C2 - Nam 9 thứ 2 - Lượng giá trị hàng hoá
- Nếu xét về mặt chất thì Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, Vậy xét về mặt lượng, thì lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động, ví dụ như giờ, phút, ngày,...
- Tuy nhiên, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng do điều kiện khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau,… nên thời gian hao phí để làm ra hàng hóa đó cũng khác nhau.
Ví dụ: cùng sx 1 cái áo nhưng có ngườu mất 5h để làm ra 1 cái áo, có người mất tới 6h và có người chỉ mất có 4h,.. do sự khác biệt về trình độ, cách thức, dây chuyền kĩ thuật,..
Vậy, nếu chỉ căn cứ vào thời gian lao động để đánh giá lượng giá trị hàng hóa thì không hợp lí, chính vì vậy, người ta sử dụng đơn vị là “thời gian lao động xã hội cần thiết” để đo lường lượng giá trị của hàng hóa. Thời gian LDXHCT là thời gian cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình. Thông thường, TGLDXHCT trùng với thời gian lao động cá biệt của những nhà sản xuất đại bộ phận hàng hóa nào đó trên thị trường.
VD: 3 Nhóm người
Nhóm 1: 2 giờ/1 sản phẩm – 100 đơn vị sp
Nhóm 2: 3 giờ/ 1 đơn vị - 300 đơn vị
Nhóm 3: 1 giờ/ 1 đơn vị - 400 đơn vị
TGLDXHCT: 1,9 giờ / đơn vị sp => nhóm 3 có lợi thế cạnh tranh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: Nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá thì tất yếu nó sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Có những nhân tố chủ yếu sau:
1. Năng suất lao động .
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. (VD) Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Chính vì vậy mà giá trị của 1 đơn vị hàng hóa giảm (vd xe máy đầu những năm 2000 là 40 triệu, bây giờ chỉ tầm 20-30tr mà lại còn hiện đại hơn) => khi khcn phát triển, năng suất lao động tăng lên => sx nhanh hơn => thời gian hao phí LDXH ít đi => lượng giá trị hàng hóa giảm => giá cả giảm
- Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
*Khi nghiên cứu NSLD cần phân biệt với Cường độ lao động:
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động sản xuất. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
- Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động nên có giới hạn nhất định.
2. Mức độ phức tạp của lao động .
- Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được, không cần qua huấn luyện chuyên môn (VD: tạp vụ, phát tờ rơi,...
+Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. (VD: Bác sĩ, luật sư, kĩ sư điện, …)
- Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên (Theo C-Mác). Trong quá trình trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết, nghiên cứu lượng giá trị hànghóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trịhàng hóa cho biết: Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ramột hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóanào cao hơn của hàng hóa nào
+ Việc xác định thời gian lao động xã hội cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng trong nên sản xuất hàng hóa: nó giúp người sx tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm mức hao phí lao động ca biệt xuống thấp hơn mức TGLDXHCT để có ưu thế trong cạnh tranh.
+ Cơ sở để cải thiện năng suất lao động (đào tạo chuyên môn, ý thức, kỷ luật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng điều kiện tự nhiên,…)
+ cơ sở lý luận quan trọng để nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao phù hợp.
+Liên hệ VN: Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới: Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị hàng hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản xuất cao, đem lại lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong đó có nâng cao năng suất lao động và trình độ lao động. Chính phủ sẽ có các biện pháp, chính sách hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề, cũng như quy định cho các cơ sở đào tạo đổi mới cách thức, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực,…Đồng thời nghiên cứu ứng dụng thành tựu KHKT vào sản xuất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top