xương thần kinh 74-90

Câu 74: TB TC lâm sàng khi khám xương?

.1. Triệu chứng cơ năng:1.1. Đau xương: - Đau khu trú ở vùng tổn thương: viêm xương, u xương

 - Đau lan toả nhiều nơi nhất là ở cột sống và cách chậu: loãng xương 

- Đau nhiều ở cột sống, các xương dài: bệnh Kahler, Leucemie cấp... Triệu chứng ngày còn hay gặp trong các bệnh ung thư nội tạng, một số chưa rõ nguyên nhân. 

1.2. Gãy xương tự nhiên. Triệu chứng này xuất hiện sau va chạm, chấn thương rất nhẹ, ngoài ra còn biểu hiện ở đốt sống bằng tình trạng xẹp đốt sống chèn ép vào tuỷ hay các rễ thần kinh. Gặp trong các bệnh: loãng xương, bệnh Kahler, ung thư di căn vào xương..

2. triệu chứng thực tế. 

2.1. Thay đổi hình dạng và kích thước của xương.

 - Xương to và dài hơn bình thường: bệnh to đầu chi trong U tuyến yên 

- Bệnh lùn do  loạn sản sụn:do RL chuyển hoá chất Mucopolysaccarid 

- Những dị dạng từng phần của cơ thể (loạn sản sọ, đầu mặt và chân tay...) đơn độc hoặc phối hợp với các dị dạng khác của cơ thể. 

2.2. Khối u của xương

 - Có một khối hay nhiều khối ở nhiều nơi trên xương. 

- Khối đó cốđịnh trên thân xương 

- Mật độ rắn, đôi khi mềm & chắc 

- Khối u ác tính phát triển nhanh thấy da căng bóng, giãn mạch dưới da, sờ thấy nóng. 

2.3. Phát hiện các vùng xương bị huỷ: thấy ở sọ trong bệnh Kahler (hiếm thấy). 

2.4. Viêm xương: vùng xương bị viêm biến dạng, có lỗ rò chảy dịch mủ hoặc bã đậu./

Câu 75: Kể tên các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh khớp ?

* Ttriệu chứng cơ năng: 

+ Đau khớp

+ Hạn chế vận động

+ Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng

+ Dấu hiệu phá gỉ khớp

+ Các dấu hiệu khác:

- Dấu hiệu lạo xạo khi vận động

- Dấu hiệu bật lò xo

* Triệu chứng thực thể: 

- Sưng khớp

- Dị dạng và biến dạng khớp

- Những thay đổi về động tác: hạn chế động tác hoàn toàn, 1 phần hoặc 1 số động tác, khớp lỏng lẻo

- Đau 1 số điểm 

- Dấu hiệu lạo xạo khớp, nang kén to, u cục nổi quanh khớp ./.

Câu 76: Trình bày cách khám toàn thân và bộ phận ở bệnh nhân mắc bệnh khớp ?

+ Khám toàn thân: xem có sốt, gầy, sút cân nhanh, thay đổi hình dáng

+ Khám bộ phận: 

- Khám cơ: xem có teo cơ vùng tương ứng không

- Khám da và niêm mạc: có bị vảy nến (gặp trong viêm khớp vảy nến), ban đỏ hình cánh bướm (bệnh lupus), da dày và xơ cứng (trong xơ cứng bì), da xạm đen (trong bệnh nhiễm huyết tố)

- Các hạt nổi dưới da: hạt Maynet, hạt dưới da, hạt tophy...

- Mắt: xem có bị tổn thương không

- Thần kinh, thận và tim mạch ./.

Câu 77: Trình bày triệu chứng thực thể khi khám khớp háng?

* Quan sát: 

- ở tư thế đứng thẳng: Đứng nghiêng về bên lành do đau không đứng bằng chân bệnh được

- ở tư thế nằm ngửa, lưng bên bệnh cong không sát với mặt giường

- ở tư thế ngồi xổm chân bị bệnh không co sát vào bụng được

* Sờ và tìm điểm đau: 

- Đau mặt trước bẹn, mấu chuyển lớn, mặt trong bẹn và vùng mông

- Phát hiện tràn dịch khớp háng

- Có thể có tổn thương các cơ quanh khớp háng

* Khám các động tác: 

- Hạn chế động tác gập, duỗi, dạng và xoay ở tư thế nằm ngửa./.

Câu 78: Trình bày triệu chứng thực thể khi khám khớp gối ?

* Quan sát: 

- ở tư thế đứng thẳng, phát hiện các dị dạng khớp gối và xương

- Phát hiện những thay đổi về da, phầm mềm, hình thái khớp gối: sưng to, tấy đỏ, nổi các u cục vùng thước xương bánh chè và vùng khoeo, u cục quanh khớp...

- Phát hiện sự teo cơ quanh khớp: các cơ vùng đùi, vùng cảng chân...

* Sờ nắn và làm các động tác: 

+ Tìm các điểm đau: lồi cầu của xương chày và xương đùi, lồi củ trước xương chày

+ Di động xương bánh chè: bệnh nhân duỗi cẳng chân, dùng tay nắm xương bánh chè từ 3 phía rồi di động sang 2 bên và lên xuống theo trục của cẳng chân. Nếu có thoái hoá bệnh nhân sẽ đau và thấy hơi lạo xạo

+ Bập bềnh xương bánh chè và dấu hiệu 3 động (chỉ làm khi tràn dịch khớp gối): bệnh nhân duỗi thẳng chân, dùng 3 ngón tay đặt lên xương bánh chè (ngón 2 đặt trên mặt xương, ngón 1 và ngón 3 đặt ở bờ ngoài và bờ trong của xương). Khi ngón 2 ấn nhẹ xuống ta cảm thấy xương bánh chè chạm nhẹ xuống xương phía dưới, nước dồ ra xung quanh => dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè (+). Nếu lượng nước nhiều ta gõ ngón 3 cảm giác nước dội vào ngón 1 => dấu hiệu 3 động (+)

+ Làm các động tác gấp duỗi khớp gối thụ động và chủ động, khi có hiện tượng giãn dây chằng, khớp gối lỏng lẻo: dấu hiệu rút ngăn kéo. Lúc lắc cẳng chân (+) ./.

Câu 79: TB TC thực thể khi khám khớp vai?

3.2. Khám thực tế - Tìm các thay đổi ngoài da và hình thái khớp- Tìm các điểm đau: mặt trước khớp, rãnh gân cơ nhị đầu trên xương cánh tay,  mỏm khớp vai, khớp ức đòn, phần trên gai xương bả...- Thực hiện các động tác chủ động và thụ động của khớp vai: giơ ra trước - ra sau - khép vào - giạng ra - lên trên - nhún vai lên - hạ vai xuống - đưa ra trước và ra sau - quay tròn... - Tìm các tổnt hương khác: teo cơ khớp vai, rối loạn vân mạch bàn tay (phù  nề, teo đét, co.... trong hội chứng vai tay) các tổnt hương cột sống cổ và các tạng trong lồng ngực cũng có liên quan tới khớp vai./

Câu 80: TB cách khám dâu hiệu khi sờ nắn & quan sát cột sống?

Quan sát * Da, tổ chức dưới da và khối cơ cạnh cột sống: nổi u, sưng đỏ, co cứng...

 *Quan sát hình thái: bệnh nhân đứng thẳng, thầy thuốc đứng sau lưng hoặc cạnh bệnh nhân. 

*Mất đường cong sinh lý: cột sống cổ không lõm ra trước, cột sống lưng và thắt lưng thẳng từ trên xuống dưới, tình trạng này là biểu hiện bệnh lý giai đoạn đầu của lao, viên cột sống dính khớp, hay tình trạng co cứng khối cơ cạnh cột sống do chấn thương, thoát vị đĩa đệm. 

* Các hình thái: gù, vẹo, cột nsống quá cong ra trước, cột sống cổ ngắn

Sờ nắn: Tìm các điểm đau ở cột sống, kết hợp với gõ vào các gai sau * Tìm dấu hiệu lồi cột sống ra trước (dùng ngón tay vuốt nhẹ các gai sau từ trên xuống dưới, ngón tay sẽ vấp vào phần gai sau lồi ra) 

* Sờ nắn khối cơ cạnh cột sống, co cứng, viêm...)/

Câu 81: Trình bày các bước khi khám của cột sống ? (xem lại)

1.nhìn

2.sờ

3.khám động tác

* Cột sống cổ: 

- Cho bệnh nhân làm các động tác cúi, ngửa, nghiêng 2 bên và quay lại 2 bên

- Tìm khoảng cách chẩm tường: bệnh nhân đứng thẳng, áp lưng vào tường, nếu có tổn thương cột sống cổ thì vùng chẩm không sát tường, đo khoảng cách này để đánh giá mức độ bệnh

* Cột sống lưng: đo độ giãn của lồng ngực khi bệnh nhân hít vào và thở ra, lấy mốc liên sườn 4, độ giãn giảm khi có tổn thương (bình thường 4 - 5 cm)

* Cột sống thắt lưng: 

+ Nghiệm pháp tay đất: bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân khép, từ từ cúi xuống. Bình thường bàn tay sẽ chạm đất, khi có tổn thương bàn tay sẽ không chạm đất. Đo khoảng cách bàn tay và mặt đất để đánh giá mức độ tổn thương

+ Nghiệp pháp Schober: bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân khép. Vạch đường ngang đầu tiên tại điểm ngang qua đốt sống thắt lưng 5, đo lên trên 10 cm rồi vạch đường ngang thứ hai. Tiếp theo cho bệnh nhân cúi tới mức tối đa, đo lại 2 mốc đó, bình thường giãn ra được 14 – 15 cm, khi có tổn thương độ giãn sẽ giảm hoặc không giãn ./.

Câu 82: Trình bày cách khám toàn thân ở bệnh nhân hôn mê?

Hôn mê là tình trạng mất ý thức và mất sự thức thức tỉnh nói lên tính chất nguy kịch của 1 bệnh thần kinh hay biến chứng não của 1 bệnh toàn thể

* Nhìn sắc mặt: 

- Mặt hồng tươi: thường do ngộc độc CO

- Mặt lúc đầu đỏ hồng về sau nhợt nhạt, vã mồ hôi: thường gặp trong tăng anhydrit cacbonic huyết

- Mặt đỏ: thường do rượu

- Mặt tái xám: thường do sốt rét

* Khám da:

+ Màu da:

- Da vàng: thường hôn mê gan

- Ban, mảng đỏ ngoài da: thường do thuốc

- Vã mồ hôi: thường do hạ đường máu

+ Phù nề ở da, cổ chân hay khắp người do bệnh tim, gan, thận

+ Tìm kiếm vết kim tiêm trên da để biết hôn mê do loại thuốc nào đó gây nên và dựa vào hoàn cảnh, tang vật, nhân chứng hay tiền sử để tìm ra loại thuốc đó

* Tìm vết thương ở đầu, mặt, chảy máu mũi, tai do chấn thương sọ não, sẹo da đầu là hậu quả của động kinh

* Tư thế người bệnh:

- Nằm im hay vật vã

- Nằm tư thế cò súng: do viêm màng não ở trẻ em

- Tư thế cứng mất vỏ: 2 tay co, 2 chân duỗi cứng

- Tư thế duỗi cứng mất não: cả 2 tay và chân duỗi cứng

* Quan sát các cơn co giật

* Quan sát nhịp thở: 

- Xem hơi thở có mùi rượu, mùi hăng của axeton hay có mùi gì khác

- Thở sâu, đều êm dịu hay thở khò khè, nhanh nông

- Kiểu thở: Cheynes – Stockes hay Kussmaul

* Khám tim mạch:

- Tần số mạch nhanh hay chậm. Nhanh gặp trong tim nhanh, tim loạn nhịp, rối loạn tuần hoàn não. Chậm trong tăng áp lực nội sọ, áp xe não...

- Huyết áp tăng hay giảm. Tăng trong đột quỵ, chảy máu não, urê máu cao, phù não-màng não. Giảm trong đái tháo đường, ngộ độc rượu, thuốc ngủ, truỵ tim mạch...

* Khám bụng: gan, lách ./.

Câu 83: Trình bày phân loại hôn mê theo bảng điểm Glassgow?

+ Mở mắt: 4 điểm

- Mở tự nhiên: 4 điểm

- Mở khi gọi to: 3 điểm

- Mở khi gây đau: 2 điểm

- Không mở: 1 điểm

+ Tiếng nói: 5 điểm:

- Trả lời có định hướng: 5 điểm

- Hạn chế: 4 điểm

- Lộn xộn: 3 điểm

- Không rõ nói gì: 2 điểm

- Im lặng: 1 điểm

+ Vận động: 6 điểm:

- Đúng khi ra lệnh: 6 điểm

- Đúng khi gây đau: 5 điểm

- Co chi không tự chủ: 4 điểm

- Co cứng mất vỏ: 3 điểm

- Duỗi cứng mất não: 2 điểm

- Nằm yên: 1 điểm

=> Tỉnh hoàn toàn: 15 điểm (điểm tối đa)

Nếu Glassgow từ 10 – 12 điểm đột ngột tụt xuống 6 – 7 điểm  tụt não

Hôn mê sâu: 3 điểm ./.

Câu 84: TB tóm tắt NN gây hôn mê.

Hôn mê có TC TK chỉ điểm & hôn mê ko có TC TK chỉ điêm có thể có sốt hoác không sốt.

* hôn mê có TC TK chỉ điểm: liết nủa người ,hội chứng màng não ,cơn co giật.

+ liệt nửa người: - chẩy máu não .

- tắc động mạch não .

+ hội chứng màng não:

- chảy máu não 

- viêm màng não

+ cơn co giật: có sôt & kô sốt

- cơn co giật có sốt : viêm màng não  & viêm não.

- cơn co giật ko có sốt : dông kinh  ,hôn mê do đáI thao đường ,sản giật, phù não , hôn mê do u não,

* hôn mê ko có dấu hiệu TK chỉ điểm : có sốt và ko sốt

+ có sốt áóot rét cơn ác tính ,suy thân cấp ,suy gan cấp .

+ ko có sốt: do đáI thao đường .do u rê huết cao . hôn mê gan .do ngô đôc thuôc ngủ.

Câu 85: Trình bày cách khám và phát hiện liệt nửa mặt ?

+ Bệnh nhân tỉnh:

- Bệnh nhân súc miệng: nước chảy ra bên liệt

- Bệnh nhân nhe răng, cười, nói mặt méo về bên lành, nếp nhăn mũi, má bên lành mờ hơn

- Bệnh nhân trợn mắt nhìn lên trên các nếp nhăn trán bên liệt mờ hơn

- Mắt nhắm không kín, bên liệt nhãn cầu đưa lên trên để hở lòng trắng ở dưới => Dấu hiệu Charles Bell (+)

- Bảo bệnh nhân há to mồm, dùng tay để dưới cằm giữ lại, cơ bám da cổ bên lành nổi rõ hơn 

+ Bệnh nhân hôn mê:

- ấn 2 ngón tay vào góc hàm chũm gây đau bệnh nhân nhăn mặt thấy méo về bên lành

- Lúc bệnh nhân thở thấy má bên liệt phập phồng như thổi lửa

=> Kết luận:

+ Có liệt hay không, nếu có liệt thì liệt bên nào

+ Kiểu liệt: liệt TW hay liệt ngoại biên:

- Liệt ngoại biên:

Liệt hoàn toàn nửa mặt

Liệt nửa người bên đối diện

Charles Bell (+)

- Liệt TW: 

Liệt 1/4 mặt dưới gò má

Liệt nửa người cùng bên

Charles Bell (-)  ./.

Câu 86: Trình bày cách khám và phát hiện liệt nửa người ?

(*) Bệnh nhân tỉnh: 

* Khám liệt hoàn toàn: bảo bệnh nhân duỗi và co tay, chân, bên liệt không làm được 

* Khám liệt nhẹ: yêu cầu bệnh nhân làm 1 số động tác gắng sức, trong khi đó người khám dùng sức của mình để cản lại:

+ Khám chi trên: 

- Nghiệm pháp gọng kìm: bệnh nhân bấm chặt ngón cái và ngón trỏ tạo thành gọng kìm. Người khám luồn ngón cái và ngón trỏ vào phá ra. Bên liệt rời ra dễ dàng

- Nghiệm pháp cơ lực ngón út: bệnh nhân duỗi thẳng ngửa bàn tay, các ngón khép chặt. Dùng tay kéo ngón út ra ngoài rồi bỏ ra đột ngột, ngón út sẽ bật lại như lò xo, bên liệt ngón út bật yếu

- Nghiệm pháp Barré chi trên: bệnh nhân nhắm mắt, giơ 2 tay ra trước và giữ nguyên tư thế đó, tay bên liệt sẽ rơi xuống trước

- Nghiệm pháp úp sấp bàn tay của Babinski: bệnh nhân giơ 2 bàn tay ra trước, bàn tay ngửa và  giữ nguyên ở tư thế đó, bên liệt sẽ úp dần tay lại

+ Khám chi dưới:

- Bệnh nhân chống chân giữ chắc, người khám cầm cẳng chân kéo thẳng ra, bên liệt duỗi ra nhanh. Làm tương tự với bàn chân

- Nghiệm pháp Mingazzini: bệnh nhân nằm ngửa, 2 đùi giơ lên, giữ cẳng chân vuông góc với đùi. Bên liệt cẳng chân rơi xuống trước

- Barres chi dưới: bệnh nhân nằm sấp, 2 cẳng chân  dựng đứng góc 900, bên liệt rơi xuống trước. Hoặc gắng sức ép 2 gót chân vào mông, bên liệt rời xa mông trước

(*) Bệnh nhân hôn mê:

- Dựa vào quan sát: bên không liệt chân ta quờ quạng, bên liệt không cử động, chân đổ ra ngoài

- Nâng từng chi trên, từng chi dưới, khi bỏ ra chi bị liệt rơi bịch xuống như khúc gỗ

- Cấu véo da thịt, bên liệt không có phản ứng hoặc chỉ nhúc nhích

=> Kết luận: 

- Có liệt nửa người hay không, nếu liệt thì liệt bên nào

- Mức độ liệt: nhẹ hay nặng

- Liệt có đồng đều giữa tay và chân hay không

- Liệt mặt và liệt nửa người cùng bên hay khác bên 

- Ngoài ra còn khám trương lực cơ để xác định liệt mềm hay liệt cứng ./.

Câu 87: TB cách khám trương lực cơ ở BN có bệnh lý về TK?

5.3.1. Cách khám: - Bệnh nhân ở tư thế nghỉ ngơi doãi cơ, ta làm các động tác bị động co duỗi các khúc chi, ở người bình thường ta cảm nhận được một sức cản rất yếu. Sức cản đó tăng lên hoặc giảm đi khi có biểu hiện bệnh lý. Khám trương lực cơ gồm: độ co doãi, độ chắc, độ ve vẩy. - Độ co doãi cơ: làm các động tác gấp, duỗi ở các khớp giữa các khúc chi, tạo ra các góc mà đỉnh là khớp rồi so sánh độ rộng hẹp của khớp với bên đối diện. Góc càng hẹp, độ doãi cơ càng tăng. 

- Độ chắc của cơ: dùng tay sờ nắn các bắp cơ, xem bên nào chắc hơn. - Độ ve vẩy: cầm cổ tay, cổ chân lắc mạnh, xem độ ve vẩy bên nào mạnh hơn. 

5.3.2. Nhận định: - Tăng trưởng lực cơ: doãi cơ giảm, độ chắc cơ tăng và độ ve vẩy giảm. 

- Giảm trương lực cơ: doãi cơ tăng, độ chắc cơ giảm và độ ve vẩy tăng. - Tăng trương lực cơ kèm theo liệt là tổn thương bó tháp. Tăng trương lực không kèm liệt là tổn thương ngoại thấp. 

- Giảm trương lực kèm liệt vận động: tổn thương ngoại biên và giai đoạn đầu của liệt trung

 ương.

- Giảm trương lực không kèm liệt:

+ Tổn thương đường cảm giác sâu: day thần kinh cảm giác, rễ sau, cột sau tuỷ. 

+ Tổnt hương đường tiểu não: giảm trương lực ở các chi nếu tổn thương ở bán cầu tiểu não. Giảm trương lực ở các cơ thuộc đường giữa (cổ, cột sống, cơ lưng, cơ bụng), tổn thương chủ yếu ở thuỳ nhộng. 

+ Tổn thương tiền đình ngoại biên: giảm trương lực cùng bên tổn thương.

Câu88: TB cách khám phản xạ gân xương ở BN có bệnh lý TK?

7.1. phản xạ gân xương:

 7.1.1. Nguyên tắc chung: 

- Cơ phải ở tư thế doãi hoàn toàn.

 - Gõ đúng vào vùng sinh phản xạ 

- Đối với từnga phản xạ đều phải gõ 2 bên đối xứng. 

- Lực gõ 2 bên phải đều nhau. 

7.1.2. Địa điểm gõ, tên phản xạ: 

Tên PXNơi gõCách đáp 

ứngTT

PX

Trâm quayĐầu mỏm 

trâm quaygấp xoay 

cẳng tay, C5 

C6

Trụ úpGân xương

 trụúp bàn 

tayC8

Quay sấpĐầu dưới 

xương quayúp bàn 

tayC8

Nhị đầuGân cơ 

nhị đầu Gấp cẳng

 tayC 5 

C6

Tam đầuGân cơ

 tam đầuDuỗi cẳng 

tayC7 

C8

GốiGân cơ 

tứ đầu,

 dưới xương

 bánh chèDuỗi cẳng 

tứ đầu đùiL3

L4

GótGân Achile

 gót nhânGấp bàn 

chânS2

7.1.3. Đánh giá: - Tăng phản xạ gân xương: là liệt cứng do tổn thương tế bào vận động trung ương trên đường đi từ vỏ não xuống tuỷ: 

+ Co cơ đáp ứng mạnh, biên độ di động khúc chi lớn. 

+ Phản xạ lan toả: khi gõ ra ngoài vùng sinh phản xạ vẫn có đáp ứng co cơ. 

+ Phản xạ đa động: gõ một lần, giật cơ nhiều lần. 

+ Rung giật gót: cầm bàn câhn bệnh nhân kéo gấp lên phía mua ít lần và giữ nguyên ở tư thế gấp mu, xuất hiện động tác đạp liên tục bàn chân vào tay ta. 

+ Rung giật bánh chè: áp bàn tay ta tỳ vào xương bánh chè bệnh nhân, ấn liên tục ít cái về phía cẳng chân rồi giữ tư thế ấy, xương bánh chè sẽ giật cho đến khi ta buông tay ra.

 - Giảm phản xạ gân xương: phản xạ đáp ứng yếu hoặc không đáp ứng, gặp trong: 

+ Tổn thương tế bào vận động ngoại biên từ sừng trước ra rễ, dây thần kinh. 

+ Liệt trung ương giai đoạn cấp, phản xạ có thể mất, sau chuyển sang tăng.

Câu 89: TB cách khám cảm giác ở BN có bệnh lý TK?

. 4.1. Những nguyên tắc khám cảm giác: - Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt. - Không khám khi bệnh nhân mệt mỏi, không hỏi" có đau", "có nóng" mà hỏi "thấy gì", "ra sao".    - Khám đối xứng 2 bên. 

- Đối với các loại cảm giác, khi khám bệnh nhân phải nhắm mắt. 

4.2. Khám cảm giác đau: Dùng kim châm nhẹ trên da và yêu cầu bệnh nhân nói vị trí, tính chất của kích thích. Các vùng không đau được đánh dấu phân biệt với các vùng khác và so sánh với sơ đồ cảm giác. 

4.3. Khám cảm giác nóng lạnh: Thử bằng cốc đựng nước nóng và nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải (đã xác định bằng nhiệt kế), lần lượt đặt trên da vài giây. Một số bệnh nhân có thể phân biệt được sự sai khác tới 10 C. 

4.4. Khám cảm giác sờ: Dùng miếng bông hoặc chổi lông mềm quẹt nhẹ trên da. Thường tránh thử trên các vùng da có nhiều lông. Bệnh nhân nhắm mất và trả lời "có" mỗi khi thấy cảm giác sờ và phải nói rõ vị trí chính xác. 

4.5. Khám cảm giác tư thế khớp: là một loại chức năng quan trọng của nhận cảm tư thế. Để ngón chân ở tư thế trung gian, cầm nhẹ một ngón chân bằng ngón cái và ngón trỏ 2 cạnh ngón, sau đó bẻ gập xuống hoặc lên trên nhẹ nhàng và yêu cầu bệnh nhân trả lời vị trí ngón cái "lên" hoặc "xuống". Nếu đã phát hiện mất cảm giác tư thế ở một ngón thì phải thử tiếp các ngón khác. 

4.6. Khám cảm giác khu trú vỏ não: - Xác định khoảng cách giữa 2 điểm: Dùng dụng cụ có 2 mũi nhọn có thể điều chỉnh khoảng cách từ 2mm đến nhiều centimet và được đặt cùng một lực vào vị trí thử (thường thử ở đầu ngón). Người bình thường có thể phân biệt khoảng cách giữa 2 điểm: 3mm. Khi thử ở vị trí nào cần so sánh đối xứng 2 bên. 

- Vị trí sờ: Thử bằng ấn nhẹ đầu ngón tay, bệnh nhân nhắm mắt và trả lời vị trí nhận cảm. Có thể cùng lúc thử ở cùng vị trí ở cả 2 bên.

 - Nhận biết đồ vật: Bệnh nhân nhắm mắt, đặt một vật quen thuộc vào lòng bàn tay, cho bệnh nhân sờ rồi yêu cầu nhận biết đó là đồ vật gì, hình dạng, kích thước. Trong trường hợp nói không đúng ở một bên ta nói bên đó mất nhận biết sờ./

Câu 90: Trình bày cách khám hội chứng màng não ? (xem lại)

+ Dấu hiệu cứng gáy: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đặt tay lên ngực (ngay trước hõm xương ức), tay kia để ở phía gáy nâng đầu bệnh nhân lên, thấy gáy duỗi cứng, cằm không sát vào ngực được (Bình thường cổ gấp, cằm sát với thành ngực)

+ Dấu hiệu Kernig: bệnh nhân nằm ngửa, 1 chân duỗi thẳng, chân kia gấp cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân người. Thầy thuốc duỗi từ từ khớp gối bệnh nhân. Nếu có hội chứng màng não thấy cơ khu đùi sau và cẳng chân co cứng nên không thể duỗi hoàn toàn khớp gối được. Kết luận Kernig (+) ở bao nhiêu độ

+ Dấu hiệu vạch màng não: dùng kim đầu tù vạch nhẹ nhiều đường trên da bụng, bình thường xuất hiện các vạch màu đỏ nhạt nhanh mất. Trong hội chứng màng não vạch đỏ thẫm, loang rộng, lâu mất

+ Dấu hiệu Brudzinski trên: gấp gáy bệnh nhân thấy 2 chân bệnh nhân gấp lại, cẳng chân co vào đùi, đùi co vào bụng ./.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: