Chương 57: Bà mai tới cửa

  Trung tuần tháng sáu, trời bắt đầu vào hạ, thời tiết bắt đầu trở nên nỏng nảy hơn rất nhiều, nhưng không ai phàn nàn về việc này cả.

   Vì sao ư?

   Đơn giản là vì nắng tốt lúa trên đồng ruộng sẽ nhanh chính, việc thu hoạch phơi sấy cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, chút nóng ấy so với niềm vui mùa màng thuận lợi thì không đáng kể gì.

   Mặt khác, thôn Tam Thạch có nguyên một dòng sông chảy ngang qua, trong thôn lại trông nhiều cây xanh cho nên cho dù nắng nóng cũng không gay gắt, không làm con người ta bức bối khó chịu.

   Lúc này đây Nguyên Vũ cũng với Ngô mẫu đang ngồi trên bàn đá, dưới tán cây lê ở bên Đông Sương phòng.

   Ngô mẫu ôm Đậu tử mà Nguyên Vũ thì ôm Mễ tử.

   Hai đứa nhỏ bây giờ đã hơn một tháng rồi, không còn nhăn nheo như lúc vừa mới sinh ra nữa mà càng ngày càng trắng trẻo mũm mĩm khiến người khác không tự chủ muốn yêu thương, bản thân Nguyên Vũ chính là ôm không rời tay.

   Trên người chúng hiện tại đang mặc những bộ đồ rất đáng yêu do hai tỷ tỷ thiết kế. Mặc dù kích thước nhỏ nhưng chi phí làm ra không thua gì những bộ đồ dành cho người lớn trong nhà. Chính là quà mừng đầy tháng của Nguyên Vũ và Tam nữu dành cho hai đệ đệ của mình.

   Tam Nữu vốn có năng khiếu mấy việc may vá thêu thùa này, Nguyên Vũ thì không khéo cho lắm, cho nên cô chỉ thiết kế ra kiểu dáng thôi, còn lại để cho Tam nữu hoàn thành. Vải để may mấy bộ trang phục này đều dùng tơ lụa thượng hạng, vừa mềm mại lại mát. Phải nói đãi ngộ dành cho hai đứa nhỏ không thua kém những gia đình quý tộc là mấy đâu.

   Tam Nữu còn rất tỉ mỉ thêu tên của hai tiểu đệ lên trang phục để dễ phân biệt. Nguyên Vũ mỗi lần nghĩ lại liền thấy nhức mắt. So vơi ngồi soi kính hiển vi ở kiếp trước của mình còn thấy mỏi mắt hơn, vậy mà không hiểu sao Tam nữu có thể làm một cách nhẹ nhàng như vậy.

   Tiểu Tráng mặc dù cũng rất yêu thích hai đệ đệ nhưng chung quy lại so với việc ngồi một chỗ nhìn ngắm hai "cục bột" được bọc tã nãy, thì việc tụ họp với đồng bọn vui hơn nhiều, cho nên hiển nhiên bây giờ cu cậu đã đi chơi rồi.

   Hôm nay Nguyên Vũ tự thả lỏng, không muốn làm việc gì cả, mặc dù công việc còn chất đống nhưng cô mặc kệ, lười biếng một ngày cũng không chết. Tranh thủ tận hưởng những phút giây thư giãn quý giá của mình.

   Cây lê này là lê núi, tính ra thì mới trồng được hai năm thôi, nhưng vì khi trồng đã là cây trưởng thành cho nên tán cây không nhỏ, đủ để che mát, đến mùa còn có quả để ăn. Tuy quả không có to như những giống lê ở hiện đại nhưng ăn rất ngọt và mát, chưng đường phèn lại càng tuyệt. Tất nhiên là hiện tại không phải mùa lê, cho nên công dụng còn lại của nó chính là cho bóng mát thôi.

   Bàn đá đặt dưới gốc lê chính là ý kiến của Nguyên Vũ, cô chính là hâm mộ nhà trưởng thôn có gốc lê to, vợ chồng hai người trưởng thôn thường xuyên ngồi dưới gốc lê uống trà nói chuyện, khung cảnh rất thanh bình.

   Trên bàn hiện tại có một bộ trà cụ bằng gốm sứ, một giỏ trái cây mới hái, cùng mấy đĩa bánh trái ăn vặt.

   Cả nhà Nguyên Vũ đều dưỡng thành thói quen uống trà thảo mộc, cho đến hiện tại chính là vẫn vậy.

   Ngô mẫu vì còn cho hai đứa nhỏ bú sữa cho nên liền thay đổi một chút, chỉ uống chút trà hoa cúc mà thôi, vừa thanh nhiệt vừa không ảnh hưởng đến sữa cho hai đứa nhỏ.

   Bình thường hằng ngày bà cũng được bồi bổ đầy đủ cho nên sữa cho con bú hiện tại không thiếu, mà sức khỏe cũng khôi phục rất tốt.

   Ít lâu nữa, khi hai đứa nhỏ lớn lên, sức ăn cũng lớn hơn, một mình sữa mẹ không đủ cung cấp nữa, sẽ tính đến chuyện cho ăn dặm với sữa dê.

   Ngô mẫu nhấp một ngụm trà, nhìn lên bầu trời, nói với Nguyên Vũ:

   - Đại nữu, con nhìn thời tiết này, chắc hẳn mấy hôm nữa lúa đã có thể thu hoạch được rồi nhỉ?

   Vì thời gian này Ngô mẫu mang thai rồi lại sinh nở cho nên công việc đồng áng bà không phải bận tâm, nhưng theo kinh nghiệm bao nhiêu năm trồng lúa vẫn có thể ước chừng được thời gian mùa vụ.

   - Vâng, lúa trên đồng đã cúi mình cả, chỉ chờ chín nữa là có thể thu hoạch rồi, nhìn trời nằng như thế này chắc cũng nhanh thôi, có lẽ sang tuần thôn chúng ta sẽ bắt đầu thu hoạch.

    Nhìn lại đứa con gái lớn của mình, Ngô mẫu cảm khái:

   - Cuộc đời của nương từ khi sống chung với ông bà ngoại đến khi lấy cha con đều là làm lụng đầu tắt mặt tối, ngày mùa đến chính là cơm không kịp ăn, nước không kịp uống, chưa từng nghĩ có một ngày có thể ngồi thành thơi uống trà như thế này. Tất cả đều là nhờ con cả.

   - Nương nói gì vậy, con là con của cha nương, là chị của mấy đứa Đại Tráng, lo cho gia đình là điều hiển nhiên.

   - Nương biết, con của nương hiếu thuận, nương vui lắm, nhưng cứ nghĩ đến việc con gái người ta đến tuổi cập kê chính là váy vóc lụa là, sắm sanh cho bản thân, cha nương lại không cho con được điều đó lại phải ngày ngày lăn lộn bên ngoài. Đều là cha nương thiệt thòi con.

   Thời đại này quan niệm phong kiến áp đặt cho phụ nữ vẫn còn nặng. Đặc biệt là chuyện con gái chưa xuất giá mà ló mặt ra ngoài đường như Nguyên Vũ vậy. Chính vì thế Ngô mẫu luôn cảm thấy có lỗi với người con gái lớn này của mình. Sợ vì thế mà sau này Nguyên Vũ không kiếm được nhà chồng tử tế.

- Nương đừng nói như vậy, con thấy như hiện tại rất tốt, công việc của con là con làm rất thoải mái, có thể kiếm tiền, có thể giúp đỡ người khác, con không cảm thấy mình thiệt thòi chuyện gì cả, cha nương không ghét bỏ con là tốt rồi.

   Nương đừng bận lòng những chuyện không đâu đó nữa, dành sức lực chăm sóc hai đứa nhỏ là được.

   Tiểu Mễ Tử thấy đại tỷ nói đúng không?

   Nói rồi liền cô chọc chọc tiểu đệ đang nằm trong lòng mình một chút, thằng bé vậy mà rất hợp tác nhoẻn miệng cười một cái.

   - Nương thấy không, tiểu đệ cũng đồng ý với con đây nè.

   Tiểu Mễ tử giỏi quá đi.

   Nhìn lên tán cây lê xanh mát trên đầu. Tán lê cũng khá dày ánh nắng không chiếu lọt xuống được dưới, trong tán cây thỉnh thoảng lại thấy tổ chim, ngước lên có thể bắt gặp những chú chim đang nhảy nhót chuyền cành, nô đùa với nhau.

   Một phần vì ở đây hệ sinh thái còn tốt, chim chóc còn nhiều, dễ bắt gặp, một phần phải kể đến công của Tiểu Tráng, thằng bé luôn làm những chuyện rất kì quặc nhưng cũng rất thú vị, tỷ như cho chim ăn hằng ngày.

   Mà những con chim đó không phải được nó nuôi trong lồng gì cả mà là chim trời, ban đầu nhìn thấy Tiểu Tráng đêm thóc gạo ra vãi đầy đất, Liễu phụ còn vác gậy rượt nó chạy vòng quanh vì tội lãng phí lại còn bầy bừa ra đó không chịu thu dọn.

   Sau khi biết ý định của nó, Nguyên Vũ liền nó Đại Tráng làm giúp nó một cái máng, sau này Tiểu Tráng cho chim ăn chỉ việc đổ vào đó, vừa sạch sẽ vừa không bị lãng phí.

   Vốn dĩ là vì chiều em mà thôi nhưng không ngờ có hiệu quả thật, chim chóc có chỗ kiếm ăn liền tụ tập về đây làm tổ rất đông. Nhà Nguyên Vũ vốn nhiều cây ăn quả, vậy mà cây nào cũng có đến vài tổ chim.

   Vậy cũng tốt, chim đến ở có thể giúp bắt sâu, vừa có thể cho tiếng hót, một công đôi việc.

   Và cũng từ đó chuyện cho chim ăn này trở thành công việc không chỉ của Tiểu Tráng, mỗi khi thấy máng thức ăn buổi sáng chưa ai bổ sung vào thì sẽ có người tự giác cho thêm.

...

   Đang lúc mấy mẹ con trêu đùa vui vẻ thì ngoài cổng vang lên tiếng chó sủa cùng tiếng gọi cửa.

   Từ ngày trang trại xây xong, Nguyên Vũ đã đi xin thêm mấy con chó con về nuôi để giữ nhà, thêm cả tiểu Hắc ban đầu nữa thì đã là năm con rồi.

   Vốn dĩ là đi mua nhưng trong thôn không ai chịu nhận tiền cả, cuối cùng Nguyên Vũ đành biểu mỗi nhà một giỏ trứng xem như có qua có lại.

   Mấy con chó được chăm bẵm đầy đủ cho nên cũng khá bệ vệ, cũng rất thông minh người trong thôn quen thuộc thì không sao, nhưng đối với người lạ mà nói cho dù có là chó hiền thì nhìn năm con chó to tướng cùng một lúc ít nhiều cũng có chút hoảng sợ.

   - Đại nương, ngoài cổng có người gọi cửa, người đi ra xem giúp là ai rồi mời họ vào nhà giúp ta với.

   Người cất tiếng nhờ là Nguyên Vũ.

   - Vâng, ta đi ngay. Đến đây, đến đây.

   Hồ đại nương đang ở trong bếp nghe gọi liền chạy ra.

   Mặc dù trên huyện thành, hai thôn trang thuê không ít người làm nhưng ở nhà cô lại chưa thuê thêm ai cả. Một là vì gia đình cô không thích đông người lạ ở trong nhà, hai là việc chọn lựa người rôi thuê lại cũng khá phức tạp tốn thời gian, đâu phải lúc nào cũng gặp được mấy người thành thật như nhà Chu lão bá đâu.

   Chính vì vậy mà hiện tại cả một ngôi gia rộng lớn như vậy nhưng lại có vẻ thiếu nhân khí, buổi tối còn đỡ một chút vì mấy người khác trở về, nhưng hiện tại thì chỉ có bảy người mà thôi.

   Hai tiểu đồng chí đang được ẵm trong lòng Đậu tử và Mễ tử, hai đồng chí lớn bế hai đồng chí nhỏ là Ngô mẫu và Nguyên Vũ là mất bốn người. Hai người khác là vợ chồng Trương Thuận đang bận rộn bên trang trại. Người cuối cùng còn rảnh tay chính là Hồ đại nương.

   - Xem chừng nhà chúng ta phải thuê thêm người làm thôi, nhìn trước nhà ra sau nhà không thấy một bóng người, hiu quạnh quá.

   - Con chủ trương là được rồi, cha nương không ý kiến.

   Theo chân Hồ đại nương đi vào là một phụ nhân trung niên, vóc người đầy đặn đẫy đã, tuy người còn thấp hơn Hồ đại nương một chút nhưng lại to gấp rưỡi bà, kiểu người mà ở thời này gọi là có phúc khí.

   Bà ta mặc một bộ y phục đỏ thắm, trên tay phe phẩy cây quạt mỹ nhân, khuôn mặt tròn hơn bánh bao được tô vẽ hết sức bắt mắt, nhìn vào Nguyên Vũ lại liên tưởng tới mấy tú bà mà cô hay coi trên phim truyền hình cổ trang vậy đó.

   - Người này trét hết phấn trang điểm lên mặt là muốn đi hát hí kịch hay sao vậy?

   Nguyên Vũ nói thầm một câu.

   Ngô mẫu nghe được liền quay sang liếc cô một cái, ý bảo không nói.

   Nguyên Vũ biết ý liền im.

   - Phu nhân, tiểu thư, người ta đã dẫn tới.

   - Cảm ơn đại nương, người lấy thêm cho ta một ly trà mới nhé.

   - Vâng.

   Ngô mẫu nhìn đến vị phụ nhân lạ mặt, hỏi:

   - Vị đại tỷ này, không biết hôm nay đến nhà chúng ta là có chuyện gì?

   Được hỏi đến, vị phụ nhân mặc hỉ phục này liền cười một cái làm duyên sau đó nói:

   - Liễu muội tử, ta họ Vương, làm nghề mai mối, người ta thường gọi ta là bà mối Vương, muội tử không chê cũng có thể gọi như vậy.

   Giọng nói của bà mối này rất lảnh lót, nghe như chuông bạc kêu vậy, khiến người nghe rất ấn tượng.

   - Thì ra là bà mối Vương, không biết có việc gì?

   Biết người ta là bà mối, trong đầu Ngô mẫu cũng có chút định hình vấn đề nhưng ngoài mặt vẫn phải hỏi thăm.

   Nguyên Vũ thì vẫn thản nhiên, không thèm để tâm đến chuyện Vương bà mối như có như không nhìn qua cô không dưới ba lần.

   Thế nhưng không để tâm không có nghĩa là không khó chịu. Thử hỏi có người thỉnh thoảng lại nhìn qua, ăn miếng bánh cũng mất cả ngon, cho nên Nguyên Vũ liền nói với Ngô mẫu:

   - Nương, người nói chuyện tiếp với khách nhân, con lên phòng trước, hai đệ đệ cũng bé lên phòng con luôn đi.

   Nói xong cũng khách sáo với bà mối một tiếng sau đó phân phó Hồ đại nương ẵm Đậu tử đang trong lòng Ngô mẫu lên phòng mình.

   - Đại nương xuống lấy giúp ta tách trà với chút điểm tâm nhé, có khách nhân ở đó ta không tiện cầm theo.

   - Vâng, ta đi ngay, tiểu thư chờ một chút.

...

   Ngô mẫu nhìn con gái ẵm em trai lên phòng khẽ thở dài một tiếng. Con gái mình cái gì cũng tốt chỉ có chuyện tình cảm là thần kinh hơi thô, bà đương nhiên biết Nguyên Vũ lên phòng không phải vì ngại ngùng gì mà chẳng qua lại lười bát quái, hơn nữa có người lạ ăn không được tự nhiên nên mới trốn lên phòng mà thôi :))

   Tuy nhiên bà sẽ không nói ra, cứ để cho bà mối ngồi đối diện suy nghĩ là con gái mình thẹn thùng đi.

   Nhưng cho dù là thế trong lòng bà cũng có chút rối rắm, mặc dù muốn Nguyên Vũ ở nhà thêm một thời gian nữa, không cần lấy chồng quá sớm nhưng mà con gái mình cũng đã mười lăm tuổi, đáng lẽ ra đã phải biết tính toán chuyện lấy chồng, thế nhưng dường như con bé không có chút khái niệm nào về vấn đề này cả.

   Người hiểu tâm trạng của Ngô mẫu lúc này chính là Hồ đại nương, nhìn tiểu thư vẫn còn bình thản ăn bánh uống trà, chơi với tiểu đệ, bà thầm nghĩ:

   - Người con gái giống tiểu thư đúng là có một không hai mà.

   Bà cũng là mẹ, còn có hai đứa con trai đến tuổi lập gia đình nhưng vì hoàn cảnh mà chưa thực hiện được, tuy có khác với hoàn cảnh của Ngô mẫu có con gái lớn trong nhà nhưng chung quy lại đều là vì chuyện hôn sự cả.

...

   Nguyên Vũ hoàn toàn không có chút quan tâm nào đến chuyện đang xảy ra dưới nhà, toàn tâm toàn ý chơi đùa với hai đệ đệ của mình, dù sao hai tiểu đệ quá đáng yêu.

   Nói lên phòng nhưng thực tế là lên ngồi trên đại sảnh chung mà thôi, đây chính là nơi sinh hoạt chung của tầng hai trong nhà cô.

   Ngày trước sau khi chia phòng, bốn tỷ đệ Nguyên Vũ đều ở trên tầng hai cho nên Nguyên Vũ liền thiết kế ra sảnh chung này chính là để nơi để cho mấy chị em hội họp chơi đùa.

   Sau khi hai tiểu đệ ra đời, là ngoài dự tính của Nguyên Vũ khi thiết kế nhà cho nên liền không có phòng vui chơi dành riêng cho hai đứa nhỏ, cho nên sảnh chung liền được sử dụng với mục đích này.

   Nơi đây vốn dĩ chỉ có một bộ bàn tròn, một kệ sách để mấy thứ lặt vặt mà mấy chị em cô thường dùng như bàn cờ cá ngựa, bộ bài tú lơ khơ,...nhưng bây giờ chính là nơi tập kết đồ chơi, bên dưới thêm hai cái nôi cho hai đứa nhỏ nằm, trên trần treo đầy đồ chơi thiếu nhi tự thiết kế, có bằng gỗ, có bằng vải, có bằng giấy,..

   Bên cửa sổ treo chuông gió, mỗi khi có gió thổi qua liền tạo nên âm thanh vui tai.

   Trên tường lại được bổ sung rất nhiều bức tranh nhiều màu sắc.

   Không dừng lại ở đó, trên bàn, trên kệ bày biện rất nhiều thứ đồ chơi khác, trống bỏi, lúc lắc, búp bê,... phải nói là cực kì đa dạng.

   Đây là công sức sưu tầm của cả mấy tỷ đệ Nguyên Vũ, vì lúc trước không biết đứa em sắp chào đời của mình là con trai hay con gái nên cái nào cũng chuẩn bị một bộ.

   Hầu hết đồ chơi đều là những món đồ có thế phát ra âm thanh hoặc có màu sắc rực rỡ để tập trung chú ý của đứa nhỏ.

   Ban đầu cũng không phải an bài ở đại sảnh này mà là ở trong phòng của Ngô mẫu nhưng vì sau này đi qua đi lại lấy đồ bất tiện cho nên liền bày biện thẳng ở đây.

   Đậu tử và Mễ tử rất ngoan, không khóc không nháo, hơn nữa có nhiều đồ chơi ở xung quanh tập trung chú ý nên hai mắt cứ nhìn xung quanh liền tục mà hai tay thì khua loạn, cực kì thích chí.

   Hai đứa được an bài nằm trong nôi, khác với nhưng cái nôi ở đây được tren từ trần nhà xuống, nôi của hai đứa nỏ được thiết kế riêng, gắn vào khung, có bánh lăn để đẩy qua đầy lại được, vừa gọn vừa tiện. Muốn đưa đi chỗ nào cũng được.

...

   Buổi tối, trong bữa cơm gia đình.

   Ngô mẫu nhìn Nguyên Vũ vẫn thản nhiên ăn cơm liền huých nhẹ tay vào Liễu phụ, Liễu phụ hiểu ý liền đặt bát cơm xuống.

   - Đại nữu, nghe nương con nói hồi chiều có bà mối vương đến chơi, con thấy chuyện này thế nào?

   Nguyên Vũ hồn nhiên đáp:

   - Thế nào là thế nào ạ? Nương là người nói chuyện mà sao cha không hỏi nương ấy?

   - Ài, con không có chút bận tâm nào sao?

   - Còn có thể bận tâm gì chứ, thôn trang, cửa hàng, còn cả hai tiểu đệ nữa, quá nhiều chuyện để bận tâm?

   - Ý ta muốn nói chuyện bà mối tìm đến ấy?

   Nguyên Vũ đặt nhẹ bát cơm xuống bàn sau đó nhìn cha nương mình, nói:

   - Cha, nương, hai người có chuyện gì thì cứ nói thẳng, đều là người trong nhà cả, úp úp mở mở làm gì cho mệt.

   Nguyên Vũ thần kinh thô nhưng không có nghĩa là vô tri, cô chỉ là giả ngu ngơ thôi.

   - Bà mối Vương đến đây là để mai mối.

   - À, đó chẳng phải bình thường sao? Công việc của người ta mà.

   Nguyên Vũ vẫn một bộ không quan tâm.

   - Vậy con không nghĩ xem trong nhà này ai đến tuổi cần mai mối hả?

   - Chu Khiêm ca, Chu Chính ca.

   Ngô mẫu cùng Liễu phụ một bộ hết chỗ nói.

   - Đúng là hai đứa nó đã đến tuổi lập gia đình nhưng muốn bàn chuyện mai mối thì không đến phiên bà mai tới cửa tìm chúng ta nói chuyện mà phải tìm Hồ đại nương và Chu lão bá kìa.

   - Nhưng mà bà mối Vương đến tìm nương mà, không lẽ định lấy vợ lẽ cho cha hả?

   Ngỗ mẫu nghe xong liền xám mặt.

   - Nói bậy, người ta đến là vì con.

   - Con? Không phải chứ?

   - Gì mà không phải, bằng tuổi con, con gái nhà người ta đã chuẩn bị xuất giá rồi.

   - Con mới mười lăm tuổi thôi nương.

   - Mười lăm tuổi chính là đại cô nương rồi. Cũng nên tính chuyện lập gia đình.

   - Từ từ đã, mọi người nghe con nói.

   Xem chừng chuyện này không thể trốn tránh được, trước sau gì cũng phải đối mặt, cho nên Nguyên Vũ quyết định nhân dịp này thẳng thắn với cha nương về ý định của mình.

   Với linh hồn của một người hiện đại, cô không thể chấp nhận chuyện mình sẽ phải lập gia đình khi mới mười lăm tuổi được.

   Bằng tuổi đấy ở hiện đại chỉ mới tốt nghiệp cấp hai mà thôi, vốn dĩ vẫn là một đứa con nít.

   Nhưng người ở đây lại xem khi người con gái có nguyệt sự lần đầu tiên chính là cái mốc đánh dấu người con gái đã lớn, có thể lập gia đình. Cho nên cô đã từng gặp một bà mẹ mười chín tuổi nhưng đã có tới hai đứa con làm vốn, nghĩ mà đã thấy khó tin. Cô không muốn mình tương lai gần sẽ trở thành như vậy đâu.

   - Con không có ý định lấy chồng sớm, ít nhất là thời điểm hiện tại không phải lúc, con còn rất nhiều chuyện phải lo liệu.

   - Cha nương cũng đâu có bắt con gả đi trong năm nay đâu, chẳng qua là tìm xem có mối hôn sự nào thích hợp thì đặt lễ trước sau này chọn được ngày mới tổ chức đám cưới.

   - Cha nương là muốn đuổi con ra khỏi nhà sớm sao?

   Nguyên Vũ nói một câu không nghe ra tâm tình nhưng lại khiến cả Liễu phụ và Ngô mẫu đều hốt hoảng:

   - Đại nữu, chúng ta nào có ý đó.

   - Vậy mấy đứa muốn tỷ lấy chồng sớm sao?

   Mục tiêu câu hỏi là hướng đến mấy đứa em trong nhà, tất nhiên trong lòng cô dám chắc mấy đứa em mình sẽ không bán đứng mình đâu.

   - Tất nhiên là không muốn.

   - Cả nhà đều không có ý định đó vậy thì lo lắng chuyện hôn sự cho con làm cái gì?

   - Này...

   Hai vị phụ huynh thời điểm này đúng là không biết nói sao cho phải.

   Tuy nhiên mục tiêu của Nguyên Vũ không phải chỉ dừng lại ở đó, cô liền tiếp tục.

   - Cha nương, con gái còn muốn ở cùng hai người cùng mấy đệ đệ, muôi muội, ít nhất cũng phải đến khi mười tám tuổi.

   - Làm sao mà mười tám tuổi được chứ. Con gái người ta sang mười sáu mười bảy tuổi mà chưa có mối nào đã bị coi là lỡ thì rồi đấy.

   Ngô mẫu nghe con gái mình nói xong liền kinh thán.

   - Cha nương, con cũng đã nói bây giờ con còn nhiều việc phải làm sẽ không có thời gian quan tâm đến chuyện tình cảm, lại nói hai tiêu đệ mới sinh, chí ít cũng phải chờ đến khi hai đứa nó biết chuyện con mới nỡ đi lấy chồng. Con ít nhiều cũng đọc không ít sách vở, trong đó người ta có nhắc nhở, lấy chồng sinh con sớm không tốt cho sức khỏe, nảy sinh rất nhiều chuyện, ảnh hưởng đến tuổi thọ sau này, phụ nữ ít nhất phải hơn mười tám tuổi mới nên sinh con, cho nên hai người làm ơn nghe theo con đi, mười tám tuổi.

   Đến lúc đó nếu như thật sự không ai chịu lấy con thì con tự nuôi chính bản thân mình, không phải chuyện không thể.

   Đây là Nguyên Vũ đã nói giảm đi nhiều, nếu nói ra thực tế phụ nữ sau hai mươi lăm tuổi mới nên sinh con thì không biết cha nương sẽ phản ứng như thế nào.

   - Đứa nhỏ này sao lại có suy nghĩ như thế? Con làm chị phải làm gương cho mấy đứa em chứ.

   Lúc này Tam nữu bất chợt lên tiếng:

   - Cha nương, con cũng muốn giống đại tỷ, không lấy chồng sớm.

   Tự dưng đứa con gái nhỏ cũng đồng ý với chị gái mình khiến hai người Ngô mẫu không biết nói gì mới phải.

   - Này thật là.

   Nguyên Vũ nhìn Tam Nữu chợt mỉm cười, em gái cô đã biết bày tỏ ý kiến của bản thân rồi đấy.

   Còn đối với Tam Nữu thì đại tỷ chính là thần tượng của mình, cho nên lời Nguyên Vũ nói cô bé sẽ không phản đối.

   Cuối cùng đề tài này cũng đành bị mấy người Nguyên Vũ cưỡng chế mà gác lại.

   Tuy nhiên Ngô mẫu và Liễu phụ lại kiên trì hơn những gì Nguyên Vũ tưởng tưởng, Liễu phụ là đàn ông, không đế ý quá nhiều đến chuyện nhi nữ thường tình này, nhưng Ngô mẫu thì khác, bà làm mẹ cho nên những chuyện này tất nhiên rơi vào tay bà.

   Thời gian sau đó chính là khoảng thời gian đấu tranh vì quyền lợi mà Nguyên Vũ không bao giờ quên được.

   Ngô mẫu dùng chiến thuật mưa dầm thấm đất đối với cô, suốt ngày nói xa nói gần chuyện con gái nhà này lấy chồng ra sao, bây giờ nhà cửa êm ấm thế nào,...Nói đến nỗi Nguyên Vũ tưởng tưởng tai mình đóng kén mất rồi, khi ngủ cũng có thể mơ thấy Ngô mẫu đang nói chuyện với mình.

   Cuối cùng để chấm dứt chuyện này, Nguyên Vũ nói với Ngô mẫu:

   - Không phải cha nương luôn nói cảm thấy thiếu thốn con sao? Vậy được rồi, chuyện hôn nhân của con cho phép con được quyền quyết định đi, xem như bù đắp được không?

   Nói ra điều này có thể nói bản thân Nguyên Vũ cũng không nỡ, vì nó động đến sự áy náy của cha nương mình, nhưng hết cách rồi, đau một lần rồi thôi vậy.

   Ngỗ mẫu có lúc này vừa có chút áy náy vừa có chút lo lắng, quan tâm nhưng nhiều hơn chính là bất lực, nói:

   - Đại Nữu, con thật sự kiên quyết như vậy.

   Nguyên Vũ nhìn thẳng vào bà mà nói:

   - Đúng vậy, nương, hôn nhân của con con sẽ quyết định lấy, thà không lấy chồng chứ đã lấy thì phải lấy gia đình tử tế, yêu thương mình. Con gái của nương không phải hạng bồng bột thiếu suy nghĩ, nương biết mà.

   Ngô mẫu cuối cùng cũng bị thuyết phục.

   Tối hôm đó bà nói lại chuyện này với chồng mình.

   Liễu phụ suy tư chốc lát liền nói:

   - Con gái lớn rồi, tự có chủ kiến cho cuộc đời nó, thôi thì cứ thuận theo con bé đi, dù sao nó cũng chỉ mới mười lăm tuổi, ở nhà thêm mấy năm cũng không sao.

   - Nhưng đến lúc đó thì lỡ làng mất rồi.

   Ngô mẫu vẫn còn băn khoăn.

   - Ài, sau này điều kiện gia đình một ngày một tôt lên không lo đại nữu không lấy được chồng, mà cho dù có lỡ thì thật thì người ta không thương thì cha nương thương lấy con mình vậy. Thôi đi nghỉ đi, mai ta còn phải rời nhà sớm.

   - Được rồi, đi nghỉ.

   Cùng lúc đó, trên phòng ngủ, Nguyên Vũ nằm vắt tay lên trán suy nghĩ:

   - Vốn định can thiệp luôn chuyện mai mối của mấy đứa Đại Tráng và Tam Nữu nhưng theo đà này e rằng sẽ khó.

   Càng nghĩ càng thấy rồi não mà.

   Ngày hôm sau mọi chuyện vẫn diễn ra như bình thường, cho đến khi cửa nhà được gọi một cách bất ngờ.

   Lúc này cả nhà chỉ có Ngô mẫu và Hồ đại nương cùng với hai đứa nhỏ đang nằm nôi mà thôi.

   Vị khách không mời ấy vậy mà lại là mẹ chồng nàng dâu Lưu thị.

   Từ khi Đậu tử và Mễ tử chào đời cho đến bây giờ bên nhà cũ chỉ có Liễu gia gia thương con nhớ cháu mà ghé qua mấy lần, còn lại những người khác chưa từng thấy mặt, vậy mà hôm nay có tới hai người, hơn nữa Lưu thị mới đáng lưu tâm, vì sao ư? Nói đến không ưa một nhà nhị phòng nhất thị số hai không ai dám dành số một.

   Hồ đại nương tuy không hiểu rõ chuyện cũ giữa một nhà Nguyên Vũ và bên nhà cũ ra sao nhưng sống với nhau cũng đã lâu bà hiểu rõ từ phu nhân cho đến thiếu gia, tiểu thư, ai cũng là người rộng lượng, tốt tính. Ấy vậy mà khi nói về nhà cũ thì đều chung một thái độ, tránh được bao xa thì tránh.

   Bằng bản lĩnh quan sát sắc mặt rèn luyện khi đi làm thuê cho nhà người khác hơn nửa đời người bà liền biết mấy người bên nhà cũ chẳng phải hạng tốt đẹp gì cho nên cũng không cần cho sắc mặt tốt làm gì.

   - Phu nhân, có người bên đại trạch sang thăm.

   - Bên nhà cũ sao?

   - Vâng.

   Ngô mẫu suy nghĩ một chốc, cuối cùng cũng không thể không tiếp người ta, liền nói với Hồ đại nương:

   - Mời họ vào phòng khách, ta ấp hai đứa nhỏ xong sẽ ra ngay.

   - Vâng.

   Hồ đại nương nhanh chóng đi ra ngoài thông báo.

   - Phu nhân mời hai người đến phòng khách ngồi chờ chốc lát.

   Nói rồi liền dẫn hai người Lưu thị đến phòng khách không thèm quan tâm sắc mặt hai người kia như thế nào.

   Khách đến nhà không trà thì nước, đạo lí này Hồ đại nương tất nhiên rõ cho nên không cần chờ Ngô mẫu phân phó, hai tách trà đã được đặt ngay ngắn trước mặt hai người kia.

   Đại bá mẫu của Nguyên Vũ dảo mắt nhìn quanh nhà một lượt, rồi nhìn bàn ghế, đến ly đựng trà... trong mắt toát lên một vẻ ghen tỵ nồng đậm.

   - Một nhà nhị phòng sống thật tốt. So với phú hộ e rằng chỉ hơn chứ không kém.

   Lưu thị nghe thế vốn đã khó chịu trong lòng liền hung hăng liếc con dâu mình một cái.

   Đại bá mẫu thấy vậy liền ngoan ngoãn im lặng.

   Trong lòng Lưu thị lúc này đúng là đang tức đến tím gan, nêu một nhà nhị phòng vẫn chưa phân gia, thì những gì bọn họ có được bây giờ chắc chắn nằm trong tay thị.

    Cứ nghĩ đến bao nhiêu tiền tài vốn dĩ của mình giờ chỉ có thể nhìn mà không thể đụng tới, tâm can đều như bị ai cào cấu, cũng vì chuyện này mà thị gây lộn với Liễu gia gia không ít lần, nhưng ngặt nỗi, cho dù thị nói như thế nào thì Liễu gia gia đều không thèm để tâm tới.

    Ngày trước khi nhị phòng nháo phân gia, thị không cho bọn họ một cắc bạc nào, đất đai của cải cũng không, thị chính là trông chờ vẻ mặt năn nỉ ỉ ôi xin quay về của một nhà nhị phòng, cũng chính là cảnh cáo người khác đang tâm chống đối thị.

   Mấy năm đầu nhị phòng đúng là trôi qua rất không tốt, mắt nhìn bọn họ sắp phải tới cầu xin thị rồi, ấy vậy mà từ năm trước một nhà nhị phòng không biết gặp vận gì mà ngày càng tốt lên.

   Điều này không khác gì vả vào mặt thị vậy.

   Đúng là thấy mà tức.

   Đợi được một lát Ngô mẫu mới bước từ trong buồng đi ra, bà mới ẵm hai đứa nhỏ cho ngủ trên nôi xong mới ra được.

   Lưu thị nhỏ (đại bá mẫu của Nguyên Vũ) nhìn thấy Ngô mẫu ngày càng đẫy đà, khí sắc tươi tắn, không còn vẻ nghèo hèn như những ngày trước đây thì càng ghen tỵ.

   - Nhị đệ muội tính khí cũng lớn thật nha, mẹ chồng cùng đại tẩu đến thăm mà còn phải ngồi đợi.

   Ngô mẫu chẳng thèm để ý đến âm dương quái khí trong lời nói đó, chỉ nhẹ nhàng đáp:

   - Hai đứa nhỏ mới ngủ, ta phải ấp chúng ngủ xong mới ra đây được, để nương cùng đại tẩu phải chờ rồi, thật ngại quá.

   - Hừ, không biết trông con thật hay là lấy cớ đi, trong mắt cô đâu có bà mẹ chồng này.

   Lưu thị giờ mới lên tiếng, cơ mà chỉ mở miệng một lời đã rất âm dương quái khí.

   Đối với đặt điều của mẹ chồng, Ngô mẫu trải qua không ít cho nên không thèm để tâm.

   Bà chỉ đang thắc mắc lí do gì để hai người này đến đây mà thôi.

   - Không biết hôm nay nương với đại tẩu đến đây có chuyện gì?

   - Tất nhiên là có chuyện mới tới.

   Lên tiếng chính là Lưu thị.

   Lưu thị nhỏ ngồi một bên nghe mẹ chồng mình có vẻ không đủ bình tĩnh liền tiếp lời.

   - Chuyện là như thế này, Đại Nữu nhà các ngươi đã mười lăm tuổi rồi, cô nương gia nhà người khác tuổi này đã phải định chung thân rồi, nhưng Đại Nữu vẫn còn chưa có đi. Vừa hay nhà chúng ta có một đám rất được...

   Sau đó chính là ton hót về đám "rất được" kia.

   Ngô mẫu càng nghe càng thấy đau đầu, trên trán nhanh chóng hiện lên ba đường hắc tuyến.

   Lưu thị nhỏ nói xong Lưu thị lớn mới tiếp lời:

   - Nghĩ đến Đại Nữu cũng là con cháu trong nhà cho nên mối tốt như vậy chúng ta mới tranh thủ cho nó, hai vợ chồng các ngươi tranh thủ thông báo cho nha đầu kia một tiếng, chọn ngày lành để nhà trai đến đặt lễ.

   Ngô mẫu dần dần mất đi kiên nhân đối với hai người đàn bà trước mặt này. Nếu thật sự là mối tốt liệu đại bá nương của Nguyên Vũ có chịu bỏ qua con gái yêu của mình không, tiểu thư của đại phòng tuổi tác cũng xêm xêm nguyên vũ mà cũng chưa có mối hôn sự nào đấy.

   - Nương, hình như hai người con chưa hỏi ý kiến vợ chồng chúng ta thì phải, bát tự của Đại Nữu còn chưa có, chưa biết có hợp nhau hay không đã quyết định rồi, như vậy không hay lắm đâu.

   Ở nơi đây chuyện hợp bát tự của hai người là rất quan trọng, mà bát tự lại được phụ mẫu giữ gìn rất cẩn thận không phải muốn có là có được.

   - Ôi dào ôi, chuyện đó các ngươi không phải lo, đã tính cả rồi.

   - Thế Đại Nữu là con gái mấy người sinh ra à?

   Đại bá mẫu nghe thấy Ngô thị thái độ không đứng liền chất vấn.

   - Nhị đệ muội nói vậy là có ý gì?

   - Cha nương của con bé còn chưa lên tiếng đâu, các người lấy quyền gì quyết định thay chuyện hôn sự của nó.

   Lưu thị vỗ bàn một cái rầm, quát:

   - Ngô thị, ngươi nói vậy là có ý gì? Đừng quên các ngươi còn vẫn là người nhà họ Liễu, trong nhà này ta cùng lão đầu tử là lớn nhất, chuyện này ta quản.

   Vốn dĩ Lưu thị luôn xưng hô với Ngô mẫu là tức phụ lão nhị hoặc nhà lão nhị nhưng bây giờ đổi thành Ngô thị chứng tỏ thị đang rất không hài lòng.

   - Nếu như chưa phân gia thì nương có quyền quyết định thật, nhưng đừng quên chúng ta không có quan hệ gì với đại trạch bên kia nữa, tay nương đừng với quá dài.

   Chuyện hôn sự của con gái con, các người không cần bận tâm cũng không có quyền bận tâm. Những gì xảy ra năm năm trước chúng ta không nhắc lại không có nghĩa là chúng ta quên.

   Chút tình nghĩa còn sót lại này là vì nghĩ đến lão Liễu nhà chúng ta với cha chồng mà thôi, đừng có tự vẽ hoa lên mặt mình.

   Nếu hôm nay hai người các ngươi đến vì chuyện này thì thật có lỗi, chúng ta không có gì để nói.

   Đại nương, giúp ta tiễn khách.

   Lưu thị càng nghe càng tức, không ngờ tức phụ lão nhị không chút kiêng dè nói thẳng vào mặt thị như vậy.

   Chuyện mấy năm trước bọn họ tính kế nhị phòng vỡ lở đã trở thành cái gai trong lòng thị, luôn bị Ngô thị lấy ra áp một đầu, nay lại một lần nữa bị khơi ra khiến thị tức đến run rẩy.

   Cho đến khi bị Hồ đại nương mời ra ngoài rồi vẫn không quên chửi rủa.

   Thế nhưng địa vị của nhà Nguyên Vũ trong thôn nay đã khác xưa nhiều, lúc trước có thể người ta không quan tâm chuyện nhà cô bị chửi rửa nói xấu nhưng bây giờ thì không.

   Hai mẹ con Lưu thị đặt điều nói xấu nhà Nguyên Vũ liền bị người trong thôn mắng cho một trận rồi đuổi đi.

   Đúng là mang một bì tức về nhà.

   Ngô mẫu đem chuyện này nói với chồng mình, cả hai đều thống nhất, nhất quyết không đồng ý người bên nhà cũ động tay động chân đến chuyện hôn sự của con cái mình,

   Chính vì thế mà hai mẹ con Lưu thị có ghé sang mấy lần nữa, lên trấn cũng có, mục tiêu chính là tấn công từ chỗ Liễu phụ, thế nhưng cũng công cốc.

   Sau cùng chính là cửa nhà Nguyên Vũ ở thôn Tam Thạch hai người bọn họ không bước vào được bước nào nữa, bị đuổi thẳng.

   Nguyên Vũ cũng từ chỗ Hồ đại nương biết được chuyện này nhưng nghĩ đến cha nương của mình không chủ động đề cập với mình cũng là có lí do nên cũng không hỏi làm gì, cứ xem như không biết.











Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top