Chương 12: lên trấn

  Hôm nay là ngày mười lăm, là một trong hai ngày mà mọi người trong thôn sẽ rủ nhau đi chợ trên trấn để bán đồ và mua đồ dùng cho cả nhà, Nguyên Vũ cũng đi.

   Tài sản hiện tại của cô có trong tay là hai mươi văn tiền, đây là số tiền còn lại sau khi nhờ chu lão bá cày ruộng và mua thịt mấy hôm trước, hôm nay cô theo bà ngoại lên trấn trên là muốn bán con gà rừng mà hôm qua hai chị em cô bắt được trên núi.

   Tính ra cũng tội nghiệp mấy đứa em cô ở nhà , nhất là Tiểu tráng, khi nhìn thấy con gà rừng ở trong gùi của nguyên Vũ đã reo lên vui mừng vì có thịt gà để ăn, đến khi nghe được cô phải mang lên chợ để bán thì sự thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt. Nhưng nguyên Vũ cũng không thể làm khác được, thằng bé cũng hiểu chuyện, không hề hồi nháo đòi ăn cho bằng được, lại được tỷ tỷ hứa hẹn sẽ mua thịt heo về đền cho nó thì không còn để tâm nữa.

   Nói đến con gà rừng này, bà ngoại cũng vốn không đồng ý cho cô đem đi bán mà bảo để ở nhà làm thịt cho mấy đứa em ăn thiếu tiền bà lại cho thêm . Nhưng Nguyên Vũ biết không thể mãi cầm tiền của bà ngoại được, hơn nữa cô cũng có tính toán, bán con gà này đi sẽ lên trấn mua thịt heo thay vào như đã hứa với tiểu tráng. 

   Trong thôn chỉ có một mà Trương đồ tể bán thịt heo nhưng vì hiếm nên thịt rất đắt, lên trên trấn sẽ mua được rẻ hơn nhiều, bà ngoại không thuyết phục được cô mà mấy đứa Đại tráng cũng không nói gì nên bà cũng thôi.

  Đoàn người trong thôn lên trấn mua đồ khá đông, cũng đúng thôi, một tháng đi lên trấn thế này chỉ có hai đợt chính, mọi người sẽ đi ngồi xe trâu mà đi, trong thôn có ba hộ có trâu, chính ba hộ này sẽ chở mọi người lên trấn từ đó thu tiền, mỗi lượt đi như vậy tốn một văn tiền, tính ra cũng là thu nhấp kha khá trong một tháng ở nông thôn,

   Bà ngoại và Nguyên Vũ ngồi xe trâu của Chu lão bá, lúc hai người đi tới leo lên xe trâu trên đó đã có 3-4 thôn phụ ngồi rồi, là mấy người hàng xóm không thân, Nguyên Vũ dựa và kí ức nguyên chủ cũng biết nhưng cũng không thân thiết gì nhiều chỉ chào hỏi sơ qua rồi ngồi xuống bên bà ngoại.

   Bà ngoại cô thì khác, là người cao tuổi sống lâu trong thôn nên hầu như nhà nào bà ngoại cũng có giao thiệp qua, nên không khỏi trò chuyện nhiều hơn, những chuyện lông gà vỏ tỏi hằng ngày được mọi người đưa ra bàn tán rất sối nổi, Nguyên Vũ chợt nhận ra mọi người trong thôn coi trọng buổi đi chợ này không những vì nó cần thiết để mua đồ mà còn là thời điểm cho mọi người gặp nhau trò chuyện.

  Thường nông thôn không có điều kiện mua dầu đèn nhiều nên hoạt động buổi tối cũng hạn chế , hầu hết đều đi ngủ sớm, chính vì vậy mà rất ít thời gian để người ta có thể tụ tập lại trò chuyện với nhau, bời vì buổi ngày đều phải làm việc.

   Con đường lên trấn quả thật là khó đi, không bằng phẳng chút nào, xe đi cứ lắc lư ngả nghiêng, làm nguyên Vũ cũng chao đảo theo may có bà ngoại vịn lấy vai nhắc cô cẩn thẩn.

   Chu lão bá than thở:

  - Con đường ngày càng khó đi, bây giờ còn kéo xe trâu đi được nhưng cứ cái đà này qua mấy năm nữa ngồi xe trâu cũng không nổi.

  Người nông dân thuần phác rất coi trọng gia súc lớn trong nhà, để cho trấu đi kéo xe một phần có thể kiếm thêm mấy văn tiền chủ yếu là vì nhu cầu của mọi người trong thôn, đường dễ đi thì còn đỡ, nhưng bây giờ nhìn đường khó đi như vậy nhìn cũng xót con trâu của nhà mình.

  Nguyên Vũ không khỏi cảm khái, ngồi xe trâu mà cứ như ngồi trên máy rung tập thể dục vậy,

   - Nghe nói mấy năm trước trên huyện đã có ý định làm lại đường lên trấn cho thôn chúng ta nhưng huyện lệnh không hiểu vì sao cứ chần chừ không chịu làm để con đường ngày càng hư hại, đến bây giờ triều đình đang lo đánh giặc không lo nữa . Nói không chừng tiền rót xuống để làm đường không tới được chỗ này cũng nên.

   Cũng hiểu tại sao thôn của cô lại nghèo như vậy, không có đường lớn để đi lên trấn, việc giao thông đi lại khó khăn, mà theo như những gì cô biết ở thời hiện đại muốn phát triển kinh tế đại phương thì quan trọng nhất phải phát triển giao thông cải tạo hệ thông đường xá.

  - Lão bá à, trên huyện không làm vậy thôn mình tự làm không được sao?

  Nguyên Vũ nói lên thắc mắc cảu mình:

- Nha đầu con nghĩ con đường này từ đâu mà ra, chẳng phải là người trong thôn góp sức mà làm nên sao, nhưng chỉ tại không đủ tiền mua vật liệu nên chỉ đánh dùng sức người cuốc đất san đá cho phẳng nên hình con đường để đi thôi, ấy vậy mà cũng tốn mất hơn một năm trời của cả thôn đấy.

 Một lão phụ nhân ngồi bên cạnh trả lời cho Nguyên Vũ, đó là Ngô lão , là hàng xóm của nhà bà ngoại cũng cùng vai vế với bà

   Lại có người khác tiếp lời : 

- Lúc đó thôn mình còn có điều kiện mỗi nhà bỏ ra 1 lượng bạc còn đi góp công vào mới làm được, nhưng mấy năm nay ông trời không thương, thu hoạch không được bao nhiêu nên cũng không thể tu sửa đường được.

   Nguyên Vũ thầm thở dài, cái này được xem như một vòng xoáy khó khăn đi, giao thông không thuận lợi làm kinh tế không phất triển mà kinh tế không phát triển thì quay lại chẳng có tiền để đầu tư cho giao thông.

   Theo trí nhớ của nguyên chủ thì thôn của nhà bên nội nguyên chủ giàu hơn bên này nhiều vì vừa gần trấn trên vừa gần huyện hơn, đường xá lại dễ đi, chính vì vậy họ có thể lên trấn thậm chí lên huyện để làm ăn mua bán thuận lợi hơn ở thông của cô rất nhiều.

   Thôn quê này cũng tốt, mỗi tội quá nghèo, mọi người đối xử với gia đình cô rất tốt, tuy nghèo nhưng có thể cảm nhận được sự quan tâm thật lòng của mọi người, mà đối với Nguyên Vũ thì tình cảm quan trọng hơn tiền bạc nhiều, sau này mình phải nghĩ cách giúp cả thôn giàu lên,có lợi thế xuyên không, có tri thức chắc chắn cô có thể làm được, đáng lí ra lý tưởng của cô chỉ muốn có một cuộc sống bình phàm, ngày ngày đủ ăn là được nhưng tiếp xúc nhiều với con người ở nơi đây cô nghĩ mình cần thay đổi lí tưởng này ít nhiều rồi, nhà mình sống tốt và cả thôn cũng được sống tốt.

  Cứ thế ngồi xe trâu hết gần 1 canh giờ mọi người mới tới trấn.

  Trấn này được gọi là trấn Thanh Khê vì phía bên ngoài trấn có một dòng sông nhỏ chảy ngang qua. So với sự nghèo đói trong thôn thì trong trấn Thanh Khê là một sự giàu có khiến Nguyên chủ không khỏi cảm thán.

  Mặc dù chỉ là một trấn nhỏ của huyện thôi nhưng vì nhiều thương nhân qua lại nên trấn Thanh Khê có phần giàu có hơn nhiều trấn khác của huyện Cẩm Dương. Nếu như theo các thời đại phong kiến mà cô từng biết "sĩ nông công thương", "thương" đứng cuối cùng ,bị coi thường, nhưng nhìn xem ở đây có vẻ không giống. Bản thân Nguyên Vũ cũng không biết vì sao thương nhân lại tập trung nhiều về trấn này như vậy, nhưng cô cũng không có thời gian để tâm , mục tiêu của cô là bán con gà rừng đi, lượn một vòng chợ, khảo sát tìm ra con đường làm giàu nuôi sống gia đình.

Cô đi theo trần đại thẩm là một hàng xóm của cô, Trần đại thúc là một thợ săn thường lên núi săn mấy con vật nhỏ về cho đại thẩm đi chợ bán kiếm tiền, cũng nhờ số tiền này mà hai người có thể nuôi con trai đầu là Trụ tử năm nay mười tuổi được đọc sách, là một gia đình đáng hâm mộ trong thôn.

Đại tráng lớn hơn Trụ tử hai tuổi nếu gia đình có điều kiện thì mấy năm trước hẳn cũng đã được đến trường, mặc dù ở đây không hạn chế tuổi đi học nhưng mà được học từ nhỏ sẽ có lợi thế hơn nhiều.

 Lần này Trần đại thẩm đi bán hai con gà rừng với hai con thỏ mà chồng bà mới bắt được mấy ngày trước còn sống, còn lại là một ít thịt thú rừng xông khói.

  Cũng đừng nghe thấy thịt xông khói là nghĩ đến loại thịt xông khói đắt tiền ở siêu thị hiện đại tốn mấy trằm ngàn cũng chỉ được một chút xíu, thịt này đúng là thuần xông khói thật, chính là cho thịt lên gác bếp tận dụng khói lúc nấu cơm xông lên để bảo quản cho thịt khỏi bi hỏng, thực tế bây giờ người ta có thể ướp muối để bảo quản nhưng cơ bản muối quá đắt tiền, dù là nấu cơm người ta cũng tiết kiêm từng hạt muối một chứ đừng mói đem ra đẻ ướp thịt.

  Bản thân Nguyên Vũ cũng biết làm thịt xông khỏi kiểu hiện đại, loại có ướp tẩm qua vị và được xông khỏi đốt bằng vỏ bưởi vỏ cam ấy, nhưng với điều kiện của cô hiện tại cô không thể làm được mấy cái đó, phải chờ thời gian nữa lên túi tìm thử xem có thể tìm được một vài loại hương liệu gia vị không đã.

 Vừa đi Trần đại thẩm vừa cảm thán với Nguyên Vũ:

- Lần này họp chợ nhộn nhịp hơn mấy tháng vừa rồi rất nhiều.

  Mấy tháng trước mất mùa nên các thương đoàn cũng không về đây để gom đồ nhiều, có chăng cũng đều là những thương đoàn về đây để bán lương thực mà thôi chính vì vậy mà việc làm cũng ít, cũng chính vì thế thay vì lên trấn làm công thì cha nương của Nguyên Vũ phải theo đoàn người lên huyện. 

 Nghe thương đoàn cũng có vẻ to lớn giàu có nhưng thực sự là một đoàn người được thương nhân thuê để vận chuyện hàng hóa trao đổi qua lại giữa các vùng để ăn chênh lệch mà thôi, thường tầm hơn mười người thôi, phạm vi hoạt động thường rất hạn chế .

  Nơi mà Trần đại thẩm đưa cô tới là một tửu lâu có tên khá là thuận tai, Bách Vị Lâu, nghe nói ông chủ là người phương bắc , không biết vì sao cả gia đình lại đến đây lập nghiệp, bên cạnh sinh ý tửu lâu thì vị lão bản này còn có một đoàn buôn nhỏ chạy lên huyện và mấy huyện bên cạnh nữa,buôn bán không tồi,lại chân thật, chính vì vậy Trần đại thẩm vừa có thế bán đồ sống cho tửu lâu vừa có thể bán đồ khô cho thương đoàn một thể.

   Nguyên Vũ còn hỏi ra thương đoàn này không những thu mua thịt khô mà còn thu mua những loại lâm sản khác như dược liệu da thú, gom từ mấy các thôn phụ cận lại rồi đem lên huyện bán.

                      ...........................................................................................................................

   Số tiền mà Nguyên Vũ bán được là bốn mươi văn, Trần thẩm bán được bao nhiêu Nguyên Vũ cũng không hỏi, cô chia tay Trần thẩm đi đến hàng bán thịt.

   Ông chủ là một lão hán cao lớn, trên tay cầm con dao bầu còn to hơn cả cái đầu của Nguyên Vũ, thấy Nguyên Vũ là một bé gái cũng không  tỏ vẻ coi thường gì, rất niềm nở:

- Nha đầu mua thịt hả ?

- Vâng , thịt này bán thế nào ạ ?

- Thịt ba chỉ 16 văn tiền 1 cân thịt nạc 12 văn tiền một cân.

Quả thật ở thời này người ta chủ yếu đúng mỡ lợn là nguyên liệu chính để xào rán nên thịt mỡ đăt hơn nhiều so với thịt nạc.

- Ông chủ, thế xương này bán thế nào, còn có chỗ lòng này nữa.

Nguyên Vũ để ý thấy người ở đây không hẳn là không ăn nôi tạng động vật như trong mấy bộ tiểu thuyết kia nhưng giá bán rẻ hơn nhiều so với thịt.

- Xương hai văn tiền một khối lớn, lòng này hai  văn tiền một bộ, gan văn tiền một cân.

  Quá rẻ đi, Nguyên Vũ thầm nghĩ.

  Chăc có lẽ ở đây người ta chưa biết cách sơ chế lòng heo với giá trị dinh dưỡng của xương nên mới bán giá rẻ như vây, xem ra mình được một món hời rồi.

  Tuy Lòng heo hơi khó sơ chế một tí nhưng cô có cách, lại nói phủ tạng động vật rất giàu chất đạm, trong xương lại nhiều can xi, rất cần cho cả nhà cô lúc này, đã quyết tâm làm giàu thì đầu tiên phải cái tạo thân thể cho cả nhà cái đã.

  - Vây thì cắt cho cháu một cân thịt mỡ, hai cây xương lớn một bộ lòng và một cân gan heo, xương thì làm phiền làm bản chặt nhỏ ra giúp cháu.

- Có liền.

  Vốn ông chủ báo giá cho Nguyên Vũ cũng không nghĩ cô sẽ mua thật vì nhìn cô còn quá ít tuổi. thấy cô mua thịt thật cũng hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi nhiều, nhanh chóng cắt thịt và lấy đồ gói lại cho cô. 

  Hiện giờ không có túi ni lon hay đồ nhựa như hiện đại mà chỉ có những đồ vật đan bằng tre nứa, thịt của nguyên vũ mua được gói trong lá chuối, xương cũng vậy chỉ có gan và lòng heo được gói kĩ hơn vì sợ có mùi khó chịu, gói xong tất cả được bỏ vào trong cái gùi tre, tổng cộng tốn hai mươi lăm văn tiền.

- Đúng là tiêu tiền dễ hơn nhiều so với kiếm tiền mà.

  Cảm thán một câu như vậy nguyên vũ tiếp tục đi chợ, mục tiêu tiếp theo của cô là của hàng lương thực.

  Trong tay còn ba mươi lăm văn tiền, vì nhà vẫn còn lương thực nên cô chỉ đinh mua ít đường về ủ rượu kèm với chút gia vị mà nhà đã hết.

  Đến cửa hàng lương thực , Nguyên vũ mua nửa cân muối tốn năm văn tiền với ba cân đường chỉ tốn mười lăm văn tiền. quả thật bấy giờ muối vẫn còn rất đắt, lại mua thêm một cân giấm tốn hai văn tiền nữa.

   Cô cũng để ý thấy hương liệu gia vị để chế biến thức ăn rất đơn điểu chỉ có muối đường giấm một ít dầu vừng,.. căn bản không nhìn thấy các loại hương liệu như đại hồi , tiểu hồi,.. xem chừng ở đây người ta còn chưa biết sử dụng những thứ này.

  Để làm rõ thắc mắc trong lòng cô tìm đến hiệu thuốc trong trấn mua nửa cân táo đỏ và nửa cân cẩu kỉ tử tốn mười văn tiền nữa, nhân tiện hỏi thăm đúng là những loại hương liệu kia chỉ đơn thuần sử dụng làm thuốc chứ không dùng để nấu ăn, 

  Đi dạo một vòng trấn , số tiền còn lại của Nguyên Vũ chỉ là hai văn tiền, dù sao cũng không thể để túi trống không được, cô đi đến chỗ tập kết mọi người đã hẹn trước thấy được bà ngoại của cô đã ở đó rồi, trong tay còn cầm một cái giỏ tre trong đó đựng gà con và vịt con. 

  Mới vụ mùa xong hầu hết nhà nào lên trận đi chợ cũng mua thêm ít gà vịt về để nuôi.

- Bà ngoại, người mua bao nhiêu gà vậy?

  Tần nãi nãi mỉm cười hòa ái với đứa cháu ngoại của mình:

  - Bà mua 25 con gà với 10 con vịt,  về nhà bà để lại cho mấy chị em con 5 gà để nuôi, mấy đứa chăm nó lớn đến tết là có thịt để ăn rồi.

  Nguyên Vũ rất cảm động, bà ngoại cái gì cũng lo nghĩ cho nhà cô cả, biết trong tay cô không có tiền, không mua được gà nên mua sẵn cho trước.



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top