Chương 24 : sửa chữa pháp luật

Nhìn Lý An đang đứng trước mặt, Long Cán nói "trẫm thấy luật pháp hiện tại của Đại Việt ta quá nhiều thiếu sót, các hình phạt lại quá hà khắc có lẽ cần phải chỉnh sửa lại các điều luật như thế mới có lợi cho bách tính thiên hạ"

- Không biết bệ hạ định sửa thế nào? - Lý An tò mò hỏi.

  - Trẫm thấy đầu tiên phải phân biệt giữa người phạm tội và người không phạm tội.

- thưa như thế nào để phân biệt người phạm tội và người không phạm tội?

Long Cán dừng lại một lát lục lại trí nhớ kiếp trước, hắn quyết định sử dụng tất cả hiểu biết của mình về bộ luật hình sự được học tại trường rồi sửa lại một chút để áp dụng cho phù hợp với tình hình Đại Việt hiện tại.

Sau một lát suy nghĩ, Long Cán nói "đầu tiên muốn biết một người có phạm tội hay không phải có ba yếu tố , thứ nhất người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm trước luật pháp, thứ hai hành vi phạm pháp phải có lỗi và cuối cùng là hành vi phạm tội đó phải được quy định trong bộ hình luật."

Với ngạc nhiên với ý tưởng mới lạ Lý An vẫn mù mịt chả hiểu gì bèn hỏi "thưa bệ hạ như thế nào mới đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật? Không phải tất cả mọi người phạm pháp đều phải chịu hình phạt sao?"

Long Cán lắc đầu trả lời "cài này trẫm đã nghĩ kĩ rồi hiện tại luật hiện hành không có quy định độ tuổi miễn trách nhiệm hình phạt, tất cả mọi người dù nhỏ tuổi tới đậu cũng đều phải chịu phạt trước pháp luật, như vậy trẫm thấy rất không hợp lý, cơ thể con người lúc mới sinh ra chưa hoàn chỉnh nhất là trí não và nhận thức phải qua một thời gian dài học hỏi mới dần thành thạo được, chính vì thế đến một độ tuổi nhất định con người ta mới nhận thức được việc mình làm là đúng hay là sai, chúng ta không thể bắt tội người không biết gì về việc làm của mình được"

Lý An nghe thế sợ hãi nói "bệ hạ không được nếu làm như vậy thì pháp luật sẽ thiếu tính răn đe, nhỡ may có kẻ ý đồ đen tối lợi dụng việc không trị tội những người miễn trách nhiệm với hình phạt để làm điều phạm pháp thì thế nào xử lý?"

Long Cán trả lời "chúng ta chỉ cần tóm kẻ đứng đằng sau xúi dục là được, chứ bản thân kẻ bị lợi dụng kia không hiểu việc mình làm là đúng hay sai."

Lý An vẫn thấy không ổn nói "giả sử đàng sau kẻ phạm tội kia không có kẻ xúi dục thì làm sao?"

Long Cán nói "đứa trẻ không biết gì phạm tội thì sao đành xử phạt nó, trẻ con cùng lắm chỉ là trộm cắp vặt những tội nhẹ như thế trẫm nghĩ có thể bỏ qua không xử phạt, nếu gây thiệt hại quá nặng chỉ cần bắt bố mẹ chúng phải bồi thường là được."

Lý An suy nghĩ thấy cũng có lý bèn cúi đầu thưa "bệ hạ lòng dạ bồ tát thật khiến thần hổ thẹn, thế nhưng thần vẫn không hiểu yếu tố thứ hai như thế nào là lỗi ."

Long Cán nghe vậy bèn giải thích "lỗi chính là suy nghĩ của người phạm tội là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật. Có hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Trong lỗi cố ý thì có lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp là Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong lỗi vô ý cũng chia làm hai loại. Thứ nhất là Lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Thứ hai Lỗi vô ý do cẩu thả Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Những người không có lỗi thì không được coi là tội phạm."

Lý An càng nghe càng kinh ngạc mừng rỡ nếu dùng cách này để phân biệt tội phạm thì sau này sẽ hạn chế tối đa việc sai lầm trong sử án "thưa bệ hạ đây quả là ý kiến phi thường nếu có thể áp dụng thì sẽ là đại công đức với bách tính, thế còn yếu tố thứ 3 xin bên hạ minh bạch cho thần rõ"

Long Cán cười cười thầm nghĩ "đây chính là kết tinh của trí não bao học giả các thế hệ sao mà không tốt được, cũng may chuyên ngành mình học trước đây chuyên nghiên cứu về luật pháp nên mấy cái chuyện luật pháp và tội phạm này có thể nói tìm khắp thế giới hiện tại cũng không ai bằng mình được"

Nói tới yếu tố thứ 3 thì chính là việc quản chế những người đại diện pháp luật, những người có quyền lực thường tự cho mình cái quyền đặt ra pháp luật nên yếu tố thứ ba quy định chỉ những vi phạm được quy định trong bộ hình luật mới được coi là tội phạm để hạn chế nạn quan Liêu thích làm gì thì làm, lũng đoạn, dọa nạt dân chúng.

Sau khi giải thích tất cả các thắc mắc của Lý An về cách sửa lại những quy định về pháp luật Long Cán giao cho hắn và tất cả quan viên Hình Bộ từ những ý tưởng mà hai người vừa trao đổi soạn thảo lại một bộ luật mới trong thời gian càng ngắn càng tốt rồi trình lên cho Long Cán xem.

Tiễn Hình Bộ thượng thư Lý An khỏi phòng nhìn mặt trời đã lên tới đỉnh cũng là thời gian buổi trưa Long Cán quyết định đến chỗ Đỗ thái hậu cùng bà ăn cơm.

Khi Long Cán vừa bước vào cửa phòng đã thấy Đỗ thái hậu ở ngồi trên bàn ăn đang đợi hắn, thây Long Cán đến bà vui vẻ cười nói "dạo này lo việc chính sự vất vả bận bịu mà hoàng thượng vẫn nhớ tới thăm ta, quả thật là đứa con có hiếu, lại đây ngồi cạnh ta nào"

Long Cán thấy vậy liền cười chạy tới ngồi ngay cạnh Đỗ thái hậu làm nũng nói "mẹ sao mẹ lại nói thế, dù chính sự có bận tới đâu thì phận làm con cũng sao có thể quên tới thăm mẹ mình được."

Thấy Long Cán nói ngon ngọt có ý lấy lòng mình Đỗ thái hậu rất hài lòng gõ nhẹ vào đầu hắn mắng yêu "cái thằng bé này mới tí tuổi đầu đã học được cách nịnh bợ người khác rồi, miệng lưỡi trơn tuột sau này mà không nghiêm túc nhỡ bách quan học tập theo thì sao"

Thấy mẹ mình nói thế Long Cán giả vờ làm mặt nghiêm túc "Nịnh thần thì có sao chứ, chỉ cần bọn họ làm mẹ vui thì con không muốn có bất cứ quan lại nào nói lời khó nghe trong triều đình cả"

Hai mẹ con trò chuyện với nhau rất vui vẻ với tài ăn nói của mình Long Cán làm Đỗ thái hậu cười tít mắt, bà rất hài lòng về đứa con này của mình vừa thông minh hiếu thảo lại rất biết các ăn nói lấy lòng người khác một đứa bé bất cứ ai gặp cũng đều yêu quý.

Buổi chiều sau khi dùng bữa và nghỉ ngơi tại chỗ của Đỗ thái hậu Long Cán cùng đoàn tuỳ tùng đi tới Quốc Tử Giám, sau khi Đỗ Kính Tu được phong làm Tế tửu chủ quản Quốc Tử Giám thì nơi dạy học cho hắn cùng toàn bộ đám thư sinh cũng chuyển đến đó, vì công việc cải cách nến cũng một thời gian Long Cán không có đến đây để học, với lại hiện tại vốn chữ Nôm của hắn đã khá khá có thể đọc hiểu các tấu chương nên như cầu học chữ Nôm của hắn cũng không cần nữa, còn chuyện học cao hơn như đạo lý thơ phú thì tất nhiên hắn sẽ không bao giờ học rồi, với hắn mấy thứ đó không có tác dụng gì cả, để tốn thời gian vào mấy cái việc đó thà hắn kẻ trong thư phòng dựa vào trí nhớ viết ra mấy quyển sách còn có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Thấy Long Cán đến hai người Trần Quang và Nguyễn Trọng ( giờ đổi tên vì cái tên Trần Đại Quang -  Nguyễn Phú Trọng nghe nó cứ làm sao ấy) vô cùng bất ngờ và mừng rỡ, chuyện bảng chữ cái và quyển sách mà trước đây Long Cán giao cho bọn hắn đã hoàn toàn thuộc lòng, không những thế còn chép được hơn 200 quyển sách từ bản chính mà Long Cán đưa cho, tuy nhiên vì Long Cán vắng mặt một thời gian nên việc dạy chữ quốc ngữ cho đám thứ sinh gặp rất nhiều khó khăn, các vấn đề không hiểu từ quyển sách cả hai đều không biết các giải quyết chính vì thế cả bọn cũng chỉ là thuộc lòng thuộc vẹt quyển sách chứ chưa thật sự nắm vững được cái cốt lõi của loại chữ mới, ví dụ như hai chữ đều phát âm là "trời - chời" sao một chữ lại sai còn chứ kia lại đúng, vấn đề này liên quan đến chính tả rất khó giải thích, cuối cùng hao phí một phen miệng lưỡi nước bọt Long Cán mới giải thích cho hai người hiểu được.

Long Cán sau khi giải thích tất cả các thắc mắc của hai người Trọng và Phú liền bảo hai người đi gọi tất cả đám thư sinh lại, hôm nay hắn tới đây là muốn kiểm tra sau một thời gian bọn họ nắm được loại chữ mới này tới mức nào rồi, liệu có thể thực hiện được bước kế tiếp của kế hoạch phổ biến chữ quốc ngữ chưa.

Không để vị hoàng đế trẻ tuổi phải đợi lâu, hôm nay Đỗ Kính Tu bận việc nên cả đám thư sinh đều chỉ là tự học sau khi nghe Trọng và Quang nói là hoàng đến triệu tập ngay lập tức 20 người đều có mặt đông đủ không vắng mặt một ai.

Nhìn đám học sinh trước mặt Long Cán rất kì vọng, đây chính là đội ngũ giáo sư nòng cốt trong tương lai để hắn có thể phổ biến chữ quốc ngữ ra toàn bộ Đại Việt, đây chính là tâm huyết của hắn chuẩn bị từ rất lâu tuy một thời gian bị bỏ mặc vì chuyện triều chính nhưng không có nghĩa Long Cán từ bỏ suy nghĩ thay đổi chữ viết của đất nước, hiện tại tạm thời chính sách cải cách của hắn vẫn đang được thi hành, thời gian rảnh rỗi Long Cán quyết định thử trình độ từng người xem nhận thức của cả bọn như thế nào.

Cách thử của hắn rất đơn giản gồm hai hạng mục đọc và viết.

Đầu tiên Long Cán đưa ra một đoạn văn rồi cho từng người một đọc, kết quả trừ hai người Quang và Trọng có thể đọc lưu loát ra còn có 2 người khác có thể coi là tạm được với kết quả này Long Cán hơi thất vọng, hắn cứ nghĩ phải có nhiều người đọc tốt hơn nữa cơ vì thật sự việc đọc chữ đơn giản chỉ là nhận biết mặt chữ rồi đọc lại bằng âm tiếng Việt, chuyện này có thể nói là dễ nhất đối với đám mọt sách chỉ quen học thuộc lòng này, thế mà kết quả không được như hắn mong đợi.

Tiếp theo đến mục viết hắn đọc một đoạn văn cho cả đám chép lại, lần này càng tệ hơn hắn đã cố đọc rất chậm nhưng ngoài Quang và Trọng có thể chép theo kịp nhịp đọc của hắn còn lại chỉ được một đoạn là không thể chép kịp, xem lại đoạn văn mà hai người Quang và Trọng chép tuy còn sai chính tả rất nhiều tuy nhiên cũng tạm chấp nhận được, dù sao thời gian hai người tiếp súc với loại chữ mới này cũng tương đối ngắn, làm được như thế đã là cố gắng lắm rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top