Chương 32: Cải tạo ruộng trũng

    Được thôn trưởng thông báo, cả thôn sẽ cùng nhau khai hoang ruộng đất mới, ai cũng ngỡ ngàng, khai hoang chỗ nào nhỉ? Cần tập trung cả thôn lại thì chỗ đó phải lớn lắm a. 

    Khi biết là dải ruộng trũng cạnh bờ sông liền có mấy người đưa ý kiến nghi ngờ, nhưng sau đó được thôn trưởng thuyết phục lại nói là do Nguyên Vũ đưa ra ý kiến thì mọi người phần nhiều đã tin tưởng, địa vị của Nguyên Vũ trong lòng thôn dân từ sau khi được chia sẻ cách trồng ngô khoai mới đã khá cao, lại thêm nhà Nguyên Vũ làm nhiều việc giúp cho cả thôn cho nên mọi người nguyện tin tưởng cô gái nhỏ tuổi này.

    Sau đó lại đến chuyện sửa đường, ai cũng nhao nhao đồng ý nhưng đến khi góp tiền thì không khí trầm hẳn xuống. Đúng như Ngô gia gia đã nói, trong thôn ai cũng trông đến con đường mới để đi nhưng phần lớn họ lại không có tiền để bỏ ra mà góp, năm vừa rồi có kiếm được chút ít thì đều đã sắm một cái tết đầy đủ rồi, những hộ khá hơn đều nguyện ý góp ít nhiều. 

    Thôn trưởng thấy vậy bèn trình bày lại kế hoạch mà cha con Nguyên Vũ đã bàn với ông cho mọi người cùng biết, mọi người đều đồng ý, lại nói chuyện sửa đường phải đợi sau khi gieo cấy vụ xuân cho nên góp tiền có thể thư thả tới một hai tháng nữa, trong thời gian đó mọi người cũng có thể gom đủ tiền.

...

   Thoáng cái đã tới trung tuần tháng hai, bây giờ tuyết đã tan hết, nắng cũng đã nhiều lên, không khí trở nên ấm áp,trong lành và thoáng đãng hơn rất nhiều so với mùa đông. 

   Tuyết tan đi để lộ ra những chiếc lá hơi úa vàng của hoa cỏ, sau đó được ánh nắng mặt trời tưới tắm chúng nhanh chóng xanh trở lại, con sông chạy qua thôn cũng tràn đầy nước, chính là do tuyết trên núi tan chạy xuống.

   Nước sông dâng lên gây lụt nhẹ, nước tràn qua những con mương nhỏ chảy vào các mẫu ruộng, ngâm mềm đất trong đó, đây chính là thời gian mọi người chuẩn bị làm đất gieo cấy.

   Vốn có hai chỗ để khai hoang là sườn núi và ven sông  thì bây giờ mọi người quyết định làm từ ven sông trước, dù sao cũng thuận tiện, mai mốt gieo cấy xong lại làm phía trên núi.

   Nhìn một màu trắng bạc ven sông vốn là bài đất bồi này ngập trong nước khiến cho mặt sông trở lên rộng hơn rất nhiều lần. Xa xa có thể nhìn thấy nhiều người rủ nhau đi bắt cá, từ sau khi mọi người trong thôn học được cách chế biến cá từ nhà Nguyên Vũ thì cá không còn là của những người nghèo nữa, hài tử nhà nào rảnh rỗi đều rủ nhau đi bắt cá, dụng cụ củ yếu là những cái lừ được đan bằng tre, cá ở đây vốn nhiều cho nên khá dễ bắt.

   Hiện tại nước sông đang lớn tràn vào tới ruộng, bọn trẻ mang lừ đi đặt ở những con mương dẫn nước cũng có thể bắt được cá to.

   Nguyên Vũ đã tính trước toàn bộ bãi bồi này đều sẽ làm ruộng nước nhưng xem chừng phải chỉnh lý một tí, cần phải đắp đê nữa nếu không nhìn nước lớn thế này thì có cải tạo xong ruộng cũng chỉ đứng nhìn mà thôi, như vậy số lượng đất đá cần rất nhiều, hẳn nên đào đất sâu xuống làm mấy cái ao thả cá còn lại thì bồi lên ruộng là hợp lí.

   Dù sao kế hoạch ban đầu chỉ là nghĩ trong đầu không thể đảm bảo trăm phần trăm diễn ra đúng như thế, cho nên từ thực tế để chỉnh lí lại cho phù hợp là được rồi.

   Con nước này tầm năm mười ngày nữa sẽ rút, khi đó có thể bắt đầu khai hoang. 

   Thời gian này cũng là để mọi người chuẩn bị sửa sang lại nông cụ, hạt giống này nọ,...

   Trong nhà ấm của Nguyên Vũ bây giờ chỉ còn lại nửa luống rau cải, hai luống khác đã được cày xới lại rồi tỉa hạt giống, bây giờ đều đã lên xanh, đợi cày lại đất trên hai mẫu ruộng hoang thì sẽ trồng trên đó, năm nay cô sẽ không trồng lúa trên hai mẫu ruộng hoang này nữa mà sẽ trồng rau, ban đầu Ngô mẫu và Liễu phụ đều phản đối, nhà chỉ có hai mẫu đất để trồng lương thực bây giờ mà không trồng thì lấy cái gì ăn, nhưng nghe Nguyên Vũ bảo sẽ trồng lúa nước chỗ ruộng khai hoang mới đồng ý.  

   Thực tế trong hơn một tháng nhà Nguyên Vũ cũng không có ăn nhiều rau như vậy , đều là Bách Vị Lâu sai người xuống năn nỉ mua lại, cũng bởi vì hiện tại chỉ có nhà cô có thể cũng cấp rau tươi mà thôi.

   Nước rút, mọi người bắt đầu kéo trâu ra đồng. Nhà nguyên Vũ cũng ra đồng, Liễu phụ đã thông qua thôn trưởng mua lại mười mẫu ruộng trũng liền kề với ruộng trong thôn nhất, nước rút đi, chỗ này cũng là chỗ cạn nước đầu tiên trong đám ruộng trũng cho nên nhà cô bây giờ cũng có đất cày.  

   Con lừa nhà Nguyên Vũ bảo nó kéo cày trên ruộng cạn còn được chứ xuống dưới nước nó nhất mực không xuống, điều này khiến mọi người chợt dở khóc dở cười.

  - Tính toán sơ sót rồi, con lừa này không lội ruộng được, mười mẫu đất này làm sao mà cày đây.

   Liễu phụ ngao ngán nhìn con lừa nhà mình.

 - Cha, chúng ta cắt cỏ bên bờ và đắp lại bờ trước, ngày mai phiên chợ rồi, lên trấn mua một con trâu rồi về cày ruộng cũng được.

  - Xem ra phải như thế thôi.

   Không riêng gì nhà Nguyên Vũ, hồi trước tết mấy nhà bán được thú rừng cho nhà Nguyên Vũ đều dư giả được một số tiền đều bàn nhau mua trâu về cày ruộng, người được ít thì tính mua con lừa, nhưng bây giờ thấy lừa nhà Nguyên Vũ không lội xuống ruộng liền quay sang mua trâu luôn. Trần đại thẩm bên cạnh, nhà đại cữu đều chuẩn bị mua trâu.

   Chính vì vậy mà sang ngày hôm sau khi đi chợ về một cảnh tượng hoành tráng nhất từ trước tới nay ở thôn Tam Thạch, bốn  con trâu trưởng thành cùng với năm con trâu con được dắt về thôn. Đây có lẽ là ngày đáng nhớ nhất của cả thôn, đánh dấu sự giàu lên của thôn Tam Thạch này.

   Bốn nhà mua được trâu trưởng thành chính là nhà đại cữu, nhà Trần đại thẩm, nhà Nguyên Vũ cũng nhà của Ngô đại thúc một thợ săn trong thôn.

   Có trâu kéo cày, mười mẫu ruộng của nhà Nguyên Vũ được xử lí nhanh gọn , nhẹ nhàng hơn nhiều. Bởi vì ruộng trũng thấp hơn hẳn so với xung quanh cho nên nếu có ngập ứ thì chỗ ruộng này gánh chịu hậu quả đầu tiên. Ngày trước vì như thế cho nên mấy mẫu ruộng này mới bị bỏ hoang phế.

   Nguyên Vũ bảo với Liễu phụ cày ruộng xong, bừa lại mấy lần cho tơi đất ra, rải phân chuồng xuống rồi lại bừa lại một lần nữa, sau đó gom đất trong ruộng thành một vùng cao hơn hẳn và một cái rãnh khá rộng ở phía đầu ruộng, cái này là Nguyên Vũ dự tính nuôi cá trong ruộng lúa, là một kĩ thuật hết sức phổ biến ở hiện đại. Cả mười thửa ruộng đều làm như thế.

  Mọi người nhìn qua đều rất tò mò không hiểu vì sao nhà Nguyên Vũ lại không san đều đất ra cả ruộng mà lại tạo thành một cái rãnh như vậy, có một vài người tới hỏi, Nguyên Vũ đều trả lời là để thả cá, mọi người càng hiếu kì hơn, tất cả đều chờ xem nhà Nguyên Vũ sẽ làm gì.

   Khác với nhà khác , người ta xử lí đất xong, bón phân xong để đất như vậy ngâm nước tầm mười ngày sau đó đem hạt giống gieo xuống, cái này hay gọi là gieo sạ. Nguyên Vũ nói với Liễu phụ xử lí một thửa ruộng thật kĩ càng đất đai, phân bón đều tỉ mỉ sau đó vun thành nhiều luống, chau chuốt phẳng phiu, Liễu phụ hỏi lí do, Nguyên Vũ bèn nói lại cách gieo trồng của mình, mặc dù lấy làm lạ nhưng Liễu phụ vẫn làm theo lời của Nguyên Vũ nói.

   Trong khi đó, hạt giống lúa nước được ngâm nước nửa ngày trơi sau đỏ đem đi ủ, bên ngoài bọc rơm rạ, dùng chăn tủ lại để giữ ấm, sau hai ngày ủ thì đất để gieo mạ cũng đã xử lí xong mà lúa giống cũng đã nảy mầm tốt có thể đem gieo được.

   Mấy hộ quen thân với nhà Nguyên Vũ đều được cô chia sẻ cách làm này, có mấy nhà làm theo mấy nhà thì không, nhà làm theo vẫn là bên nhà ngoại và nhà Trần đại thẩm, còn có nhà Chu lão bá và nhà trưởng thôn, mấy nhà này đều tin tưởng Nguyên Vũ. 

   Cho nên trong thôn hiện giờ một số nhà thì đang chờ đất gieo trồng theo cách cũ, còn một số ít thì đã ra ruộng rồi, chính là mấy hộ trồng theo cách mới. 

   Lúa giống sau khi gieo xuống các luống, lại được che phủ giống như trong nhà kính thu nhỏ vậy.

   Ở thời đại này không có nilon cho nên không có nilon tủ mạ, Nguyên Vũ vốn định dùng vải màn để phủ tạm thời, có thể ngăn không co chim chóc ăn hạt giống nhưng không ngăn được gió rét, nhưng sau đó được Tề tổng quản giới thiệu cho giấy dầu, không biết được làm từ cái gì nhưng khá chắc chắn, không thấm nước, chỉ có điều cũng tốn khá nhiều tiền vì số lượng mua khá nhiều.

   Có giấy dầu rồi, Nguyên Vũ dùng những thanh tre dài tầm mét rưỡi cắm hai đầu hai bên luống đất làm cái khung sau đó phủ giấy dầu bên ngoài, giấy dầu phủ hết cả khung tre rồi lại được ém xuống dưới bùn đảm bảo kín kẽ, như vậy tránh được sự thay đổi thời tiết bên ngoài khi đêm xuống cũng ngăn chim chóc phá hại.

   Mấy ngày sau , khi cây non đã lên xanh, những tấn giấy dầu dần được vén lên để mạ non tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời,  những phiến lá chuyển dần từ màu xanh non hơi vàng sang màu xanh đậm , cứ vậy đến hơn mười ngày, mạ non lớn độ hơn một gang tay người lớn thì có thế bắt đầu cấy được.

   Lúc mấy nhà Nguyên Vũ đi cấy thì mấy hộ khác cũng bắt đầu đi gieo mạ, nước trong ruộng được tháo hết ra ngoài sau đó gieo mạ xuống, chờ đến khi nảy mầm xong lại dẫn nước vào, khác với nhà Nguyên Vũ, trong ruộng nước cũng cũng được tháo ra nhưng không tháo hết mà vẫn còn xăm xắp  bề mặt, như vậy khi cấy mạ non mới dễ bén rễ cũng như giữ ấm cho cây non.

  Số lượng hạt giống mà mấy hộ kia dùng tốn gấp mấy lần nhà Nguyên Vũ, bởi vì phải gieo hạt cả ruộng, còn phòng trừ chim chóc phá hại, hạt không nảy mầm,...  Tuy cách làm này đỡ tốn công sức nhưng sau này đảm bảo hiệu quả không cao, vì sao ư? Hạt gieo xuống, nảy mầm không đều, chỗ dày chỗ mỏng, lúa lớn lên mật độ không đồng đều ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng.

   Mấy hộ làm theo nhà Nguyên Vũ mặc dù mất công hơn, khi nhà khác đã xong hết việc thì họ vẫn đang cặm cụi làm việc, cách cấy lúa này là cách thức mới mọi người mới làm quen nên còn chậm, dần dần về sau tốc độ đều nhanh lên rất nhiều. 

   Mạ non nhỏ lên sau đó cột thành từng bó hoặc là cắt luôn cả bùn đất phía dưới thành từng tấm, sau đó vận chuyển đến những thửa ruộng cần cấy, mỗi bụi hai đến ba cây mạ non, trồng thành từng hàng, cách nhau một gang tay, vì quen tay nên Nguyên Vũ là người cấy nhanh nhất mặc dù vừa cấy vừa phải hướng dẫn mọi người.

    Nhà bà ngoại có bốn mẫu ruộng, nhân số lại đông nên làm xong cũng sớm hơn, sau đó mọi người kéo sang giúp nhà Nguyên Vũ.

   Sau khi cấy xong xuôi tất cả, cũng đã ba bốn ngày sau đó, nhìn khắp cánh đồng xem kẽ những ô ruộng màu nâu của đất là một vài ô ruộng xanh rờn, nhìn rất bắt mắt.

   Như vậy sau mấy ngày nhà nào gieo sạ thì ra đồng xem chỗ nào nảy mầm yếu thì gieo thêm rồi dẫn nước vào, còn nhà nào cấy lúa thì xem mạ đã bén rễ chưa chỗ nào trống thì trống thêm vào, nhìn công việc có vẻ như nhau nhưng những hộ cấy mạ khỏe hơn nhiều vì mỗi bụi mạ đều có hai ba cây con cho nên hiếm khi cũng cả ba cây đều không bén rễ, còn hạt giống gieo xuống có thể vì không nảy mầm cũng có thể bị chim ăn mất nên gieo lại cũng rất vắt vả. Đến lúc này mọi người đã nhận ra được một ưu điểm của cách trồng mới đều thấy hơi tiếc nuối vì không làm theo, cách thức trồng mới này họ cũng được chia sẻ rồi chứ không phải không biết. thôi thì vụ mùa sau liền làm theo vậy.

    Suy nghĩ của người khác không nằm trong bận tâm của Nguyên Vũ, bây giờ cô đang bận rộn chuyển rau lên ruộng trồng, cố gắng kết thúc trước khi mọi người bắt đầu khai hoang, số cây con trong nhà ấm chỉ trồng đủ một thửa ruộng còn một thửa còn lại Nguyên Vũ trồng khoai lang để lấy rau cho heo ăn, bây giờ số lượng vật nuôi nhiều lên, nhà cô phải dùng đất ruộng để trồng rau chứ rau dại không thôi là không đủ.

   Xong xuôi mọi thứ thì cũng là lúc trong thôn bắt đầu khai hoang.

   Mấy hộ có trâu có lừa đều dắt đi cả, xe trâu, xe lừa, cuốc xẻng,... nhà nào có cái gì đều đem ra hết.

   Đã thống nhất trước số ruộng khai hoang được sẽ được chia theo số công mà các hộ gia đình làm được, việc ghi chép này sẽ do nhà Nguyên Vũ ghi lại, sau này chia ruộng xong nhà nào muốn gieo trồng thì gieo trồng không thì có thể bán lại cho người khác đều được.

   Kế hoạch cũng là do nhà Nguyên Vũ nghĩ ra cho nên cô phải ra ruộng để tham gia thi công, mọi người đến bên bờ sông đào đất chỗ đó đem về bồi vào những khu ruộng trũng, cứ như vậy từng lượt xe trâu thi nhau kéo đất từ chỗ bờ sông lên ruộng, không khí hết sức hân hoan, thanh niên trai tráng khở mạnh nhất thì nhận nhiệm vụ nặng nề nhất là đào đất, những người khác thì chuyển đất lên trên xe trâu, người thì đổ đất từ xe trâu xuống ruộng, lại có người điều khiển những con trâu con cày bừa lại chỗ đất  mới được bồi vào, trang đều ra khắp ruộng. 

   Cứ như thế, không khí lao động nhịp nhàng kéo dài ngày này qua ngày khác, đến gần hai tháng sau toàn bộ bài đất trũng bên bờ sông được cải tạo hết chia thành những ô ruộng đều nhau, sát bên bờ sông để lại hai hàng ao cá, còn bờ sông được bồi lên thành một cái đê cao hai mét.

   Sở dĩ ban đầu chỉ có một hàng ao cá mà thôi nhưng vì con đê cần nhiều đất hơn dự tính mặc dù có đá sỏi chở từ trên núi xuống nhưng không đủ nên thành ra đào thành hai hàng mới đủ đất đắp đê.

   Công việc cải tạo ruộng chỉ tốn hơn một tháng thôi nhưng vì làm thêm con đê mới kéo dài thành hai tháng, trong thời gian này những ô ruộng nào trồng kịp vụ mùa thì cũng đã được trồng, những ô còn lại thì người ta trồng rau để chăn nuôi, chủ yếu là trồng rau muống, đây là làm theo chủ ý của Nguyên Vũ, rau muống ở chỗ này là một loại rau dại không được người ta chủ động trồng, nhưng Nguyên Vũ biết rau muống phát triển rất nhanh, là loại rau phổ biến dùng trong chăn nuôi, mà con người cũng có thể dùng làm thức ăn, nói chung là không để hoang một mẫu đất nào cả,

   Con đê này được người trong thôn thi công sau khi cải tạo xong chỗ ruộng, dùng cây gỗ lớn làm kè bên ngoài sau đó dùng đại lượng đất đá đắp nên tuy rằng thô sơ nhưng cũng khá kiên cố, sau này hằng năm đều theo dõi tu bổ thì không lo không sử dụng được lâu. 

   Trên con đê cứ đi một đoạn lại có một con kênh dẫn nước xuyên qua để lấy nước vào ruộng, cửa lấy nước này có thiết kế tấm chắn, như vậy sau này nếu nước sông lớn sợ ngập đồng ruộng thì chắn cửa xuống là được.
   Bên kia sông cũng có một dải ruộng bỏ hoang nhưng không phải là của Thôn Tam Thạch nhà Nguyên Vũ mà thuộc thôn Thượng Kiều, cho dù chỉ cách một con sông nhưng vì không có cầu bắc qua sông cho nên hai thôn gần như biệt lập. Nghe đâu ngày trước trên huyện có bỏ vốn xây cầu cho hai thôn qua lại với nhau nhưng thôn Thượng Kiều chê bên này nghèo không muốn qua lại nên cây cầu cũng vì thế mà không có.

   Người trong thôn Tam Thạch khai hoang, không khí bừng bừng, người trong thôn Thượng Kiều cũng thấy, không ít người châm chọc bên thôn Tam Thạch phí công, ai chẳng biết chỗ ruộng trũng này căn bản thu hoạch không được bao nhiêu, bên thôn Tam Thạch phỏng chừng nghèo đói quá mà phải làm thôi.

  Mặc dù chỉ cách nhau một con sông nhưng hoàn cảnh hai thôn hoàn toàn khác biệt nhau, bên thôn Thượng Kiều cũng giàu có như thôn Cẩm Tú bên nhà nội của Nguyên Vũ vậy, một dải đất bỏ hoang bên sông không là gì so với số ruộng đất của thôn bọn họ cả, bên ấy lại toàn ruộng nước thượng đẳng chứ không phải ruộng trung hạ đẳng như bên thôn cô, đã vậy còn nhiều hơn vì vậy mỗi năm thu hoạch đều rất khá, cuộc sống trong thôn cũng vì vậy mà tốt hơn bên này rất nhiều, cho nên người bên thôn ấy với coi thường người thôn Tam Thạch cô cũng dễ hiểu.

   Xử lí xong tất cả cũng là lúc mọi người tập trung lại phân chia thành quả, tổng cộng được hơn trăm thửa ruộng nước cùng với hai hàng ao cá gần hai mươi ao. Như vậy tính theo số công mọi người bỏ ra nhà ít người được thêm một mẫu ruộng nước, nhà đông người được thêm ba mẫu, nhà Nguyên Vũ vì đã mua trước mười mẫu ruộng nước rồi cho nên không chia thêm nữa . Còn về ao cá,  bởi vì số lượng ít hơn cho nên mấy hộ cùng chung một ao cá, sau này khi thu hoạch cá thì các hộ tự chia với nhau.

   Tiếp theo là chuyện làm đường và làm ruộng bậc thang trên núi, mọi người trong thôn nhất trí làm đường trước, bởi dù sao đi lại cũng là nhu cầu cấp thiết hơn, bây giờ làm ruộng bậc thang cũng chưa thể gieo trồng được, chi bằng làm đường trước. 

   Cứ vậy công việc tiếp theo mọi người nhận định là sửa đường.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top