Chương 23: Bán Rượu Nho

Sáng hôm sau cả nhà Nguyên Vũ quyết định đi lên trấn , thứ nhất là để mua đồ dùng sinh hoạt Trong nhà căn nhà mới xây chưa có đồ gì cả cần phải bổ sung không ít thứ hơn nữa Nguyên Vũ có việc cần phải làm. Số rượu nho cô đến này cũng đã được ba tháng hôm qua cô đã nếm thử hương vị đã không sai biệt, có thể đem lên trên bàn giao dịch được rồi.

Nguyên vụ lấy ra mười cái lọ sứ trắng đã được chuẩn bị từ trước, khui một hũ rượu nho đong đầy vào mười cái lọ nhỏ đó sau đó là dùng nút gỗ bọc vải đỏ nút lại, không khác nhiều so với những loại rượu bình thường nhưng vì có màu sắc trắng cho nên nhìn bắt mắt hơn nhiều. Tiện thể cầm luôn bộ chén sứ trắng đã được đặt làm từ trước chuẩn bị mang lên Bách Vị lâu, đây sẽ là sinh ý thứ tư trong năm nay ai cũng là cái cuối cùng, kết thúc một năm. Cái năm đầu tiên cô ở thế giới này.
Lần này lên trấn là cả nhà cùng đi, tiểu tráng và Tam Nữu chưa từng lên trận lần nào nên rất hồi hộp, nô nức ngồi trên xe lừa, tiú tít nói chuyện không ngừng.
Đến nơi, Nguyên Vũ tự mình đến Bách Vị lâu như thường lệ còn để cha nương cùng mấy đứa em của mình đi sắm đồ đạc hẹn nhau ở đầu chỗ vào của trấn.

Nguyên Vũ đưa cho Ngô thị năm mươi lượng bạc, đối với Ngô thị thì đây chính là con số thiên văn mà trước đây cho dù có mơ cô cũng không mơ thấy mình có thể cẩm được trên tay, nhưng hôm nay chính con gái cô lại đưa cho cô ngần ây tiền để cô đi mua sắm, hạnh phúc biết nhường nào.
Nguyên Vũ mang trên vai cái gùi. đây là dụng cụ không thể thiếu mỗi lần lên trấn của cô, đến Bách Vị lâu bởi vì hương liệu không cần tự mình mang lên trấn mà có người của tửu lâu đến nhà tự mang đi cho nên lần này cô chỉ mang theo rượu nho chứ không cần mang theo hương liệu nữa đỡ được một công việc. Mục chưởng quầy đang làm việc nhìn thấy Nguyên Vũ đi tới vội vàng ra chào đón niềm nở.

Tuy cô còn nhỏ tuổi nhưng lại là đối tượng hợp tác làm ăn của lão bản mình không thể xem thường được.
- Nguyên Vũ cô nương lại đến đấy à. Không biết hôm nay có việc gì mà lại ghé đến tửu lâu chúng tôi vậy ?
-Mục chưởng quầy khỏe. Hôm nay tôi đến đây đúng là có việc. Không biết Tề lão bản có ở trong quán không ?
-Tất nhiên là có, may mà cô nương đến sớm lão bản chuẩn bị lên trên huyện có việc. Giờ này còn chưa đi. cô nương cứ vào trong phòng ngồi đợi trước để ta đi thông báo giúp cô.
-Tạ ơn Mục chưởng quầy.

- Không có gì ,không có gì.


Nguyên Vũ vào căn phòng ở lầu hai đã được sắp xếp ngồi chờ được một lúc thì để Tề Kinh Nhân bước vào.

Hôm nay Tề Kinh Nhân mặc trên người một bộ trường sam màu xanh thanh thiên toát lên khí chất ưu nhã, khác hẳn với những thương nhân thông thường. Thấy Nguyên Vũ đã ngồi trong phòng không khỏi mỉm cười, sau lần hợp tác làm thịt xông khỏi lần trước quan hệ của hai bên đã gần gũi hơn nhiều, Nguyên Vũ trực tiếp xưng hô với Tế Kinh Nhân là Tề thúc thúc còn Tề Kinh Nhân cũng gọi tên Nguyên Vũ.
-Tề thúc thúc khỏe.
Tề Kinh Nhân mỉm cười xem như đáp lại lời chào của cô.
-Được rồi, hôm nay không biết có chuyện gì mà Nguyên Vũ lại đến tìm thúc thúc.
Lần này tới dịp nguyên vũ mỉm cười.
- Lần này con đến đây lại muốn bàn một sinh ý với thúc thúc. Thúc xem cái này xem.

Nói rồi cô đưa cho cho Tề Kinh Nhân một hũ rượu nho, sau đó lấy từ trong gùi ra một cái chén sứ màu trắng, mở nắp hũ rượu rót vào chén.

Rượu nho có màu đỏ đậm đem đổ vào cái chén sứ trắng càng tôn lên vẻ đẹp của nó. Sau khi rót xong cô kính cận mời TKN nếm thử.
Từ lúc Nguyên Vũ bật nắp lò rượu ra TKN đã ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng có chút men rượu, thầm nghĩ chắc là rượu rồi, nhưng đến khi thấy rượu rót ra ngoài lại có màu đỏ, không khỏi ngạc nhiên.

Nguyễn Vũ lại đưa chén rượu cho ông nhìn thử quả thật là rượu nhưng lại khác hẳn so với những loại rượu thông thường, nếm thử có vị rượu nhàn nhạt, có chút ngọt có chút mùi thơm, rất dễ uống .

Tuy đối với những người uống rượu thì rượu này không tính là nặng, họ cũng sẽ không quan tâm nhiều nhưng nếu đối tượng uống là phụ nữ hoặc văn nhân quý tộc thì lại khác.
- Nguyên Vũ ,cái này là cái gì ?
- Đây là rượu nho mà nhà chúng cháu ủ được.
Rượu nho sao, chẳng lẽ là dùng nho để nhưỡng rượu. Tuy rằng người trong thôn của cô không biết đến nho nhưng TKN là người kinh doanh, đi nhiều nơi cho nên cũng biết. Nhưng ở đây là miền trung, nho phù hợp với khí hậu ôn đới, tại sao nơi này lại có nho, hơn nữa lại có thể dùng nho để nhưỡng rượu.
- Con nói cụ thể hơn ta xem.
Đây là nhà chúng ta dùng nho trên núi để nhưỡng thành rượu, cũng không được nhiều lắm do không có thời gian và nhân lực, lần này ta đem lên đây là muốn bàn với thúc xem có thể đem cái này bán được không.

Theo như ta nghĩ nếu như dùng để thay thế rượu thông thường hẳn là không được, bởi vì độ rượu không cao, thế nhưng lại phù hợp cho phụ nữ và những người đọc sách. Chúng ta có thể hưởng tới những đối tượng này thúc thấy sao ?
- Chủ ý này không tồi, nhưng không biết con còn có thể cung cấp bao nhiêu rượu này và định bán với giá bao nhiêu ?
- Lần này vì không đủ thời gian thế cho nên nhưỡng không được nhiều, được tầm khoảng ba mươi vò rượu, tính ra được hơn một ngàn năm trăm cân rượu.

Tính ra chắc cũng đủ một xe hàng cho thúc chở đi, còn vấn đề về giá cả, rượu này hướng đến đối tượng là người có tiền hơn nữa lại lạ mắt lạ vị, như thúc cũng thấy, khác hẳn với những loại rượu thông thường thế cho nên ta định bán với giá một lượng bạc một vò nhỏ tầm kích cỡ mà ta đang đưa cho thúc đây.
Tề Kinh Nhân nhìn vào rượu nhỏ trong tay Nguyên Vũ, ước chừng bốn vò này mới được 1 cân rượu vậy chẳng sai cứ một cân rượu sẽ bán được bốn lượng bạc hay sao, cũng quá cao đi. Bởi vì hiện tại rượu trắng thượng hạng cũng chỉ là hai lượng bạc một cân thôi, còn lại loại thông thường chỉ tầm mấy chục văn tiền cũng đã có được một cân rượu rồi.
Bản thân Nguyên Vũ cũng đã tính tới chuyện này nên nói với Tề Kinh Nhân rằng :
-Thúc đừng tưởng giả này là cao, cái này là ta chỉ tính sơ bộ cho thúc đi bán thôi. Bởi vì ta bán rượu cho thúc sẽ bán nguyên vò lớn chứ không bán thành từng hũ nhỏ, như vậy thúc phải tự mua vò rượu nhỏ rồi sau đó đong vào.

Mà mấy cái lọ nhỏ này không hề rẻ, lúc trước ta mua đã tốn mất hơn mười văn tiền một cái. Lọ nhỏ lại còn mất công làm nút và bọc vải đỏ nữa, vì thế cho nên bán với giá một lượng bạc cũng không phải là quá cao, hơn nữa đối tượng chúng ta hướng đến thì một lạng bạc cũng không phải là gì quá đáng, thúc kinh doanh nhiều năm chắc hiểu rõ cái này hơn con.

Mà điều quan trọng hơn ta có thể đảm bảo rượu nho ở chỗ chúng ta là duy nhất, trên cả nước chắc chắn chưa có loại rượu này, phương pháp nhưỡng rượu cũng không dễ dàng tìm ra, thế cho nên nó cũng đồng nghĩa với việc thúc có thể bán độc quyền rượu nho này trong một thời gian kha khá.
- Như vậy là con sẽ đem rượu bán hết cho chúng ta rồi tùy chúng ta toàn quyền xử lý ?

- Có thể nói đúng là như vậy.
- Được, vậy con muốn tính bán cho chúng ta bao nhiêu ?
- Trừ số lượng giữ lại để ăn tết ra thì toàn bộ con sẽ bán cho thúc với cái giá là ba lượng bạc một cân rượu. Cứ như vậy thúc cho xe đến nhà con chở hàng về. Nhưng con cũng nói trước, con nghĩ thúc nên đợi vận chuyển hàng Tết, chuyển lên huyện bán khi đó sẽ được giá cao hơn, tốt nhất đừng nên bán vào thời điểm bây giờ.
- Cái này ta hiểu được, vậy con cứ về nhà sắp xếp ngày mai ta cho người đến nhà con chở rượu đi.
- Được vậy ta xin cáo từ.

Nhìn bóng lưng nhỏ bé của cô bé mười ba tuổi đi dần dần xa, trong lòng Tề Kinh Nhân không khỏi cảm khái, giá mà gia đình mình cũng có được một cô con gái như vậy thì tốt, mặc dù ông cũng có nữ nhi nhưng lại không giỏi giang, tháo vát như Nguyên Vũ, cũng không phải ông không muốn Nguyên Vũ làm con dâu của mình nhưng ngặt nỗi mấy đứa con trai của ông đều thua tuổi của Nguyên Vũ cả.
Suy nghĩ của Tề Kinh Nhân, Nguyễn Vũ hoàn toàn không hay biết, việc của cô bây giờ là đi hội họp với gia đình mua đồ và về nhà.
Lúc trước khi chia tay Nguyên Vũ đã đem bạc giao cho ngô mẫu để mọi người mua đồ là năm mươi lượng bạc. Chắc nhiêu đó cũng đủ cho mọi người mua đi, cứ thế Nguyên Vũ rạo bước đến chợ, đến khu vực bán đồ gỗ, nhìn thấy cha nương mình đang nhìn ngắm một vài món đồ trong cửa tiệm nhưng chưa quyết định mua cái gì. Nguyên vũ bước đến bên cạnh hỏi nhẹ:
- Mọi người đã mua được những gì rồi ?
- Đại nữu, con đã đến rồi à. Cha nương mới chỉ nhìn thôi chứ chưa dám quyết định mua cái gì giá cả cũng hơi đắt đỏ.

Thông thường đồ vật trong nhà của các hộ trong thôn đều là tự đóng hoặc là nhờ nguwofi đóng, dù sao cũng có núi có rừng, sẵn có gỗ cho nên ít khi nào phải đi mua gia cụ như vậy cho nên cũng không biết giá cả của đồ gỗ lại đắt như vậy.

Nguyên Vũ nghe Ngô mẫu nói như vậy không khỏi mỉm cười.

- Nương à, chẳng phải con đã đưa tiền cho người rồi hay sao ? Người cứ thỏa thích mà mua đi Dù sao con cũng có thể kiếm được tiền rồi, cho nên những thứ cần thiết trong nhà ,cần mua thì vẫn phải mua, cũng không để nhà mình trống trải như thế được .

Trước hết trong mỗi phòng phải có giường ngủ, có thêm một cái tủ đựng quần áo, một cái bàn nhỏ. Tạm thời như vậy, còn lại phòng của ai muốn có thêm cái gì thì hãy bài phát biểu, như thế mới có thể để đáp ứng được nhu cầu của mọi người . Không đủ tiền thì con sẽ đưa thêm.

Ngoài ra trong phòng bếp cũng cần mua thêm một vài thứ, nông cụ nhà chúng ta cũng cần phải sắm thêm. mua thêm cày và bừa, nhà mình đã có lừa có thể tự xử lí đất rồi không cần phải nhờ người khác nữa.
Ngô mẫu nghe Nguyên Vũ nói như thế cũng không phản bác cái gì, vì tiền này vốn dĩ là do Nguyên Vũ làm ra, thế cho nên nó có quyền quyết định chi tiêu như thế nào, hơn nữa cho dù đồ vật hơi đắt đỏ một chút nhưng chất lượng sẽ cao hơn, như vậy sau này dùng được lâu hơn. Đỡ phải tốn công mua lại cái mới.
- Được cứ theo như ý con mà làm, dù sao tiền này cũng là con làm ra mẹ không có gì phản đối cả.
- Sao nương lại nói như vậy chứ, con làm ra tiền không phải là để hiếu kính hai người hay sao ? cho nên cha nương muốn mua cái gì cứ nói cho con biết, đừng ngại.
- Được rồi. cha nương hiểu tấm lòng của các con, con có tâm ý như vậy là cha nương đã vui lắm rồi những cái khác không quan trọng.
Cứ như vậy ấn theo lời Nguyên Vũ mà làm, cả nhà tổng cộng có năm gian phòng ngủ trừ phòng của tiểu tráng chưa cần phải mua dụng cụ thì là 5 cái như vậy sẽ đi mua năm cái giường cùng năm cái tủ đựng quần áo, lại thêm năm cái bàn nhỏ để trong phòng. Ở ngoài gian nhà chính cũng phải đổi mới một bộ bàn ghế, một cái tủ thờ để phía trước, phía bên cạnh cũng thêm một cái sập để cả nhà có thể cùng ngồi nói chuyện với nhau, đó là những cái cơ bản phải mua. Ngoài ra Nguyên Vũ còn mua thêm cho phòng của cha nương một cái tủ nhỏ bỏ đầu giường, có thể cất tiền bạc.

Bản thân trong phòng của Nguyên Vũ cũng có một cái như thế. Phòng của Đại Tráng, Tiểu tráng và của tam nữu cô có hỏi nhưng cả mấy đứa đều nói là không cần có một cái tủ đựng quần áo là quá tốt rồi.

Dù sao chúng cũng không có nhiều đồ Nguyên Vũ, nghĩ lại cũng thấy đúng, dù sao tiền bạc cũng là cô tạm thời nắm giữ cho nên cần có chỗ để cất. Còn mấy đứa chưa cần thì thôi thì sau này bổ sung sau vậy.

Chợt nghĩ ra sang năm sẽ cho Đại tráng đi học thế cho nên Nguyên Vũ lại đóng cho nó một cái bàn học và một cái giá sách nữa. Lại mua thêm một ít dụng cụ trong bếp là xong.

Thanh toán tiền bạc cho chủ tiệm tốn tổng cộng bốn mươi lượng bạc, ít hơn mười lượng bạc so với dự tính ban đầu của cô, lại nhờ chủ quán chở đồ về nhà. Bởi vì cả gia đình cô chỉ có một cái xe lừa, không thể chở được số hàng hóa nhiều này, hơn nữa nhà cô còn phải tiếp tục đi mua đồ không thể vác theo chỗ hàng lỉnh kỉnh đó đi được.
Ra khỏi tiệm đồ gỗ, cả nhà Nguyên Vũ đi thẳng đến tiệm vải mua một ít vải chuẩn bị may đồ cho năm mới. Bây giờ Ngô mẫu đã về nhà, không cần phải sang nhờ Đại cữu nương làm nữa mà Ngô mẫu sẽ làm ,sẵn tiện sẽ dạy cho đại nữu và tam nữu cách may vá luôn. Đại nữu cũng đã mười ba tuổi, sắp sửa có thể lấy chồng, những việc này hẳn là phải chu toàn trước khi xuất giá
Lần này số vải Nguyên Vũ mua nhiều hơn so với lần trước nhiều. Cô mua luôn hẳn ba cây vải bông màu sắc phù hợp với từng người, cũng mua thêm bông về để nhét vào áo lại mua thêm mấy cuộn vải để chuẩn bị may chăn mùa đông. Cái gì cũng phải lo nghĩ trước, ai biết mùa đông này có lạnh hay không.
Lại rời khỏi tiệm vải, nhà cô đến cửa hàng lương thực. Dù sao sắp vào nhà mới ở cũng phải làm một bữa mừng tân gia, tùy trong nhà có lương thực nhưng đều là cao lương , ăn mừng tân gia hẳn nên ăn một ít gạo trắng thì hơn. Thế cho nên họ mua hẳn một thạch gạo trắng, lại mua thêm muối đường và một ít gia vị cần thiết.

Sau đó đi đến cửa hàng bán thịt mua thêm xương và thịt.
Đồ đạc đã mua xong cả nhà lên xe đi về. Cứ như vậy ngày mai nhờ thêm người nhà bên bà ngoại và Trần đại thẩm qua giúp nấu ăn, trù tính khoảng sáu mâm cơm, coi như là mừng gia đình họ về nhà mới.

Ở thời đại này, sáu mâm cơm cũng coi như là đầy đủ, lại nói hàng xóm ở đây không nhiều cho nên cũng chỉ cần như vậy.

Cả nhà Nguyên Vũ vè nhà không lâu sau thì người của tiệm gỗ cũng chở hàng tới, tổng cộng phải huy động đến bốn cái xe ngựa để chở đến, cả thôn nhìn thấy đống đồ nhiều như vậy cũng hâm mộ không thôi, tuy nhiên Nguyên Vũ cũng không sợ cái đó, hâm mộ thôi không phải ghen tỵ, đỏ mắt là được.

Bởi vì đường về thôn khó đi hơn nhiều trong tưởng tưởng của cửa hàng thế cho nên cả đoàn xe di chuyển rất khó khăn, Nguyên Vũ cũng biết như vậy hết sức xin lỗi cộng với thêm tiền cho mấy người phu xe, dù sao hiện giờ Nguyên Vũ cũng không để ý đến chút tiền này.

.....................................................................................................


Căn nhà cũ vẫn còn giữ lại bởi vì ở trong đó vẫn còn rượu nho mà Nguyên Vũ chưa xử lí xong, không tiện di chuyển nhiều, nền nhà mới lại không xây trùng lên vị trí nhà cũ, thế cho nên chưa cần phải dỡ ra ngay, đến khi xây xong nhà kho ở phía sau hậu viện toàn bộ số rượu nho đã được chuyển ra sau đấy, căn nhà cũ cũng bị dỡ đi thay vào đó được làm một cái sân mới.

Bây giờ nếu người ta đến chở hàng hóa Ly sẽ đi vào bằng đường cửa sau, trực tiếp chở ra từ hậu viện mà ra không có đi qua phía trước sân nữa.

Cho tới tận bây giờ mọi thành viên trong gia đình Nguyên Vũ vẫn chưa thể tin rằng mình được ở một trong một căn nhà to như vậy, phải nói trong mơ cũng không nghĩ đến nhưng thực sự bây giờ đã được như thế thế. ai cũng có phòng riêng có đồ đạc riêng cho nên đều rất vui mừng người lớn tâm tình nỗi niềm hơn trẻ con rất nhiều nhưng những đứa trẻ như Tiểu Tráng thì không như vậy, niềm vui được hiện rõ lên trên mặt không chút giấu giếm nào.

Buổi chiều người của thương đoàn đem theo xe ngựa đến nhà Nguyên Vũ để chở rượu nho đi, theo lời hứa, tổng cộng có ba chiếc xe ngựa, thùng xe chắc chắn hơn so với lúc trước đi chở khoai lang rất nhiều lại được lót thêm nhiều rơm rạ, đây cũng là vì lần này vận chuyển là đồ dễ vỡ lại có giá trị cao nên cần cẩn thận hơn, cho nên cũng dễ hiểu.

Tổng cộng ba mươi vò rượu nho được Nguyên Vũ giao cho người chở hàng khiến cả nhà ngạc nhiên không thôi. Lúc trước khi chuyển nó từ nhà kho cũ vào nhà kho ở sau hậu viện cũng có hỏi quan Nguyên Vũ là cái gì đựng ở bên trong, bởi vì được đẩy nút cẩn thận cho nên không ai biết được trong đó là gì mà Nguyên Vũ cũng không cho mở ra xem, thế cho nên sự tò mò đó chỉ được đáp lại bởi một câu nói thứ có thể kiếm ra tiền của Nguyên Vũ mà cho qua.

Đến hôm nay có người chuyển số hàng đó đi thật, Ngô mẫu quay sang hỏi Nguyên Vũ bên trong là cái gì, lần này cô cũng không giấu nữa mà đáp rằng bên trong là rượu nho, đã bán cho Bách Vị lâu.
Cũng khá giống với dự tính của Nguyên Vũ tổng cộng ba mươi vò giữ lại hai vò cho nhà mình uống còn lại hai mươi tám vò đều chuyển đi cả, mỗi vò năm mươi cân rượu, như vậy tính tổng cộng là một ngàn bốn trăm cân rượu, với giá tiền ba lượng bạc một cân thì trong tay Nguyên Vũ đã có bốn ngàn hai trăm lượng bạc. Đây quả là một con số thiên văn đối với nông thôn bây giờ , thử nghĩ xem nhà ai có thể một lần bán đã được nhận ngần ấy bạc chứ, số tiền này được người ta giao cho Nguyên Vũ bởi bốn tờ ngân phiếu có giá trị một ngàn lượng ,hai tờ một trăm lượng.

Tuy chỉ là mấy tờ giấy, nhưng phải nói có giá trị rất cao, cao nhất trong số gia sản gia tài mà Nguyên Vũ đang sở hữu, chuyện buôn bán này Nguyên Vũ cũng không nói nhiều với gia đình, bởi vì có nói cũng không giúp được gì, và người trong nhà cũng không hỏi đến, thế cho nên chỉ qua loa nói rằng bạn được một số lượng bạc là được rồi, chi tiền trong nhà đều do cô quản lý ,cần gì mọi người cứ đến tìm cô để lấy là được rồi.

Có số tiền này, rất nhiều dự định của cô sẽ được thực hiện. Bây giờ nhà cửa đã xây xong chỉ còn thiếu ruộng đất.

Bây giờ đối với nhà nông, có ruộng đất mới là chắc chắn, tất cả của cải có thể tiêu hết nhưng có ruộng đất trong tay thì không lo thiếu cái ăn, ruộng đất là một khoản gia sản, chứng tỏ địa vị ở trong thôn.
Bản thân Nguyên Vũ cũng biết điều đó, thế cho nên trong suy nghĩ của cô cũng có ý nghĩ tạo thêm ruộng đất cho gia đình mình. Muốn có thêm ruộng đất có hai cách chính, thứ nhất cũng là nhanh gọn nhất là bỏ tiền ra mua, mua ruộng có thể mua ở trong thôn cũng có thể mua ở thôn khác, thứ hai chính là khai hoang ruộng đất mới.

Tuy nhiên có thể nhìn ra trong thôn không có nhiều ruộng đất, mỗi nhà mỗi hộ nhiều lắm cũng chỉ có bốn năm mẫu ruộng, chỉ đủ để sản xuất lương thực ăn hàng ngày còn lại phần lớn đều là khai hoang, cũng chẳng ai bán, thế cho nên muốn mua ruộng đất ở trong thôn cũng thật khó. Bản thân Nguyên Vũ cũng không muốn qua thôn bên cạnh để mua ruộng đất làm gì, bởi vì nếu có mua khi trồng trọt trên đó cũng không thể trông nom nổi, mà bây giờ mua đất xong cho người khác mướn thì sau này thu sản lượng, ai biết chắc có thu được về hay không. Lúc đó lại nảy sinh nhiều vấn đề khác, có lẽ sau này khi có điều kiện cô cũng sẽ làm điều đó đó nhưng không phải bây giờ.

Thế cho nên ruộng đất bây giờ duy nhất có ý nghĩa là khai hoang ruộng mới. Từ trước Nguyên Vũ đã để ý thấy rằng ở trong thôn có hai chỗ có thể khai hoang được. Thứ nhất là dãy ruộng trũng ở bên bờ sông, trước đây cũng có người canh tác nhưng do năng suất không cao dần dần để bỏ trống mà nguyên nhân thì Nguyên Vũ cũng rõ, do canh tác ở đây còn chưa có kỹ thuật nhiều lắm, việc cấy mạ non cũng rất hạn chế. Thông thường chỉ là gieo sạ hạt giống xuống mà thôi.

Bình thường ở những khu ruộng trung tâm, người ta có thể tháo nước ra ngoài, ngày sau đó gieo thóc giống lên, chờ mạ nảy mầm xong lại dẫn nước vào, nhưng mà những mẫu ruộng ở cạnh bờ sông lại không thể tháo nước ra được, thế cho nên việc gieo trồng rất khó.

Nguyên Vũ cũng có cách xử lý cho vấn đề này chỉ cần đem đất từ chỗ cao hơn đến bồi vào đó. Rồi dùng mạ non để cấy thay cách gieo mạ là được.

Chỗ thứ hai Nguyên Vũ để ý đến chính là sườn đồi cũng chính là mô hình ruộng bậc thang mà cô đã nghĩ từ lâu.

Nếu như cả hai nơi này đều được khai thác thành công thì trong thôn đã có thêm khá ruộng đất như vậy mỗi hộ trong thôn đều có thêm một hai mẫu ruộng, thu nhập cũng khá hơn. Tuy nhiên điều này cũng cần cần phải bàn bạc với cả thôn, bởi vì cần có sức người rất lớn. Một mình gia đình cô chắc chắn không làm được, hơn nữa cô cũng không muốn độc chiếm cả, mà là để chia cho cả thôn cùng nhau sử dụng.


Chuyện tiếp theo của cô chính là cải tạo đường xá từ thôn lên trấn, bởi vì do đường xá không phát triển, khó đi cho nên mới khiến cho kinh tế ở trong thôn trì trệ như vậy.

Chỉ cần làm đường mới , dễ đi hơn, chưa nói đến việc đi lại của thôn dân thuận tiện hơn, những thương đoàn từ xa cũng có thể trực tiếp về thôn để thu mua hàng hóa chứ không cần phải qua trung gian đem lên trấn nữa. Như vậy được lợi cả đôi đường.

Ngoài ra còn có ấp ủ về làm nhà ống trồng rau mùa đông của cô nữa. Nhưng cái này là thuộc về cá nhân ăn, trước là để cho gia đình có cái ăn đã, sau sẽ đem bán. Nếu như mô hình này thuận lợi cô cũng sẽ chia sẻ cho cả thôn coi như là một cách làm giàu. Tất cả những dự định của cô cái nào cũng cần tiền trả cả mà là cần nhiều chứ không ít

Từ giờ đến khi sang năm mới còn hơn một tháng, mùa đông đã thật sự tới, tuyết đã thỉnh thoảng rơi rồi, mọi người trong thôn đã bắt đầu kế hoạch dự trữ thức ăn cho mùa đông và đón tết, chính vì vậy mọi kế hoạch phải đợi đến sang năm mới thực hiện được.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top