Chương 8

Từ Hải đang đứng nhìn dòng sông Kiến Giang dưới đêm trăng đẹp, thì lúc này, trong am Giác Duyên có người lên tiếng.
_ Sư bà! Hãy để cho Thúy Lan chết đi, để cho trọn vẹn câu hiếu nghĩa. Cha mẹ, phụ mẫu huynh đệ, muội muội đã không còn trên thế gian này, thì Thúy Lan như cái cây dại bên đường, viên đá lăn lóc trên đỉnh núi mặc sương gió, nắng mưa. Thúy Lan có còn sống đi nữa cũng chỉ là sống mòn sống mỏi mà thôi.
Sư bà Giác Duyên nghe vị Trương tiểu thư, nàng Thúy Lan nói như vậy, mới niệm Phật hiệu, rồi mới lấy lời an ủi:
_ A Di Đà Phật! Thúy Lan con ơi! Con sâu cái kiến còn ham sống, huống chi con người. Cha mẹ sinh con, nuôi con công khó, cha mẹ nào chẳng muốn con mình được bình bình an an mà sống qua ngày. Nhưng trời sinh đạo tặc, lòng người trở nên ác độc, cũng là kiếp nạn của con người, nay cha mẹ phụ mẫu, huynh đệ, muội muội của con chẳng còn nữa, mà trời phật thương tình còn để con được sống, nay đường trở lại quê nhà cách núi, trở non, đầy rẫy bọn thú dữ, quân cường đạo.
Sư bà Giác Duyên lúc này lại thở than.
_ Thúy Lan con ơi! Am Giác Duyên tuy nhỏ, nhưng cũng không phải là nơi hẹp lượng, hãy cùng ta nương tựa ở nơi đây, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đến lúc thiên hạ thái bình, đường trở về quê nhà thông tỏ thì con hãy trở về, gặp lại người thân.
Tuy sư Giác Duyên đã lựa lời mà nói với nàng Trương Thúy Lan, nhưng nàng Trương Thúy Lan vẫn khóc nỉ non, chỉ muốn quyên sinh cho trọn đạo hiếu tử, một gia đình sum họp ở nơi cõi u minh, suối vàng, có cha có mẹ, có huynh đệ, muội muội, vẫn còn hơn là sống vò võ một mình trên cõi đời ô trọc, lắm quân cường đạo này.
Ôi! Thiên đạo vào lúc đen tối, thế sự nhiễu nhương, lòng người trở nên chai sạn trước nghịch cảnh, thì thân bồ liễu trước cơn mưa bão, như cánh bèo, biết trôi dạt về đâu?
Tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan, cho dù sư bà Giác Duyên lựa lời khuyên bảo, nhưng vẫn một mực, quyết ý quyên sinh cho trọn đạo hiếu tử. Nhìn tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan, mặt hoa dưới đêm trăng, vẫn tỏa ra nét hoa xinh đẹp, cho dù nàng vừa mất hết người thân, nay vì buồn bã, chỉ trơ cánh hạc, xác ve. Một bông hoa đẹp đang đến độ khoe sắc, cho phường bướm ong quên cả đường về. Thế mà nay vì thế sự điên đảo, lòng người li loạn, bông hoa đó phải nương tựa thân mình vào nơi am nhỏ, bên dòng sông Kiến Giang. Từ Hải nghe vậy có gì không nỡ, Nhất Quyền Vô Địch Thủ, không lẻ danh xưng ấy chỉ gọi cho vui. Thân nam nhi, giờ đây nhìn thấy đóa hoa đang thời kỳ khoe sắc, chỉ vì con tạo trêu ngươi, mà chịu kiếp hồng nhan lắm gian truân, vì thế mới lên tiếng nói.
_ Trương tiểu thư! Họ Từ này vốn đang trên đường ra thành Thăng Long, nếu như tiểu thư không tị hiềm chuyện nam nữ, thì hãy để họ Từ này đưa tiểu thư một đoạn đường.
Sư bà Giác Duyên nghe Từ Hải nói như vậy, liền niệm Phật hiệu rồi hỏi:
_ A Di Đà Phật! Đường ra Bắc Hà lúc này trộm cướp nhiều như rươi, như nấm mọc sau mưa, nơi đâu cũng có, quan quân đi lại còn khó, huống chi dân thường. Từ thí chủ có lòng, e rằng lực chẳng có, chỉ có điều Trương tiểu thư chỉ muốn trở lại quê nhà, bên cạnh người thân. Kẻ tu hành, chẳng màng thế sự này, cũng chỉ biết sớm hôm, gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật, cầu cho chúng sanh được bình an, mà thôi.
Từ Hải nghe sư bà Giác Duyên nói như vậy liền nói:
_ Sư bà Giác Duyên! Từ Hải chỉ lo một nỗi chuyện nam nữ trên chốn đường trường, còn chuyện gian khổ trên đường ra Bắc Hà, thì họ Từ tôi còn, Trương tiểu thư còn, họ Từ tôi không còn, thì Trương tiểu thư vẫn còn. Họ Từ này sẽ đưa Trương tiểu thư trở về quê nhà bình yên.
Sư bà Giác Duyên nghe Từ Hải bảo như thế, liền hỏi vị tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan.
_ Thúy Lan con ơi! Nay Từ tráng sĩ đã có lời như vậy, còn ý con thì ra sao? Giác Duyên tin rằng, với con mắt nhìn người, ta tin Từ thí chủ là bậc chính nhân quân tử, chẳng phải phường ong bướm, thấy bông hoa đẹp buông lời trêu hoa ghẹo nguyệt, nay đi hay ở đều tùy con quyết định, am tuy nhỏ, nhưng lượng chẳng hẹp. Giờ đây ý của con ra sao?
Tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan lúc này mới qùy xuống dập đầu lạy tạ, miệng thốt ra những lời vàng ngọc.
_ Sư bà! Một lạy này, Thúy Lan xin lạy đã cứu vớt mạng sống Thúy Lan từ dưới sông Kiến Giang. Hai lạy này, Thúy Lan xin lạy vì đã cho Thúy Lan nương tựa nơi am nhỏ. Ba lạy này Thúy Lan xin lạy vì đã lựa lời an ủi, cho Thúy Lan gắng sống đến hôm nay. Sư bà! Nếu một mai Thúy Lan may mắn có hồng phúc, xin đền ơn những ngày hôm nay, suốt đời sẽ thắp hương cầu phúc cho người.
Sư bà Giác Duyên nghe tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan nói như vậy, liền bước đến đưa tay đỡ nàng Thúy Lan đứng dậy, mà nói:
_ Thúy Lan con ơi! Chúng ta đều là thân phận nữ nhân, trước thời cuộc nhiễu nhương, chẳng có lấy một tấc sắt, một đường quyền để phòng thân. Giác Duyên này vốn chỉ là kẻ buông bỏ thế sự, cõi trần lắm khổ đau, mà suốt ngày đêm, chỉ biết niệm Phật, cầu cho quốc thái, dân an, người người được sống trong cảnh thái bình. Số phận cho chúng ta gặp nhau cũng tại chữ duyên, số trời chưa diệt, còn muốn con phải sống. Thúy Lan con ơi! Nay ý con đã quyết, ta cũng không giữ, chỉ mong con cùng Từ tráng sĩ lên đường, bình bình an an mà đến nơi quê nhà. Còn chuyện ơn ngãi, Giác Duyên ta, chỉ mong con có cuộc sống bình an là ta mừng lắm rồi.
Nàng Thúy Lan nghe sư bà Giác Duyên nói như vậy, vẫn qùy xuống bái lạy, gọi một tiếng là sư phụ.
Tuy nàng Thúy Lan quyết ý chẳng vì tị hiềm chuyện nam nữ, mà cùng Từ Hải trở lại quê nhà. Nhưng vì đau buồn đã lâu, nên cũng phải ở lại nơi am nhỏ của sư bà Giác Duyên, thêm mấy ngày nữa, mới có thể lên đường được.
Trong lúc chờ đợi vị tiểu thư họ Trương, nàng Thúy Lan hồi phục sức khỏe, mới vượt đường trường được, thì Nguyễn Cảnh người anh hùng bên cạnh dòng sông Kiến Giang đến thăm Từ Hải.
Dưới cái cây xanh to lớn đang tỏa bóng mát, bên cạnh dòng sông Kiến Giang, với dòng nước trong xanh, đang xuôi dòng chảy ra cửa biển Nhật Lệ. Nguyễn Cảnh đang cùng với Từ Hải, đang ngồi trên chiếc chiếu trải trên bãi cát trắng mịn màng.
Nguyễn Cảnh đưa mắt nhìn sang bên bờ bên kia, với những ngôi nhà tranh, nằm yên lặng sau lũy tre xanh, dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Sông Kiến Giang ở nơi đâu chẳng ai biết, nhưng ở nơi đây là lãnh địa của Nguyễn Cảnh. Bọn trẻ thơ bên kia, ra sông Kiến Giang để tắm mát, chúng chơi đùa chán chê, có đứa bạo gan bơi qua sông, rồi chạy đến trước Nguyễn Cảnh, mà đưa tay vẫy vẫy.
_ Nguyễn ca ca! Nguyễn ca ca!
Nguyễn Cảnh thấy vậy mới bảo:
_ Bơi lội cũng tốt, nhưng ít thôi, nhớ trở về bảo ban nhau luyện võ, luyện vật, chẳng mấy chốc nữa mà đánh nhau với bọn cướp nghe chưa?
Bọn trẻ kia nghe Nguyễn Cảnh bảo như vậy, thì dạ ran, rồi chúng lao xuống sông, nhanh như con rái cá, chúng lại bơi trở về bên kia sông.
Nguyễn Cảnh lúc này mới hỏi:
_ Từ huynh đệ đi đã nhiều, thấy bọn trẻ này như thế nào?
Từ Hải mỉm cười, cầm lấy bát nước chè xanh nhấp một ngụm rồi bảo:
_ Sau này Nguyễn huynh muốn làm nên nghiệp lớn, e rằng phải dựa vào những vị tiểu huynh đệ này.
Nguyễn Cảnh nhìn dòng sông Kiến Giang, nhìn lũy tre xanh, đang nằm yên lặng dưới ánh nắng vàng.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                          Hết chương 8

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top