Chương 24: Người Nhà Bên Nội
Sau khi người của thương đoàn chuyển hàng hóa đi xong, Nguyên Vũ cũng xong việc cho nên đi vào trong nhà.
Chuẩn bị tới giờ cơm chiều, mọi người cũng lục tục đi vào nhà.
Công việc ở ngoài chuống chăn nuôi không còn do Tam nữu và Nguyên Vũ làm hết nữa, Ngô mẫu từ khi về nhà đã xung phong nhận hết công việc này, thức ăn cho mấy con vật nuôi thì do Liễu phụ phụ trách làm,
Hiện tại do số lượng vật nuôi trong nhà đã rất nhiều, từ lúc xây xong chuồng mới, Nguyên Vũ đã mua thêm vật nuôi, tổng cộng bốn gian chuồng heo, tổng cộng hai mươi con heo, chuồng dê đã có hơn mười con dê, thỏ ở trong nhà nuôi chính là thỏ rừng, bốn cặp thỏ bố mẹ đợt vừa rồi hai con thỏ mẹ có bầu đã sinh ra được sáu con thỏ con, như đã hứa với nhà Trần đại thẩm, cô cho nhà thẩm ấy một cặp thỏ con, lại lựa chọn thêm hai cặp thỏ bố mẹ từ chỗ mà Đại Tráng săn được, như vậy tổng cộng có sáu cặp thỏ bố mẹ được nuôi riêng từng chuồng, mỗi cặp thỏ một ô, còn lại bốn con thỏ con được nuôi chung một chuồng, bởi vì khẩu phần ăn của thỏ bố mẹ và thỏ con nuôi thịt là khác nhau thế cho nên được nuôi riêng.
Khu vực chuồng gà có hai phần, một phần nuôi gà rừng có một con gà trống cũng năm con gà mái đang đẻ trứng, phần nuôi gà nhà lại có hai ô, một ô chính là năm con gà mà lúc đầu bà ngoại cho, mấy tháng nữa cũng đủ tuổi đẻ trứng rồi, còn lại là gần trăm con gà con mà Nguyên Vũ mới mua tháng trước.
Đây là toàn bộ cơ ngơi hiện tại của Nguyên Vũ để cô có thể phát huy sở trường của mình, cũng là tạo công việc cho cha nương cô ở nhà .
Trong thôn cũng có nhiều nhà hỏi thăm, bởi vì nhà của Nguyên Vũ phất lên trong thời gian ngắn, ai cũng mừng cho gia đình cô , cũng biết tất cả là bản lĩnh của Nguyên Vũ, người dân trong thôn cũng được hưởng lợi không ít, thế cho nên ai cũng tỏ ý nếu có cơ hội kiếm tiền thì kéo họ cùng làm, ai cũng muốn làm giàu cả .
Nguyên Vũ cũng vui vẻ nhận lời, chính cô cũng có ý định chia sẻ cho mọi người mà, nên cô hứa hẹn mọi người qua năm mới có cơ hội sẽ báo cho mọi người.
Lại nói bởi vì số lượng vật nuôi nhiều như vậy nên số lượng thức ăn hằng ngày cũng rất nhiều, công việc dọn dẹp vệ sinh cũng vậy. Thế cho nên cả Ngô mẫu và Liễu phụ đều tất bật với công việc, vốn là nông dân , quen tay làm bảo họ nghỉ ngơi chắc chắn là không được, sẵn tiện có công việc này, hai vợ chồng vui vẻ mà làm, cũng không nhắc đến chuyện đi làm thêm nữa, nói đùa ở nhà bây giờ nhiều việc như vậy nếu họ đi làm thì mấy đứa nhỏ biết xoay xở ra sao, trong lòng họ cũng biết Nguyên Vũ mua nhiều vật nuôi như vậy là để tạo việc làm níu chân họ ở nhà .
....................................................................................
Cả nhà cùng ngồi trên cái kháng ở nhà chính, chờ Tam Nữu bưng mâm cơm lên, mặc dù chưa mừng tân gia nhưng nhà đã có thể ở được rồi, đồ đạc cũng đã sắm xong nên mọi người dọn vào ở luôn.
Trong bữa cơm mấy đứa nhỏ lo ăn cơm, Liễu phụ bàn với Ngô mẫu :
- Nhà cũng đã xây xong, mai làm bữa cơm mừng tân gia, cũng phải báo cho nhà cũ bên kia một tiếng cho phải đạo, cũng nên sang giao tiền dưỡng lão tháng này rồi.
Bản thân Nguyên Vũ cũng không hiểu vì sao mà quan hệ gia đình với bên nhà nội lại căng thẳng như vậy nhưng nhìn vẻ mặt của nương mình thì cô biết chuyện này không đơn giản, có thể bức một người hiền lành cam chịu như nương của cô phải vùng lên có thể là chuyện nhỏ sao.
Ngô mẫu nghe Liễu phụ nói xong, trầm ngâm một lát mới nói:
- Báo thì báo , đỡ sau này người bên nhà đó lại nói này nói nọ. Cũng mời bên nhà cũ qua ăn mừng tân gia luôn. Tiện thể giao luôn tiền dưỡng lão tháng sau với quà tết luôn đi, hôm qua sẵn tiện lên trấn ta cũng đã mua rồi, mười cân gạo trắng,một cuộn vải, năm cân đường đỏ. Ngày mai ông đi thì báo một tiếng tôi gói lại.
- Nói luôn cho ông biết, năm mới tôi sẽ không cho con mình qua bên nhà cũ đó đâu,
Liễu phụ nghe xong định nói gì đó nhưng rồi lại thôi, thở dài một tiếng.
- Ông cũng đừng trách tôi vạch mặt với bên kia, dù sao họ quá đáng với mình trước, mấy năm qua đã vậy bây giờ cũng thế đi.
Lần trước sau khi từ trên huyện đi làm công về, vì Liễu phụ bị thương ở tay không tiện đi lại đường xa cho nên Ngô mẫu đánh đem theo tiền dưỡng lão của hai cụ bên kia mang qua, sáu tháng tổng cộng sáu trăm văn tiền.
Người nhà cũ không cho nổi một cái nhìn thiện ái, châm chọc không thôi, làm Ngô mẫu đi một chuyến về tức không ăn nổi cơm, chuyện muốn nói cũng không nói ra.
Về sau Liễu phụ phải qua một lần nữa, nói rằng nhà muốn dựng lại căn nhà,
Người bên đó nghe đến dựng nhà suy đoán ra ngay Liễu phụ qua để mượn tiền này nọ nên không để cho Liễu phụ nói hết lời , chối ngoay ngoảy. Liễu phụ cũng ngao ngán đi về.
Lại nói đáng lẽ là Liễu phụ muốn qua báo với nhà cũ một tiếng, nếu bên đó ai qua giúp sức sẽ trả công như mọi người, cũng là kiếm thêm thu nhập nhưng thái độ bên kia làm cho câu chuyện chết từ trong trứng nước.
Lần này qua bên đó mời ăn tân gia không biết sẽ có chuyện gì xảy ra nữa đây.
Sáng hôm sau Liễu phụ dắt con lừa và mang cái xe ra, chuẩn bị đi sang bên nhà cũ, lần này Nguyên Vũ xin đi theo, cha nương luôn giấu không cho mấy chị em cô biết rằng đã xảy ra chuyện gì với bên đó cả, nhưng từ khi dọn ra ở riêng đến giờ đã ba năm nhưng cả nhà sẽ không về bên đó ăn tết nữa, có qua thì cũng chỉ một mình cha cô qua còn nương không cho mấy chị em cô đi theo.
Ban đầu Nguyên Vũ đòi đi theo Liễu phụ Ngô thị cũng không đồng ý, nhưng sau đó Nguyên Vũ thuyết phục quá nên đành chấp thuận.
Đường sang bên nhà nội bên kia cùng đường với đường lên trấn, nhưng nửa đường thì rẽ sang hướng khác, đường đến thôn đó cũng dễ đi hơn nhiều, nghe đồn bởi vì trong thôn có tú tài lại có mấy gia trang của mấy hộ quý tộc nên huyện lệnh không dám làm sơ sài chuyện đường sá. Ba hướng của ngã ba đường chỉ có đường về thôn cô khó đi còn lại là đường tốt.
Mặc dù cùng một chỗ không xa nhau lắm nhưng lại bị đối xử như vậy đúng là quá đáng mà, chỉ tại thôn mình nghèo lại không có tiếng nói đánh chịu vậy.
Đi trên đường Nguyên Vũ có hỏi qua Liễu phụ mấy năm trước đã xảy ra chuyện gì nhưng ông không nói, chỉ bảo rằng do bên nhà cũ có lỗi với Ngô thị không thể không phân gia được, sau khi phân gia quan hệ càng lúc càng xa, mãi không thể vãn hồi.
Thấy cha mình có ý trốn tránh nên Nguyên Vũ cũng không có ý định hỏi tiếp.
Thôn của bên nội Nguyên Vũ gọi là thôn Cẩm Tú, vì sao có tên này ?, nghe bảo là do một vị đại nhân trên kinh thành từng có dịp ghé qua đây, nghỉ tại một gia trang thấy cảnh sắc ở đây đẹp, cuộc sống con người với thiên nhiên hài hòa mới khen tặng là " Điền viên Cẩm Tú" sau này trưởng thôn lấy Cẩm Tú để đặt tên cho thôn luôn.
Nhà nội của Nguyên Vũ nằm ở sâu trong thôn, trước đây, trước khi có cái tên Cẩm Tú thì người ta thường gọi thôn là Liễu gia thôn bởi vì hơn tám phần các hộ ở đây đều mang họ Liễu và ít nhiều gì cũng có chút quan hệ họ hàng với nhau.
Nhà nội Nguyên Vũ cũng là hộ có thâm niên trong thôn, gốc gác sâu rộng.
Nghe Liễu phụ kể lại, ông nội là con thứ hai trong nhà, phía trên còn có một người anh cả, phía dưới còn có ba người em trai và ba người em gái, xem chừng bên nội đẻ nhiều con âu cũng là truyền thống,
Ba bà cô, em gái của Liễu gia gia thì có hai người lấy chồng trong thôn, ba ông chú , em trai của ông nội cũng thành gia lập thất trong thôn, chỉ có nhà đại bá gia là sống ở trên huyện, cái này là do con cả của đại bá gia có bản lĩnh kiếm tiền đưa cả nhà lên đó sinh sống.
Cụ cố của Nguyên Vũ ngày trước cũng có thực học , đỗ đạt tới cử nhân dù sau đó không thi được lên cao nữa nhưng cũng là cử nhân duy nhất của cả thôn, hằng tháng có trợ cấp của triều đình lại được miễn thuế đất đai vì vậy mà tích lũy được kha khá gia sản, cũng chính vì vậy mà không thua thiệt mấy đứa con của mình, cho dù đông con nhưng sau khi phân gia ra nhà nào cũng có chút của cải.
Về sau cụ cố sống với nhà đại bá gia, dưỡng lão được hơn hai mươi năm sau đó qua đời, lúc đó cả nhà đại bá gia mới dọn lên huyện.
Như vậy hiện tại trong thôn vẫn còn sáu đại hộ có quan hệ họ hàng thân thích với nhà ông bà nội Nguyên Vũ. Cứ nghĩ xem cả thôn có được bao nhiêu đại hộ chứ vậy mà có sáu hộ có quan hệ thân thiết với nhà nội cô, một khi có chuyện gì xảy ra thì không lo thua thiệt.
Bà nội của Nguyên Vũ là Lưu thị, không phải là người của thôn, mà được ông nội cô cưới về từ thôn bên cạnh, nghe đồn gia cảnh bên đó không tồi, nhìn trúng ông nội cô cũng vì gia thế và cái mũ cử nhân của cụ cố, gả sang bên này mang theo hồi môn khiến nhiều kẻ đỏ mắt, chính vì thế mà gia cảnh của nhà ông nội tốt lên trông thấy, nhưng cũng vì thế là quyền hành trong nhà của thị cũng nhiều, ông nội lại không tranh giành gì nên càng ngày quyền hành trong nhà đều thuộc về tay thị.
Nguyên Vũ không khỏi cảm khái, có của hồi môn đầy đủ khi về nhà chồng coi như có thêm một lá bùa hộ mệnh vậy, có thể đứng thẳng lưng mà sống, sau này khi Tam nữu xuất giá, hồi môn cô để cho nó cũng phải nhiều một chút mới được, không cầu nhà chồng phú quý chỉ cầu bình an.
Lại nói đến nhà nội Nguyên Vũ , như đã nói từ đầu có tổng cộng sáu người con bốn trai hai gái, trong sáu người thì chỉ có cha Nguyên Vũ và tam thúc bị đối xử lạnh nhạt còn lại những người khác đều được yêu thương đùm bọc cả.
Đại bá của cô là con trai cả, được cả ông nội và bà nội rất coi trọng, cho lên trấn đi thư viện đọc sách , hơn mười năm trời, tốn bao nhiêu tiền của cũng chỉ thi được cái thân phận đồng sinh, tú tài thi mãi không đậu nên đánh thôi, sau này lấy vợ cũng họ Lưu, chính là cháu gái xa của Lưu thị, nhà đẻ bên kia cũng có chút của cải cho nên gả sang bên này cũng mắt cao hơn đầu, ngoài Lưu thị có quan hệ họ hàng ra thì cũng chẳng để ai vào mắt.
Lấy chồng được mười năm sinh cho đại bá ba nam một nữ, địa vị trong nhà cũng vì thế mà bền vững không suy chuyển. Bởi vì thời bấy giờ nếu con dâu không sinh được con trai kế thừa hương hỏa cho nhà chồng thì đều bị coi là có tội, khi đó phải chủ động nạp thiếp cho chồng. Ba đứa con trai nhà đại bá lần lượt lấy tên là Liễu Thành Nhân, Liễu Thành Đạt và Liễu Thành Danh, còn cô con gái út thì lấy tên Liễu Như Ngọc. do đại bá cũng được đi học nên đặt tên cho con cái cũng rất có chữ nghĩa.
Nhà Nguyên Vũ đứng thứ hai, sau đó nhà Tam thúc, tam thúc lấy vợ sau cha Nguyên Vũ một năm, tam thẩm cũng là con nhà nghèo như mẹ của Nguyên Vũ, chính vì vậy cũng không được bà nội xem trọng, cũng vì nguyên nhân đó mà trong nhà Nhà Nguyên Vũ phải lao động nhiều nhất rồi kế đến là nhà Tam thúc.
Tam thẩm vì thân thể vốn không khỏe mạnh lại phải làm việc nặng nhọc nhiều mãi chỉ sinh cho tam thúc hai đứa con gái là Liều Như Hân và Liễu Như Ý. Sau đó không còn thấy động tĩnh gì nữa làm mà nội lấy cớ đó xỉa xói nhiếc móc không ngừng nói tam thẩm là con gà mái không biết đẻ trứng, toàn sinh ra thứ háng đòi tiền, khổ càng thêm khổ . Cũng không phải tam thúc không muốn phân gia mà tại vì có vết xe đổ của đứa con trai thứ hai, bà nội giữ kẽ, sống chết không cho nhà tam thúc phân ra, nói đùa, nhà tam thúc đi rồi thì công việc hằng ngày ai sẽ làm.
Tiểu thúc của Nguyên Vũ là con trai út được ông bà rất yêu thương nhưng lại kém hơn đại bá do nhiều lần cãi lại Lưu thị bệnh vực cho nhà Nhị phòng và Tam phòng, nếu không phải là con trai út, học tập cũng giỏi hơn đại bá thì Lưu thị cũng sẽ không yêu thương như vậy. Năm nay tứ thúc cũng đã mười tám tuổi rồi, cũng được ông bà nuôi ăn học, cũng có thân phận đồng sinh như đại bá, lần trước thi tú tài không đỗ đang ôn thi, tính năm sau thi lại, chính ông bà cũng đặt nguyện vọng rất lớn vào đứa con út này, nếu như đỗ tú tài sau này có thể cưới một tức phụ có điều kiện ,như vậy ông bà cũng có chỗ nhờ cậy, chính vì vậy cho đến bây giờ Lưu thị vẫn chưa sốt ruột chuyện tứ thúc lập gia đình.
Đại cô và tiểu cô của Nguyên Vũ là con thứ năm và thứ sáu trong nhà, hai cô con gái có bề ngoài không tệ, được Lưu thị rất yêu thương, công việc hằng ngày không đến tay, chỉ học tú châm mà thôi. Lưu thị nuôi nấng hai tiểu nữ của mình như vậy là hy vọng sau này có thể được gả cho nhà giàu.
Đại cô năm nay mười bảy tuổi đã lập gia đình, là một đại hộ ở trên trấn, còn tiểu cô năm nay mười lăm tuổi cũng có thể bàn hôn sự, Lưu thị dạo gần đây nhất mực bận tâm đến chuyện này.
..................................................................................
Xe lừa của nhà Nguyên Vũ ở trong thôn được coi là của quý hàng hiếm thì ở trong thôn nhà nội không đáng được nhắc đến, bởi vì trong thôn này người ta đều gom góp để mua trâu chứ không mua lừa.
Đến nhà chính của ông bà nội, sau ba năm phân gia thì đây là lần đầu tiên cô quay lại đây,cái nhìn đầu tiên của Nguyên Vũ dành cho căn nhà này là rất lớn. Nếu thấy căn nhà cô mới xây đã lớn rồi thì chỗ này còn lớn hơn, chỉ có điều không có hai tầng như nhà cô mà thôi, cũng đúng thôi ở đây tổng cộng số người đến gấp ba lần nhà cô chứ chả chơi, nhà cũng lớn hơn là bình thường.
Nhà nội được xây theo mô hình tứ hợp viện truyền thống có đông sương phòng, Tây sương phòng, tiền viện và hậu viện, chính giữa có một khoảng sân, phía trước tiền viện cũng có một khoảng sân, sau hậu viện cũng có vườn rau và chuồng gà, ở đông sương phòng Nguyên Vũ cũng để ý thấy có một vườn rau nhỏ chắc là của nhà đại bá trồng, mà đúng hơn với tính cách đại bá nương chính là bắt nhà tam thẩm trồng giúp đi.
Căn nhà này so với nhà cô lớn hơn, so với nhà trưởng thôn của nhà cô cũng lớn hơn nhưng nếu được chọn muốn ở nhà nào thì cô sẽ không chọn căn nhà này, vì sao ư, căn nhà này không tiện nghi bằng nhà của cô cũng không thoáng đãng thanh nhàn như nhà của trưởng thôn.
Chắc có lẽ ban đầu Lưu thị muốn mấy đứa con lớn lên phân gia cũng ở lại trong này cho nên mới xây thành kiểu như vậy, tuy rộng thật nhưng lại đem lại cảm giác ngột ngạt.
Dừng xe lừa trước cổng nhà chính. Liễu phụ cũng Nguyên Vũ đem hàng hóa biếu tết vào.
Trong nhà Liễu gia gia đang ngồi hút thuốc, Lưu thị thì đang ở hậu viện đếm trứng gà, công việc này thị luôn dành lấy vì sợ con dâu dấu mất.
Nhà đại bá trừ hai người con trai đầu đang đi học ở nhà tú tài trong thôn thì còn lại đều ở nhà, mặc dù vậy nhưng cũng chẳng làm việc mà toàn bộ đều là tam thẩm làm cả, tam thúc đi làm thêm, hai cô con gái của tam thúc phải làm việc với mẹ, chắc vì phải làm nhiều việc sớm nên cả hai đều rât tháo vát nhanh nhẹn, chẳng bù cho con gái nhà đại bá không biết làm một cái gì, xứng đáng là bình hoa di động.
Cha của Nguyên Vũ ôm đồ đi thẳng vào nhà chính, Lưu thị cũng từ hậu viện đi vào, vừa đi vừa mắng hai đứa con gái nhà tam thẩm là cái đồ lười biếng, là thứ hàng bồi tiền còn không chịu làm việc.
( Cổ đại người ta mắng con gái là thứ hàng bồi tiền là vì mất công nuôi lớn nhưng xuất giá xong lại là con nhà người ta lại còn tốn tiền làm của hồi môn)
Nguyên vũ thầm nghĩ :
- May mà nhà mình phân gia sớm, nếu không đây chính là cuộc sống của mấy chị em cô đi. Nếu như nhà tam thúc không phân gia sớm thì cuộc sống này còn khổ dài dài.
- Cha. nương.
- Ông nội. Bà nôi.
Liễu phụ cất tiếng chào Liễu gia gia trước, Nguyên Vũ chào sau.
Ông nội gật đầu coi như đã biết còn Lưu thị thì quay sang, mở miệng câu đầu tiên đã nghe mùi âm dương quái khí.
- Chà, còn biết đường quay về đây cơ đấy, còn tưởng chúng ta không có phúc có được người con như ngươi chứ.
Liễu phụ không đáp lại lời của bà ta, thấy vậy Lưu thị nói tiếp :
- Hôm nay sang đây có việc gì, nếu là mượn tiền để xây nhà thì không có đâu, nhà đã phân từ lâu rồi, chuyện tiền bạc đừng mong nghĩ tới.
Đây chắc là lần trước khi cha mình qua đây thông báo xây nhà, mang theo khuôn mặt u ám về nhà đi.
- Nương, không phải chuyện đó, nhà chúng ta đã xây xong rồi, hôm nay chúng ta dọn mâm cơm mừng tân gia, nên ta qua đay báo cho cha nương một tiếng bớt chút thời gian qua đó, thứ nữa là đem tiền dưỡng lão tháng này và tháng sau qua đây luôn, còn có đồ tết, năm nay nhà chúng ta chắc cũng không về đây ăn tết , ta báo cho cha nương một tiếng.
Lưu thị nghe đến tiền dưỡng lão và quà tết thì liền chuyển nét mặt, hai tháng là hai trăm văn tiền chứ ít ỏi gì, không ăn tết ở đây cũng đỡ, đỡ tốn cơm, cũng chẳng cần lì xì năm mới cho mấy đứa con nhà nhị phòng.
Liễu gia gia nghe năm nay cả nhà nhị phòng lại không về đây ăn tết thì thở dài :
- Lão nhị à, chuyện năm đó là nhà chúng ta hồ đồ, chúng ta có lỗi với mấy đứa, nhưng mấy năm nay các ngươi cũng không cho mấy đứa nhỏ về đây ăn tết, dù gì chúng cũng mang họ Liễu, cứ thế này sau này lớn lên chúng không thèm nhận người làm gia gia này mất.
Liễu gia gia là một người thuần nông, sống đã hơn nửa đời người, cái ông hy vọng chính là con cháu đông vui gia đình trên dưới hòa thuận, nếu như không có chuyện năm đó thì bây giờ cả một nhà nhị phòng sẽ không xa cách như vậy. Nhưng khổ nỗi lâu nay quyền hành trong nhà đều đã vào tay Lưu thị, ông cũng không thể làm gì khác được, tính ra người đáng thương cũng chính là đáng giận đi, hiền lành quá hóa thành nhu nhược. Liễu gia gia chính là người như vậy.
- Ôi dào, người ta chê cơm nhà này khó ăn ông còn níu kéo làm gì, phân gia một cái là không còn nhìn thấy mặt cha nương ở đâu, sao bảo đi làm công trên huyện nửa năm trời vậy mà quà tết cũng chỉ có nhiêu đây, sợ mang qua nhiều cha nương ngươi ăn thêm được một miếng thì lâu chết hơn đây mà, đúng là cái đồ bạch nhãn lang, biết thế ngày trước lúc đẻ mày ra tao đã bóp cho chết luôn khỏi phải nhọc lòng.
Nghe Lưu thị đay nghiến Liễu thành không dấm đáp trả cái gì, mặc dù ông biết năm nay số hàng tết đã mua hơn năm trước rất nhiều rồi mà tiền chính là Nguyên Vũ bỏ thêm vào để mua, nhưng dù sao cũng là nương mình. Nguyên Vũ nghe vào tai thấy chướng vô cùng. Người không biết chuyện gì nghe Lưu thị nói chắc chắn sẽ tin cha cô là người con bất hiếu, không lo cho cha mẹ, làm như cah con cô đến đây tay không vậy,cái mũ này cũng chụp quá nhanh đi, mới vừa rồi lúc nhận tiền nhận đồ sao không thấy thái độ này.
- Bà nôi, hôm nay cha cháu qua đây là để đưa đồ cũng với báo mọi người qua ăn tân gia, không có làm cái gì cả mà bà nói cha cháu như vậy.
- Phản rồi, một con nha đầu như ngươi cũng dám nói ta, ai cho ngươi cái quyền đó, cha ngươi là ta đẻ ra ta muốn nói sao là việc của ta, ngươi là con nó, nó còn chưa dám lên tiếng đâu đến phiên ngươi.
- Chính là cha của cháu nên cháu mới nói. Phân gia xong chúng ta tháng nào cũng đưa tiền dưỡng lão đầy đủ , tết cũng có đồ tết biếu không thiếu một phân, bà nội còn lấy cớ gì để nói cha cháu.
- Hừ được mấy văn tiền với đống đồ này mà cũng nói , ta nuôi hắn bao nhiêu ngày nhiêu tháng sao không tính đi.
Thấy câu chuyện càng lúc càng gay gắt, Liễu phụ đứng bên cũng nhìn không được nữa.
- Đại nữu ,câm miệng, mau xin lỗi bà nội con đi.
Thấy con trai bênh vực mình, Lưu thị không khỏi hếch cái mặt lên. Nguyên Vũ càng nhìn càng tức, dứt khoát bỏ ra xe lừa chờ, trước khi đi cúi chào Liễu gia gia chứ không thèm nhìn Lưu thị làm thị tức đến bốc khói. Cũng không làm theo lời Liễu phụ luôn.
Nhà đại bá thấy nhà chính lớn tiếng lúc đầu còn chưa để ý, lần nào tam thúc về đây đưa tiền chẳng bị chửi nháo một hồi, nhưng càng về sau tiếng nói càng lớn khác hẳn bình thường, đại bá nương nhiều chuyện chạy lên xem có chuyện gì, nhưng vừa lên tới cửa đã thấy Nguyên Vũ bỏ đi ra ngoài.
Bước vào trong nhà thị cất tiếng :
- Tam thúc lại sang đưa tiền đấy à, sao ta thấy vừa rồi đại nữu nhà thúc giận dữ đi ra ngoài nhìn cái mặt hù ta hết cả hồn.
Với người đại tẩu này Liễu phụ không có nhiều cảm tính, không riêng gì với thị mà là với cả nhà đại phòng, làm ít ăn nhiều, thích chiếm tiện nghi nhà người khác, mấy năm trước nhà Nguyên Vũ xảy ra chuyện nháo phân gia cũng tại đại phòng mà ra.
- Ta nói thúc nghe, con gái lớn rồi không dạy dỗ nó để tính khí lớn như vậy sau này sao mà gả chồng được ?
- Cảm ơn đại tẩu quan tâm, con gái ta ta tự biết dạy dỗ, nếu có thời gian tẩu nên đi nhìn mấy đứa con nhà mình thì hơn.
Liễu phụ có thể nhịn được người khác nói mình nhưng đụng đến con của y chính là nghịch lân, y không cho phép, nãy thấy con gái mình giận dỗi bỏ đi ra ngoài, trong lòng đã rất sốt ruột, bây giờ người đàn bà này lại châm chích nói xấu nó chính là ngòi nổ, Liễu phụ không thèm để ý mà nói lại thẳng luôn.
Cả thôn này ai chẳng biết mấy đứa con nhà đại phòng giống y chang cha nương nó, vừa lười vừa thích chiếm tiện nghi người khác, mặc dù được cho đi học ở chỗ tú tài nhưng học cũng như không, trốn học là chuyện bình thường, mĩ danh thì chưa thấy nhưng xú danh thì vang xa, ấy vậy mà Lưu thị này luôn lấy đó làm tự hào có hai đứa con trai giỏi giang sau này sẽ có phúc làm phu nhân.( Ý nói sau này hai đứa con học hành đỗ đạt làm quan bà ta được làm phu nhân)
Có mặt vị đại tẩu này nên Liễu Thành cũng không nán lại nữa, chào Liễu gia gia rồi ra về.
Trong nhà chính.
- Hừ , ra vẻ cho ai coi chứ, một nhà đầu thôn dã mà thôi, còn tưởng là tiểu thư nhà giàu à, không đủ xách giày cho Nhu Ngọc nhà ta.
- Nhà lão đại, ngươi ăn nói cho cẩn thận, nó dù sao cũng là con cháu Liễu gia, đừng có mở mồm ra là xú nha đầu với cả nha đầu thôn dã, ta đây với cha nương nó còn chưa có chết đâu.
Liễu gia gia nghe con dâu cả nói xấu cháu mình thì rất khó chịu, trong lòng vốn canh cánh chuyện có lỗi với nhị phòng mấy năm trước nên cất tiếng răn đe.
Lưu thị thấy chồng mình mắng con dâu như thế cũng rất khó chịu, mặc dù là con dâu nhưng cũng là cháu gái của thị, trong nhà này chính là cùng phe với bà ta, không thể để nó chịu thiệt như vậy được.
- Nó nói đúng chứ không phải sai, ông làm gì mà phải mắng nó, ranh con đó còn dám mồm năm miệng mười với ta cơ mà, đúng là đồ không có gia giáo, may mà phân gia sớm nếu không cũng sợ bị làm cho tức chết.
- Hừ.
Liễu gia gia đập cái tẩu thuốc lên bàn hừ một tiếng rồi đi vào phòng, đúng là hết nói nổi.
Nhìn chồng mình tức giận bỏ vào trong phòng, Lưu thị không dám nói tiếp, dù quyền hành trong nhà nằm trong tay thi nhưng vẫn là vợ người ta mà thôi, mà bản thân thị cũng biết là Liễu gia gia nhường mình, nếu làm quá lên thị chưa chắc có chỗ tốt.
- Cha việc gì phải bênh cho nhị phòng như thế chứ, dù sao sau này cha nương vẫn là nhờ đại phòng chúng ta dưỡng lão cơ mà.
- Kệ ông ấy, lão già này càng già càng khó chiều.
- Nương, chẳng phải nhà nhị thúc qua mời ăn tân gia sao, chúng ta cũng nên qua chứ, nhìn xem nhà mới xây là cái dạng gì ?
Bản chất muốn chiếm tiện nghi của Lưu thị đúng là danh bất hư truyền, lần này chắc chắn thị sẽ kéo cả nhà đi cũng, đỡ được bao nhiêu tiền thức ăn dại gì không làm, thế cho nên thị mới qua xúi mẹ chồng đi ăn tân gia là vì vậy.
- Đúng, để ta xem chúng nó phân gia xong sống tốt được như thế nào mà lên mặt.
Bên ngoài xe lừa.
Nguyên Vũ sau khi bênh vực cha mà còn bị mắng tức tối bỏ ra xe lừa đúng chờ, cô không muốn cãi lại cha mình nhưng cũng không muốn nhìn vẻ mặt đắc ý của bà nôi cho nên bỏ ra đây là tốt nhất.
Chữ hiếu thời này đúng là quá nặng đi, hiếu thảo là tốt nhưng ngu hiếu lại là chuyện khác. Thử hỏi nếu chẳng phân biệt đúng sai mà cứ làm theo cha nương, tốt thì không sao, lỡ như mà xấu ai gánh chịu, huống hồ còn có gia đình riêng của mình phải lo nữa cơ mà.
Nguyên Vũ ra được một lúc thì thấy Liễu phụ đi ra, nhìn thấy con gái mình đã ngồi sẵn trên xe lừa rồi lại không để ý tới mình, trong lòng Liễu phụ cảm thấy rất khó chịu.
- Đại nữu à, con giận cha sao ?
Thấy Nguyên Vũ không trả lời lại xem như đã biết đáp án, Liễu phụ dắt lừa, đánh xe ra về, trên đường hai cha con không nói với nhau một câu nào nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top