Chương 6

Giác Duyên sao? Có phải sư bà Giác Duyên ở am Giác Duyên bên cạnh dòng sông Tiền Đường đã cưu mang nàng Thúy Kiều, trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đó hay sao?
Thằng Hải nghe sư bà bảo mình là sư Giác Duyên, ở nơi am Giác Duyên, thì nghĩ đến nàng Kiều trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, liền nghĩ:
_ Không lẻ mình xuyên không về đến cái thời Thiệu Quang chín chục, đã ngoài sáu mươi kia? Nhưng trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du nói về số phận của nàng Kiều bên Tàu kia, không lẻ là như vậy.
Thằng Hải hay Từ Hải quê ở làng Đông, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa lại lắc đầu.
_ Nếu như thế, thì sao lại còn có làng Đông, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa, như vậy chẳng phải lúc đó đều là đất Đại Việt hết sao?
Nghĩ như vậy, thằng Hải mới ướm lời hỏi:
_ A Di Đà Phật! Thưa sư Giác Duyên, ở nơi đây có phải là sông Tiền Đường hay không?
Sư Giác Duyên nghe thằng Hải hỏi như vậy, mới nói:
_ A Di Đà Phật! Đây chẳng phải là sông Tiền Đường, mà là sông Kiến Giang hay còn gọi là sông Nghịch Hà, còn ở nơi đây thuộc phủ Quảng Bình, xứ Thuận Hóa.
Thằng Hải nghe sư Giác Duyên bảo như vậy, liền lục lại cái trí nhớ về môn lịch sử, địa lý đã được học, rồi tự nhủ:
_ Lúc ở nơi cái miếu kia, mình từ xưng là Từ Hải ở làng Đông, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa, còn ở nơi đây là sông Kiến Giang, sông Kiến Giang ở Lệ Thủy, Quảng Bình, như vậy là mình vừa từ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, đi đến nơi đây, theo thời của thế kỷ 21 đi ô tô thì cũng không phải xa, còn cái thời này đi bộ, chắc hẳn mình đi đã lâu.
Thằng Hải lắc lắc đầu, rồi đứng yên lặng ngắm nhìn dòng sông Kiến Giang vào buổi hoàng hôn. Lúc này tiểu ni cô cầm một bát cơm, trên để một ít rau, cùng với đôi đũa, bước đến bên cạnh thằng Hải rồi nói:
_ A Di Đà Phật! Sư bà nói xin mời Từ thí chủ ăn cơm, am nhỏ chẳng có gì ngoài cơm rau đạm bạc.
Thằng Hải nghe tiếng tiểu ni cô nói như vậy, cũng niệm Phật hiệu, rồi nói:
_ A Di Đà Phật! Người trần tục bị nhỡ độ đường, có cơm ăn, có chỗ ngã lưng thì còn mong gì hơn nữa. Xin tiểu ni cô, hãy nói với sư bà, người trần tục có lời đa tạ.
Vị tiểu ni cô này gật đầu, rồi nói với thằng Hải:
_ Từ thí chủ ăn xong cứ để bát đũa vào bếp, ngày mai tiểu ni sẽ ra sông Kiến Giang để rửa.
Thằng Hải nghe vậy mới gật đầu, tiểu ni cô nhanh chân bước vào trong
Thằng Hải lúc này ngồi ăn bát cơm rau đạm bạc, của am nhỏ bên cạnh dòng sông Kiến Giang. Ngồi nhâm nhi từng hạt cơm, miếng rau, thì nghe trong am lại vang lên tiếng kinh kệ, thì ra giờ đây là buổi kinh tối của sư bà Giác Duyên. Tiếng niệm kinh vào lúc đầu hôm nghe thật sự êm ái, như muốn con người bỏ sạch bụi trần, yên lặng mà chiêm nghiệm lại những gì đã qua. Thằng Hải ăn từng miếng cơm nhỏ, cho đến khi cái bát chẳng còn dính hạt cơm, mới đến bên cạnh bếp, để cái bát xuống đó, như lời vị tiểu ni cô đã nói. Thằng Hải thấy bên cạnh bếp có cái lu nước, với lại cái gáo dừa, liền múc lấy nước mà uống, quả thật nước thời này vừa trong vừa mát, lại ngọt lịm, chẳng phải như cái nước từ trong vòi hoa sen chảy ra, toàn mùi thuốc khử.
Thằng Hải làm một gáo, rồi thêm một gáo nữa, đến no căng cái bụng, mới quay lại, thì thấy cái võng mây đã được sư bà Giác Duyên móc cho lúc nào chẳng hay. Thằng Hải để cái tay nãi xuống cái võng, rồi bước đi nhìn quanh quất. Lúc này khuôn trăng từ, từ đang lên cao, tỏa ánh sáng lung linh lên mặt sông Kiến Giang. Một dòng sông chảy qua bao nhiêu làng mạc, theo hướng đông bắc, mới còn có tên gọi là Nghịch Hà. Mặt trăng càng lúc càng lên cao, ánh trăng vàng càng thêm sáng tỏ, mặt nước sông Kiến Giang như thể đang nhuộm ánh vàng. Bất chợt dưới đêm trăng sáng, bên kia sông Kiến Giang, một điệu hò lại vang lên, tiếng người ca nữ với giọng trong trẻo vang lên dưới ánh trăng, cùng với đó là tiếng sáo trúc, cả hai hòa lẫn vào nhau, tao thành một thứ âm thanh mê mẩn người nghe, dưới đêm trăng đẹp.
Thằng Hải cứ đứng yên lặng, mà ngắm nhìn dòng sông Kiến Giang, nghe điệu hò, tiếng sao bên kia sông, đang vang vọng dưới đêm trăng mùa hè.
Mùa hè là theo thằng Hải nghĩ, vì theo như thằng Hải nhớ đến lúc đó, khi nó gặp con Kiều là lúc nghỉ hè, nó chạy đi gíao hàng cho khách, thì xuyên không đến nơi đây, nếu như linh hồn của thằng Hải đầu thai kiếp khác, thì chắc hẳn chẳng có hình hài như thế này? Nhưng có điều thằng Hải không nghĩ ra, là vì sao ở cái thời tương lai, thằng Hải có luyện Vovinam cũng chỉ là cường thân kiện thể, thế mà nay xuyên không lại thành Nhất Quyền Vô Địch Thủ, một quyền đã đánh chết người, cho dù tên đó có là hải tặc đi nữa thì cũng là nhân mạng.
Thằng Hải lúc này không biết nghĩ làm sao, liền bước vào trong am Giác Duyên, nhẹ nhàng qùy xuống bái lạy trước bức tranh vẽ Đức Phật, vừa cúi đầu lạy mấy lạy thì nghe trong buồng có tiếng khóc nỉ non vang lên. Thằng Hải vô cùng ngạc nhiên, không ngờ đến ở nơi am Giác Duyên ngoài sư bà Giác Duyên, với tiểu ni cô, còn có người khác, chắc hẳn người đó là nữ nhân cũng đã lớn, vì nghe tiếng khóc mà thằng Hải nghĩ như vậy.
Thằng Hải nghe tiếng khóc, bất chợt nhớ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có đoạn nếu như nó nhớ không lầm, lúc nàng Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường để tự vẫn, nàng đã được sư bà Giác Duyên cứu giúp. Thằng Hải nghĩ đến đó, bất chợt giật nảy mình, rồi nghĩ:
_ Đừng nói là con Kiều cũng xuyên không về nơi đây nhé, cho dù thời đại nào đi nữa, thì cái vụ hai triệu rưỡi đó, cái con Kiều kia cũng sẽ đòi.
Thằng Hải bất chợt hỏi:
_ Thưa sư bà Giác Duyên! Người đó có phải là họ Vương tên gọi là Thúy Kiều hay không?
Sư bà Giác Duyên nghe thằng Hải hỏi như vậy, liền lắc đầu, rồi niệm Phật hiệu:
_ A Di Đà Phật! Nữ thí chủ đó chẳng phải họ Vương tên Thúy Kiều, như thí chủ đã nói. Người đó vốn là họ Trương theo cha về quê nhà, ở nơi xứ Nghệ, chẳng may đến nơi sông Kiến Giang này, gặp bọn cướp không biết từ đâu đến, đã đánh cướp, giết hết cả nhà. Trương tiểu thư vì không muốn thân mình ô uế trong tay của bọn cướp, mới nhảy xuống sông Kiến Giang để giữ mình. Nào ngờ đâu số trời còn thương xót, thủy thần chẳng nhận, Hà Bá chẳng ưa, nên mới cho vị tiểu thư họ Trương khúc gỗ, mới xuôi dòng đến nơi đây, cũng vừa hay sư già này ra sông lấy nước, mới cứu được một mạng. Chỉ có điều Trương tiểu thư, khi được cứu lại thương nhớ người nhà khôn nguôi, nên mới lệ tuôn không ngơi nghỉ, chỉ e cũng chẳng được bao lâu, giờ đây chỉ trơ cánh hạc, xác ve. Sư già này lấy lời khuyên bảo, mới ăn chút cơm, tí cháo.
Từ Hải nghe sư bà Giác Duyên nói chuyện, người con gái họ Trương như vậy, liền hỏi:
_ Sư bà! Không lẻ Trương tiểu thư không còn người ở quê nữa hay sao? Thì sư bà hãy viết thư cho người nhà đến đón Trương tiểu thư.
Sư bà Giác Duyên nghe thằng Hải nói như thế, thì bảo:
_ Từ thí chủ không biết đó thôi, từ đây vào trong hay ra ngoài, bọn cướp sông, cướp núi, nhiều như ruồi nhặng, chúng chiếm núi, chiếm sông, kẻ xưng vương, người xưng thánh, làm hại dân chúng, đánh giết lẫn nhau, quan quân triều đình thấy thế cũng mặc kệ, ai đi lại thì có người hộ tống, thế mà còn xảy ra cơ sự như người nhà, của vị Trương tiểu thư kia.
Thằng Hải nghe sư bà Giác Duyên nói như vậy, thì cũng chỉ biết nghe vậy mà thôi.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

Hết chương 6

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top