Y THUC XH

a) ý thức xã hội:

ý thức xã hội là toàn bộ dời sống tinh thần của xã hội bao gồm tình cảm, tập quán truyền thống, quan điểm lý luận... phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội.

b) Cấu trúc của ý thức xã hội: bao gồm hai yếu tố:

+ Tâm lý xã hội: là toàn bộ tình cảm, tâm trạng truyền thống, xã hội được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người.

+ Hệ tư tưởng là quan niệm, tư tưởng đã được hệ thống hóa thành lý luận thành các học thuyết khác nhau về xã hội.

c) Mối quan hệ của các yếu tố tạo thành ý thức xã hội (mối quan hệ của tâm lý xã hội và hệ tư tưởng).

Giống nhau (thống nhất với nhau): Cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều được sinh ra từ tồn tại xã hội và đều phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (tức tồn tại xã hội).

Thống nhất nhưng có sự khác biệt (khác nhau). Hệ tư tưởng và tâm lý xã hội là hai trình độ, hai phương tưức phản ánh tồn tại xã hội khác nhau trong đó.

+ Tâm lý xã hội là trình độ thấp, trực tiếp hình thành dưới ảnh hưởng của những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người.

+ Hệ tư tưởng là trình độ cao, trình độ lý luận nó là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội bằng sự khái quát trong lý luận trong cơ sở kế thừa những tài liệu tư tưởng đã có từ trước.

+ Quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Tâm lý xã hội,tình cảm giai cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng, ngượclại hệ tư tưởng lại củng cố và phát triển tâm lý xã hội, tình cảm giai cấp./.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết