Chương 4: Bà ngoại

   Hai chị em về đến nhà thì nhìn thấy trong sân có một bà lão đang đứng nói chuyện với Tam Nữu.

   Tam Nữu nhìn thấy hai người về liền cất tiếng chào, bà lão cũng quay lại, nhìn thấy Nguyên Vũ cũng chạy lại nắm lấy tay cô, trào nước mắt:

- Đại nữu nhi, con tỉnh lại là tốt rồi, sao lại không chịu nằm nghỉ ngơi mà đi lại lung tung làm gì.

  Đây chính là bà ngoại của nguyên chủ, bà ngoại họ Tần, là người của thôn kế bên, lấy ông ngoại của nguyên chủ hơn ba mươi năm, làm tròn nghĩa vụ của một người phụ nữ, làm một người vợ đảm đang, một người mẹ hiện hậu, sinh cho ông bốn người con hai nam hai nữ. Trong thôn cũng được nhiều người yêu quý.

   Cũng như những người phụ nữ nông thôn khác, tính ra bà ngoại cũng chỉ mới năm mươi nhưng dấu ấn thời gian và sự khắc khổ đã hằn sâu trên dáng vẻ của bà khiến bà già hơn tuổi rất nhiều. Mái tóc không phải màu muối tiêu nữa mà đã ngả hẳn sang bạc trắng, khuôn mặt với đầy những nếp nhăn nhưng đôi mắt bà lại rất sáng, ánh mắt nhìn về phía những đứa cháu của mình luôn đong đầy tình cảm yêu thương khiến cho Nguyên Vũ cảm thấy thật sự cảm động.

   Hôm nay bà ngoại mặc một bộ đồ vải bố màu xám đất, là trang phục bình thường ở nhà, tuy có nhiều chỗ vá nhưng cũng tính là gọn gàng, bà đi giày cỏ, trên đó còn dính chút ít bùn đất, lá cây. Có lẽ là mới dọn cỏ ở trong vườn, chưa kịp sửa soạn đã chạy qua đây.

   Hoàn cảnh bên nhà bà ngoại tuy không khá giả là mấy nhưng so với nhà nguyên chủ thì lại tốt hơn nhiều.

   Trong nhà tiểu cữu Ngô Cường học được ít chữ, hiện làm công ở trên trấn, đại cữu Ngô Dũng đã lấy vợ, có ba người con, hiện đang sống chung với ông bà ngoại, tiểu di em gái ruột của mẹ cũng đã lấy chồng hồi năm ngoái, là một hộ ở trong thôn.

   Ông bà ngoại hiện đang sống chung với đại cữu, tiểu cữu chưa có vợ, lại có công việc trên trấn tuy thu nhập không được bao nhiêu nhưng thịt muỗi tuy ít vẫn là thịt. Cũng chính vì thế mà bên nhà ngoại mới có điều kiện có thể cưu mang gia đình của cô.

   Với sự giúp đỡ của gia đình bên ngoại, hai vợ chồng Liễu Thành cũng Ngô thị cũng dần ổn định cuộc sống và đáng lẽ sẽ trôi qua dễ dàng hơn.

   Nhưng năm vừa rồi hạn hán mất mùa cả làng đều khó khăn, cả nhà bà ngoại có bốn mẫu ruộng nước với hai mẫu ruộng cạn, ở trong thôn với một gia đình ngần ấy người cũng được tính là sung túc nhưng cũng chỉ đủ ăn, không thể giúp nguyên chủ nhiều được, bà ngoại cũng phải nghĩ cho con dâu cả đang ở trong nhà cũng với ba đứa cháu nội  của mình.

   Cha nương của Nguyên Vũ biết ở nhà cũng chẳng thể kiếm đủ cái ăn nuôi sống cả nhà nên hai vợ chồng gửi lại bốn đứa con theo chân đoàn người lên huyện làm công, vì mất mùa chung cho nên chỉ có lên huyện mới có thể có việc để làm chứ trên trấn cũng không có.

    Tuy rằng thương con thương cháu nhưng vì điều kiện bà ngoại trong lúc này cũng không thể làm gì khi nhìn bốn đứa cháu bữa đói bữa no, mấy hôm trước lại nghe tin Đại nữu vì lên núi kiếm đồ ăn cho mấy đứa em mà bị ngã bất tỉnh trong lòng càng thêm ngổn ngang, nhìn đứa cháu gái lớn của mình lớn lên đã nhỏ yếu hơn so với mấy đứa bạn cùng tuổi, nằm bất tỉnh trên giường mà không thể giúp gì làm lòng bà đau như cắt, đêm nằm cũng không ngủ được, lỡ như có chuyện gì xảy ra bà biết nói sao với con gái lớn và con rể mình đây. Hôm nay nghe được Tam Nữu sang báo tin chị nó đã tỉnh lại, bà liền lập tức chạy qua đây xem.

    - Bà ngoại, con không sao rồi người đừng lo lắng mà hại cho sức khỏe.

    - Nha đầu ngốc, sao tự dưng lên núi một mình làm gì chứ? Thiếu đồ ăn thì cứ qua bên nhà bà ngoại, bà ngoại cho con.

     - Không sao đâu bà, tự chúng con có thể lo được, bên nhà bà cũng không dư giả gì mà, lại nói nhà chúng con cũng không thể ngồi không mà chờ được, vốn con muốn lên núi tìm xem có cái gì có thể ăn được không chẳng may xảy ra chuyện nhưng hết thảy không sao rồi.

   Cũng biết nếu mình sang hỏi vay bà ngoại kiểu gì cũng đáp ứng cho vay mặc dù trong nhà không có là bao. Nhiều lần nguyên chủ nghe được đại cữu mẫu nói với bà nhà không đủ cái ăn, chính vì thế mà cô cũng ngại làm phiền nữa.

  Thực tế cô cũng không trách gì đại cữu mẫu cả, vốn dĩ bản tính nàng không phải là xấu nhưng rất thẳng tính nên không phải rất được lòng người, nếu ngày thưởng dư giả nang sẽ chẳng nói gì khi mẹ chồng đem lương thực giúp nhà đại cô, nhưng hiện tại trong nhà cũng thiếu, nàng không đành lòng nhìn người trong nhà thiếu ăn mà thôi, dù sao ở thời đại này, con gái gả ra ngoài là con nhà khác mấy đứa Nguyên Vũ cũng mang họ Liễu chứ đâu phải họ Ngô đâu.

   Bà ngoại cũng biết hoàn cảnh nhà mình nhưng nhìn mấy đứa cháu cũng không cầm lòng được mà lại rơi lệ.

   Một người đàn bà mới gần năm mươi tuổi thôi, nếu ở thời hiện đại bảo dưỡng tốt thì vẻ ngoài có thể nhìn như mới ba mươi cũng không phải là lạ, nhưng nhìn bà ngoại mình trước mắt lại như một cụ già bảy mươi vậy, tóc bạc hơn nửa, vết nhăn đầy trên mặt và khóe mắt, quần áo tuy cũng chỉnh tề nhưng cũng đầy chỗ chắp vá. khuôn mặt hằn lên những vất vả hằng ngày của phụ nữ nông thôn. Nguyên Vũ cũng thấy nao nao trong lòng.

    Bà ngoại lấy từ  trong túi áo ra 2 quả trứng gà đưa cho cô bảo:

  - Con đang có thương trên người cầm lấy mà bồi bổ, bà ngoại cũng không có gì nhiều.

  Phải biết hiện giờ lương thực thiếu thốn, thức ăn của người còn không đủ lấy đâu ra mà nuôi gà với heo, cho nên hai quả trứng gà này đáng giá biết bao nhiêu.

 - Bà, bà đem sang đây đại cữu và đại cữu mẫu có biết không?

 Bà ngoại im lặng không nói gì, cô liền biết đáp án:

 - Bà, bà cầm về đi, con không có vấn đề gì nữa mà,  cầm về cho Nhị văn, Tam văn bồi bổ.

 Nhị văn và Tam văn là hai đứa con trai nhà đại cữu cô, cũng mới được mười tuổi và tám tuổi, trong nhà còn có một nữ nhi đầu tên Hoa nhi đã mười bốn tuổi rồi, hơn nguyên chủ một tuổi.

- Nhưng con cần bồi bổ hơn chúng nó, chúng nó bữa khác ăn cũng được.

- Ngoại à, con biết ngoại thương con nhưng thật sự con khỏe rồi, ngoại đem về đi không đại cữu mẫu cũng không vui, ngoại cho chúng con đủ nhiều rồi.

   Đưa qua đưa lại mãi cuối cùng bà cũng để lại một quả cầm về một quả. 

   Tiễn bà ngoại ra đến cổng tay còn cầm quả trứng gà, cũng không biết trong lòng mình nổi lên tư vị gì. 

    Quay vào nhà, Tiểu tráng nhìn quả trứng trong tay cô nuốt nước bọt đánh ực một cái. Cô cũng tội nghiệp đứa em, chắc lâu rồi cũng chưa được ăn trứng gà. Hồi trước lúc chưa phân gia ở bên nhà nội tuy rất khổ nhưng thỉnh thoảng trên mâm cơm cũng có thể được ăn trứng gà, sau này phân gia ra rồi thì tần suất có trứng gà cũng không nhiều hơn là mấy, lại gặp hạn hán, từ hồi cha nương lên huyện đi làm không có điều kiện nên thật lâu đứa nhỏ này chưa được nếm lại mùi vị trứng gà.

...

   Đã sắp tới giờ ăn trưa rồi, Tam Nữu chạy vào kho lấy ra mấy bông bắp khô lảy lấy hạt bỏ vào cối đá xay ra lấy bột làm bánh bột ngô. Nhìn động tác thành thạo của cô bé thì biết đây là công việc thường làm.

   Không khỏi cảm thán ở chỗ ở của cô lúc trước không biết mười tuổi một đứa bé chắc vẫn đang được hưởng thụ cái gọi là cơm bưng nước rót ha.

   Nguyên Vũ bảo Tam Nữu lúc nhào bột thì đập thêm quả trứng này vào, tam nữu chần chừ vì dù sao đây cũng là để dành cho chị mình tẩm bổ. Cô đành lên tiếng:

   - Muội nhanh cầm đi làm đi, một quả trứng cũng không tẩm bổ được vào đâu, bỏ vào làm bánh cho cả nhà cũng nếm lại hương vị của trứng thôi.

   - Dạ.

   Tam Nữu vâng lời cầm quả trứng vào nhà làm bánh bột ngô, cô cũng vào theo, có trí nhớ của nguyên chủ, bánh bột ngô này làm cũng không khó, lấy bột ngô nhào với nước vắt thành từng cái bánh cỡ bằng bàn tay rồi cho vào lồng hấp, chờ bánh chín là có thể ăn được.

   Khẩu phần chính của bốn chị em cô bữa trưa chỉ là bốn cái bánh bột ngô to bằng bàn tay như vậy đó.

   Ăn kiểu này thì sao mà lớn được chứ. No còn chẳng đủ nữa.

  Tam Nữu ra vườn hái thêm một rổ rau vào luộc, lấy thêm một chén muối nhỏ để chấm, vì sao lại luộc? Đơn giản là trong nhà đã không còn dầu mỡ gì cả. Bánh bột ngô đáng lẽ ra chiên lên sẽ ngon hơn nhiều nhưng cũng phải hấp chín là cũng vì vậy.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top