Chương 28: Những ngày cuối năm


   Lại mấy ngày trôi qua, đã đến ngày mười lăm, đây có thể nói là phiên chợ lớn bình thường cuối cùng của năm cũ. 

   Lần này Nguyên Vũ không theo lên mà ở nhà, nhìn thấy nhà ấm đã xây xong, mặc dù còn chưa đầy đủ yêu cầu đề ra nhưng Nguyên Vũ đã ngứa tay không chịu nổi mà động thủ trồng rau.   
   Những thứ rau cô trồng là một ít rau cải , cà chua, đậu đũa,... những loại này có sức sống khá cao, dễ trồng, đặc biệt là rau cải.
   Rau cải trong vườn chuẩn bị muối dưa hết cho nên nếu Nguyên Vũ trồng thành công thì sẽ không lo không có rau tươi để ăn trong mùa đông này.

   Ngoài trồng rau thì Nguyên Vũ còn phải chuẩn bị một số lượng hương liệu khá lớn để giao cho Bách Vị lâu, vì là dịp cuối năm, số lượng thịt xông khói bán ra rất nhiều thế cho nên số lượng hương liệu cần đến cũng theo đó mà tăng lên. Hồi đầu tháng Nguyên Vũ đã giao một lần gần mười cân hương liệu nhưng bên tửu lâu báo đã hết cần nhiều hơn thế cho nên lần này cô làm hẳn hai mươi cân, hy vọng đủ dùng, cho dù không đủ thì Nguyên Vũ không đủ sức để làm nữa.

   Tuy chỉ là hai mươi cân nhưng phải biết hương liệu phơi khô rất nhẹ, hai mươi cân đó cũng hơn bốn bao tải nguyên liệu thô, cả ngày Nguyên Vũ phải đem ngần ấy thứ cho vào cối đá giã nát rồi cho vào cối xay xay nhỏ, quần quật ba ngày trời mới đủ, mệt chết người.

   Lúc Nguyên Vũ còn đang loay hoay trong nhà ấm trồng rau thì có người của tửu lâu đến lấy đồ đi, đồng thời báo tin cho cô biết rằng Tề Kinh Nhân tìm thấy được loại thủy tinh mà cô đã nói, cũng đã đặt hàng giúp cô, chỉ có điều giá cả hơi cao lại tốn phí vận chuyển. 

   Nguyên Vũ bảo người nọ chuyển lời cảm ơn tới Tề Kinh Nhân, đồng thời bảo rằng giá cao cũng được miễn có thể vận chuyển về tới nơi. 

   Thì ra ở phía nam, gần kinh thành người ta đã chế ra được thủy tinh nhưng đều dùng để trang trí trong mấy nhà qúy tộc, ở trên huyện thành cũng có mấy cửa hiệu chính là những chi nhánh nhỏ của các cửa hiệu lớn trên kinh thành có bán loại thủy tinh này, tuy nhiên lại không có kiểu dáng để làm của số và mái che như Nguyên Vũ nói, thế cho nên Tề Kinh Nhân đặt người ta làm theo mẫu của Nguyên Vũ, vì đều đúc thành tấm đơn giản, tốn ít công sức, cho nên giá thành rẻ hơn rất nhiều, dù sao ở đây, giá trị chính của thủy tinh là ở hình dáng và họa tiết cho nên muốn làm một món đồ thủy tinh để bán tốn rất nhiều thời gian và công sức so với việc làm đại trà từng tấm của Nguyên Vũ thì làm từng tấm kính có lợi hơn, chính vì thế đơn hàng của Tề Kinh Nhân được chấp nhận nhưng phải sang năm mới có bới vì hiện tại đơn đặt hàng đã qua nhiều người ta không làm hết được.

...

   Lần này Ngô mẫu đi lên trấn họp chợ, mua thêm một ít vải về may thêm đồ cùng một ít nhu yếu phẩm, bên cạnh đó là đi mua vại muối dưa cho Nguyên Vũ, Nguyên Vũ đã nói lại hình dáng kích cỡ và số lượng cần mua cho Ngô mẫu trong đó có một loại ở đây không có nên Nguyên Vũ phải vẽ lại kiểu dáng để bà đem đi, nếu trong cửa hàng không có thì đặt người ta làm lần sau đến lấy, chính là kiểu bình gốm bên trên miệng thay vì dùng nắp đẩy lại hay trùm vải buộc thì làm thành một cái rãnh nước, nắm đậy hình cái bát úp ngược, như vậy sau này khi đẩy lại chỉ cần úp cái bát lên trên miệng bình sau đó đổ nước vào trong rãnh là được, đảm bảo kín mà kiến cũng không vào được.

   Loại bình gốm này thích hợp để muối những loại thực phẩm ít lên men sinh khí nhiều như làm tương ớt, hoặc là muối ngắn ngày, còn nếu lâu ngày hoặc lên men sinh khí quá nhiều thì nắp bình và nước không thể giữ cho bình kín được nữa, chính vì thế ủ rượu nho, làm nước mắm,.. người ta đều dùng loại miệng bằng sau đó dùng nắp đậy kín dùng vải và dây buộc chặt lại.

   Đúng như dự đoán của Nguyên Vũ loại bình mà cô nói không có bán, Ngô mẫu gửi lại bản vẽ nhờ làm phiên chợ sau quay lại lấy, trừ cái đó ra còn những cái khác đều có cả. Ngô mẫu mua hẳn mười cái vại nhỏ và năm cái vại lớn, lại mua thêm một chút bát đĩa rồi về. 

   Năm nay Ngô mẫu không mua thịt về muối như mọi năm vì năm nay trong nhà sẽ mổ heo.

   Như vậy là dụng cụ cũng có, nguyên liệu cũng đã chuẩn bị xong cho nên Nguyên Vũ liền bắt tay vào muối dưa chua và măng chua, còn kim chi thì để vài ngày nữa mới làm.

   Dưa và măng muối xong đều được đặt trong bếp, dù sao bếp cũng rộng, đặt ở đây vừa tiện, nấu ăn không cần phải đi xa để lấy.

   Lúc này ngoài trời tuyết bắt đầu rơi dày, cả một màu trắng xóa bao trùm, từ con đường đến mái nhà và cả ngọn núi sau nhà nữa, ban đầu tuyết còn ít, người ta còn cào tuyết sang hai bên để lấy đường đi, về sau tuyết dày hơn không cào nổi nữa,người ta đành chịu khó lội tuyết mà đi vậy.

   Nếu như là ở hiện đại nếu có một khung cảnh tráng xóa mĩ lệ như thế nàu thì khoogn biết thu được bao nhiều tiền từ việc du lịch, phải biết rằng ở những khu du lịch núi tuyết lớn, chỉ riêng tiền vé tham quan, chơi trượt tuyết cũng đã là một khoản lợi nhuận khổng lồ rồi. Thế nhưng ở đau người ta nào quan tâm đến cái đẹp ấy, người ta chỉ quan tâm tuyết rơi bao nhiêu có thể gây sập nhà không, tuyết rơi bao lâu ,...

   Ở đây tuyết rơi nhiều cũng không phải đơn thuần là chuyện xấu, tuyết rơi nhiều phủ lên mặt đất, ra năm trời ấm lên, tuyết tan thấm vào đất làm cho đất đủ ẩm ướt, gieo trồng cũng thuận lợi, báo hiệu cho một vụ mùa bội thu. Nguyên Vũ nhìn một màu trắng tinh khôi trước mặt, vậy là một năm sắp hết, mình sắp đón năm mới ở một nơi mà hai mươi mấy năm trời chưa từng biết đến.

...

   Mới đó mà đã tới ngày 23 tháng chạp, chính là ngày ông táo về trời. phong tục này ở nơi đây giống với chỗ trước kia mà Nguyên Vũ ở.

   Theo phong tục truyền thống trong bếp của mỗi nhà đều có hai quan táo ông và một quan táo bà chuyên trông coi mọi sự trong nhà, đến ngày hai ba tháng chạp là ngày táo về trời báo cáo cho ngọc hoàng những việc tốt xấu một năm qua của gia chủ, vào ngày này mỗi nhà đều làm cỗ thắp hương, dâng lễ để ông táo có phương tiện hành trang để lên chầu Ngọc hoàng.

   Ngày trước Nguyên Vũ còn nhớ cứ đến ngày này người ta lại đổ xô đi mua cá chép phóng sinh chính là vật cưỡi của ông táo, nhưng dần dần về sau người đi thả cá cũng ít mà thay vào đó là hóa vàng mã, có thả cá cũng chỉ còn là cá nhỏ tầm một hai ngón tay thôi. 

   Nhưng ở đây lại khác, Ngô mẫu hồi sáng đã đi mua ba con cá chép lòng bàn cả bàn tay, về chuẩn bị để đưa ông táo đi.

   Ngô mẫu nói rằng, cá chép cưỡi ông táo về trời phải là cá lớn có đủ sức khỏe để vượt Vũ môn hóa thành rồng, khi đó mới chở táo quân về chầu trời được, mặt khác cá chép lớn chở ông bà táo đi được thuận lợi thì trước mặt Ngọc Hoàng cũng sẽ châm chước nói tốt cho gia chủ, chính vì vậy ba con cá mà bà mua về đều là cá lớn.

   Một phong tục khác trong này này là dựng cây nêu để giữ nhà. Chính vì ông bà táo đi chầu Ngọc Hoàng, mà quỷ được xá lễ quay lại trần gian, trong khi nhà cửa không có thần canh giữ cho nên cây nêu dựng nên chính là để giữ nhà tạm thời. 

   Ở thời hiện đại, Nguyên Vũ đã rất lâu không nhìn thấy cây nêu ngày tết, có chăng lại là để trang trí chứ không có mục đích giữ nhà ban đầu, hôm nay ở đây được thấy lại. 

   Cây nêu là một cây tre hoặc trúc còn giữ nguyên ngọn, được dựng trước cổng, trên ngọn của cây nêu thường treo một túm lông gà trống chính là lấy từ con gà trống được giết thịt làm cỗ cúng, có tràng pháo, câu đối, có lá dứa, đều có tác dụng xua đuổi tà ma. Đến ngày ông bà táo về lại, trông coi nhà cửa thì cây nêu sẽ được hạ xuống.

  Cúng xong, hóa vàng, mấy chị em Nguyên Vũ nhận nhiệm vụ đem cá đi phóng sinh, mặc dù tuyết rơi nhiều thế nhưng con sông nhỏ của thôn không bị đóng băng vì vậy mà không cản trở gì đến chuyện thả cá cả, trên đường mấy chị em đi ra đó gặp không ít những đứa trẻ cùng lứa tuổi đều đang mang cá đi phóng sinh, thành ra nhập hội cùng đi luôn.

   Mặc dù sông không bị đóng băng thế nhưng nước sông rất lạnh , vì vậy Nguyên Vũ nhận nhiệm vụ thả cá, không để mấy đứa em mình nhúng tay xuống nước, nếu được thì ban đầu cô đã muốn tự đi một mình nhưng cha nương không đồng ý, mấy đứa đại tráng cũng đòi đi thế cho nên mới phải đi cả đoàn đến đây nhưng đến đây cũng chỉ cần một mình cô thả mà thôi.

...

   Sang ngày hôm sau là ngày hai mươi bốn, nhà Nguyên Vũ quyết định mổ heo , chính vì vậy buổi chiều Ngô mẫu phải qua nhà bà ngoại cũng mấy người hàng xóm mượn cho đủ dụng cụ, thau chậu để đựng,... 

   Mặc dù đã mua thêm không ít đồ dùng trong nhà bếp nhưng nếu mổ heo thì vẫn không đủ dùng nên mới phải đi mượn, đồng thời cũng là báo với mọi người một tiếng ai muốn mua thịt heo thì sáng mai ghé qua nhà cô mua. 

   Bởi vì trong thôn mùa kế trước mất mùa không có nhà nào nuôi heo cả vì vậy mà năm nay e là chỉ có nhà Nguyên Vũ mổ heo đón tết, những nhà khác hoặc đến nhà Trương đồ tể mua thịt heo hoặc là phải lên trấn mua, chính vì vậy khiến người trong thôn rất hâm mộ gia đình Nguyên Vũ cũng tò mò nhà cô nuôi heo cách gì mà nhanh lớn như vậy. 

   Bởi vì dù trong thôn không nhiều hộ lắm nhưng tết nhà nào cũng có nhu cầu mua thịt heo cả cho nên một nhà Trương đồ tể cũng không đủ thịt bán nữa, ai không đến sớm đều phải chờ lên trấn mua.

   Sáng ngày hai mươi bốn , trong thôn vang lên tiếng thét của heo bị chọc tiết, mà khởi nguồn chính là từ nhà của Nguyên Vũ, bây giờ ở trong sân sau hậu viện nhà Nguyên Vũ đã có mấy người, chính là nhà bà ngoại, nhà Trần đại thẩm, qua giúp nấu nước sôi và chuẩn bị đồ đạc, người được đến nhờ để làm thịt heo chính là nhà Trương đồ tể, Theo tiếng thét của con heo thì người trong thôn xung quanh cũng chính là có tín hiệu bên nhà Nguyên Vũ đã mổ heo rồi liền kéo nhau qua bên đó để mua thịt.

   Tiếng thét của con heo ngừng lại, một lúc sau, Trương đồ tể bưng ra một chậu thau đầy huyết heo, ở đây bình thường người ta sẽ chờ cho huyết heo đông lại rồi xắn thành từng khối, luộc lên hoặc là xào với rau, Nguyên Vũ lại làm kiểu khác, cô nêm vào đó một chút muối, một chút đường, để ngăn cho máu không đông lại quá nhanh, tiếp đó lại bảo tam nữu đi ra vương hái một ít hành lá, một ít rau thơm, lại đào vào mấy củ gừng, bản thân cô thì vào nhà rang một ít lạc ( đậu phộng) cái này chính là nguyên liệu để làm dồi heo. 

   Rau hành rửa sạch thái nhỏ, lạc được rang chín giã vỡ cho vào trộn chung với huyết heo. Cứ như vậy đến khi heo mổ xong lấy một đoạn đại tràng rửa cho sạch rồi thuồn hết hỗn hợp này vào trong đó, cột hai đầu lại rồi đem luộc lên là được.

   Người lớn vẫn còn đang bận tâm xử lí thịt cho nên không để ý tới mấy chị em Nguyên Vũ làm cái này.

   Nội tạng heo được lấy ra, gan tim được bỏ ra một cái chậu nhỏ riêng vì đây là loại nội tạng sạch, còn lại dạ dày, ruột... đều cho vào một cái thau lớn chờ xử lí. Mấy người nhà đại cữu nương và Trần đại thẩm có thời gian qua đây phụ giúp nấu ăn thế cho nên được Nguyên Vũ chỉ cho cách làm sạch lòng heo cũng như làm mấy món ăn ngon từ nó cũng như biết dùng xương hầm canh, chính vì vậy mấy người đến mua không ai để ý tới nội tạng heo chỉ có mấy người này để ý mà thôi.

   Con heo nhà Nguyên Vũ bởi vì làm thịt trước thời hạn nên không đạt được cân nặng lớn nhất tuy nhiên cũng không nhỏ, cũng được hơn một trăm năm mươi cân. Nhà Nguyên Vũ chỉ giữ lại hơn một phần tư còn lại để chia cho mỗi nhà đến mua có phần một ít, mỗi nhà cũng có hai ba cân thịt đem về, dù đang là gần tết thế nhưng nhà cô vẫn tính giá thịt bằng giá với ngày thường, vì dù sao cũng là hàng xóm láng giềng với nhau.

   Mọi người mua xong thịt thì cũng chào nhau ra về, Ngô mẫu trả tiền công cho Trương đồ tể năm mươi văn tiền cùng với hai cân thịt nạc. Ông ấy vui vẻ nhận lấy rồi cũng ra về, trong nhà ngoài một nhà Nguyên Vũ chỉ còn lại người bên nhà bà ngoại, cũng là Ngô mẫu giữ lại làm cơm ăn. 

   Mổ thịt một con heo cho dù thịt vụn thì cũng rất nhiều, còn có xương cốt... nên giữ mọi người lại ăn cơm cũng là bình thường với lại cũng còn nhiều việc cần mọi người giúp đỡ.

   Chỗ thịt được giữ lại Nguyên Vũ để làm thịt xông khói, lòng heo giữ lại một đoạn để làm lạp xưởng, ở hiện đại người ta dùng loại màng tổng hợp để luồn lạp xưởng nhưng nguyên bản ban đầu của nó vẫn là dùng lòng heo. 

   Chỗ thịt mỡ được thái từng lát mỏng, ướp tẩm gia vị rồi đợi một lúc cho ngấm, Nguyên Vũ vào nhà kho lấy cái cối xay bằng sắt ra rửa sạch chuẩn bị làm lạp xưởng. Cái cối xay này là cô nhờ Tề Kinh Nhân đặt làm trên huyện, trên trấn mặc dù có tiệm rèn nhưng chủ yếu là làm nông cụ, những đồ vật chi tiết tỉ mỉ như vậy không có làm tới, cái cối này bằng sắt nhưng tốn của cô gần nửa lượng bạc. Cái cối xay này có tay quay thủ công, một chỗ để cho thịt vào và đầu ra có thêm một cái nòng dài chính là để thuồn thịt heo vào trong lòng heo.

   Đến giờ cơm Nguyên Vũ vẫn chưa xử lí xong được chỗ thịt này, đành để đến chiều làm tiếp. Món dồi heo của Nguyên Vũ được mọi người khen ngợi không thôi, thật không ngờ huyết heo có thể làm ra được món ăn mỹ vị như vậy, chẳng qua mấy công đoạn làm hơi ghê rợn chút xíu, cũng không biết phải dùng từ ngữ nào để diễn tả được bởi vì người nấu ăn toàn phụ nữ mà thiên tính của phụ nữ là sợ máu, chính vì vậy khi thuồn hỗn hợp huyết heo vào đại tràng cũng là công đoạn ám ảnh nhất.

  Như vậy là mọi thứ đồ ăn chuẩn bị cho mùa đông cũng như đón tết của nhà Nguyên Vũ cũng gần hoàn tất rồi, chỉ còn thiếu bánh trái, điểm tâm nữa là xong.

   Vốn dĩ Ngô mẫu muốn lên trấn mua nhưng Nguyên Vũ không thích như vậy, dù sao nhà cũng có sẵn nguyên liệu, cô thích cảm giác tự làm ra món ăn và được thưởng thức thành quả của mình hơn, sẵn tiện cũng có thể dạy lại cho Tam Nữu, phải nói trừ Tiểu Tráng, người sùng bái Nguyên Vũ nhất trong nhà chính là Tam Nữu, vì sao ư ? Tiểu Tráng sùng bái đại tỷ mình là bởi vì Nguyên Vũ có thể kiếm tiền mua thịt và nấu món ăn ngon cho nó, còn với Tam Nữu, cho dù tỷ tỷ mình cũng là con gái nhưng lại làm được rất nhiều thứ, lại còn biết kiếm tiền, khiến cho cuộc sống của cả nhà tốt hơn trước rất nhiều, đây là điều mà trước kia Tam Nữu chỉ dám mơ thôi, hơn nữa đại tỷ còn chỉ dạy nó làm rất nhiều thứ, bản thân cô bé cũng rất thích chính vì vậy đều học rất nghiêm túc, trình độ nấu ăn của Tam Nữu từ đó cũng lên tay rất nhiều, lại còn biết được cách trồng rau tốt hơn, biết nuôi thỏ, nuôi gà nữa. 

   Nghe thấy Nguyên Vũ muốn động thủ làm kẹo và điểm tâm cho tết rất hăng hái làm theo.

   Điểm tâm ở chỗ này rất đơn điệu, chủ yếu là kẹo đường, một ít là kẹo hồ lô, một số trái cây khô gì gì đó lại là từ phương nam được các thương đoàn đem về đây bán với giá rất đắt, chính vì vậy Nguyên Vũ muốn tự làm hơn. 

   Số loại điểm tâm mà cô biết làm không ít, bánh ngọt cũng làm được rất nhiều loại , ai bảo thân là trạch nữ mà lại có sở thích ăn uống chứ, xét cho cùng cũng nhờ vậy mà cô có thêm một bản lĩnh để sống tốt ở chỗ này.

   Lần này Nguyên Vũ định làm một ít mứt trái cây, một ít kẹo lạc và bánh quế. 

   Bây giờ ở trên núi cũng có một ít loại trái cây có thể ăn được, chính chủ yếu là bưởi và quýt, người trong thôn cũng ít ăn mấy thứ này bởi vì mọc trên núi đều là loại quả nhỏ, còn chua, chính vì vậy mà có thể nhìn thấy cảnh bưởi vàng quýt đỏ rụng đầy gốc mà không ai quan tâm, Cô chính là đánh chủ ý lên mấy loại trái cây này, mứt vỏ bưởi và mứt quýt dẻo là hai món ăn thường thức ngày tết của cô, ngoài ra còn có mứt gừng, mứt dừa nhưng chỗ này không có dừa, gừng thì trong nhà sẵn có nên có thể làm thêm cái này được. Còn bánh quế là do trong nhà có một con dê mẹ mới sinh đang có sữa nên sẵn tiện lấy làm bánh luôn. 

   Trên núi cũng có cả lê rừng với táo nữa, hai thứ này ăn cũng khá ngon cũng làm được nhiều thứ, có thể hái về một ít.

    Nghĩ là làm, Nguyên Vũ rủ Đại Tráng cũng Tam Nữu lên núi hái bưởi và quýt. Vì tuyết rơi nhiều nên trên đường đọng lại một lớp tuyết khá dày, mấy người Nguyên Vũ không có kéo xe lừa ra vì dù sao cũng không có ý định hái nhiều, kéo con ra ra ngoài chịu lạnh cũng tội nghiệp, hì hục vật vã mãi mấy chị em mới đến được chỗ để hái,

   Đại tráng dùng gậy chọc cho bưởi rụng còn Nguyên Vũ và Tam Nữu thì ở dưới hứng lấy, cho vào trong gùi, quýt thì phải động thủ trèo lên để hái, may mà cây quýt cũng không có cao lắm cho nên không tốn sức. 

   Hoàn tất ba chị em đeo gánh về nhà, lần này Nguyên Vũ và Đại Tráng không đeo gùi theo để hái trái cây chỉ có Tam Nữu đeo thôi, bởi vì Tam Nữu khí lực nhỏ không đem được nhiều đồ nặng, đường lại có tuyết khó đi, cô và Đại Tráng mỗi người gánh hai cái giỏ, thành quả được ba giỏ bưởi và hai giỏ quýt, hẳn cũng đủ làm rồi, một phần để ăn vậy cho có hoa quả tươi, kèm vào đó là một ít táo rừng và lê sẵn tiện nhờ Đại Tráng hái xuống.

   Về nhà, Nguyên Vũ bảo Đại Tráng vào vườn đào một rổ gừng, khác với nhà người ta chỉ trồng mấy bụi nhỏ, gừng nguyên vũ trồng thành luống chiếm một diện tích khá nhiều, đây là bởi vì nhà cô hay hầm canh xương cũng như làm nội tạng heo ăn cần nhiều gừng nấu để khử mùi. Nếu có thêm một thửa ruộng ở trên núi thì Nguyên Vũ đã trồng trên đó rồi, vì gừng trồng ở đất núi tốt hơn là trồng đất thịt nhiều lắm.

   Đại tráng vào vườn đào cho Nguyên Vũ một rổ gừng đầy, đem vào rửa sạch, nhà Nguyên Vũ vẫn chưa đào giếng thế cho nên nước vẫn là đi gánh về, nói gánh nhưng thực chất là đến xe lừa đi kéo về, bởi vì không chỉ sinh hoạt trong nhà mà chăn nuôi cũng cần nhiều nước thế cho nên không có sức người nào gánh xuể. Thế mà cũng hai ngày phải đi lấy nước một lần mới đủ dùng.

  Nguyên Vũ dạy cho Tam Nữu cách làm mứt từ mấy thứ vừa đi hái về, Ngô mẫu không tham gia vào công việc này hoàn toàn thả tay cho hai chị em cô  chiếm hữu căn bếp. 

   Mứt gừng thì phải thái gừng thành lát mỏng, luộc với nước sôi nhiều lần để giảm độ cay xuống, lại ngâm với nước vôi để sau khi thành mứt , miếng mứt giòn hơn, còn mứt vỏ bưởi thì phải gọt lấy vỏ bưởi thái sợi ngâm với muối để khử vị đắng, mứt quýt cũng vậy, sau khi sơ chế xong thì kiểm tra lại rồi ướp với đường, đợi cho ngấm kĩ đường rồi thì sên mứt trên bếp, bởi vì càng gần tết trời càng lạnh, không có nắng cho nên để làm khô mứt hoàn toàn phải sên trên lửa, bằng không thì có thể phơi nắng đỡ tốn công hơn nhiều.

   Làm hết chỗ mứt cũng tốn mất hai ngày thời gian, mấy ngày tiếp theo mấy chị em cô xử lí đống hạt dẻ nhặt được mấy bữa trước chưa kịp làm đang cất trong kho. Một phần làm hạt dẻ rang đường, một phần giữ lại để hầm canh gà còn lại đều xay nước lắng bột làm ngũ cốc.

Mứt gừng

Mứt quýt

Mứt vỏ bưởi

hạt dẻ rang đường

 Đậu tương cũng được lựa một ít làm đậu tương rang mặn ngọt, thay cho hạt hướng dương, ở đây tết người ta hay có hạt hướng dương mời tết để cả khách cả chủ vừa cắn hướng dương vừa trò chuyện, nhưng Nguyên Vũ không thích hạt hướng dương cho nên dùng đậu tương thay thế.

   Còn lại bánh quê thì dùng sữa dê tươi cũng trứng gà và bột mì làm nên, tráng bánh trên chảo lòng phẳng sau đó dùng đũa cuốn lại thành từng ống như vậy là được.

   Bánh quế

Ngoài những thứ ấy ra Nguyên Vũ còn làm thêm kẹo lạc vừng, như vậy cũng đủ cho dịp tết này rồi, sở dĩ làm thêm kẹo lạc vừng là vì chuẩn bị cho mấy đứa trẻ con trong xóm mấy ngày tết đến nhà chơi, lúc đó phải có kẹo chia cho chúng nó đem về.

   Chuẩn bị kẹo xong chính đến muối dưa chua, làm kim chi.  Muối chua thì ở đây ai cũng quen thuộc còn làm kim chi thì không ai biết tới, cho nên cả Ngô mẫu cũng tò mò muốn xem nguyên Vũ muối như thế nào, thành ra có ba người cũng làm.

   Vốn dĩ làm kim chi mà dùng cải thảo thì ngon hơn nhiều nhưng ở đây chỉ có cải đắng mà thôi không muối được cho nên đánh dùng củ cải trắng làm kim chi củ cải.

    Củ cải trắng được cất dưới hầm được đem lên rửa sạch, cắt khúc rồi ngâm muối cho héo bớt sau đó chuẩn bị hỗn hợp ngâm kim chi, đây chính là thứ quan trọng nhất cũng phức tạp nhất trong làm kim chi, hỗn hợp này gồm có gừng, tỏi, hành, lê , táo, băm nhỏ, thêm muối , đường, một ít dấm chua, thực tế nếu có cà rốt thì có thể thêm vào để tạo màu cho món ăn nhưng ở đây không có nên đánh dùng thịt trái cà chua để thay thế, ngày trước Nguyên Vũ có làm nhưng là dùng cà rốt thôi, hy vọng dùng cà chua sẽ không thất bại. 

  Có hỗn hợp để muối rồi thì đem trộn đều với củ cải đã chuẩn bị sẵn sau đó bỏ vào bình gốm ép chặt, đẩy kĩ miệng bình chờ một tuần là có thể ăn được, Nguyên Vũ chính là tính đến thời gian này nên mới đợi đến hôm nay làm, một tuần nữa chính là tết. Mấy cái bình để muối dưa chính là mấy cái bình được Nguyên Vũ đặt làm riêng hôm bữa.

   Ngoài muối kim chi còn có măng chua, đậu đũa muối chua, củ cải muối chua, tất cả đều được đặt ngay ngắn trong bếp,  Mặc dù từ khi thu hoạch củ cải và đậu xong thì nhà Nguyên Vũ đã muối chua rồi nhưng cái này là chuẩn bị riêng cho tết, đượclàm tỉ mỉ cẩn thận hơn nhiều.

   Mấy trái lê và táo còn lại thì một phần để ăn, một phần Nguyên Vũ đem gọt , thái lát rồi đem nấu cùng gừng và đường phèn, làm trà để uống, trong thời tiết lạnh giá này rất tốt cho sức khỏe, phòng cảm mạo. trị ho.

 Lê chưng đường phèn

  ......................................................................................................................

   Ngày hai mươi chín tết



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top