  Đấng thanh tẩy và cứu độ, làm phát sinh các hoa quả yêu thương, vui mừng, bình an, đại lượng, nhân hậu, từ tâm, tín trực, hiền hòa, tiết độ (Gl5,22-23).

       Các hoa trái của Chúa Thánh Thần là dấu chỉ Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ đầy trong tâm hồn chúng ta nhờ bởi Thần Khí được ban cho ta (Rm5,5). Khi Tình Yêu ấy được đón nhận, thì sẽ làm cho nhiều người nam cũng như nữ trở nên dụng cụ hữu hình cho hoạt động liên lỉ của Thần Khí vô hình. Khả năng trao ban và đón nhận tình yêu là chứng từ sống động nhất cho sự hiện diện trong nội tâm của Chúa Thánh Thần và quyền năng của Ngài. Do kết quả của sự biến đổi và sự tái sinh mà Ngài thực hiện  trong tâm trí nhiều người, Ngài ảnh hưởng trên các xã hội, các nền văn hóa và các tôn giáo. Chúa Thánh Thần là nguồn gốc của các lý tưởng cao thượng, các sáng kiến tốt lành của nhân loại đang hành trình. Bởi một sự quan phòng kỳ diệu, Ngài hướng dẫn dòng thời gian và đổi mới mặt điạ cầu.

      Theo hướng đi của Công Đồng Vatican II các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh hoạt động đa dạng và khác nhau của Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng gieo các hạt giống chân lý giữa lòng các dân tộc, trong các tôn giáo, các nền văn hóa và các triết học của họ.  Điều đó có nghĩa là các tôn giáo, các nền văn hóa và các triết học ấy có khả năng giúp đỡ họ, cá nhân cũng như  tap thể, chống lại sự dữ, phục vụ sự sống và tất cả những gì thiện hảo. Các mãnh lực sự dữ và sự chết luôn tìm cách chia rẽ các dân tộc, các xã hội và các cộng đồng tôn giáo, làm nảy sinh những nghi ngờ và đối nghịch đưa đến xung đột. Trái lại Chúa Thánh Thần luôn nâng đỡ các dân tộc trong nỗ lực tìm hiểu và chấp nhận lẫn nhau. Chính vì thế mà Thượng Hội Đồng Gíam mục Á Châu  coi Chúa Thánh Thần như  tác nhân đầu tiên trong cuộc đối thoại của Giáo hội với các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo.

       Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, lịch sử cứu độ diễn tiến trên hiện trạng của thế giới và vũ trụ theo kế hoạch của Chúa Cha. Chương trình ấy được thể hiện nhờ Chúa Thánh Thần ngay từ đầu công cuộc Tạo Dựng, được mặc khải và dần dần thi hành trong Cựu Ước, đạt tới hoàn tất nhờ ân sủng Đức Giêsu Kitô. Chương trình ấy tiếp diễn trong cuộc Tạo Dựng mới cũng do Chúa Thánh Thần, cho tới khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang ngày sau hết.

V- Kết luận:

       Cha Congar cố gắng cho công trình nghiên cứu Thánh Linh học của ngài có chiều kích phổ quát như thần học  hôm nay đòi hỏi, đã kết thúc quyển II của bộ sách về Chúa Thánh Thần bằng vinh tụng ca in unitate Spiritus omnis honor et gloria (trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, mọi vinh quang và danh dự …) chia ra làm những mục sau đây:

- Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tự cho mình một trái tim con người, và là trái tim người con hiếu thảo trọn vẹn .

- Nơi Đức Giêsu chúng ta được tiền định làm con cái của Thiên Chúa, Ngài thông chuyển cho chúng ta cuộc sống làm con nhờ Chúa Thánh Thần

- Thánh Thần Thiên Chúa lấp đầy vũ trụ. Ngài đón nhận mọi thực tại hiện hữu để làm vinh danh Chúa Cha.

       Tính  phổ quát của hoạt động Chúa Thánh Thần còn có thể khai triển theo chiều rộng cũng như chiều sâu, nhờ sự tiếp sức của các nhà thần học Á Châu hôm nay với nền văn hoá chuyển tải không phải là La-Hy, mà là Á-Đông. Đó là điều mà cha Congar mong ước, khi cha cùng với các nghị phụ Công Đồng Vatican II suy tư về tương quan giữa Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo  (Nostra Aetate).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top