GIA ĐÌNH
Nguồn: dembuon.vn
** Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân trong gia đình:
+ Cha: gia phụ, gia nghiêm
• Mẹ: gia mẫu, gia từ
+ Anh trai ruột: gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
• Em trai ruột: gia đệ/xá đệ
• Chị gái ruột: gia tỷ
• Em gái ruột: gia muội
+ Ông nội/ngoại: gia tổ
• Bà nội/ngoại: gia tổ phụ
+ Vợ: tệ nội/tiện nội/nội nhân/nội tử
• Chồng: tệ phu/tiện phu
+ Con: tệ nhi
• Con trai (khiêm từ): tiểu nhi
+ Chú: gia thúc
+ Cháu: xá điệt
** Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
+ Sư phụ: lệnh sư
+ Cha: lệnh tôn, lệnh nghiêm đường, lệnh thông đường, lệnh xuân đường
• Mẹ: lệnh mẫu, lệnh từ, tôn đường, lệnh từ đường, lệnh huyên đường
• Cha lẫn mẹ: lệnh đường
+ Con trai: lệnh lang/lệnh công tử/công tử
• Con gái: lệnh ái/lệnh viên/lệnh thiên kim/thiên kim
+ Anh trai: lệnh huynh
• Em trai: lệnh đệ
• Chị gái: lệnh tỷ
• Em gái: lệnh muội
+ Chú: lệnh thúc
** TỔ TIÊN - ÔNG BÀ
+ Ông bà các đời trước: tiên tổ
+ Tổ tiên xa: viễn tổ
+ Ông tổ cao nhất trong họ: cao tổ (còn dùng để gọi người từ đời ông nội trở lên hai đời nữa)
+ Ông tổ đầu tiên hoặc người khai sáng tông phái: sư tổ
+ Ông/bà tổ chết rồi: hiển cao tổ khảo/tỷ
• Ông/bà tổ nội/ngoại chưa chết: cao tổ phụ/mẫu, ngoại cao tổ phụ/mẫu
-> Cháu xưng: huyền tôn
+ Ông/bà cố chết rồi: hiển tằng tổ khảo/tỷ
• Ông/bà cố chưa chết: tằng tổ phụ/mẫu
-> Cháu xưng: tằng tôn
+ Ông/bà nội/ngoại chết rồi: nội/ngoại tổ khảo/tỷ
• Ông/bà nội chưa chết: nội tổ phụ/mẫu
-> Cháu xưng: nội tôn
• Ông/bà ngoại chưa chết: ngoại tổ phụ/ngoại công, ngoại tổ mẫu/ngoại bà
• Ông (thân mật): thái gia gia
• Bà (thân mật): bà bà
• Ông/bà nội vợ: Nhạc tổ phụ/mẫu
• Ông/bà nội vợ đã chết: nhạc tổ khảo/tỷ
+ Bà ơi (tiếng gọi bà) : a bà
** CHA MẸ
+ Cha mẹ (tiếng kính xưng): cao đường, đường thượng
+ Cha mẹ: song thân, xuân huyên
+ Cha (con gọi): phụ thân
• Cha (thân mật): gia gia
• Cha ruột: thân phụ, sinh phụ
• Cha ghẻ, cha kế: kế phụ -> con tự xưng: chấp tử
• Cha nuôi: nghĩa phụ, giả phụ, dưỡng phụ
• Cha đỡ đầu: nghĩa phụ
• Cha chết chưa chôn: cố phụ
• Cha chết đã chôn: hiển khảo
• Cha chết đã lâu: tiên phụ, tiên khảo
-> Cha chết thì con xưng: cô tử (con trai), cô nữ (con gái)
• Bạn của cha: phụ chấp
+ Mẹ: nương, mẫu thân
• Mẹ (thân mật): má má
• Mẹ: a mẫu (còn dùng để chỉ vú em, vú nuôi, nhũ mẫu)
• Mẹ ruột: sanh mẫu, từ mẫu, thân mẫu
• Mẹ chính (con thứ gọi vợ lớn của cha): đích mẫu
• Mẹ thứ (con dòng chính vợ nhỏ của cha): thứ mẫu, chư mẫu
• Mẹ ghẻ, mẹ kế: kế mẫu, vãn nương
• Mẹ nuôi: dưỡng mẫu
• Mẹ có chồng khác: giá mẫu
• Mẹ bị cha từ bỏ: xuất mẫu
• Mẹ chết chưa chôn: cố mẫu
• Mẹ chết đã chôn: hiển tỉ
• Mẹ đã chết đã lâu: tiên mẫu, tiên tỉ, tiên từ
-> Mẹ chết thì con xưng: ai tử, ai nữ. Cha mẹ đều chết thì con xưng: cô ai tử, cô ai nữ
• Vú em, vú nuôi: nhũ mẫu, nãi ma
• Tiếng gọi em gái hay chị của mẹ: di nương, tòng mẫu
• Tiếng gọi cha/mẹ của bạn bè hoặc của người lớn tuổi hơn: bá phụ/mẫu
** ANH - CHỊ - EM
+ Anh ruột: huynh, bào huynh, ca, ca ca
• Anh em: huynh đệ, côn đệ
• Anh và em gái: huynh muội
• Anh em ruột: bào huynh đệ, thân huynh đệ
• Anh cả, anh trưởng: bá, đại huynh, đại ca
• Anh học cùng thầy: sư huynh
• Anh họ: biểu ca
• Anh em họ (con chú bác): đích đường huynh đệ, đường huynh đệ, tòng huynh đệ
• Anh em họ (con cô, con cậu, con dì): biểu huynh đệ
• Anh em cùng một cụ: tụng đường
• Anh em cùng một kị: tái tụng đường
• Anh và em trai của vợ: nội huynh đệ
• Người đàn anh: huynh trưởng
+ Chị: tỉ, tỉ tỉ, thơ thơ
• Chị em gái: tỉ muội
• Chị em ruột: bào tỉ muội
• Chị ruột: bào tỉ, hiền tỉ (thân mật)
• Chị gái kết nghĩa: nghĩa tỉ
• Chị họ: biểu tỉ
• Chị em họ (con cô, con cậu, con dì): biểu tỉ muội
+ Em trai: đệ, đệ đệ, tiểu lão đệ (thân mật)
• Em trai ruột: bào đệ
• Em trai (tiếng anh trai/chị dâu gọi em trai của chồng): thúc
• Em trai họ: biểu đệ
+ Em gái: muội, muội muội, tiểu muội, hiền muội (thân mật)
• Em gái ruột: bào muội, xá muội
• Em gái - ngày xưa chị em cùng lấy một chồng, chị gọi em là đễ
• Em gái kết nghĩa, em gái nuôi: nghĩa muội
• Em gái họ: biểu muội
• Tiếng người chồng gọi em gái của vợ: di muội
* Anh chị em họ ngoại gần thêm chữ "biểu" vào trước
* Anh chị em họ nội gần thêm chữ "thế" vào trước
* Anh chị em họ xa thêm chữ "đường"
* Quan hệ kết nghĩa thêm chữ "nghĩa"
** DÂU RỂ
+ Chàng rể: sanh, tế, nữ tế
• Người rể hiền tài: hiền tế
-> Rể xưng: tiểu tế
• Con rể: bán tử, tế tử
• Người con trai ở rể nơi nhà vợ: chuế tế
• Anh rể: tỉ trượng, tỉ phu
-> Anh rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm huynh
• Em rể: muội trượng, muội phu, khâm đệ
-> Em rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm đệ
+ Nàng dâu: phụ, tức phụ
• Dâu lớn, dâu cả: trưởng tức
• Dâu thứ: thứ tức
• Dâu út: quý tức
• Bà sui: thân gia mẫu
• Chị dâu: tẩu, tẩu tẩu, tợ phụ, tẩu tử, huynh tẩu
-> Chị dâu (tiếng đàn bà gọi chị dâu): mỗ
• Em dâu: đệ phụ, đệ tức
** VỢ CHỒNG
+ Vợ: thê, phụ, cung thất, thê tử
-> Chồng gọi: nàng, hiền thê, ái thê, phu nhân, nương tử, thê tử. Xưng: ta
• Vợ (cách gọi thông tục): gia tiểu
• Vợ chính, vợ cả, vợ lớn: đích thê, chính thê, phát thê, chính thất, chủ phụ
• Vợ sau, vợ lẽ: kế thất
• Vợ lẽ, thiếp (ngày xưa): di thái thái
• Vợ lẽ, nàng hầu, thiếp: tiểu
• Vợ bé, vợ hầu, thiếp: thứ thê, trắc thất, bàng thê
• Vợ bị chồng bỏ: xuất thê
-> Vợ (người chồng gọi): phu nhân, nội tử, nội nhân, tiện nội. Vợ (người chồng gọi thân mật): hiền thê, ái thê, nương tử
• Vợ của mình (cách nói khiêm tốn): chuyết thê, chuyết kinh.
-> Vợ chết rồi: tẩn
• Tự xưng: lương phu, kiểu châm
• Từ gọi người vợ: nội tướng
=> Từ gọi họ hàng bên vợ: nội thân
• Gia đình bên vợ: nhạc gia
• Cha vợ: nhạc phụ, trượng nhân, ngoại phụ, nhạc trượng, trượng nhân phong
-> Cha vợ (sống): nhạc phụ, (chết): ngoại khảo
• Mẹ vợ: ngoại cô, ngoại mẫu, nhạc mẫu
-> Mẹ vợ (sống): nhạc mẫu, (chết): ngoại tỷ
• Anh vợ: thê huynh, đại cựu, ngoại huynh
-> Vợ của người anh: tự phụ
• Chị vợ: đại di
• Em trai của vợ: ngoại đệ, thê đệ, tiểu cựu tử
-> Vợ của người em: đệ phụ
• Em gái của vợ: tiểu di tử, thê muội
-> Tiếng người chồng gọi em gái của vợ: di muội
• Anh và em trai của vợ: nội huynh đệ
+ Vợ chồng: đồng thất, gia thất, phu thê
• Vợ chồng đôi lứa: kháng lệ.
• Vợ chồng (tiếng gọi vợ chồng người khác một cách lịch sự): hiền kháng lệ
+ Chồng: phu quân, lang, lang quân, tướng công, lương quân, phu tế, trượng phu, lương phu
-> Vợ gọi: chàng, giống trên. Xưng: ta, thiếp
• Chồng trước: tiền phu
=> Cha mẹ chồng: cô chương, cữu cô, công cô, công bà
• Cha chồng: chương, chương phụ, quân phụ, công công
• Mẹ chồng: quân mẫu
-> Mẹ chồng (cách con dâu gọi): cô, đại gia
• Anh chồng (đàn bà gọi): bá, đại bá, phu huynh
-> Vợ của anh chồng: cữu tẩu
• Chị chồng: đại cô
• Em trai của chồng: phu đệ, tiểu thúc
-> Vợ của em chồng: tiểu thẩm
• Em gái của chồng: tiểu cô
** CÔ - CHÚ - THÍM - BÁC
+ Cô (chị, em gái của cha): cô
• Cô (thân mật): cô cô
• Cô ruột: thân cô, đường cô
• Tiếng tôn xưng người cô lớn tuổi: cô trượng
-> Tự xưng là nội điệt
• Dượng (chồng của cô): cô trượng, tôn trượng
• Từ gọi chung cô, thím hay bác gái: chư mẫu
+ Chú hoặc bác trai nói chung: chư phụ, thúc bá
+ Chú (em trai của cha): thúc
• Chú (thân mật): thúc thúc
• Chú ruột: thúc phụ, đường thúc
-> Tự xưng là đường tôn
• Chú hai: nhị thúc
• Chú vợ: thúc nhạc
• Chú của cha mình: tổ thúc
• Thím (vợ của chú): thẩm, thiến, thúc mẫu, thúc nương
-> Thân mật: thẩm thẩm
• Thím (vợ của em chồng): tiểu thẩm
+ Bác (anh trai của cha): bá
• Bác (thân mật): bá bá
• Bác ruột: bá phụ, đường bá
-> Tự xưng là đường tôn
• Bác gái (vợ của người anh cha mình): bá mẫu, bá nương
• Bác vợ: bá nhạc
• Bác trai của cha mình: tổ bá
• Bác gái của cha mình: tổ cô
-> Tự xưng là vân tôn
** CẬU - MỢ - DÌ - DƯỢNG
+ Cậu (anh em trai của mẹ): cữu phụ
-> Tự xưng là sanh tôn
• Cậu (thân mật): cữu cữu
• Cậu vợ: cựu nhạc
-> Tự xưng là sanh tế
• Cậu và cháu: cữu sanh
• Mợ (vợ của cậu): cữu mẫu, cữu nương, cữu ma, cấm
+ Dì: di, a di (dì ba: tam di, dì tư: tứ di)
-> Tự xưng là sanh tôn
• Dượng (chồng của dì): di trượng, biểu trượng
• Dượng (chồng sau của mẹ): cô trượng
• Tiếng tôn xưng người dì lớn tuổi: di trượng
** CON – CHÁU - CHÍT - CHẮT
+ Con cái (cha mẹ gọi): hài tử, hài nhi, nhi tử, ái nhi (con được yêu mến)
• Con (thân mật): "Tên" + nhi
• Con trưởng đích: trủng tử, trủng tự
• Con của vợ lớn: đích tử
• Con của vợ nhỏ: thứ tử
• Con thứ: chi tử (trừ con đầu lòng, các con khác gọi là chi tử)
• Con thứ hai: trọng tử
• Con nuôi: giả tử, dưỡng tử, nghĩa tử, ân nhi
=> Con trai trưởng (con cả = thứ hai): trưởng tử, trưởng nam
• Con trai trưởng của dòng thứ (vợ nhỏ): trưởng thứ tử
• Con trai thứ hai của dòng thứ (vợ nhỏ): thứ thứ tử
• Con trai thứ ba của dòng thứ (vợ nhỏ): tam thứ tử
• Con trai kế (kế trưởng nam): thứ nam, thứ tử
• Con trai của vợ hai, vợ ba, vợ tư,... gọi là: thứ nam, thứ tử. (Chú ý: "thứ" 庶 ở đây viết khác chữ "thứ" 次 trong con trai kế).
• Con trai thứ ba (kế thứ nam): tam nam, tam tử
• Con trai út: quý nam, vãn nam, ấu nam, ấu tử
=> Con gái lớn: trưởng nữ
• Con gái thứ hai (kế trưởng nữ): thứ nữ
• Con gái của vợ hai, vợ ba, vợ tư,... gọi là: thứ nữ (chữ "thứ" 次 viết khác "thứ" 次 sử dụng cho con gái thứ hai)
• Con gái thứ ba: tam nữ
• Con gái út: quý nữ, vãn nữ, ấu nữ
• Con gái chưa có chồng: sương nữ
• Con gái chưa lấy chồng, còn trinh: xử nữ, xử tử
• Con gái đã có chồng: giá nữ
• Con gái yêu mến, được sủng ái: ái nữ, kiều nữ
=> Con mồ côi cha tự xưng: cô tử, cô nữ
• Con mồ côi và đàn bà góa: cô sương, cô quả
• Con mồ côi mẹ tự xưng là: ai tử, ai nữ
• Con mồ côi cả cha và mẹ tự xưng là: cô ai tử, cô ai nữ
=> Con tự xưng với cha mẹ là: nhi, hài nhi
• Con trai: nhi tử
• Con gái: nhi nữ
• Con tự xưng với cha ghẻ là: chấp tử
• Tiếng gọi con của bạn bè mình: hiền điệt, thế điệt, điệt nhi
-> Con của bạn xưng: tiểu điệt
• Con hư hỏng: bại tử
• Con của chồng hoặc vợ trước: giả tử
• Con lai (cha mẹ không cùng huyết thống chủng tộc): hỗn huyết nhi
• Con trai của cậu (anh hay em của mẹ): nội huynh đệ
+ Con cháu nói chung: nhi tôn
• Cháu: điệt, tòng tử
• Cháu (con của anh hay em trai mình): điệt nữ, điệt tử
• Cháu trưởng: đích tôn, trưởng tôn
-> Cháu nối dòng xưng là đích tôn
• Cháu nội: nội tôn
• Cháu ngoại: sanh, ngoại tôn
• Cháu họ: biểu điệt, tức là con của anh em họ (con cô, con cậu con dì) hoặc chị em họ (con cô, con cậu, con dì)
-> Cháu gọi bằng cậu: sanh
• Cháu xa: côn tôn
• Cháu rể: sanh tế
• Cháu của anh: côn tôn
• Cháu tự xưng với chú, bác là nội điệt
• Cháu tự xưng với bác của cha là vân tôn
• Vợ cháu mình: điệt phụ, điệt nhi tức phụ
+ Chắt (con của cháu nội hay cháu ngoại): tằng tôn
• Cháu đời thứ tám: Nhưng tôn
• Chít (cháu sáu đời, con của chút, chắt): huyền tôn
** Xưng hô với người ngoài:
+ Anh em bạn với cha: niên bá, quý thúc, lịnh cô
• Tự xưng là thiểm điệt, lịnh điệt
=> Một số từ khác:
* Gọi nhà theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác: tệ xá/hàn xá
Nói về chỗ ở của người thì dùng: quí sở/quí cư
(chỉ cần nói "tệ xá", chớ không cần nói "tệ xá của tôi"; chỉ cần nói "quí sở", chớ không cần nói "quí sở của ngài")
* Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi... bé gái thì gọi là nữ hài nhi... bé trai thì gọi là nam hài nhi
* Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng: quán trọ, tửu điếm, tiền trang
* Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa
* Bổ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top