chương 10
Ngày thứ hai, trước điện, Chính Hoàng tự thân điểm (tự công bố) song khoa Trạng Nguyên Tiêu Chấn Nhân, tứ phong chính nhị phẩm, quan phong (phong chức) Hình bộ thượng thư [1], chưởng quản hình bộ, lệ thuộc chính nhất phẩm Đại Lý khanh. Tứ quan, giải trĩ quan. Phục, thanh hà liên thụ. Đái, ngọc đái. Bội ngư đại, kim ngư đại. Hốt, tượng hốt [2]. (ban thưởng mũ: mũ hải trãi; trang phục: thanh hà liên thụ, đai: đai ngọc; ngọc bội: kim ngư đại; hốt: tượng hốt. Từng cái sẽ chú thích rõ hơn ở phần dưới.)
Mặc dù cũng có người cho rằng Tiêu Chấn Nhân còn trẻ tuổi đã đảm đương chức vị ấy là không ổn, nhưng nghĩ hắn là nhi tử của Tiêu vương, lại có công lao trị thủy ở Hoàng Hà nên cũng im lặng.
Tất cả đều im lặng nhìn Tiêu Chấn Nhân hắn hướng đến mục tiêu.
Tiêu vương phủ cũng bởi vậy mà khai yến (mở tiệc) bảy ngày, đại yến (tiệc lớn mời) văn võ bá quan, phút chốc trong phủ ngựa xe như nước, hưng thịnh chưa từng có.
Văn võ quan viên chỉ biết a dua nịnh hót làm Tiêu Chấn Nhân thấy càng lúc càng phiền hà. Hắn lệnh cho quản gia cứ theo lễ vật nhiều ít của các quan viên dâng tặng mà sắp xếp trình tự, làm thành danh sách giao cho hắn. Hắn muốn từ những lễ vật này mà khai đao những tham quan này, bởi chỉ dựa vào bổng lộc của quan viên mà nói thì không thể có được những thứ kỳ trân dị bảo này.
***********************
Tiêu Chấn Nhân mang Tráng Quả đi vào Hình bộ. Khi hắn chuẩn bị tìm đọc hồ sơ thì thấy nhảy ra một vụ trọng án chưa được xử lý xong liền lấy nó xử lý trước, cũng tiện thể xem các quan viên lớn nhỏ dưới quyền có thể dùng được người nào.
Vừa đến đại đường Hình bộ liền thấy một đống người đang chờ để bái kiến. Tiêu Chấn Nhân ngồi trên đại đường, để Tráng Quả đứng phía sau, tiếp nhận bái kiến của các quan viên.
“Tam phẩm hình bộ thị lang Trương Dự bái kiến đại nhân.”
“Tứ phẩm ngự sử đại phu Tống Ngạn gặp qua đại nhân.”
“Ngũ phẩm…”
“…”
“Chư vị đại nhân, Chấn Nhân có lễ.” Tiêu Chấn Nhân hơi khom người, “Chấn Nhân niên ấu thực thiển (còn nhỏ, học chưa tinh thông), lại mới nhậm chức hình bộ, còn cần các vị đại nhân chỉ điểm nhiều hơn. Có lỗi thì bảo, cũng thỉnh chư vị thông cảm nhiều hơn, nhưng…” Thanh âm ngừng một chút, “Nếu vị đại nhân không thể tiếp nhận cách xử lý của bản quan thì thỉnh nhanh chóng rời khỏi, đừng âm thầm cản trở bản quan phá án, ngầm báo tin cho phỉ loại (trộm cướp, ý chỉ những người trái pháp luật nói chung, bao gồm cả dân và quan), chấp pháp trái pháp luật, người hành sự bất lực, đến lúc đó chớ nên trách bản quan không thông tình lý, sẽ nghiêm xử lý theo luật pháp.”
“Vâng! Đại nhân!” Dưới hạ đường cùng kêu lên.
“Đại nhân, đây là phần trọng tâm nhất của vụ án vẫn chưa phá được từ đó đến nay, thỉnh đại nhân xem qua.” Hình bộ thị lang Trương Dự dâng lên một tập hồ sơ dày, không biết vị thượng thư trẻ tuổi này có thực lực gì hay không hay chỉ là thùng rỗng kêu to [3].
Ý bảo Tráng Quả tiếp nhận hồ sơ, đặt lên án (bàn dài), Tiêu Chấn Nhân nói, “Trương Dự, ta biết, bất quá ta vốn cũng có ý này, nếu ngươi không ngại giúp ta một tay thì lát nữa ở lại.”
“Vâng, đại nhân, hạ quan nguyện ý vì đại nhân cống hiến sức lực. Ta nghĩ, không riêng gì hạ quan, đại phu Tống Ngạn cũng có ý này.” Trương Dự chấp tay, vô cùng hưng phấn, rốt cuộc thì hoài bão của gã cũng đã có dịp thể hiện rồi.
“Úc, phải không?” Tiêu Chấn Nhân giãn mày, xem ra hình bộ thị lang chính trực tráng niên này và Ngự sử đại phu tuy già nhưng trong mắt lại lóe ra tinh quang này là người có thể dùng. Hắn đã nghe nói Thượng thư tiền nhiệm là kẻ thích bắt nạt kẻ yếu [4], là tên hỗn đản chỉ biết ăn rồi chờ chết, hắn đã nghĩ rằng thuộc hạ của tên đó chỉ sợ cũng là một đống quả hồng mềm (ăn hại) mà thôi.
Từ đó trở đi, Hình bộ Thượng Thư vốn vô năng giờ được thăng thành thiếu khanh Đại lý tự, quan hàm nhất phẩm, được cả người trong thiên hạ nói, người mạnh mẽ vang dội là nhi tử của Tiêu vương – Tiêu Chấn Nhân. Hình bộ cũng có thị lang ngày xưa tốc độ làm việc vốn chậm rì rì, nay đã thành người không sợ cường quyền – thị lang Trương Dự, cùng đại phu Tống Ngạn – kinh nghiệm phá án phong phú. Được hai người này hiệp trợ, Tiêu Chấn Nhân đã xử xong năm vụ đại án: một án sao gia diệt môn, một án giết người hàng loạt ở kinh đô, một án phú gia Tào phủ kế thừa ở Giang Nam, một án diêm vận ti (sở chuyên quản lý việc buôn bán muối) lũng đoạn thuỷ vận (đường sông), một án trung gian kiếm lời, một án phiên thẩm (phúc thẩm) một tử thi (xác chết) trên sông Tần Hoài [5] ở Kim Lăng.
Phút chốc, hình bộ thượng thư Tiêu Chấn Nhân vang danh thiên hạ, được dân chúng ca ngợi.
******************
Hôm nay, Tiêu Chấn Nhân đang ở hình bộ sắp xếp lại án kiện; Tráng Quả, Trương Dự, Tống Ngạn tùy thị ở bên.
“Đại nhân, bên ngoài có người đánh trống kêu oan.” Người ngoài cửa báo lại.
“A, đưa người vào đây.” Tiêu Chấn Nhân không khỏi cảm thấy hứng thú. Dám đến trước đại đường Hình bộ của Đại Á hoàng triều đánh trống kêu oan, nếu oan tình không phải là sự thật thì sẽ xem như trọng tội. Rốt cuộc là ai có oan khuất lớn mà dám làm thế?
“Đại nhân, bên ngoài có một lão hán tự xưng là Lý Đại Bộ đang đánh trống kêu oan.”
“Oan thế nào?”
“Này…”
“Cứ nói đừng sợ. Có phải liên quan đến trọng thần trong triều không?” Thấy người tới lộ vẻ khó xử, Tiêu Chấn Nhân đã đoán được một ít.
Cắn răng một cái, người tới lớn mật báo ra, “Đúng vậy. Người này cáo trạng Tiêu vương tam thế tử Tiêu Chấn Hành, cưỡng hiếp tôn nữ (cháu gái), đốt điếm phô (cửa hàng), đánh chết nhi tử, thiêu chết tức phụ (con dâu), muốn đại nhân làm chủ.”
Tráng Quả không khỏi “A” một tiếng, thở nhẹ ra tiếng.
Trương Dự cùng Tống Ngạn cũng không chịu được mà nhìn về phía Tiêu Chấn Nhân, xem hắn xử trí như thế nào.
“Truyền lệnh xuống, khai đại đường hình bộ, gọi người kêu oan vào.”
“Vâng!”
******************
Trên đại đường.
“Dưới đường là ai? Có oan tình gì? Vì sao đánh trống kêu oan? Ngươi có biết hậu quả đánh trống là thế nào không?” Tiêu Chấn Nhân vỗ kinh đường mộc (cây gỗ Bao đại nhân hay vỗ ý), lớn tiếng quát.
Dưới đường, lão hán bị sự uy nghi trong đại đường làm cho sợ hãi, cả người run lên, phủ phục xuống, run rẩy nói, “Lão hán tên là… Lý Đại Bộ, năm nay sáu mươi ba. Nhà lão vốn có năm ô ô… dựa vào việc mở một phạn phô (tiệm cơm nhỏ) mà sống; bây giờ cả nhà chỉ còn mỗi mình lão. Đại nhân a! Ô ô…” Lão hán nhớ tới nỗi oan ức, nhớ lại việc cả nhà năm người chết trong chốc lát, hiện giờ chỉ còn duy nhất một tôn nữ lại không biết sống chết thế nào, rốt cuộc nhịn không được bi phẫn, lên tiếng khóc lớn.
Đứng phía sau Tiêu Chấn Nhân trên đại đường, Tráng Quả cũng vì cảnh ngộ của lão hán mà cảm động, hai mắt phiếm hồng.
“Người tới, tứ tọa (cho ghế ngồi).” Tiêu Chấn Nhân trên đại đường chau mày, phất tay sai người an trí cho Lý Đại Bộ đang khóc lớn. Nhìn lão run rẩy ngồi trên ghế, hắn lại đi xuống đại đường, “Lão đừng đau xót nữa, mau kể cho ta nghe oan tình của lão, bản quan sẽ làm chủ cho lão.”
“Đại nhân, lão hán đã dâng cả ba bản cáo trạng lên nhưng không có ai để ý đến, bởi chỉ cần nghe lão cáo trạng thế tử của Tiêu vương là không có người nào dám nghe lão kể oan tình nữa. Đáng thương cho ta a…” Lão hán lại che mặt khóc.
“Vậy lão cũng biết, người mà lão cáo trạng là tam thế tử của Tiêu Vương, cũng chính là đường huynh của Hình bộ thượng thư đại nhân chứ?” Tống Ngạn đột nhiên chen vào, không biết là muốn cảnh cáo Lý Đại Bộ hay là có dụng ý gì khác.
Tiêu Chấn Nhân nhìn gã một cái, không để ý đến.
“Đại nhân, lão hán biết. Nhưng lão hán cũng nghe nói Tiêu đại nhân là thanh thiên đương triều, khi xử án không phân biệt quý tiện (giàu nghèo sang hèn), là người có tội thì đều nghiêm trị như nhau. Nha sai đại ca trong nha môn nói, người có thể giúp lão bây giờ chỉ sợ là có mình Tiêu đại nhân thôi. Nên lão mới cả gan đến Hình bộ đánh trống.” Nói xong, lão ngước đôi mắt trông mong nhìn Tiêu Chấn Nhân.
“Lão thuật lại chuyện đã xảy ra xem.” Tiêu Chấn Nhân lộ vẻ an ủi.
Lão hán Lý Đại Bộ nghe Tiêu Chấn Nhân nói thế liền an tâm kể hết sự tình.
Cửa hàng Lý gia chuyên bán những thức ăn linh tinh, nếu có khách nhân nào yêu cầu thì sẽ làm mấy món cho họ nếm thử. Cửa hàng tuy rằng không lớn, nhưng thức ăn thực sự là mĩ vị, có thể thu hút khách nhân, duy trì gia kế.
Lý gia chỉ có năm người, là Lý Đại Bộ gia lão và lão bạn, một nhi tử và tức phụ, thêm một tôn nữ nhu thuận hiểu chuyện. Mà tất cả sự việc cũng đều từ tôn nữ này mà ra.
Tiểu tôn nữ của lão tên Như Ngọc, năm nay vừa đôi tám (aka mười sáu tuổi), xinh đẹp như hoa; mới đến tuổi cập kê đã bị các bà mối đạp hư cả cửa (ý chỉ nhiều người muốn cưới). Nhưng Lý gia chỉ có một tâm can bảo bối là nàng, vốn không muốn gả nàng sớm như thế.
Nhưng không ai ngờ, khi Lý Như Ngọc đang làm việc trước nhà thì bị tam thế tử Tiêu phủ Tiêu Chấn Hành nhìn trúng, cố ý muốn dẫn nàng về phủ, Lý gia dùng toàn lực ngăn cản, rốt cuộc cũng khiến Tiêu Chấn Hành mất hứng mà về. Vốn tưởng rằng chuyện này đã chấm dứt, người Lý gia cũng lo lắng, bắt đầu tìm trượng phu cho Như Ngọc.
Không ngờ, ngay ngày hôm sau, Tiêu phủ sai người đến báo, họ muốn dùng hai mươi lượng bạc để mua Như Ngọc về phủ làm nha hoàn. Người Lý gia đáp, trong nhà không thiếu tiền, không muốn bán nữ nhi duy nhất trong nhà làm nha hoàn để nàng chịu khổ. Người đưa tin cười lạnh hai tiếng rồi hồi phủ nhận lệnh.
Ba ngày sau, một cơn đại hỏa từ trên trời giáng xuống thiêu rụi cả phô tử (cửa hàng) Lý gia. Lý Đại Bộ cùng lão bạn (bạn già, ý chỉ người vợ), nhi tử và tôn nữ chạy thoát khỏi biển lửa, nhưng tức phụ bị dầm mái đè xuống, không thể chạy được mà bị chết cháy.
Ngày thứ hai sau khi phô tử bị thiêu, Tiêu phủ lại phái người đến, nói sẽ chi năm mươi hai lượng bạc để mua Như Ngọc về Tiêu phủ, nhưng lại bị nhi tử của Lý Đại bộ cự tuyệt, nói phô tử có thể dựng lại nhưng nữ nhi chỉ có một, trăm triệu lần không để người ta tùy tiện đạp hư. Người tới nghe nhi tử Lý gia nói như thế, thốt ra mấy câu ngoan độc rồi hồi phủ.
Cùng đêm đó, khi gần đến canh hai (~ 21 – 23 giờ aka giờ hợi. Có sớm quá không nhỉ???), khi Lý gia đang trú tạm ở nhà thân thích thì đột nhiên xuất hiện một tên cướp, cướp Lý Như Ngọc nhét vào mã xa. Nhi tử Lý gia tiến lên tranh đoạt thì bị đánh chết, lão bạn của Lý Đại Bộ bị biến cố đó làm kinh hách, bệnh không dậy nổi, cứ thế mà ly thế (chết).
Biết là Tiêu Chấn Hành gây nên, Lý lão hán đầy ngập bi phẫn đến Tiêu phủ đòi lại tôn nữ, nhưng còn chưa tiến được vào phủ đã bị loạn bổng đánh ra, đến giờ vẫn không biết tin tức gì của tôn nữ.
Nghe xong lời kể của Lý Đại Bộ, Tiêu Chấn Nhân hỏi Lý Đại Bộ, “Lão tới Hình bộ cáo trạng có ai biết không?”
“Chỉ có Tiễn tú tài giúp lão viết đơn kiện là biết, cũng là hắn chỉ lão đến Hình bộ.”
Trầm tư một lát, “Như vậy đi, vì phòng Tiêu Chấn Hành biết được tin tức sẽ đi hủy chứng diệt nhân, lão và Tiễn tú tài kia hãy vào Hình bộ của ta; mà chỗ an toàn nhất Hình bộ là đại lao, luôn được canh giữ sâm nghiêm. Phải để hai người các ngươi nếm chút khổ sở rồi.” Sắc mặt Tiêu Chấn Nhân hòa ái nói với Lý Đại Bộ.
“Chỉ cần có thể lấy lại công đạo, tìm lại tôn nữ, lão đây không sợ khổ, chỉ là sợ Tiễn tú tài không chịu.”
Thấy Lý Đại Bộ đã đáp ứng đề nghị của mình, Tiêu Chấn Nhân quay đầu hạ lệnh cho Trương Dự, “Ngươi mang Lý lão hán đi tìm Tiễn tú tài, cần phải an toàn đưa đi. Mặt khác, truyền lệnh xuống, việc Lý lão hán đến cáo trạng, nhất thiết không thể tiết lộ ra ngoài!”
[1] Nói một chút về các chức quan ở đây:
* Hình bộ (刑部): là cơ quan quản lý tư pháp và hình ngục (các hình phạt trong tù) trên cả nước. Ngày nay, cơ quan này tương đương với công – kiểm – pháp (công an, kiểm sát, tư pháp).
– Thượng thư (尚書) này chưởng quản các bộ. Thượng thư của bộ nào thì chưởng quản bộ đó. Thời nhà Minh thì chức này thuộc hàng nhị phẩm, đến thời nhà Thanh thì thuộc hàng nhất phẩm. Chức vị ngày nay là bộ trưởng.
– Thị lang (侍郎): chức quan giúp việc bên một vị quan nào đó. Thời Đông Hán, người mới đến gọi là lang trung, sau một năm là thượng thư lang, sau ba năm là thị lang. Từ thời Đường thì bỏ chức đó, chỉ lấy thị lang là người giúp đỡ quan lại, sau đó chức thị lang dần cao hơn. Chức vị tương đương hiện nay là phó bộ trưởng.
– Đại phu (大夫): (không phải thầy thuốc đâu nhé): là một chức quan. Từ thời Tây Chu, rồi đến các nước chư hầu của Tiên Tần thì dưới vua là khanh, đại phu, sĩ (ba bậc). Đại phu là tước quan cha truyền con nối, có thái ấp (đất phong) riêng; sau này được nhân gian gọi như một chức quan. Từ thời Tần Hán về sau chức vị đại phu này chia thành thứ bậc như sau: đứng đầu là Ngự sử đại phu, người cố vấn là Gián đại phu, Trung đại phu, Quan lộc đại phu. Tới thời Đường Tống thì có Ngự sử đại phu và Gián nhị đại phu. Tới thời Minh Thanh thì chức này bị phế bỏ. Thời Tùy Đường thì lấy chức danh này làm chức quan cao cấp, xưng là hiệu. Thanh triều thì gọi những quan văn có quan hàm cao là đại phu, quan võ là tướng quân.
* Đại Lý tự: (大理寺): là tên của một cơ quan nhà nước ngày xưa (không phải chùa ở Đại Lý đâu nhá), tương đương với tòa án tối cao hiện nay, chuyên thẩm tra xử lý các án kiện và hình ngục. Thời Tần Hán nó có tên là Đình Úy, thời Bắc Tề đổi thành Đại Lý tự và được giữ đến thời nhà Thanh thì đổi thành Đại Lý viện.
– Thiểu khanh: là một trong những chức quan ở TQ thời Minh Thanh, đứng hàng thứ phẩm. Nhưng ở đây thì hình như là quan nhất phẩm lun rùi.
[2] Trang phục của các quan thời xưa thường là: mũ (mão), trang phục là áo ngoài có thêu hình hoa sen (theo trong truyện, hoặc các hình khác, tùy triều), thắt lưng bằng ngọc, bội (cái đeo bên hông ý) hình con cá (không biết dịch bội có đúng không nhỉ?), hốt (cái cái các quan hay cầm trên tay ý)
* Mũ: mũ hải trãi
Hải trãi (獬豸) hay giải trĩ: là thần thú từ thời thượng cổ của Trung Hoa cổ đại, thân thể lớn như trâu, con nhỏ thì như cừu, na ná như con kì lân, toàn thân là lớp lông đen dày, hai mắt sáng rõ có thần, trên trán là một cái sừng dài, tục gọi nó là thú một sừng. Nó có trí khôn, hiểu và biết nói tiếng người. Khi nó mở mắt là có thể phân biệt được thị phi, đúng sai, có thể phát hiện được gian trung, các quan lại gian ác hay hiền lương. Nó là biểu tượng của sự dũng mãnh, công bằng của hoàng đế
Mũ hải trãi (獬豸冠): là loại mũ được các quan mang trên đầu, bắt đầu phổ biến từ thời của nước Sở. Trải qua nhiều triều đại và thay đổi, nó tồn tại đến tận đời nhà Thanh mới chấm dứt (đương nhiên là lúc TQ hết thời kì phong kiến ^^)
* Áo ngoài: thanh hà liên thụ (青荷蓮綬): cái áo khoác ngoài tượng trưng cho quan viên, có thêu hình hoa sen, đây thắt đỏ.
* Đai: Đai ngọc (玉帶): thường là đồ trang trí chế bằng da, dùng ngọc để trang trí lên (cái đai hai anh thắt ở bụng trên hình trên ý).
* Bội ngư đại: (佩魚袋): Từ thời nhà Đường, Tống, quan viên dựa vào phẩm hàm của mình mà mang các loại ngư đại khác nhau. Thời nhà Đường thì quan viên luôn phải mang theo ngư phù (tấm thẻ có khắc hình con cá, thường làm bằng gõ hoặc kim loại), tới thời nhà Tống thì dùng vàng bạc trực tiếp đúc thành thành ngư hình (hình con cá). Thời này chia thành 2 loại ngư phù: kim ngư đại và ngân ngư đại. Đồng thời, quan viên tứ phẩm trở nên mới được mặc tử bào (áo màu tím), thất phẩm trở lên mặc hồng y, thất phẩm trở xuống mặc lục y. Tương ứng, tử bào đeo kim ngư, hồng bào đeo ngân ngư.
Hốt: (笏): Là cái thẻ các quan hay cầm khi lên chầu ý, thường dung ngà voi hoặc trúc chế thành, để ghi chép lại các việc cần trình lên vua (cho khỏi quên thôi, không phải ghi lên đấy rồi ‘nộp’; cho vua đâu). Theo “Minh sử? Dư phục chí” thì chỉ có các quan từ ngũ phẩm trở nên mới được vào triều, và cầm cái hốt trên tay.
Tượng hốt (象笏): cái hốt làm bằng ngà voi.
[3] Nguyên văn là光說不練之徒: quang thuyết bất luyện chi đồ.
[4] Nguyên văn: khi nhuyễn phạ ngạnh: bắt nạt người yếu, sợ kẻ mạnh
[5] Sông Tần Hoài: là một nhánh của hạ lưu sông Trường Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, tây nam bộ.
– Kim Lăng: tên gọi khác của Nam Kinh. Nam Kinh là cố đô của TQ, có rất nhiều tên gọi khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là cái tên Kim Lăng này. Cho tới nay, Kim Lăng vẫn là tên gọi lịch sự tao nhã của Nam Kinh xưa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top