Chương 3 : Gặp Lý Kính Tu
Năm ất-mùi (1175), Anh-tông phong cho Tô hiến Thành làm Thái-phó Bình-chương-quân-quốc trọng-sự 太 傅 平 章 軍 國 重 事 và gia phong vương tước. Anh-tông đau, ủy thác Thái-tử là Long Cán 龍 翰 cho Tô hiến Thành. Anh-tông mất, trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi.
Sau khi Anh Tông mất nắm 1176 thái tử Long Cán lên ngôi lấy hiệu là Lý Cao Tông khi đăng vị Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi mọi sự trong nước đều do một tay Thái phó Tô Hiến Thành được tiên vương nhờ cậy đảm đương gánh vác, cũng may lúc này trong triều nhiều lương thần tài giỏi lại có lòng trung thành hết mực với nhà Lý nên đất nước mới được yên ổn triều chính gọn gàng, nhưng mầm mống của sự suy yếu đã bắt đầu nhen nhóm từ đời vua trước nhà Lý đã không còn được mạnh mẽ như trước. Nhân-tông không có con, lập con của hoàng-đệ là Sùng-hiền-hầu 崇 賢 侯 lên làm Thái-tử, nay lên nối ngôi, tức là vua Thần-Tông 神 宗 [ đánh dấu sự chuyển đổi từ chi trưởng sang chi thứ của nhà Lý đồng cũng kết thúc thời kỳ hoàng kim đỉnh cao thịnh vượng của vương triều. Các vua tiếp theo tài trí không thể sáng bằng với các vị vua trước đất nước bắt đầu chững lại và có dấu hiệu đi xuống nhưng nhờ có các cựu thần vốn trưởng thành và được các bậc tiên đế trước bồi dưỡng nên các vị vua tiếp theo của nhà Lý tuy lên ngôi còn bé nhưng chính sự vẫn được duy trì gọn gàng, đất nước có hơi loạn nhưng vẫn có thể bình định bởi các danh tướng lương thần. Tuy nhiên đến đời vua Lý Cao Tông sau khi Tô Hiến Thành mất nhà Lý bắt đầu tụt dốc không phanh, không có một ai có thể gánh vác đất nước trong khi vua còn trẻ chính điều này đã dẫn tới các sai lầm của nhà vua loạn lạc nổi lên.
Hậu cung trong lúc này Lý Văn Võ vẫn chưa hay biết đang có một âm mưu phế lập nhằm vào mình. Từ một người hiện đại nắm 2015 bỗng xuyên về năm 1176 tức là vượt qua hơn 839 năm để trở thành người cổ đại vua nhà Lý nước Đại Việt, tất cả mọi vật với hắn đều rất mới lạ và kì quái, dù khả năng thích nghi của Lý Văn Võ cao nhưng vẫn không bắt kịp thực sự không thể tin được mọi chuyện. Sau khi lão thái giám dời đi Lý Văn Võ đã khéo léo hỏi dò đám cung nữ mới biết hiện tại là năm Trinh Phù thứ nhất tức năm 1176 lịch dương, hắn là Lý Long Cán tức vua Lý Cao Tông nước Đại Việt mới lên ngôi trước đây 4 tháng, hắn nghĩ thầm "thật là không thể tưởng tượng được đúng là mình xuyên việt thật rồi, không ngờ chuyện tưởng chỉ có trong tiểu thuyết ấy lại xảy ra với chính mình, càng khó tin hơn là mình lại xuyên và chở thành hoàng đế Lý Cao Tông. Khoan đã hình như theo mình nhớ Cao Tông là một tên ăn chơi hưởng lạc vô độ là tôi đồ của nhà Lý, kẻ làm nhà Lý xuy yếu giặc dã khắp nơi, đất nước loạn lạc cuối cùng mất cơ nghiệp về tay nhà Trần." Ngay khi hiểu được thân phận cũng như lịch sử những "chiến công" của Lý Cao Tông hắn che miệng sợ hãi, chả lẽ cơ nghiệp nhà Lý lại hủy hoại trong tay mình sao, theo sách sử có chép thời Lý Cao Tông cả nước loạn lạc binh đao khiến không biết bao nhiêu người phải chết, bao nhiêu gia đình phải tan cửa nát nhà vợ mất chồng, con mất bố, tình cảnh thật là thê thảm. Nghĩ tới đây Lý Văn Võ tuy trước đây không phải là đại anh hùng nhưng cũng là một người có lòng yêu nước nồng nàn, chuyện này nếu là trước kia không thể nào thay đổi được thì cũng thôi nhưng bây giờ hắn có khả năng thì nhất định phải ngăn cho bằng được, quyết không để cảnh đất nước loạn lạc xảy ra. Biết đâu ông trời sắp xếp cho Lý Văn Võ xuyên việt cũng là vì lý do này, củng cố đất nước đưa dân tộc Việt bước lên một trang sử mới viết nên lịch sử của một dân tộc nhỏ bé vùng lên chở thành một cường quốc hùng mạnh lưu danh sử sách muôn đời.
Những suy nghĩ táo bạo hiện lên trong đầu Lý Văn Võ "đúng vậy nếu ông trời đã cho ta thành vua thì ta quyết không sống uổng phí đời này. Ta quyết đi ngược thời gian thay đổi lịch sử để sau này ngàn năm sau con cháu đại Việt không như lúc ta ở tương lai nữa, bị Trung Quốc bắt nạt lấn át mà không dám làm gì. Trung Quốc sao Đại Tống sao, các người hãy đợi đấy, ta Lý Cao Tông đã thay đổi, Đại Việt cũng vì vậy mà khác xưa".
Đã 3 ngày từ khi Lý Văn Võ chở về thời Lý hiện tại thời tiết đang vào đầu mùa thu khí trời kinh đô Thăng Long mát mẻ ngoài vườn từng chiếc là đã ngả vàng những cơn gió nhẹ khẽ thổi qua khiến chiếc lá già cỗi luyến tiếc buông cành rơi xuống đất kết thúc nhiệm vụ của mình sau một chu kỳ làm việc kéo dài mấy tháng để chuẩn bị đón những mầm xanh mới khi xuân về. Từ trong thư phòng Lý Văn Võ ngơ ngác nhìn ra ngoài vườn thả hồn vào trong gió mùi trầm hương thoang thoảng từ lò đốt được gió cuốn đi làm nhạt mất khiến nó hao hao giống mùi cây nhang mà nhà hắn hay đốt những ngày giỗ điều này khiến hắn nhớ về quê nhà và gia đình quá, không biết bây giờ ở hơn 800 năm sau bố mẹ hắn đang làm gì? Khi biết hắn biến mất thì 2 người sẽ ra sao, trong nhà hắn vốn là con cả dưới hắn còn có em gái kém hắn 4 tuổi, bố mẹ Lý Văn Võ rất kì vọng vào hắn bở vì hắn học rất tốt đã thế còn thi đậu trường học viện cảnh sát nhân dân, một trong những ngôi trường danh giá nhất nước với điểm đầu vào cao chót vót. "Có lẽ giờ này cha mẹ và mọi người đang rất lo lắng cho mình đây" Lý Văn Võ nghĩ thầm rồi thở dài, bây giờ hắn rất muốn được trở về hắn sợ bố mẹ buồn, từ bé đến lớn hắn vẫn thế có lẽ sóng gió cuộc đời không làm hắn chùn bước nhưng những giọt nước mắt của mẹ lại làm cho Lý Văn Võ thấy run rẩy hắn sợ bố mẹ thất vọng về hắn cũng giống như trước đây khi hắn thi trượt đại học vậy.
- Thưa bệ hạ. Hàn lâm học sĩ Đỗ Kính Tu đã được cho mời tới xin được yết kiến bệ hạ
Giọng của lão thái giám vang lên cắt đứt mạch suy nghĩ của Lý Văn Võ. Quay sang nhìn lão thái giám Lý Văn Võ nói
- Cho mời Đỗ đại nhân vào
- vâng thưa hoàng thượng.
Lão thái giám nhận chỉ của nhà vua quay sang phía bên trái cất tiếng hô
- Hoàng thượng có chỉ cho mời Hàn lâm học sỹ Đỗ Kính Tu vào gặp.
Lão thái giám hô xong thì dường như chỉ một khắc sau một vị quan đội mũ cánh chuồn nhanh tróng bước tới, có lẽ ông ta cũng chỉ đứng cách đó vài chục bước nhưng theo lệ thời xưa khi chưa có sự cho phép của nhà vua thì quan lại không được phép diện kiến. Vị quan này bước tới đối diện với Lý Văn Võ khoảng 5 mét rồi phủ phục quỳ xuống theo lễ quân thần nói lớn
- Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
Nhìn người đang quỳ trước mặt này cũng khá lớn tuổi tuy biết đây là việc bắt buộc của quan lại thời xưa mỗi khi gặp hoàng đế nhưng Lý Văn Võ vẫn không quen có người quỳ trước mình cho lắm dù biết thân phận của mình bây giờ đã khác trước là đấng cửu ngũ chí tôn nhưng có lẽ quan điểm và cách nhìn sự việc của một người hiện đại thế kỷ 21 khó mà thay đổi trong thời gian ngắn. Lý Văn Võ nhanh chóng chạy tới đỡ vị đại thần dậy
- Khanh đứng lên đi, trầm không quen người khác quỳ xuống trước mặt trẫm.
Hành động này của nhà vua làm cho lão thái giám và Hàn lâm học sĩ Đỗ Kính Tú giật bắn mình sợ hết hồn. Hoàng đế đỡ thần tử chuyện này không phải là không có nhưng đặc quyền này chỉ dành cho những đại công thần có công lớn với đất nước, đằng này Đỗ Kính Tú tuy là người tài giỏi lại là quan đại thần nhưng để được hưởng đặc ân đó cũng còn kém mấy phần, đằng này hành động đó lại xuất phát từ vị tiểu hoàng đế mới chỉ có 3 tuổi có lẽ còn chưa hiểu sự đời. Câu nói của nhà vua còn kì lạ và đáng sợ hơn, cái gì mà không quen người khác quỳ trước mặt mình, việc quỳ lạy là hành động chứng tỏ sự tôn kính đặc biệt chỉ những người thân phận trên mới được hưởng đặc quyền, từ xưa tới nay có vị vua nào mà không muốn người khác quỳ lại tốn kính mình, chả phải thiên hạ cổ kim anh hùng sống chết tranh cướp ngai vàng cũng chỉ vì muốn đứng trên vạn người được thiên hạ vạn dân quỳ bái trước uy nghiêm của thiên tử sao. Hơn nữa việc quỳ lạy là bổn phận của quân thần với chủ, thần tử mà không quỳ lạy vua thì tôn ti trật tự ở đâu? Như thế là trái với địa lý nho gia đi ngược lại đạo lý thánh hiền, xưa tới nay chỉ có bọn lộng thần mới làm như thế. Nghĩ tới đây Đỗ Kính Tú kinh hãi đập đầu nói
- Vi thần không dám, vi thần không dám
Thấy Đỗ Kính Tu lo sợ như vậy Lý Văn Võ biết hành động của mình có vẻ càng làm cho sự việc thêm rắc rối, hắn chỉ thở dài đành quay lại chỗ ngồi của mình nhẹ nhàng nói
- Đỗ ái Khanh bình thân.
Đợi một lúc thấy Đỗ Kính Tú vẫn quỳ ở đó không chịu đứng dậy hắn lại nói
- Đỗ ái khanh sao không đứng lên, chả lẽ lại muốn trẫm phải đích thân xuống đỡ khanh sao?
- Vi thần không dám mong hoàng thượng thứ tội, chỉ những kẻ lộng thần mới gặp vua mà không quỳ mà thôi, để chứng tỏ tấm lòng trung thành của mình xin bệ hạ cho phép thần được quỳ nghe hoàng thượng dạy bảo ạ!
Đỗ Kính Tu vừa quỳ vừa lo lắng trong lòng thầm nghĩ "hôm nay hoàng thượng có gì đó rất lạ hành động và lời nói rất khác chả lẽ có kẻ đứng sau ngầm thao túng hòng nếu mình có sơ hở có gì đó bất kính thì chụp cái mũ lộng thần để hãm hại mình chăng, không được mình phải cẩn thận mới được, hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm biết đâu lại là âm mưu của Chiều Linh thái hậu thì sao, hoàng đế còn nhỏ dại chưa phân biệt được đúng sai nhỡ may nghe nhầm lời gian thần mà nghi oan cho mình thì dù có 10 cái đầu cũng không đủ chém"
- Trẫm nói khanh đứng lên trẫm có phải là cọp dữ đâu mà Đỗ ái khanh phải sợ như thế chứ? Chả lẽ ta là một vị hôn quân khiến triều thân ai cũng khiếp sợ quỳ mọp xuống mà nói chuyện không dám ngẩng mặt lên nhìn mặt cọp sợ bị ăn thịt sao?
Thấy Hoàng đế nói thế khiến Đỗ Kính Tu càng thêm lo sợ dập đầu xin tội.
- Vi thần không dám, vi thần không dám, xin vệ hạ thứ tôi.
- Thôi được rồi trẫm thứ mọi tội cho khanh nhưng đây là lần cuối trầm nhắc khanh đứng lên, nếu không nghe trẫm sẽ trị tội kháng chỉ.
- Vi thần xin tuân chỉ, tạ ơn hoàng thượng.
Đỗ Kính Tu đứng lên nhưng trên mặt vẫn còn nét lo sợ hoang mang, Lý Văn Võ chỉ còn biết cười khổ ý tốt của mình lại bị hiểu nhầm đã thế còn dọa người ta hết hồn nữa chứ đôi khi việc tốt dùng không đúng lúc, đúng hoàn cảnh lại thành việc dở.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top