xuyen

Bí tàng đại lục nhâm độn đại toàn : trọn bộ 2 tập / Bùi Ngọc Quảng sưu tầm và biên soạn. – Thanh Hóa : nxb Thanh Hóa, 2007.

                        tr. : minh họa ; 24 cm.

1. Dạng thức:

-        Tài liệu in ấn.

-        Cấu tạo vật chất: bìa cứng, dày, in trắng đen trên giấy thường, 2 tập có tổng số trang là 1856 trang, khổ 16 × 24 cm.

2. Lĩnh vực:

vMục đích: để có thêm tư liệu cho những người cần nghiên cứu về văn hóa truyền thống Phương Đông. Vì người xưa cho rằng con người phụ thuộc vào một số quy luật của vũ trụ, không ai có thể cưỡng nổi nên đã tìm hiểu số mệnh theo cách tính số Tử vi, theo Kinh Dịch (phép bói). Do đó, cuốn sách sẽ cung cấp cho người đọc những quẻ Lục Nhâm chiêm đoán được nhiều vấn đề của một người, những việc quan trọng người đó đang mưu vọng, sẽ xảy ra lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối, vận hạn trong năm, nhà cửa, cha mẹ, vợ con, anh em...

vPhạm vi:

Ø  Nội dung:

Đại lục nhâm có từ thời Tam quốc (220 – 280), chủ yếu dựa vào 64 quẻ trong Kinh Dịch để biên soạn. Lục nhâm là 6 chữ nhâm ở trong lục thập hoa giáp đó là: Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhấm Tuất. Môn Đại lục Nhâm độn kết hợp âm, dương, ngũ hành, thập can, thập nhị chi, 24 tiết khí trong năm để tìm ra Nguyệt tướng, lấy giờ chiêm quẻ để lập thiên bàn, địa bàn, 12 thiên thần, 12 thiên tướng, sử dụng sự chế hoá sinh khắc của âm dương ngũ hành, vượng tướng hưu tù, sinh vượng, mộ tuyệt, hình, xung, phá, hại, tam hợp, lục hợp. Tất cả những cái đó dệt nên một tấm lưới của tạo hoá, không gì có thể ra ngoài tấm lưới đó được. Về chiều rộng thì vô cùng rộng lớn, về chiều sâu thì vô cùng sâu sắc.

            - 2 tập gồm có 7 chương:

-        Chương 1: Yếu kiện tập (gồm những điều kiện cần yếu để làm ra một quẻ, để dẫn giải trước mọi cách tính toán và lời đoán khi học đến tập sau, đây là phần nền móng của sách).

-        Chương 2: Trương quái tập ( là tập chỉ dẫn cách tra quẻ).

-        Chương 3: Khóa kinh tập (gồm 65 bài khóa liên quan đến 64 quẻ trong Kinh Dịch, mỗi bài khóa đều có chỉ dẫn cách lấy tam truyền, giải thích theo thể cách và coi lý đương nhiên của từng thuật ngữ, các thần, các tướng nhằm luận đoán các điều may rủi theo sự ứng nghiệm rất nhiệm màu).

-        Chương 4: 100 câu tất pháp tập (Tất pháp tập gồm tất cả các phép chiêm đoán trong môn nhâm độn, vì có nghĩa là trọn, xong).

-        Chương 5: Sưu tạp tập (gồm 26 bài là những sưu tập và biên soan chép lại, gom góp những cách đặc biệt, những quẻ riêng biệt, những điều chiêm ứng khác nhau).

-        Chương 6: Đoán pháp tập (gồm 24 mục là tập chỉ dẫn phép đoán thành bại hay tốt xấu cho từng sự việc bằng nhiều cách tổng hợp lại).

-        Chương 7: Binh chiến tập (gồm 50 đệ chiến binh, phép chiến binh không chỉ dùng trong việc hành quân, chiến trận, mà cũng được áp dụng vào cuộc sống đời thường một cách linh tiệp và ứng nghiệm.

Độc giả: tài liệu mang tính nghiên cứu học thuật cao, vì vậy đối tượng sử dụng là các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả.

Tính hiện hành: tài liệu vẫn còn giá trị sử dụng, do nội dung mang tính chất nghiên cứu.

3. Liên quan đến các tác phẩm tương tự:

-        Mai Hoa Dịch Tân Biên / Vưu Sùng Hoa ; Cao Hòang Diên Khánh dịch. (Nxb Văn hóa Thông tin).

4. Uy tín:

-        Bùi Ngọc Quảng sưu tầm và biên soạn.

-        Nhà xuất bản Thanh Hóa là nhà xuất  bản trực thuộc địa phương, xuất bản ấn phẩm với hình thức phong phú, sinh động. Thông tin phản ánh đúng tôn chỉ mục đích và đối tượng phục vụ, đề cậpcác vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh, của đất nước, trong đó tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của tỉnh.

-        Tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc xây dựng nông thôn mới và xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như lời dạy của Người.

-        Tuyên truyền công tác sản xuất vụ chiêm xuân, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; Tuyên truyền việc học tập và thực hiện Nghị quyết

-        Tuyên truyền các ngày kỷ niệm lớn trong tháng, tuyên truyền về Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ; Tuyên truyền chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an toàn giao thông..

5. Cách xử lý:

-        Tính chính xác: tài liệu dựa vào 64 quẻ trong Kinh Dịch để chiêm đoán mọi việc, có hướng dẫn cách lập quẻ và giải quẻ cụ thể.

-        Tính khách quan: tài liệu chỉ nói về chiêm đoán, bói toán.

-        Văn phong: dành cho học giả, nhà nghiên cứu. Bố cục sắp xếp rõ ràng.

6. Cách sắp xếp: theo chủ đề

7. Đặc tính:

-        Bảng kê: mỗi quẻ trong phần 720 quẻ lập thành khóa Lục Nhâm của tập sách được biểu thị trong  một bảng.

 8. Chi phí:

-        Tập 1: 175.000 đồng.

-        Tập 2: 175.000 đồng.

2. Chu dịch dịch chú / Hoàng Thọ Kì, Trương Thiện Văn ; Vương Mộng Bưu, Nguyễn Trung Thuần dịch. – Hà Nội : nxb Hà Nội, 2007.

            1035 tr. : minh họa ; 24 cm.

1. Dạng thức:

-        Tài liệu in ấn.

-        Cấu tạo vật chất: bìa cứng, dày, in trắng đen trên giấy thường, 1035 trang, khổ 16 × 24 cm.

2. Lĩnh vực:

vMục đích: cố gắng giúp đỡ các đọc giả thông thường đọc hiểu được tư tưởng đầy tính tượng trưng, những huyền bí trong Chu Dịch một cách tương đối dễ dàng, đưa ra những gợi ý mở trong việc vận dụng quan điểm mới để nghiên cứu Chu Dịch, kế thừa di sản văn hóa thời cổ trong học thuật triết học ..

vPhạm vi:

Ø  Nội dung:

Trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực để chú giải Kinh Dịch. Vào thời Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện , và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch . Những đoạn thêm vào sau này của Chu Dịch chỉ đơn thuần là phần giải thích vì ý nghĩa của các quẻ Kinh Dịch quá thâm thúy.

64 quẻ của Chu Dịch.

Hệ từ thượng truyện và Hệ từ hạ truyện.

Thuyết quái truyện, Tự quái truyện và Tạp quái truyện.

Ø  Độc giả: sách dành cho nhà nghiên cứu về Chu Dịch.

Ø  Tính hiện hành: sách có ghi chép về lịch sử ra đời của Chu Dịch và 64 quẻ của Chu Dịch nên vẫn có giá trị nghiên cứu

3. Liên quan đến các tác phẩm tương tự:

-        Chu Dịch Chính Kinh / Hoàng Văn Thư (Nxb Hồng Đức, 2007).

4. Uy tín:

-        Nhà Xuất bản Hà Nội được thành lập ngày 24 tháng 11 năm 1979. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

-        Nhà xuất bản Hà Nội có chức năng xuất bản các ấn phẩm và tài liệu về Chính trị, Xã hội, Kinh tế, Khoa học - Kỹ thuật, Văn hóa, Văn học, Nghệ thuật và các văn hóa phẩm khác phục vụ cho yêu cầu công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng bộ thành phố Hà Nội, đáp ứng và định hướng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân Thủ đô và cả nước, góp phần xây dựng Thủ đô công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Các mảng sách chính Nhà xuất bản đã và đang xuất bản có hiệu quả:

-        Sách, tài liệu về chính trị và nghiên cứu tìm hiểu pháp luật.

-        Sách văn hóa- xã hội, nghệ thuật.

-        Sách văn học.

-        Sách khoa học - công nghệ, kinh tế.

-        Sách thiếu niên, nhi đồng.

-        Từ điển các loại (trừ từ điển chuyên ngành).

-        Sách tham khảo học sinh các bậc học phổ thông.

-        Sách giáo trình; tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo của Thành phố Hà Nội.

Hằng năm xuất bản trên 600 đầu sách với 2 triệu bản in, hơn 20 loại văn hóa phẩm.

5. Cách xử lý:

-        Tính chính xác: mỗi quẻ đều ghi nguyên văn chữ Hán và có phần dịch, chú thích, thuyết minh và tổng luận. Trong lời nói đầu nói về lịch sử ra đời của Chu Dịch.

-        Tính khách quan: sách chỉ nói về Chu Dịch.

-        Văn phong: dành cho học giả. Bố cục sắp xếp rõ ràng, dễ đọc.

6. Cách sắp xếp: theo chủ đề

Chu dịch dịch chú / Hoàng Thọ Kì, Trương Thiện Văn ; Vương Mộng Bưu, Nguyễn Trung Thuần dịch. – Hà Nội : nxb Hà Nội, 2007.

7. Đặc tính:

-        Minh họa: đồ hình, hình thái cực, bình bát quái.

-        Bảng kê: bảng tra 64 quẻ

-        Phụ lục: thư mục trích dẫn gồm Thư mục dịch và Thư mục các loại khác.

-        Nguồn gốc: sách lấy “ Chu Dịch chính nghĩa” bản “Thập tam kinh chú sớ” của Nguyễn Khắc làm bản gốc.

8. Chi phí: 165.000 đồng

3. Kinh dịch: đạo của người quân tử / Nguyễn Hiến Lê. – tái bản lần thứ 9. – Hà Nội : Văn Học, 2007.

            627tr. : minh họa ; 24cm

1. Dạng thức:

-        Tài liệu in ấn.

-        Cấu tạo vật chất: bìa mềm, in trắng đen trên giấy thường, 627 trang, khổ 15 × 21 cm.

2. Lĩnh vực:

vMục đích: sách chủ yếu để hướng dẫn bạn đọc muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa. Sách cho ta thấy những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về kinh dịch và qua đó giúp đọc giả thấy giá trị đích thực của kinh dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào đời sống thực tế.

vPhạm vi:

Nội dung:

Kinh Dịch  được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy, ông là một nhà văn hóa của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ ,nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả 64 quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn.

Kinh dịch: đạo của người quân tử / Nguyễn Hiến Lê. – tái bản lần thứ 9. – Hà Nội : Văn Học, 2007.

vPhạm vi:

Nội dung:

Kinh Dịch là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh.

Sách gồm 2 phần:

Phần I: Giới thiệu, có 6 chương.

-        Chương 1: Nguồn gốc Kinh Dịch và nội dung phần Kinh.

-        Chương 2: Nội dung phần Truyện.

-        Chương 3: Các phái Dịch học từ Hán đến nay.

-        Chương 4: Thuật ngữ và quy tắc cần nhớ.

-        Chương 5: Đạo Trời.

-        Chương 6: Việc Người.

Phần II: Kinh và truyện

-        Kinh là 64 quẻ. (tóm tắt ý nghĩa mỗi quẻ)

o   Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của Trời Đất".

o   Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của vợ chồng".

-        Truyện là Hệ từ truyện.

Độc giả: người cần nghiên cứu về kinh dịch, học giả.

Tính hiện hành: tài liệu mang tính học thuật, nghiên cứu nên có giá trị sử dụng cao.

3. Liên quan đến các tác phẩm tương tự:

-        Kinh Dịch / Ngô Tất Tố dịch và chú giải (NXB Văn học, 2003)

-        Kinh thư / Khổng Tử (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2002)

-        Dịch học toàn tập / Chu Bá Côn (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003).

-        Tìm về cội nguồn Kinh Dịch / Nguyễn Vũ Tuấn Anh ( Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TPHCM, 2001)

Kinh dịch: đạo của người quân tử / Nguyễn Hiến Lê. – tái bản lần thứ 9. – Hà Nội : Văn Học, 2007.

4. Uy tín:

-        Tác giả: Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,...

-        Nhà xuất bản Văn học. Thành lập năm 1948 dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu ở những ngày đầu, NXB Văn học đã nỗ lực, bền bỉ, xây dựng thành công thương hiệu, xứng đáng là NXB chuyên ngành quốc gia về văn học.

-        NXB tự hào là nơi tập hợp sáng tác của nhiều nhà văn tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Phan Tứ, Bùi Đức Ái. NXB Văn học cũng vinh dự là nơi công bố hầu hết các tuyển tập tinh hoa văn học thế giới của các nước: Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc... Từ năm 2000, trung bình mỗi năm NXB cho ra mắt 300-500 đầu sách.

5. Cách xử lý:

-        Tính chính xác: sách được sửa theo bản chép tay của tác giả. Các quẻ được chép nguyên văn chữ Hán, có phiên âm và dịch trọn phần Kinh, có phần sắp xếp các quẻ theo thứ tự chữ cái. Ngoài ra, còn có phần hướng dẫn đọc giả sử dụng sách của Nguyễn Hiến Lê.

-        Tính khách quan: sách chỉ nói về Kinh Dịch.

-        Văn phong: dành cho học giả. Sách có bố cục và chú thích rõ ràng, khoa học,

6. Cách sắp xếp: theo chủ đề

7. Đặc tính:

-        Minh họa: đồ hình, hình bát quái.

-        Tài liệu tiểu sử: có phần tóm tắt tiểu sử của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

-        Phụ lục: đồ hình 64 quẻ

8. Chi phí: 68.000 đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: