Phân biệt Thủy Đậu và Sởi

PHÂN BIỆT THUỶ ĐẬU VÀ SỞI

Nguồn: Bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc- Đại học Y Hà Nội

🍀Thuỷ đậu và sởi là hai trong nhiều bệnh dịch do virus gây nên.

Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng ho, chảy mũi, sốt cao và đặc biệt là nổi các nốt mụn trên cơ thể.

Bệnh diễn biến thường theo mùa, lây lan nhanh qua đường hô hấp, nếu không điều trị, chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đến tính mạng.

Chẩn đoán, điều trị, theo dõi và chăm sóc cho trẻ bị mắc bệnh sởi và thuỷ đậu có những điểm khác nhau.

❓ ❓ ❓SỞI VÀ THUỶ ĐẬU KHÁC NHAU NHƯ THẾ ?

↪️Bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm, nhưng dịch hay gặp vào những tháng Đông Xuân. Còn mùa của Thuỷ đậu thường là sau Tết, từ tháng 2 đến tháng 6, cao điểm là vào tháng 3-4 hằng năm.

↪️Thời kỳ ủ bệnh của sởi khoảng 8-11 ngày, còn Thuỷ đậu từ 10-21 ngày. Đáng chú ý là bệnh sởi có thể lây lan ngay từ thời kỷ ủ bệnh qua đường hô hấp, vì thế rất dễ bùng phát thành dịch. Còn Thuỷ đậu thường lây lan mạnh ở giai đoạn bay hết nốt, đây là thời kỳ cần cách ly trẻ.

↪️Sởi thường khởi phát rầm rộ với các triệu chứng như sốt cao 39-40*C, chảy mũi ho nhiều, nổi ban. Ban sởi thường xuất hiện vào ngày thứ 3-7 của bệnh, thường là các ban màu hồng đồng đều, mọc thứ tự từ mặt lan dần xuóng phía dưới.

↪️Trẻ bị Thuỷ đậu thường sốt nhẹ, mệt mỏi biếng ăn, các nốt mụn nước nổi ở mặt, chi sau đó lan ra toàn thân. Các nốt mụn không đồng đều cả về kích thước, hình dạng và thời gian. Các nốt mụn nước có thể bị bội nhiễm, gây ra biến chứng sẹo sau này.

❓ ❓ ❓LÀM GÌ KHI BỊ MẮC ?

↪️Thuỷ đậu và sởi có thể gây nhiều biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm màng não, thậm chí tử vong.

↪️Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà có thể được hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Trẻ cần được cách ly, nghỉ ngơi, ăn mềm nhẹ, dùng hạ sốt và hạn chế tiếp xúc. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy nhiều…cần phải đưa đến cơ sở y tế điều trị ngay.

↪️Đối với thuỷ đậu thì việc chăm sóc da cho trẻ là quan trọng nhất. Cần chăm sóc kỹ nốt phỏng để tránh bội nhiễm.

Biến chứng viêm tai giữa thường dễ bị bỏ sót, vì vậy cần đi khám và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng để kiểm tra.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin cho trẻ theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top