Chương 5

Đi đâu? Từ Hải chẳng biết, nhưng giờ đây Từ Hải đã biết mình là Nhất Quyền Vô Địch Thủ, một quyền đánh chết người. Từ Hải nhớ rằng mình là một chàng trai trẻ, ở vùng quê nghèo đầy nắng và gió, vào thành phố để học, chỉ vì muốn đỡ đần cho bố mẹ, và có tiền trang trải cho kì học tiếp theo, mà Từ Hải không như các sinh viên khác, là về quê nhà nghỉ hè. Thằng Hải ở lại thành phố làm anh nhân viên giao hàng, rõ ràng là nó đang đi giao hàng cho khách, lại gặp con Kiều học sau nó một khóa. Cái con Kiều mà sáng thứ bảy kia, vừa ra khỏi cửa, đã bị nó đã bị con Kiều tông phải, đến nơi chỗ làm lại bị cho nghỉ việc, lúc về luýnh quýnh thể nào lại tông con Kiều ngã lăn ra đường. Con Kiều bắt vạ năm triệu, mà thằng Hải chỉ có hai triệu rưỡi, nên mới đưa cho con Kiều từng đó. Thằng Hải vẫn nhớ là nó đi giao hàng vào trong hẻm thì gặp con Kiều, con Kiều ngã tay ra đòi số tiền còn lại. Hai đứa đang đứng nói chuyện với nhau, thế mà nay sao nó lại như thế này kia chứ? Thằng Hải lại ngủ ở nơi cái miếu kia, lại trở thành Nhất Quyền Vô Địch Thủ. Thằng Hải lắc lắc đầu rồi nghĩ:
_ Mình có luyện tập Vovinam cũng đâu đến mức như thế, chỉ cần một quyền là đánh chết người, đánh một quyền mà ở nơi bị đánh, lại mềm nhũn như bông, tên kia là thủ lĩnh của bọn hải tặc, thì cũng như đã ra tay trừ hại cho dân. Giờ đây mình đi đâu?
Thằng Hải đưa mắt nhìn quanh, mới đó mà giờ đây trời đã ngã bóng về tây, chẳng mấy chốc nữa trời sẽ tối, thế thì trước hết hãy tìm một nơi để có chỗ ngã lưng, kiếm miếng cơm cho vào bụng. Thằng Hải lúc này bước nhanh, mà không biết rằng mình bước đi nhanh như gió, nếu kẻ bình thường nào nhìn thấy, sẽ kinh ngạc tròn mắt nhìn. Từ Hải bước nhanh, cho đến lúc nhìn thấy ở phía trước là một con sông lớn chắn ngang đường. Từ Hải nhìn dòng sông nước trong leo lẽo, nhưng bến sông lại vắng bóng chiếc đò ngang, lại chẳng có lấy một bóng người. Từ Hải đưa mắt nhìn sang bên kia sông, thấy có làn khói tím mỏng manh đang bay lên giữa bầu trời xanh. Bên kia sông còn thấy lâng xóm, còn bên này sông lại yên lặng như tờ, ở nơi xa xuôi theo dòng nước mới thấy có làng xóm.
Bất chợt trong làn gió thoảng, có tiếng kinh chiều, Từ Hải đưa mắt nhìn về phía tiếng kinh văng vẳng, thấy ở nơi đó có một lùm cây, quan sát kĩ mới thấy ở nơi đó có một cái am nhỏ. Một cái am nhỏ được lợp bằng tranh, lại văng vẳng tiếng kinh chiều.
Từ Hải lúc này mới yên lặng mà ngắm nhìn dòng sông, lại nghe tiếng kinh chiều, cũng làm cho con người như muốn rủ bỏ hết những bụi trần gian, biển khổ của thế nhân.
Từ Hải hít một hơi thật dài rồi ngâm nga mấy vần thơ con cóc.
_ Sông lạ, xứ người, chân bước đến.
Chiều hôm, tiếng kinh, sạch bụi trần.
Nhìn về phương xa làn khói tím
Chân mỏi, nay biết bước về đâu?
Từ Hải ngâm nga xong liền cười bảo nói:
_ Không biết bước về đâu, thì về nơi cái am nhỏ kia xin miếng cơm chay, ghé chỗ ngã lưng rồi mai mới tính tiếp, chỉ không biết am của sư cô họ có cho ghé lưng hay không?
Thì ra, Từ Hải nghe tiếng kinh, biết được đó là am nhỏ của sư cô, vì tiếng kinh chiều của người sư nữ. Tuy vậy trước mặt là dòng sông, sau lưng chẳng có lấy làng xóm, lại chẳng có lấy một chiếc đò ngang để qua sông.
Từ Hải liền lần hồi bước đến trước cái am nhỏ, cái am nhỏ đó cứ như một ngôi nhà tranh của bá tánh. Ở nơi chính giữa có treo một bức tranh vẽ Đức Phật, đang ngồi trước bức tranh vẽ là một sư bà đang ngồi gõ mõ, tụng kinh, bên cạnh còn có một tiểu ni cô ngồi cạnh.
Từ Hải liếc mắt nhìn vào phía trong, thấy bên tả, hữu có thêm hai cái buồng, chắc hẳn là nơi nghỉ ngơi của sư bà, cùng ni cô, còn trong am nhỏ chẳng có thêm một thứ gì cả. Từ Hải bước ra ngoài sân đưa mắt nhìn ngang liếc dọc, thấy dưới lũy tre xanh có một cái bếp nhỏ, được lợp một ít tranh. Từ Hải thầm nghĩ:
_ Thì ra sư bà nấu cơm ở nơi đây, trên bếp có cái nồi đất.
Từ Hải vừa nghĩ đến cơm thì trong bụng lại sôi lên sùng sục. Từ Hải nghe tiếng kêu trong bụng chỉ biết lắc lắc đầu rồi nghĩ:
_ Cũng không biết bao nhiêu lâu rồi mình không ăn cơm nhỉ? Theo như mình nhớ, là mình gặp con Kiều vào lúc quá trưa, định bụng giao xong đơn cho khách mới đi ăn cơm, lúc sáng chỉ lót tạm gói mì tôm. Thế mà đùng một cái, thấy mình ngủ ở nơi cái miếu kia, lại đánh nhau với bọn hải tặc, còn tự xưng là Từ Hải, ở làng Đông, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa nữa chứ, mà xưng là ở phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa thì cũng phải là từ thời Lê Thánh Tông, cho đến thời Nguyễn. Không lẻ mình xuyên không trở lại cái thời Từ Hải trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng nên? Từ Hải trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du là "râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng, người mười thước cao" Nhưng mình chẳng phải như vậy, mặt mày chẳng có lấy một sợi râu, nhìn chân tay thì vẫn như cũ, nào có khác chút gì đâu? Chỉ có khác, cái nắm đấm của mình hơn xưa nhiều, một quyền đã đánh cho tên kia ngã lăn ra đất, nằm yên lặng chẳng nhúc nhích ngo ngoe. Cái danh xưng Nhất Quyền Vô Địch Thủ, chẳng phải vừa có, mà có từ lúc trước, chỉ có điều sao mình lại chẳng nhớ lúc trước mình như thế nào hết cả?
Từ Hải đang đứng yên lặng mà nghĩ miên man, thì có tiếng niệm Phật hiệu.
_ A Di Đà Phật! Chiều hôm mọi người đều về nhà, quây quần bên mâm cơm. Sao vị thí chủ này đang còn đứng ở nơi đây?
Từ Hải nghe tiếng người hỏi liền quay người lại nhìn, thì thấy sư bà trong chiếc áo của người tu hành, tay cầm tràng hạt, tay chắp trước ngực, một vị sư bà có gương mặt hồng hào, dáng người tầm thước. Từ Hải nghe sư bà kia hỏi như vậy, liền chắp tay vái chào, rồi nói:
_ Sư bà! Kẻ này là người lữ khách từ nơi xa đến, đi đến nơi đây thì bị nhỡ độ đường, nhìn xuống bến sông, chẳng thấy một bóng người, chiếc đò ngang, nay nghe tiếng kinh, nghĩ có chùa chiền mới lần hồi tìm đến nơi. Nào ngờ đâu là am nhỏ của sư bà, giờ đây nhìn quanh bốn phía chẳng thấy có một ánh đèn, lại chẳng biết đi đâu, về đâu? Ở lại nơi đây e rằng miệng lưỡi thế nhân làm ô uế chốn linh thiêng.
Sư bà nghe Từ Hải nói như vậy, liền niệm Phật hiệu.
_ A Di Đà Phật! Đã bỏ thân ngoài cõi trần tục, nào lo lắng tiếng thị phi của người đời, chỉ là am nhỏ, chẳng có chỗ tươm cho thí chủ ngã lưng.
Từ Hải nghe sư bà nói như vậy thì nói:
_ A Di Đà Phật! Chỉ xin sư bà một chỗ ngoài hiên để ngã lưng, và miếng cơm chay lót dạ là được rồi.
Sư bà nghe Từ Hải nói như thế, thì chắp tay niệm Phật hiệu rồi bảo:
_ Như vậy cũng không có khó khăn gì, nay là mùa hè nóng nực, thôn dân bên kia sông vừa tặng một cái võng mây, nhưng chưa mắc được, giờ đây mắc cho thí chủ nằm ngủ vậy.
Từ Hải lúc này mới nói:
_ Sư bà! Kẻ trần tục này họ Từ, còn sư bà pháp danh là gì có thể cho họ Từ này biết được cho tiện xưng hô.
Sư bà nghe Từ Hải hỏi như vậy liền nói:
_ Kẻ tu hành này có pháp hiệu là Giác Duyên, am nhỏ này cũng được gọi là am Giác Duyên.
Từ Hải vừa nghe sư bà này, nói mình có pháp danh là sư Giác Duyên, thì vô cùng kinh ngạc.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

Hết chương 5

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top