C3 - Quy Luật giá trị, nữ phụ phản diện lên sàn

*NỘI DUNG:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó có hoạt động của quy luật giá trị, nó là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

*YÊU CẦU
- Trong sản xuất: người sản xuất muốn bán được hàng hoá trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hoá dựa trên lao động cá biệt phải  phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Chính vì vậy, họ luôn phải tìm cách để giảm thời gian lao động cá biệt xuống mức thấp hơn hoặc bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết.
VD:

- Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
VD:

- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị hay nói cách khác là Quy luật giá trị phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung-cầu.
VD:

- Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
- Trong sản xuất, thông qua sự biến động giá cả, người sản xuất sẽ biết được quan hệ cung-cầu của hàng hoá đó và đề ra phương án sản xuất. Tư liệu sản xuất, sức lao động cũng sẽ tự dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao. Có thể thấy:
+ Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+  Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
-Trong lưu thông, QLGT điều tiết hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi có cung > cầu đến nơi có cung < cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cân  bằng cán cân cung-cầu giữa các vùng, điều chỉnh sức mua thị trường (Đắt – mua ít, rẻ - mua nhiều hơn)
VD: BƠ?

2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động:
- Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
- Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì kết quả sẽ dẫn đến lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hoá giảm xuống. Trong lưu thông, người sản xuất muốn cạnh tranh và bán nhiều hàng hoá thì phải không ngừng tăng chất lượng dịch vụ, quảng cáo, tổ chức khâu bán hàng,…
VD: ABA?

3. Phân hoá sản xuất thành những người giàu – người nghèo một cách tự nhiên:
- Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản , trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
- Trong nển kinh tế thị trường thuần tuý, đầu cơ, chạy theo lợi ích cá nhân, gian lận,..là những yếu tố có thể làm tăng tính phân hoá sản xuất và các mặt tiêu cực khác trong kinh tế - Xh
VD?

-QLGT vừa có tác dụng đào thải những lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, thúc đẩy llsx phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, đảm bảo bình đẳng cho người sản xuất. QLGT có tác động tích cực lẫn tiêu cực, diễn ra một cách khách quan trên thị trường.

-Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề: Nắm rõ quy luật giá trị và yêu cầu cũng như tác động của nó giúp cho người sản xuất có thể điều tiết quy trình sản xuất một cách hợp lý, thu được lợi nhuận, tự nhận thức và nâng cao trình độ quy trình sản xuất, từ đó kích thích lực lượng sản xuất phát triển, góp phần giúp đất nước giàu mạnh hơn, đặc biệt ở VN. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã vân dụng quy luật giá trị để phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và đem lại nhiều thành tựu nổi bật. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc mức cao so với nhiều nước trong khu vực

+ Điều tiết và lưu thông: Ví dụ: Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhu cầu về các thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang của người dân trên cả nước tăng cao, khi mới bùng phát dịch nhu cầu đột nhiên tăng cao khiến sản phẩm hiên cung cấp trên thị trường không đủ phục vụ nhu cầu của người dân dẫn đến tình trang cung nhỏ hơn cầu nên các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế đã đồng loạt tăng giá sản phẩm. Khi đại dịch kết thúc, nhu cầu sử dụng khẩu trang không manh mẽ như trước nên giá cả đã trở về bình ổn, tức cung bằng cầu.

+ Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật: ở các nhà máy chế biến sản phẩm đóng hộp, nhân công chỉ việc làm một số công việc ban đầu như bỏ nguyên liệu vào máy móc, sau đó quy trình nấu, đóng gói sẽ do máy móc hoàn toàn thực hiện theo dây truyền có sẵn. Từ đây, tiến độ sản xuất được đẩy mạnh, tiết kiêm được nhiều thời gian và chi phí thuê nhân công.
- Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Tuy nhiên, quy luật giá trị vẫn có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh như đã phân tích ở trên. Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động hao phí trong quá trình sản xuất được tiêu thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu sự tác động của quy luật giá trị. Trong những thành phần kinh tế khác nhau, tác động của quy luật giá trị có xu hướng khác nhau. Việt Nam ta đã chủ động vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất hàng hoá.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ktct#mac2