yeu to VH 2
• Yếu tố văn hóa: các yếu tố VH có tác động rộng rãi và sâu xa nhất đến hành vi người tiêu dùng.
Văn hóa:
- Là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành
vi của 1 người. Không như những loài động vật,
(chúng đều bị bản năng chi phối) đối với con
người, phần lớn cách thức ứng xử đều mang tính
hiểu biết. Đứa trẻ lớn lên trong XH thì học được
những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng
xử cơ bản thông qua gia đình và những đình chế
quan trọng khác. Ví dụ đối với mặt hàng quần áo,
người phụ nữ phương Đông vốn có nét văn hóa là
kín đáo, dịu dàng...nên khi chọn quần áo thì họ có
xu hướng chọn những loại quần áo kín đáo và thể
hiện được vẻ dịu dàng, nữ tính của mình. Nhưng
đối với người phụ nữ phương Tây, họ văn hóa
của họ vốn phóng khoáng, nên khi chọn quần áo
họ sẽ lựa chọn những loại quần áo "mát mẻ"...!
Chính vì vậy, người làm Marketing cần phải chú
ý để đáp ứng đúng nhu cầu cho từng đối tượng
KH khác nhau.
Nhánh văn hóa:
- Mỗi nền VH chứa đựng những nhóm nhỏ hơn
hay là các VH đặc thù (subcultures), là những nhóm VH tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập với XH cho các thành viên của nó. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm:
Dân tộc: ví dụ mặt hàng quần áo, đối với người phụ nữ Việt Nam, họ sẽ chọn những loại kín đáo nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp quyến rũ, hiện đại, dịu dàng, nữ tính...nhưng đối với người phụ nữ Mỹ, vì họ vốn có lối sống, VN phóng thoáng, tự do nên khi chọn quần áo, họ thường chọn những loại "mát mẻ"...!
Chủng tộc: ví dụ đối với ẩm thực, người Châu Âu thức ăn chính của họ là bánh mì, thịt, những thức ăn nhanh..., con đối với các nước Châu Á thì thức ăn chính của họ là cơm.
Tôn giáo, tín ngưỡng: ví dụ đối với Ấn Độ giáo( đạo Hindu, Bà la môn giáo), họ không ăn thịt bò, vì bò là linh vật họ thờ, còn đối với đạo Phật, họ không ăn bất cứ loài vật nào, chỉ ăn thực vật, vì họ cho rằng ăn động vật là sát sinh.
Vùng địa lý: ví dụ điển hình như người miền núi và người đồng bằng, chúng ta không thể nào đem bán máy tính xách tay hay máy lạnh cho những người miền núi được, vì nhiều nguyên nhân khách quan, chẳng hạn như trình độ của họ, ...
Tầng lớp XH:
Về cơ bản, tất cả các XH loài người đều có sự phân
tầng XH. Tầng lớp XH không chỉ dựa vào 1 yếu tố
duy nhất như thu nhập, mà cả sự kết hợp của nghề
nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải và những yếu tố
khác nữa. Ví dụ, đối với nhân viên văn phòng thì
nhu cầu của họ là máy tính, nhưng chúng ta không
thể nào đem máy tính để bán cho 1 bác nông dân
được vì thứ nhất, họ không có trình độ chuyên môn
để có thể sử dụng, thứ 2 nghề nghiệp của họ không
cần tới máy tính và những yếu tố khách quan khác
nữa...! Vì vậy, những người làm Mar cần quan tâm
nghiên cứu cụ thể, chính xác để có thể giúp đưa sp
của mình tới tận tay người tiêu dùng 1 cách hiệu
quả nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top