Cứ thế thời gian trôi qua đã hơn một tháng kể từ khi Nguyên Vũ trồng khoai xong, lúc này cả thôn cũng đã trồng xong rồi. Nhà trồng khoai ,nhà trồng ngô, tất cả đều đã xong từ nửa tháng trước, bây giờ ai cũng nhàn rỗi cả, những trung niên tầm như đại cữu của Nguyên Vũ đều bắt đầu lên trấn tìm việc làm thêm để kiếm tiền chi tiêu trong dịp tết Nguyên Đán, mùa trước mất mùa trên trấn cũng không có việc làm nhưng mùa này thu hoạch không tệ nên trên trấn bắt đầu nhộn nhịp trợ lại cũng có nhiều cơ hội kiếm việc hơn. Mấy đại thẩm ở nhà bắt đầu ở nhà chăm gà, vì bây giờ mà nuôi heo thì cũng đã muộn đến tết thì không kịp lớn nuôi gà có lẽ còn kịp. Mấy cô nương trẻ tuổi bắt đầu ở nhà hí hoáy nữ công gia chánh thêu thùa may vá, nguyên chủ vốn dĩ cũng thích mấy cái này, tam nữu cũng có vẻ vậy nhưng khi Nguyên Vũ xuyên qua đây không muốn đụng tay vào mấy công việc này nữa, thuê được cái khăn cũng chẳng no hơn.
Bận tâm bây giờ của cô là làm cách nào để trồng được rau mùa đông trong dịp này, tính ra thì cô cũng có cách đấy, chính là áp dụng kiểu mô hình như nhà kính ở hiện đại, nhưng mà bây giờ cô lấy đâu ra tiền , đào đâu ra vật liệu mà làm mấy thứ đó chứ.
Chắc có lẽ mình sẽ thử làm mấy gian nhà ấm, hy vọng có thể được, khi nào có điều kiện mình sẽ cải tạo sau.
Mục tiêu xác định của cô chính là kề nhà bếp, vì sao ư, thật đơn giản, chỗ nào trong nhà là ấm nhất, chắc chắn là nhà bếp.
Nếu như cô trồng được rau trong mùa đông này chẳng những có thể cho mấy đứa em của cô ăn ngon hơn, đủ chất dinh dưỡng hơn mà còn có thể bán được với giá cao.
Nhưng đầu tiên là tiền đâu?
Ài... có lẽ phải chờ đến khi thu hoạch khoai lang đem đi bán may ra mới có thể tiến hành được mất.
- Đại tỷ , đệ đi lên núi kiếm củi đây.
- Ừ
"Khoan đã, lên núi, có lẽ mình sẽ tìm được một vài thứ có ích."
- Khoan đã Đại tráng, chờ tỷ một chút, tỷ cũng muốn lên núi.
Nghe thấy cô muốn lên nuí, không chỉ đại tráng mà cả tam nữu và tiểu tráng cũng tỏ vẻ hốt hoảng, lần trước đại tỷ lên núi xảy ra chuyện đã để lại ám ảnh trong lòng mấy đứa trẻ này,
- Tỷ còn chưa khỏe lại, lên núi làm gì?
- Tỷ muốn lên núi nhìn một chút, không có gì đáng ngại đâu, có đệ đi theo tỷ mà,
Đại tráng có vẻ chần chừ nhưng cuối cũng vẫn đồng ý đem cô theo lên núi,
Ngọn núi ở ngay phía sau nhà mấy chị em cô, ngày trước khi cha nương phân gia không mang theo một đồng tiền nào đến đây được nhà ngoại cưu mang, trưởng thông cũng thương tình cấp cho gia đình cô một nền đất dựng nhà chính là mảnh đất hoang cuối làng gần với chân núi.
Ngọn núi này nhìn từ xa chỉ thấy một màu xanh ngát, không hề thấy có lối mòn lên núi nào cả,
Có lẽ ngọn núi này còn sơ khai chưa được khai thác nhiều nên còn nguyên vẹn, nhất định là rất trù phú, xem ra mình có cơ hội rồi.
Hai chị em đi len núi trên con đường đất gồ ghề, đất đá, giày vải đế mềm làm sao chịu nổi cái này, đúng là đau hết cả chân, ấy vậy mà theo như trí nhớ của nguyên chủ thì những con đường trong làng như thế đã được tính là đẹp rồi, đường lên trấn trên còn khó đi hơn nhiều, chẳng những không bằng phẳng mà còn quanh co kéo dài,mỗi lần đi lên trấn rất là mệt, thông thường mỗi tháng cứ năm ngày sẽ có một phiên chợ ở trên trấn nhưng trong thôn chỉ đi ngày mười lăm và ba mươi thôi, cũng chính vì lí do đó.
- Đại tráng, thôn mình hay có người lên rừng săn thú không?
- Có chứ ạ, đại cữu cũng thường đi đấy, trong thôn nuôi gà với heo cũng không được nhiều, muốn ăn thịt thì chủ yếu mọi người lên rừng săn thú cả.
- Trên núi có nhiều thứ để săn không? bình thường hay bắt được những con gì?
- Cũng nhiều lắm ạ, thường thì sẽ bắt được thỏ hoang và gà rừng, mấy người gan dạ hơn đi vào sâu hơn có thể săn được hươu nai , thậm chí là heo rừng,
Đệ còn nghe nói nhà Ngô thúc năm trước còn săn được cả gấu nữa đấy.
Xem ra đúng thất ngọn núi này rất giàu, đáng lẽ ra có nguồn tài nguyên như vậy thì thôn nhà cô phải giàu lên mới đúng.
- Đại tráng, thú rừng săn được chỉ để ăn thôi sao ?
- Đúng vậy, bới vì đi lên trấn mất công mà lại bán cũng không được mấy tiền, hầu hết mọi người đều để lại cho nhà mình ăn, không hết thì đem phơi khô hoặc xông khói dự trữ, nếu nhà nào có nhiều cũng có thể đem lên trấn bán đấy, nhưng ít người có để bán lắm.
- Mà bây giờ đang là mùa đi săn đấy, qua vài hôm nữa trời lạnh sẽ khó săn, mà đến đầu xuân thú rừng vào mùa sinh sản cũng không được đí săn.
- Sao đệ biết những cái này ?
- Là đại cữu nói cho đệ nghe đấy, bình thường đại cữu cũng đi săn mà.
Tính ra thì đại cữu là một nửa thợ săn đi bới vì không có tay nghề lắm nên chỉ làm bẫy bắt mấy con thú nhỏ về cải thiện bữa ăn thôi, chứ chính là vẫn đi làm thuê.
Hai chị em đi ngang qua hai mẫu ruộng của nhà mình, lúc này khoai đang đã lên xanh tốt, ngô và đậu tương cũng đã mọc đều, thông thường ngô sẽ thu hoach được sau 2 tháng 2 tháng rưỡi còn đậu có thể lâu hơn nửa tháng, chăc chắn đều có thể xong trước mùa đông.
Nhìn từ xa không thấy có đường lên núi nhưng khi đến gần thì lại thấy có một đường mòn lên núi chắc là do những người đi săn thú tạo nên, thảm thực vật ở đây thật phong phú, chẳng như ở hiện đại, người ta phá rừng rồi trồng lại không được bao nhiêu những mảnh rừng chỉ còn trơ ra đá với sỏi, mặc dù chính phủ đều ra sức bảo vệ và trồng lại nhưng cũng chẳng khả quan hơn là bao nhiêu.
Dọc trên đường đi, cô nhìn thấy rất nhiều rau dại có thể ăn được mà ăn còn rất ngon nhưng hình như người ở địa phương này không biết .
Nguyên vĩ thắc mắc, đại tráng trả lời bình thường những loại rau này trừ khi giáp hạt, hạn hán thiếu lương thực thì người ta mới đào về để nấu ăn thôi còn những khi đầy đủ thức ăn thì chẳng ai để ý tới cả,
Nhưng Nguyên vũ lại có suy nghĩ khác, ở đây người ta không nuôi được nhiều vật nuối là bởi vì thiếu đồ ăn cho bọn nó, thường người ta sẽ cho gà , heo ăn cám cao lương, đồ thừa và một số loại rau như rau muống rau khoai chứ không ai dùng rau dại này cho chúng ăn cả, chính vì thế trừ khi lương thực đầy đủ thì ít ai nuôi nhưng vật nuôi lớn, phố biến chỉ nuôi vài ba con gà mái lấy trứng, nhà nào khá hơn thì nuôi một đầu heo. Bây giờ nếu như mình tận dụng được những thứ rau dại này để nuôi heo và gà không phải đỡ được một phần thức ăn sao.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top